Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo

Hôn nhân khác tôn giáo nơi người Chăm Islam ngày càng trở nên phổ biến và

gần như không có ngoại lệ trong việc ai muốn kết hôn với người Chăm Islam dù nam

hay nữ đều phải chấp nhận cải đạo theo Hồi giáo mới được kết hôn. Cha mẹ của đôi

nam nữ khác tôn giáo có lối ứng xử khác nhau: (i) Cha mẹ phía tôn giáo khác đã phản

đối kịch liệt việc con cái của họ theo Hồi giáo bởi khả năng họ “mất con, mất cháu” rất

lớn vì khi về sống bên phía người Chăm Islam phải từ bỏ phong tục truyền thống của

gia đình như thờ cúng tổ tiên, không để tang người chết kể cả cha mẹ ruột Sự phản

đối đã vô tình đẩy con cái của họ ngày càng xa rời gia đình ruột thịt; (ii) Ngược lại,

phía gia đình người Chăm Islam lại có xu hướng cảm thông và chấp nhận cuộc hôn

nhân này vì họ hiểu rằng việc phản đối càng làm cho con cái dễ có khả năng phạm tội

quan hệ ngoài hôn nhân (zina) vốn là một tội rất lớn theo luật Hồi giáo Từ những

phân tích đó, chúng tôi lập luận rằng Hồi giáo là nhân tố gắn kết những người con dâu,

con rể thuộc các tôn giáo khác vượt qua sự dằn vặt, dần sát nhập bản thân vào lối sống

mới thông qua chung sống với gia đình, dòng họ và cộng đồng người Chăm Islam. Hồi

giáo với giáo luật nghiêm khắc không chỉ giúp người Chăm Islam gìn giữ và bảo tồn

những giá trị văn hóa của mình trong mọi hoàn cảnh mà còn giúp họ phát huy được giá

trị văn hóa ấy bằng cách lan tỏa thông qua con đường hôn nhân này.

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 1

Trang 1

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 2

Trang 2

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 3

Trang 3

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 4

Trang 4

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 5

Trang 5

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 6

Trang 6

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 7

Trang 7

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 8

Trang 8

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 9

Trang 9

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 7460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo

Vai trõ hồi giáo trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của người Chăm Nam Bộ – Tiếp cận từ chiều kích hôn nhân khác tôn giáo
trở nên xa cách với gia đình ruột thịt của mình. Trong những cuộc đoàn 
viên gia đình khi con cái đi xa trở về quê vào các dịp lễ tết hoặc cúng giỗ tổ tiên ông bà, 
những bữa ăn là những phương tiện để mọi người có thể xích lại gần nhau, cùng ăn 
uống và trò chuyện. Tuy nhiên, mỗi dịp về quê thăm cha mẹ của mình, các cặp vợ 
32 
chồng theo Hồi giáo không thể tham gia những bữa ăn chung, tìm cách tránh mặt khi 
mọi người cúng bái tổ tiên. Họ thường tự tách mình ra khi phải nấu nướng riêng bằng 
những dụng cụ bếp riêng, và cũng dọn ăn riêng. Cũng vì những khó khăn trong việc tiếp 
xúc này nên thường họ về thăm cha mẹ ngắn ngày và luôn có cảm giác không thoải mái, 
muốn rời đi sớm. 
Nhiều phụ nữ kết hôn với người Chăm Islam tự cảm thấy trong con người của 
mình tồn tại nhiều sự mâu thuẫn. Một mặt họ cảm thấy họ rất có lỗi với cha mẹ vì đã 
làm cho cha mẹ phải buồn phiền, mất mặt với dòng họ và xóm làng khi có một người 
con bỏ đạo, bỏ truyền thống của gia đình. Một mặt họ tin vào cuộc hôn nhân và việc cải 
đạo của mình. Vì vậy, họ cũng ít liên lạc và về thăm gia đình vì luôn ý thức được những 
khó khăn và khoảng cách với người thân do lối sinh hoạt khác biệt giữa hai bên. 
Điều thú vị là trong nhiều cặp vợ chồng khác tôn giáo, chính người cải đạo khi lấy 
người Chăm lại là những người có mong muốn con cái mình sẽ kết hôn với người Chăm 
cùng Hồi giáo, chứ không muốn con mình kết hôn với người khác tôn giáo. Sở dĩ họ quyết 
định như vậy bởi vì họ đã trải qua những khó khăn trong hôn nhân với người Chăm Islam 
khi phải cải đạo và trong nhiều trường hợp là mang danh “đứa con bất hiếu” đối với cha 
mẹ, và không được gần gũi, thoải mái trong việc gặp gỡ hay thăm viếng gia đình mình. Họ 
phải chấp nhận rất nhiều sự thay đổi để trở thành một người Hồi giáo, không chỉ là việc ăn 
mặc, ăn uống, mà còn được kì vọng phải thực hành đạo như hành lễ ngày năm lần, nhịn 
chay và học kinh Qu’ran bằng tiếng Ả Rập ở một mức độ nhất định 
3.3.3. Sự tương trợ và thái độ của người Chăm Islam đối với người mới theo 
Hồi giáo 
Trong thời gian sống với người Chăm Islam có quê ở xã Vĩnh Trường, chúng tôi 
đã chứng kiến nhiều cuộc hôn nhân khác tôn giáo. Chủ đề về đức tin và sự ngoan đạo 
của những người mới vào đạo là những chủ đề thường được nói đến. Người trong gia 
đình, dòng họ và cộng đồng thường quan tâm những người nam hoặc nữ cải đạo khi lập 
gia đình với người Chăm có giữ được những trụ cột trong Hồi giáo như hành lễ một 
ngày năm lần, nhịn chay vào tháng Ramadan và giữ trang phục kín đáo hay không? 
Những người ngoan đạo thường được mọi người đánh giá cao và nhận được những lời 
khen ngợi. Ngược lại, với những người chỉ vào đạo về mặt danh nghĩa, nhưng từ hình 
thức bề ngoài qua cách ăn mặc, cho đến việc thực hành đạo đều không giữ được, sẽ là 
chủ đề bàn tán của nhiều người. Mỗi khi gặp những người cải đạo, nhất là thời gian đầu 
mới cưới, không chỉ những người trong gia đình như vợ chồng, anh chị hay cha mẹ 
nhắc nhở và dạy họ những điều cần tuân theo Hồi giáo, mà bất cứ người nào trong cộng 
đồng có những dịp gặp họ cũng đều làm điều này. 
Người Hồi giáo quan niệm rằng nếu một người không vào đạo thì thôi nhưng khi đã 
cân nhắc và quyết định cải đạo rồi thì họ tuyệt đối không được bỏ đạo. Việc vào đạo rồi 
bỏ đạo là một trọng tội không thể chấp nhận được và không thể biện minh được khi họ ở 
trước mặt Allah vào ngày phán xét. Đặc biệt, chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với nhóm nữ 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
33 
giới và chứng kiến được những câu chuyện giữa những người trong cộng đồng với nàng 
dâu mới cải đạo. Trước hết, họ luôn khuyến khích những người này cố gắng thực hành 
đạo vì phước đức mà một người mới vào đạo nếu tin tưởng và chịu thực hành sẽ được 
Allah ban cho gấp 10 lần - “làm một được mười” - so với một người sinh ra đã là người 
Hồi giáo. Thứ hai, những người này thường được nhắc nhở về tầm quan trọng của mối 
gắn kết giữa vợ và chồng. Khi đã kết hôn, nếu người vợ biết nghĩ cho chồng và thương 
chồng mình thì họ sẽ nỗ lực để không vi phạm những quy luật của đạo. Hơn nữa, nếu một 
người vợ khi đã được chồng nhắc nhở phải tránh những điều sai trái trong luật đạo nhưng 
vẫn cố ý làm thì về lâu dài, người chồng sẽ không thể tiếp tục chung sống vợ chồng với 
người vợ này (tương tự, đối với nam cũng vậy). Người chồng có trách nhiệm trong việc lo 
cho gia đình, vừa lo về kinh tế, vừa đảm bảo phải nhắc nhở người vợ giữ đạo cho tốt. Vì 
vậy, người vợ cần phải nghe theo những hướng dẫn của người chồng trong việc thực hành 
Hồi giáo. Thí dụ, người chồng phải có trách nhiệm nhắc nhở vợ giữ năm lần hành lễ mỗi 
ngày và giữ sự kín đáo (awra) khi ra ngoài, nhất là đối với người nam không phải mahram 
(6)
 của họ Theo niềm tin Hồi giáo, trong ngày phán xét, người chồng sẽ phải chịu tội 
nếu vô trách nhiệm, không quan tâm và nhắc nhở vợ mình giữ đạo. 
Bên cạnh đó, xét về khía cạnh ngôn ngữ, một người thuộc tôn giáo khác kết hôn 
với người Chăm Islam sẽ được mọi người trong gia đình, dòng họ và cộng đồng người 
Chăm đánh giá cao nếu người đó chịu học hỏi và biết sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở 
đây bao gồm hai loại. Thứ nhất là ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày và thứ hai là 
ngôn ngữ sử dụng liên quan đến việc học và thực hành theo giáo luật Hồi giáo. Cả hai 
ngôn ngữ này đều quan trọng trong đời sống của người Chăm Islam. Một người sống 
trong cộng đồng Chăm Islam được kì vọng trau dồi cả hai loại ngôn ngữ này. Việc biết 
giao tiếp bằng tiếng Chăm sẽ giúp cho người dâu hoặc rể đó dễ dàng hòa nhập vào đời 
sống gia đình và cộng đồng của người Chăm. Xét về ngôn ngữ trong thực hành Hồi 
giáo, có hai loại ngôn ngữ. Thứ nhất là tiếng Chăm, nhưng đòi hỏi người tín đồ biết đọc 
vì nó gắn liền với việc đọc kinh sách bên đạo. Người ta gọi việc đọc những sách này là 
đọc tạ-lim, tức là đọc hiểu những cuốn sách về kiến thức Hồi giáo (kitab) trong gia đình 
hoặc trong một tập thể cùng giới tính. Thứ hai là tiếng Ả Rập hay nói chính xác hơn là 
học cách đọc kinh Qu’ran. Ở đây, cần hiểu rõ là việc học tiếng Ả Rập chỉ mang một 
mục đích chính là đọc được kinh Qu’ran, còn việc hiểu nghĩa lại là một vấn đề khác. 
Chỉ có những ai được đi học chuyên sâu về dịch nghĩa mới có thể hiểu tiếng Ả Rập, 
trong khi đó bất cứ tín đồ Hồi giáo nào cũng bắt buộc phải biết đọc kinh Qu’ran và 
người dâu hoặc rể cải đạo cũng không nằm ngoài sự kì vọng này. 
Việc biết giao tiếp tiếng Chăm thể hiện căn cước tính tộc người Chăm, nhưng việc 
biết ngôn ngữ trong thực hành Hồi giáo lại thể hiện căn cước tính về Hồi giáo. Chúng 
tôi thấy rằng một người mới cải đạo nếu biết được ngôn ngữ trong thực hành Hồi giáo 
sẽ được cộng đồng đánh giá cao hơn, dù việc biết giao tiếp tiếng Chăm được sử dụng 
phổ biến hơn, bởi Hồi giáo luôn là một yếu tố quan trọng nhất trong đời sống của người 
34 
Chăm Islam. Trong số những người thuộc tôn giáo khác kết hôn với người Chăm, số 
người biết giao tiếp tiếng Chăm rất nhiều, nhưng số người biết đọc sách Hồi giáo bằng 
tiếng Chăm và biết kinh Qu’ran bằng tiếng Ả Rập là rất ít. 
Bên cạnh việc bù đắp sự thiếu thốn tình cảm từ phía gia đình ruột thịt của người 
cải đạo, một điều thú vị đó là người Chăm cũng thuyết phục những người con dâu hoặc 
rể khác tôn giáo này rằng chính Allah đã sắp đặt cho họ những gì họ đang có. Diễn ngôn 
phổ biến nơi người Chăm đó là “Allah sắp đặt em là người Hồi giáo rồi nhưng sinh 
nhầm bụng mẹ thôi. Nên cuối cùng Allah cũng hướng dẫn (hydayah) cho em được vào 
Hồi giáo thôi”. Vì vậy, việc được gia nhập Hồi giáo dù là thông qua hôn nhân thì vị trí 
của họ về mặt niềm tin tôn giáo cũng như xã hội đã thay đổi. Những sự thay đổi này 
không phải chỉ liên quan đến quyết định của con người mà quan trọng hơn đối với 
người Chăm Islam, chúng xuất phát từ sự tiền định, sự sắp đặt của Đấng Tạo hóa 
(Allah) về việc họ trở thành người Hồi giáo cũng như về cuộc hôn nhân với người 
Chăm Islam. Điều này mang lại cho người mới vào đạo một ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa 
về mặt bản thể. Nhờ đó, họ có cơ sở niềm tin và thực hành vững chắc hơn trong việc 
duy trì tôn giáo mới và duy trì cuộc hôn nhân của họ. Với tất cả những sự thay đổi về vị 
trí trong xã hội và trong đời sống tôn giáo, người cải đạo đã dần dần tiếp nhận và 
chuyển đổi bản thân của mình theo lối sống Hồi giáo. 
4. Kết luận 
Hồi giáo là căn tính quan trọng của người Chăm Islam ở Nam Bộ. Mặc dù hôn 
nhân khác tôn giáo nơi người Chăm Islam ngày càng trở nên phổ biến, song gần như 
không có ngoại lệ, dù nam hay nữ khi muốn kết hôn với họ đều phải chấp nhận cải đạo 
theo Hồi giáo trước khi được tổ chức hôn lễ. Qua phân tích từ bài viết này, chúng tôi 
tạm đưa ra mấy kết luận sau: 
– Do sự khác biệt về lối sống, niềm tin và cách thực hành tôn giáo nơi người 
Chăm Islam so với những người theo tôn giáo khác đã trở thành rào cản trong nhiều 
cuộc hôn nhân khác tôn giáo này. Trong hôn nhân khác tôn giáo với người Chăm Islam, 
nhiều bậc cha mẹ đã phản đối kịch liệt việc con cái của mình theo Hồi giáo vì khả năng 
họ mất con, mất cháu là rất lớn, bởi vì sau khi kết hôn, con của họ phải về sống bên phía 
người Chăm và phải bỏ đi rất nhiều phong tục truyền thống của gia đình như thờ cúng 
tổ tiên, không tham gia các buổi cúng giỗ, không để tang người chết kể cả cha mẹ ruột 
và không thể ăn uống thức ăn do chính người thân chế biến Tuy nhiên, việc phản đối 
của các bậc cha mẹ đã vô tình đẩy con cái của họ đi đến quyết định bỏ trốn theo người 
yêu và sẵn sàng chấp nhận một nghi lễ kết hôn đơn giản (nikah) nhằm hợp thức hóa việc 
trở thành vợ chồng theo luật Hồi giáo. 
– Ngược lại, phía gia đình người Chăm Islam lại có xu hướng cảm thông và chấp 
nhận cuộc hôn nhân này. Mặc dù trong thâm tâm nhiều cha mẹ người Chăm Islam luôn 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
35 
có sự băn khoăn, lo lắng rằng người con dâu, con rể của mình không thể giữ đạo cho 
đến cùng vì những khó khăn vượt quá sự chịu đựng của người không phải là tín đồ Hồi 
giáo. Đa phần người Chăm Islam vẫn mong muốn con mình kết hôn với người cùng tôn 
giáo để không xảy ra những điều bất trắc hay những điều không mong muốn cho hạnh 
phúc của con. Song, nhiều cha mẹ người Chăm Islam buộc phải chấp nhận những cuộc 
hôn nhân này vì họ không muốn đẩy con mình đến quyết định phải bỏ nhà đi và không 
thực hiện nghi thức bắt buộc theo luật đạo trước khi hai người sống với nhau như vợ 
chồng. Họ luôn hiểu rằng việc phản đối sẽ làm cho con mình dễ có khả năng phạm tội 
quan hệ ngoài hôn nhân (zina) vốn là một tội rất lớn theo luật Hồi giáo. 
– Hồi giáo là nhân tố giúp những người con dâu, con rể thuộc các tôn giáo khác 
vượt qua sự dằn vặt khi kết hôn với người Hồi giáo, đồng thời giúp họ dần sáp nhập bản 
thân vào lối sống Hồi giáo khi chung sống với gia đình, dòng họ và cộng đồng người 
Chăm Islam. Cũng chính luật Hồi giáo nghiêm khắc đã giúp người Chăm Islam luôn gìn 
giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa ấy lan tỏa 
đến mọi miền đất nước thông qua con đường hôn nhân của họ. 
Chú thích 
(1) Đề tài cấp Bộ “Quan hệ hôn nhân, gia đình và thân tộc của các cộng đồng cư dân đa tộc người ở Nam 
Bộ”, do TS. Võ Công Nguyện làm chủ nhiệm đề tài, giai đoạn 2019 – 2020. 
(2) Xem thêm: Quan điểm kết hôn (Nikah) trong Hồi giáo, nguồn:  giáo.net/nikah-trong-
Hồi giáo-phan-1-118 (phần 1) và  giáo.net/nikah-trong-Hồi giáo-phan-2-133 (phần 2), 
truy cập ngày 05/07/2020 và Hình thức Nikah trong Hồi giáo, nguồn:  
giáo.net/phuong-thuc-lam-le-nikah-trong-Hồi giáo-184, truy cập ngày 05/07/2020. 
(3) Qui định về wali của cô dâu, xem thêm:  giáo.net/giao-luat-nguoi-phu-nu-Hồi giáoat-
lam-le-nikah-khong-co-su-dong-y-cua-wali-1314, truy cập ngày 06/07/2020. 
(4) Trong Hồi giáo, thiên sứ Mohammad được xem như một mẫu gương sống động và hoàn hảo mà mọi 
người Hồi giáo đều yêu kính và muốn noi theo trong cuộc sống thường nhật của mình. Sunnah thường 
được lý giải là những lời nói và lối sống của vị Thiên sứ. Đối với người Hồi giáo, nếu làm theo những 
gì Thiên sứ đã làm thì sẽ có một cuộc sống bình an. 
(5) Đọc thêm những bài báo nói về đám cưới của người Chăm Islam, nhất là ở Vĩnh Trường, được tổ chức 
nhiều vào dịp tết nguyên đán: https://tuoitre.vn/ca-xom-cung-cuoi-1064041.htm; https://tuoitre.vn/lang-co-
40-dam-cuoi-tu-mung-1-den-mung-6-tet-1257916.htm, truy cập ngày 06/07/2020. 
(6) Thành phần Mahram của người phụ nữ là những người mà họ không được phép kết hôn do có quan hệ 
thân tộc gần như cha ruột, ông nội và ngoại, ông cố và con trai, cháu trai, chắt trai, người cậu 
hoặc chú ruột, anh trai, con trai của anh trai và con trai của chị gái; hoặc người con trai (anh hoặc em) 
cùng bú chung một bầu vú; hoặc do họ có mối quan hệ qua hôn nhân như chồng của mẹ, cha chồng 
hay ông của chồng, con trai của chồng, cháu trai của chồng Xem thêm “Who are the mahrams in 
front of whom a woman can uncover?”, nguồn: https://islamqa.info/en/answers/5538/who-are-the-
mahrams-in-front-of-whom-a-woman-can-uncover, truy cập ngày 15/07/2020. 
36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đoàn Việt (2012). Biến đổi về vốn xã hội của người Chăm hồi giáo từ việc đi làm ăn qua 
biên giới (Nghiên cứu ở huyện An Phú, tỉnh An Giang). Tạp chí Dân tộc học. Số 5-6, 56-65. 
[2] Đoàn Việt (2017). Xu hướng đi làm ăn xa và những tác động đến văn hóa - xã hội của người 
Chăm Hồi giáo ở tỉnh An Giang. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội. 9(417), 42-48. 
[3] Taylor, Philip (2006). Economy in Motion: Cham Muslim Traders in the Mekong Delta. 
The Asia Pacific Journal of Anthropology. 7(3),237-250. 
[4] Tôn Nữ Quỳnh Trân (chủ biên) (2003). Nghề dệt Chăm truyền thống. Nhà xuất bản Trẻ. 
[5] Võ Thị Mỹ (2012a). Tổ chức cư trú và nghề nghiệp trong phát triển của người Chăm ở Nam 
Bộ [form of residence and occupations in development of Cham people in the Southern 
Vietnam]. Trong Vương Hoàng Trù, Phú Văn Hẳn (chủ biên). Một số vấn đề về dân tộc và 
tôn giáo ở Nam Bộ trong phát triển. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. tr. 147-169. 
[6] ChanlyIslam.net. Hình thức Nikah trong Hồi giáo. Nguồn:  
giáo.net/phuong-thuc-lam-le-nikah-trong-Hồi giáo-184, truy cập ngày 05/07/2020. 
[7] Giáo luật người phụ nữ Muslimat làm lễ nikah không có sự đồng ý của wali?. Nguồn: 
ồigiáoat-lam-le-nikah-khong-co-su-
dong-y-cua-wali-1314, truy cập ngày 06/07/2020. 
[8] Tiến Trình. Làng có 40 đám cưới từ mùng 1 đến mùng 6 tết. Tuổi trẻ Online. Nguồn: 
https://tuoitre.vn/lang-co-40-dam-cuoi-tu-mung-1-den-mung-6-tet-1257916.htm, truy cập 
ngày 06/07/2020. 
[9] Trương Thi Thạnh. Vai trò của Phật giáo Nam tông với người Khmer ở Nam bộ. Nguồn: 
https://phatgiao.org.vn/vai-tro-cua-phat-giao-nam-tong-voi-nguoi-khmer-o-nam-bo-
d23356.html, truy cập ngày 08/07/2020. 
[10] Who are the mahrams in front of whom a woman can uncover?. Islam – Question and 
Answer. Nguồn: https://islamqa.info/en/answers/5538/who-are-the-mahrams-in-front-of-
whom-a-woman-can-uncover, truy cập ngày 15/07/2020. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_hoi_giao_trong_viec_giu_gin_va_phat_huy_van_hoa_truy.pdf