Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lao động sớm
Trẻ em là tương lai của đất nước và là nhân tố quan trọng góp phần vào sự
phát triển của một quốc gia. Do vậy, quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách
nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận trẻ em của nước ta đang phải
lao động sớm. Điều này gây hậu quả nghiệm trọng đối với bản thân các em, gia đình và
toàn xã hội. Bài viết đề cập vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc góp phần
giải quyết những vấn đề này, trên cơ sở đó, giúp cho các bạn sinh viên ngành công tác xã
hội ý thức rõ hơn về nghề và định hướng đúng đắn cho bản thân trong học tập và rèn
luyện.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lao động sớm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lao động sớm
.2. Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam Theo số liệu điều tra quốc gia về lao động trẻ em của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2012, công bố ngày 14/3/2014, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 1,75 triệu trẻ em từ 5 đến 15 tuổi là lao động trẻ em, trong đó một phần ba trẻ em có thời gian làm việc trên 7 giờ một ngày hoặc trên 42 giờ một tuần, số thời gian làm việc kéo dài làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Số đông lao động trẻ em làm việc tại các bãi vàng, khai thác than, làm việc tại các cơ sở may, lao động trẻ em còn tham gia làm việc trong dịch vụ nhà hàng. Trong số đó có khoảng 30.000 trẻ buộc phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, trong điều kiện lao động ngoài trời, đi lại nhiều dễ bị tai nạn, môi trường làm việc có hóa chất gây hại, làm tổn thương đến sự phát triển thể chất. Bộ phận trẻ em sống ở nông thôn thường làm việc trong ngành nông nghiệp và phụ giúp gia đình không được trả lương [2]. Ở Việt Nam, độ tuổi trung bình trẻ em bắt đầu lao động là 13 - 14 tuổi. Trẻ em vạn đò phải học chèo thuyền từ 5 - 6 tuổi, 10 - 12 tuổi đã đi làm kiếm tiền Những số liệu gần đây cho thấy, trẻ em từ 6 - 17 tuổi tham gia vào những hoạt động kinh tế chiếm khoảng trên dưới 30%, khoảng 60% lao động ở các cơ sở ngoài quốc doanh sống trong điều kiện khó khăn (ăn, ngủ, sức khỏe, vệ sinh không đảm bảo) tiền công rẻ mạt, cường độ lao động cao; 71,2% trẻ em làm việc từ 9 - 12 giờ/ngày; 72% trẻ làm việc cả ngày chủ nhật; 1% trẻ làm việc trong điều kiện sức khỏe yếu. Nhóm trẻ độ tuổi từ 15 - 17 tuổi có tỷ lệ TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 93 tham gia lao động tương đối cao (63,3% so với độ tuổi). Điều đáng lưu ý là có khoảng 15% trẻ em làm thuê, phải làm các nghề với điều kiện nặng nhọc và độc hại như sản xuất gốm, sành sứ, vật liệu xây dựng Kết quả cuộc điều tra mức sống dân cư cho thấy, trong vòng 5 năm lại đây, cả nước cả nước có khoảng trên dưới 40.000 trẻ em tham gia các hình thức lao động. Trẻ em nông thôn tham gia hoạt động kinh tế sớm hơn và nhiều hơn trẻ em thành thị, với khoảng 19% so với trên dưới 7%. Trẻ em ở những vùng quê nghèo, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long phải lao động nhiều hơn, các chỉ số này lần lượt ở những vùng kể trên là 25,9%; 19,8% và 19,7%. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm ảnh hưởng đến tình hình học tập cũng như cơ hội đến trường của các em. Theo thống kê có khoảng 55% trẻ em không đi học, số lượng còn lại có đến trường tuy nhiên không đều đặn và không đảm bảo được chất lượng học tâp [2]. Lao động trẻ em tham gia vào các quan hệ lao động thường không được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Người sử dụng lao động lợi dụng những điểm này để bóc lột sức lao động của trẻ em, đồng thời khi xảy ra tranh chấp cũng không có cơ sở pháp lý để xử lý người vi phạm và bảo vệ quyền của trẻ em. 2.3. Nguyên nhân của tình trạng trẻ em lao động sớm Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trẻ em lao động sớm là do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá nghèo khó, ngoài ra còn một số trường hợp khác như các em muốn có tiền để tự tiêu dùng riêng, bị gia đình bắt đi làm nhưng rất ít. Trẻ em lao động sớm góp được khá nhiều cho gia đình thậm chí có những em là thu nhập chính, 42,2% trẻ có thu nhập trên 20.000đ/tháng; gần 10% trẻ có thu nhập cao hơn mức này; 39% trẻ lao động sớm còn lại có thu nhập 6.000đ - 10.000đ/ ngày (theo số liệu thống kê năm 2007). Nguyên nhân thứ hai xuất phát nhận thức mơ hồ của bố mẹ các em về quyền của trẻ thơ: quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí lành mạnh, quyền được phát triển năng khiếu Các bậc cha mẹ này hoàn toàn không biết, không hiểu; với họ, đơn giản là gia đình còn nghèo nên việc cho con em nghỉ học, lao động là bình thường, hiển nhiên. Lời giải thích của họ thường là: “nếu như gia đình chúng tôi dư dả, dại gì không cho con cháu mình học hành đến nơi đến chốn để có tương lai tươi sáng hơn, tội gì bắt nó lao động vất vả”. Nhiều chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực trẻ em cũng cho biết, trẻ em không biết được quyền lợi mà lẽ ra các em phải được hưởng theo pháp luật. Ngay cả bố mẹ cũng không quan tâm, hay nói đúng hơn là họ không hề biết nên đã vô tình vi phạm “Luật lao động” khi bắt con cái phải làm việc quá sớm. Thứ ba là nguyên nhân từ chính xã hội: Trong xã hội nhiều người còn chấp nhận sử dụng lao động trẻ em, chưa có một cái nhìn đúng đắn về quyền lợi của trẻ và những vi phạm pháp luật nếu sử dụng lao động trẻ em. Cuối cùng, những bất cập của pháp luật, chính sách, sự yếu kém trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước, ý muốn chủ quan của người sử dụng lao động và nhu cầu riêng của các em cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em lao động sớm ngày càng có xu hướng phát triển như hiện nay. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 94 Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ em phải lao động sớm. Thực trạng này xảy ra nhiều và đang trở thành nỗi lo lớn của xã hội. Trẻ em lao động sớm gây ra nhiều hậu quả không những đối với các em mà còn đối với cả gia đình và xã hội. 2.4. Hậu quả của tình trạng trẻ em lao động sớm 2.4.1. Đối với bản thân các em Các em phải bỏ học, thất học nên không có cơ hội phát triển, thu nhập thấp. Hơn nữa, còn có thể chịu nhiều hậu quả như tai nạn lao động, suy dinh dưỡng, bị khủng hoảng về tinh thần, mất niềm tin, dễ bị tha hoá về đạo đức lối sống hay sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trộm cắp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân gia đình các em. Trong thực tế nhiều trường hợp các em ra thành phố kiếm sống, không có chút kỹ năng và hiểu biết gì nên đã dễ dàng bị lôi kéo gây ra những hậu quả đáng tiếc. 2.4.2. Đối với gia đình “Trẻ em lao động sớm” chịu nhiều những thiệt thòi và hậu quả nghiêm trọng. Khi trong gia đình có một em lao động sớm mắc phải một số vấn đề về sức khoẻ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế gia đình, nhất là trong việc chữa trị sức khoẻ cả sức khỏe thể chất lẫn tâm lý. 2.4.3. Đối với xã hội “Trẻ em lao động sớm” gây tình trạng đói nghèo, kém phát triển, làm cho các giá trị đạo đức và tinh thần chung bị phai nhạt. Lực lượng lao động què quặt không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Khi trẻ tham gia lao động sẽ làm cho lao động người lớn thất nghiệp gia tăng, bởi lẽ lao động trẻ em có thể làm những công việc của người lớn nhưng chỉ phải trả đồng lương thấp hơn. Điều này có hại cho các em, gia đình và toàn xã hội nhưng lại có lợi cho một số người sử dụng lao động. Nếu như tình trạng sử dụng lao động trẻ em diễn ra ở mức độ phổ biến, phạm vi rộng thì một số mặt hàng được sản xuất bằng sức lao động trẻ em phải đối mặt với sự tẩy chay trên thị trường quốc tế, nhất là khi gia nhập WTO. 2.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ Trẻ em lao động sớm Trước thực tế trên, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền trẻ em, đòi hỏi phải có sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, vai trò của các hoạt động công tác xã hội nói chung và vai trò của nhân viên công tác xã hội nói riêng là rất quan trọng. Với tư cách là người hỗ trợ chuyên nghiệp các đối tượng yếu thế, các hoạt động hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội được thể hiện ở một số hoạt động cụ thể như sau: Vai trò người hỗ trợ tâm lý: Trẻ em lao động sớm có thể phải trải qua những biến cố, sự kiện gây tổn hại về mặt thể chất và tâm lý. Do vậy, trẻ là những người dễ bị tổn thương, nhạy cảm, luôn lo lắng và tâm thần bất an, không xác định rõ tương lai của mình. Nhân viên công tác xã hội lúc này đóng vai trò là người hỗ trợ chính về mặt tâm lý cho các em TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 95 thông qua những buổi trò chuyện, tham vấn. Sự chia sẻ, động viên của nhân viên công tác xã hội sẽ giúp các em an tâm và chủ động nỗ lực giải quyết những vấn đề tiếp theo. Những trẻ em lao động sớm đã phải trải qua những mối quan hệ tiêu cực trong quá khứ và mất niềm tin vào người khác. Bởi vậy, nhân viên công tác xã hội cần kiên nhẫn trong việc thiết lập mối quan hệ tin tưởng và duy trì mối quan hệ này trong suốt quá trình hỗ trợ. Mối quan hệ này chỉ có thể được tạo dựng thông qua việc nhân viên công tác xã hội thể hiện thái độ chân thành, nhiệt tình và những kĩ năng như lắng nghe và thấu cảm ở mức độ cao. Trong những trường hợp thân chủ gặp những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý, nhân viên công tác xã hội có thể giới thiệu thân chủ tới gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để tham gia các buổi trị liệu. Vai trò người kết nối nguồn lực: Đây là một vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội với tư cách là một người trung gian kết nối nạn nhân với các nguồn lực cần thiết. Nguồn lực này có thể là các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đoàn thể có liên quan đến vấn đề cần giải quyết của thân chủ; hoặc cũng có thể là các dịch vụ sẵn có trong cộng đồng. Cụ thể với trẻ lao động sớm, có thể có nhiều nhu cầu cần trợ giúp khác nhau như hỗ trợ về mặt tâm lý, pháp lý, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, Bởi vậy, để đảm bảo được vai trò này, nhân viên công tác xã hội cần hiểu rõ các dịch vụ, lựa chọn dịch vụ phù hợp với thân chủ của mình và trực tiếp giúp họ tiếp cận với các dịch vụ. Khi hỗ trợ thân chủ sử dụng các dịch vụ, nhân viên công tác xã hội có thể phải trao đổi với những người cung cấp dịch vụ về hoàn cảnh của thân chủ để họ có cách tiếp cận phù hợp, tránh làm tổn thương. Có thể kết hợp với gia đình, người bảo hộ của trẻ để có sự thống nhất trong việc lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất đối với trẻ. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội còn là cầu nối giữa thân chủ và gia đình, giúp họ có tiếng nói chung và cùng nhau giải quyết vấn đề. Vai trò là người giáo dục, nâng cao nhận thức: Một trong những mục tiêu hỗ trợ cho trẻ em là có thêm kiến thức, kĩ năng và hình thành những thái độ, hành vi mới để họ có thể tự tin hơn trong cuộc sống. Tùy thuộc vào những tình huống cụ thể của thân chủ mà nhân viên công tác xã hội có những hoạt động giáo dục hay cung cấp thông tin phù hợp như các kiến thức về pháp luật, quyền cơ bản của trẻ em, cách chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật hay cung cấp kỹ năng sống cho trẻ. Nâng cao năng lực đối phó với bạo lực tại gia đình, bạo lực tại nơi làm việc, phòng chống xâm hại tình dục cũng như cách thức liên hệ với những tổ chức bảo vệ trẻ em khi bản thân trẻ nhận thấy có nguy cơ gặp nguy hiểm. Các hình thức giáo dục cũng được nhân viên công tác xã hội triển khai một cách đa dạng như tham vấn cá nhân, tổ chức sinh hoạt, tọa đàm nhóm hay cung cấp tài liệu. Vai trò giáo dục của nhân viên công tác xã hội còn thể hiện ở việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho gia đình và những người sử dụng lao động. Có những gia đình hoặc đơn vị hiện đang sử dụng lao động trẻ em vào những công việc khác nhau, tuy nhiên họ không ý thức rõ được đó là TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 96 việc làm phạm pháp và có thể bị xử phạt. Chính vì vậy, bản thân gia đình có trẻ em lao động sớm, các đơn vị sử dụng lao động cũng cần được cung cấp đầy đủ thông tin về trẻ em lao động sớm cũng như được tập huấn để có một cái nhìn đúng đắn hơn. Vai trò là người biện hộ: Đây là một vai trò vô cùng quan trọng của nhân viên công tác xã hội với tư cách là một người đại diện cho tiếng nói của nạn nhân để bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của thân chủ, đặc biệt là những thân chủ dưới 18 tuổi và cần có người bảo hộ. Trẻ em lao động sớm được xem là một đối tượng yếu thế cần được quan tâm đặc biệt, các em thường rất khó có cơ hội để nói ra được những vấn đề của bản thân mình và những biến cố mà các em đã trải qua trong cuộc sống, khiến các em trở nên rụt rè, tự ti và khó bảo vệ được chính mình, bị xâm phạm nhiều quyền và lợi ích. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội phải trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng như công an, hội phụ nữ, tòa án để biện hộ, bênh vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các em. Vai trò người hỗ trợ / tạo điều kiện: Nhân viên công tác xã hội là người tạo điều kiện, môi trường cho nạn nhân phát huy tiềm năng và tham gia vào quá trình tự giải quyết vấn đề của chính họ. Vai trò này được thể hiện ngay từ giai đoạn hỗ trợ ban đầu khi nhân viên công tác xã hội và thân chủ lập kế hoạch trợ giúp và được phát huy trong suốt quá trình hỗ trợ. Trên cơ sở đánh giá khả năng của nạn nhân và tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền tham gia và tự quyết của thân chủ, bản kế hoạch riêng biệt cho từng thân chủ sẽ được thực hiện trên tinh thần nhân viên công tác xã hội và thân chủ cùng trao đổi và thống nhất. 3. KẾT LUẬN Bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em luôn là sứ mệnh cao cả của toàn nhân loại. Ngăn chặn tình trạng trẻ em phải lao động sớm là cần thiết, nhằm tránh gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển về thể chất, tổn thương tâm lý đối với trẻ; giúp trẻ có cơ hội đến trường và cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em không thuộc về riêng ai, đòi hỏi sự chung tay góp sức của các bộ ngành có liên quan, của gia đình nơi trẻ đang sinh sống, của đơn vị sử dụng lao động, của những tổ chức xã hội tại địa phương và hơn hết là những nhân viên công tác xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực trẻ em. Hi vọng với sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan, tình trạng trẻ em lao động sớm trong thời gian tới sẽ được giảm thiểu đáng kể, xây dựng cho trẻ em Việt Nam một môi trường sống ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật lao động năm 2012. 2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014) : Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2012 - các kết quả chính. 3. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 97 4. Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 5. Quyết định số 19/2004/QĐ - TTg về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010. 6. Phạm Thị Lan Phương (2014), “Phòng chống lạm dụng lao động trẻ em góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam”, Tạp chí Đại học Quốc gia, Tập 30, Số 4, tr.58-64 7. Nguyễn Hồi Loan (2006), “Vấn đề lao động sớm của trẻ em nông thôn trong quá trình chuyển đổi”, Kỉ yếu hội thảo Quốc tế Việt – Pháp. ROLE OF SOCIAL WORKERS IN SUPPORT CHILD LABOR Abstract: Children are the future of the country and is an important factor contributing to the development of a country. Thus, concern, care and education of children is the responsibility of the whole society. However, now a part of our country's children, who were laboring early. That, causing serious consequences for themselves, their families and the whole society. The article provides the role of social workers in contributing to solve the problems. Therefore, we need to help the students of social work having right knowledge and orientations for themselves in learning and training. Keywords: Role, social workers (social work), children, child labor
File đính kèm:
- vai_tro_cua_nhan_vien_cong_tac_xa_hoi_trong_ho_tro_tre_em_la.pdf