Vai trò của người cao tuổi trong gia đình nông thôn tỉnh Đồng Nai
Để khẳng định vai trò của người cao tuổi trong xã hội, Đại Hội đồng Liên Hiệp
Quốc đã thống nhất lấy ngày 01 tháng 10 hằng năm làm ngày Quốc tế Người
cao tuổi. Người cao tuổi thật sự có một chỗ đứng quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Việt Nam hiện đang tiến vào con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, người cao tuổi
Việt Nam đang góp phần không nhỏ xây dựng gia đình, xã hội văn minh, tốt đẹp.
Bài viết tìm hiểu những đóng góp thực tế, cũng như những yếu tố làm hạn chế
sự đóng góp này của người cao tuổi trong đời sống gia đình tại vùng nông thôn
tỉnh Đồng Nai.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trò của người cao tuổi trong gia đình nông thôn tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của người cao tuổi trong gia đình nông thôn tỉnh Đồng Nai
chăm sóc ngôi nhà đang ở cao hơn so với các cụ bà (50,4%) (Biểu đồ 2). Kết quả nghiên cứu trên cho thấy người cao tuổi tham gia công việc nhà là rất phổ biến. Có sự khác biệt về giới trong sự phân công làm các công việc nhà. Các cụ bà có xu hướng làm các công việc liên quan đến nội trợ, còn các cụ ông thì có xu hướng làm các công việc nặng nhọc hơn. 2.3. Các rào cản ảnh hưởng đến người cao tuổi thực hiện các vai trò của mình Ngoài việc tìm hiểu thực trạng lao động của người cao tuổi, nghiên cứu của chúng tôi cũng khảo sát một số yếu tố có thể tác động đến việc tham gia lao động, đóng góp vào đời sống gia đình, xã hội của người cao tuổi. Dưới đây là một số kết quả. 2.3.1. Sức khỏe Hạn chế về sức khỏe là một rào cản lớn cho người cao tuổi khi muốn tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Qua khảo sát người cao tuổi tự đánh giá về sức khỏe của mình có tới 61% cho rằng yếu và rất yếu; 31% là bình thường và chỉ có 8% cho rằng là sức khỏe tốt. Đối với các cụ tuổi càng cao tỷ lệ đánh giá sức khỏe của mình yếu càng cao, điều này cũng là bình thường theo quy luật sinh học lão hóa như người xưa vẫn nói “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”. Nguồn: Lê Thế Vững, 2017. Biểu đồ 2. Tỷ lệ người cao tuổi giúp sửa chữa ngôi nhà đang ở TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (271) 2021 27 Sự cảm nhận và đánh giá về sức khỏe của bản thân có sự khác biệt giữa cụ ông và cụ bà. Các cụ bà cho rằng sức khỏe của mình yếu và rất yếu với tỷ lệ là 68,3%; trong khi đó tỷ lệ này ở các cụ ông chỉ có 49,4%. Ngược lại các cụ ông cho rằng sức khỏe của mình bình thường và tốt chiếm tỷ lệ 50,7% cao hơn so với các cụ bà có tỷ lệ chỉ là 31,7% (xem Bảng 5). Khi chúng tôi hỏi thăm về các loại bệnh (được bác sĩ, cơ sở y tế chuẩn đoán là có bệnh chứ không phải là cảm nhận của họ về bệnh) hiện nay người cao tuổi đang mắc phải, phần lớn các cụ ghi nhận có 3 loại bệnh phổ biến chiếm tỷ lệ nhiều nhất: (1) là bệnh huyết áp chiếm tỷ lệ tới 44%; (2) là bệnh liên quan đến dạ dày chiếm tỷ lệ là 42,5%; và (3) là bệnh viêm khớp với tỷ lệ là 32%. Còn lại một số bệnh khác có tỷ lệ ghi nhận thấp hơn như bệnh tim 14% và bệnh liên quan đến phổi là 10,5%. Kết quả này cũng gần tương đồng với nghiên cứu của Văn Ngọc Lan (2008: 43) khi nghiên cứu người cao tuổi ở nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: “Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi là cao huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu cơ tim, phổi mãn tính Khu vực nông thôn chúng tôi thấy tập trung nhiều ở hai nhóm bệnh (khớp, cột sống và tim mạch, huyêt áp). Tuy nhiên số người cho biết họ bị bệnh khớp chiếm tỷ lệ cao hơn”. Ngoài đánh giá sức khỏe yếu và mắc các loại bệnh phổ biến trên, người cao tuổi còn có các vấn đề về thị giác, thính giác. Kết quả khảo sát cho thấy khi không đeo kính có tới 59% người cao tuổi mắt nhìn bị kém và rất kém, chỉ có 41% mắt nhìn bình thường và tốt. Các cụ bà có ảnh hưởng về mắt nhiều hơn (60%) một chút so với các cụ ông (56%). Đối với vấn đề nghe khi không đeo thiết bị hỗ trợ được các cụ cảm nhận tương đối tốt hơn so với nhìn, có tới 77% nghe bình thường và tốt, chỉ có 23% cho rằng là nghe kém và rất kém (xem Biểu đồ 3). Bảng 5. Sức khỏe của người cao tuổi chia theo giới tính Giới tính Nam Nữ Tổng Tự đánh giá sức khỏe của mình hiện nay Rất yếu Tần số 7 9 16 Tỷ lệ 9,1 7,3 8,0 Yếu Tần số 31 75 106 Tỷ lệ 40,3 61,0 53,0 Bình thường Tần số 30 32 62 Tỷ lệ 39,0 26,0 31,0 Tốt Tần số 9 7 16 Tỷ lệ 11,7 5,7 8,0 Tổng Tần số 77 123 200 Tỷ lệ 100 100 100 Nguồn: Lê Thế Vững, 2017. LÊ THẾ VỮNG – VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG 28 Qua những đánh giá ở trên chúng ta thấy người cao tuổi phần lớn gặp các vấn đề sức khỏe kém, cộng với sự suy giảm khả năng nghe, nhìn. Đó là một trong những điều cản trở các cụ, nhất là các cụ tuổi tác khá cao, tham gia hiệu quả các hoạt động kinh tế, lao động trong gia đình cũng như ngoài xã hội. 2.3.2. Quan hệ gia đình Mối quan hệ gia đình, sự tôn trọng, chia sẻ, động viên và chăm sóc người cao tuổi ở trong gia đình cũng phần nào ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và việc phát huy sức khỏe lao động của các cụ. Bởi lẽ, mối quan hệ trong gia đình không tốt đẹp sẽ không tạo được sự hứng khởi, động lực cho các cụ tham gia vào các hoạt động của gia đình cũng như của xã hội. Khi chúng tôi hỏi các cụ về thành viên trong gia đình đối xử với mình như thế nào thông qua các hành vi (nói nặng lời, từ chối nói chuyện, đánh đập - đe dọa, tham khảo ý kiến khi ra quyết định quan trọng) có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ và tinh thần của người cao tuổi, kết quả cho thấy, hầu hết thành viên trong gia đình đều tôn trọng và đối xử tốt với người cao tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ đối xử không tốt chẳng hạn như hành vi nói nặng lời có 20 trường hợp ghi nhận, từ chối nói chuyện là 3 trường hợp, đánh đập, đe dọa là 4 trường hợp, và không tham khảo ý kiến người cao tuổi trước khi ra quyết định quan trọng được ghi nhận tương đối cao với 56 trường hợp. Mặc dù được ghi nhận với tỷ lệ rất nhỏ nhưng những hành vi từ chối nói chuyện, đe dọa, đánh đập cũng phần nào nói lên được sự không tôn trọng, đối xử không tốt và bạo hành với người cao tuổi ở trong gia đình. Sự đối xử không tốt này không có khác biệt về giới tính và nhóm tuổi. Tuy nhiên, có khác biệt lớn về giới và nhóm tuổi khi được các thành viên hỏi ý kiến trước khi ra các quyết định quan trọng. Xu hướng các cụ ông được hỏi và các thành viên nghe theo ý kiến có tỷ lệ 77,9% cao hơn so với các cụ nữ có tỷ lệ là 68,3%; có 20,3% các cụ bà không bao giờ được các thành viên trong gia đình hỏi ý kiến, trong khi đó tỷ lệ này ở các cụ ông là 14,3%. Qua đó có thể thấy sự định kiến giới vẫn còn tồn tại nhiều trong Nguồn: Lê Thế Vững, 2017. Biểu đồ 3. Người cao tuổi tự đánh giá về nghe và nhìn TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (271) 2021 29 gia đình nông thôn. Xét về nhóm tuổi, với các cụ trong độ tuổi 60-69 tỷ lệ các thành viên gia đình hỏi ý kiến và làm theo rất cao, với 87,8%; với nhóm tuổi 70-79, tỷ lệ này là 76,7%; độ tuổi 80-89 là 47,6% và độ tuổi 90 trở lên chỉ có 29,4% (xem Biểu đồ 4). Điều đó chứng tỏ các cụ còn tương đối trẻ tuổi thì vẫn còn có “uy” đối với các thành viên trong gia đình. Khi chúng tôi hỏi các cụ về trạng thái tinh thần trong một tuần qua đối với 4 trạng thái chính (cảm giác ăn không ngon miệng; cảm thấy buồn, thất vọng; cảm thấy khó ngủ; và cảm thấy cô đơn) kết quả ghi nhận như sau: với cảm giác ăn không ngon miệng có tới 40% diễn ra một vài lần trong tuần, 13% diễn ra hầu như cả tuần, 47% ghi nhận không có cảm giác này. Hộp 4. Đối với chú thì mặc dù mình không đủ sức khỏe để làm ăn như trước nhưng con cái trong gia đình nhất mực phải nghe theo chú. Muốn làm cái gì cũng phải hỏi và nghe theo chú, nếu nó mà không nghe chú đâu cho nó làm và chú sẽ từ mặt nó ngay. Dù gì thì trong gia đình mình vẫn là trụ cột chứ, mình không làm trụ cột về kinh tế nhưng mọi chuyện mình là người lớn hơn chúng nó, mình có kinh nghiệm hơn nên mình chỉ bảo chúng nó làm ăn, mọi chuyện mình phải quyết định (PVS. N.V.K nam 68 tuổi, xã Bình Minh). Bây giờ mình già rồi, có làm ăn được gì đâu nên chúng nó cũng ít hỏi ý kiến mình. Giờ chúng nó làm ăn buôn bán, chúng nó trẻ chúng nó có kiến thức, hiểu biết hơn mình nên chúng nó đâu cần hỏi mình. Mà hỏi mình thì mình cũng không biết nên không có tham gia với chúng nó được. Mình chỉ có căn dặn chúng nó là làm ăn phải tính toán cẩn thận, tích cóp mà lo cho gia đình thôi (PVS. H.T.G nữ, 85 tuổi, xã Phú Lâm). Khác biệt giữa các thế hệ về tâm lý, lối sống và kiến thức cũng đang làm giảm đi thái độ kính trọng của con cái Biểu đồ 4. Khi ra các quyết định quan trọng các thành viên trong gia đình có hỏi ý kiến của người cao tuổi Nguồn: Lê Thế Vững, 2017. LÊ THẾ VỮNG – VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG 30 đối với cha mẹ già: “Thái độ ứng xử của các con, cháu đối với cha mẹ, ông bà có khác trước. Ngày xưa con, cháu quý trọng và tôn trọng một cách đúng mức, không bao giờ có chuyện cãi lại hoặc nói này nọ. Nhưng bây giờ có những trường hợp cha mẹ, ông bà góp ý mà không vừa ý với con cháu là nhiều khi nó bật lại ngay, thậm chí có những lời nói hỗn láo, vì nó không muốn mình góp ý với chúng nó. Nó làm thế nào nào thì mình biết thế thôi, chứ cha mẹ, ông bà nói thì nó cho là lắm điều và không hiểu biết gì” (Nam, 79 tuổi, xã Bình Minh). Sự khác biệt này nếu không được điều chỉnh, mỗi bên cứ theo cách của mình thì rất dễ dẫn đến mâu thuẫn và xung đột giữa con cháu và cha mẹ, ông bà. Mâu thuẫn, xung đột và nhất là bạo hành đối với người cao tuổi có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với người cao tuổi. Phổ biến nhất, hiện tượng này khiến người cao tuổi dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, buồn chán, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Những hành vi đối xử không tốt trên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần và động lực muốn đóng góp vào sự phát triển gia đình và xã hội của người cao tuổi. Khi chúng tôi hỏi về trạng thái tinh thần (cảm giác không muốn ăn, cảm thấy buồn, thất vọng, cảm thấy khó ngủ, cảm thấy cô đơn) của người cao tuổi trong một tuần qua, kết quả có 67,5% các cụ có cảm giác khó ngủ, 53% có cảm giác không muốn ăn, 39,5 cảm thấy buồn, thất vọng và 29% cảm thấy cô đơn (xem Biểu đồ 5). Xét ở góc độ giới thì các cụ bà cảm thấy buồn, thất vọng có tỷ lệ là 45,6% cao hơn so với các cụ ông có tỷ lệ là 29,9%. Tương tự như vậy, với cảm giác cô đơn thì các cụ bà cũng có tỷ lệ (36,6%) cao hơn so với các cụ ông (16,9%). Còn với hai cảm giác không muốn ăn và khó ngủ thì không có sự khác biệt nhiều giữa cụ ông và cụ bà. Khi các cụ có trạng thái tinh thần không tốt như vậy thì nguồn động viên chia sẻ với các cụ cũng không nhiều. Có đến 37,9% các cụ không chia sẻ được với ai, trong đó các cụ bà không có nguồn chia sẻ chiếm tỷ lệ cao hơn một chút 41,4% so với các cụ ông 32,4%. Nguồn động viên chia sẻ lớn nhất là người bạn đời (vợ/chồng) của các cụ với tỷ lệ là 37,4%; kế đến là con gái và con trai có tỷ lệ lần lượt là 24,7% và 19,5%, tiếp theo là hàng xóm, bạn bè có tỷ lệ 11,6%, và chia sẻ Nguồn: Lê Thế Vững, 2017. Biểu đồ 5. Trạng thái tinh thần của người cao tuổi qua một tuần TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (271) 2021 31 với con rể là 10%. Chia sẻ với người bạn đời thì các cụ ông chia sẻ nhiều hơn so với các cụ bà với tỷ lệ 59,5% so với 23,3%. Điều này được lý giải vì các cụ bà tại địa bàn khảo sát có tình trạng hôn nhân góa chồng nhiều hơn rất nhiều (43,9%) so với các cụ ông góa vợ (14,3%). Từ đó các cụ bà lựa chọn chia sẻ với con gái (27,6%) và con rể (13,8%) nhiều hơn so với các cụ ông là (20,3% và 4,1%). Khi chúng tôi hỏi về mức độ hài lòng của các cụ đối với mối quan hệ trong gia đình cũng như về cuộc sống nói chung được các cụ cho biết mức độ hài lòng chiếm tỷ lệ rất cao. Đối với mối quan hệ gia đình các cụ hài lòng – rất hài lòng có tỷ lệ là 83%; tỷ lệ không hài lòng chỉ có 17%; đối với sự tôn trọng của các thành viên trong gia đình, tỷ lệ hài lòng là 84,5%, chỉ có 15,5% không hài lòng với điều này; đánh giá chung về mức độ hài lòng trong cuộc sống có tỷ lệ hài lòng thấp hơn một chút 67,5% và tỷ lệ không hài lòng với cuộc sống nói chung là 32,5%. Xét về góc độ giới thì không có sự khác biệt nhiều về mức độ hài lòng với gia đình và cuộc sống nói chung. Tuy nhiên, khi phân tích với độ tuổi thì thấy sự khác biệt khá rõ giữa các độ tuổi khác nhau. Mức độ không hài lòng với mối quan hệ trong gia đình ở độ tuổi càng cao thì càng lớn, các cụ từ 80 đến 89 tuổi có mức độ không hài lòng với tỷ lệ là 31,7%, trong khi đó ở độ tuổi 60-69 chỉ là 11,2%. Tương tự như vậy, đối với sự tôn trọng của các thành viên trong gia đình mức độ không hài lòng của các cụ từ 80 đến 89 tuổi chiếm tỷ lệ 40,5%, tỷ lệ này ở các cụ từ 60 đến 69 tuổi chỉ có 6,1% (xem Biểu đồ 6). 3. MỘT VÀI NHẬN XÉT Vai trò và nhu cầu đóng góp của người cao tuổi vào hoạt động kinh tế và thu nhập của hộ gia đình tại các địa bàn khảo sát là rất lớn. Mặc dù các cụ đến tuổi nghỉ ngơi nhưng vẫn muốn tham gia sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập, đặc biệt là các cụ từ 60 đến 69 tuổi. Hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và các cụ ông làm nhiều Biểu đồ 6. Mức độ hài lòng về mối quan hệ gia đình và sự tôn trọng của các thành viên đối với người cao tuổi Nguồn: Lê Thế Vững, 2017. LÊ THẾ VỮNG – VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG 32 hơn các cụ bà, ngược lại trong các hoạt động phi nông nghiệp thì các cụ bà tham gia nhiều hơn. Các cụ ông tham gia hoạt động kinh tế và đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình nhiều hơn các cụ bà. Khi người cao tuổi gặp khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn trong hoạt động kinh tế thì không có nguồn trợ giúp từ xã hội, nhất là từ phía chính quyền và các hội đoàn thể. Người cao tuổi tại địa phương thường không được tiếp cận các nguồn vay vốn ưu đãi hỗ trợ cho sản xuất mặc dù theo Luật Người cao tuổi họ được tạo điều kiện để tiếp tục làm việc theo sức khỏe của mình. Vai trò chăm sóc gia đình của người cao tuổi là rất lớn, đặc biệt là chăm sóc các thành viên nhỏ và làm các công việc trong gia đình. Có thể thấy người cao tuổi tại địa bàn khảo sát đã gánh một lượng lớn công việc gia đình cho các thành viên còn lại. Việc chăm sóc các thành viên nhỏ và các công việc nội trợ thì cụ bà làm nhiều hơn cụ ông. Tuy nhiên, với những việc nặng nhọc như sửa chữa, chăm sóc nhà ở thì các cụ ông lại làm nhiều hơn các cụ bà. Sự phân công công việc trong hộ gia đình với người cao tuổi vẫn mang hàm ý định kiến giới. Sức khỏe yếu đặc biệt là các cụ lớn tuổi cộng với sự chăm sóc, động viên, chia sẻ đời sống tinh thần và mối quan hệ gia đình không tốt là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự đóng góp của người cao tuổi trong gia đình. Do đó, gia đình và xã hội cần có sự thông hiểu, tạo điều kiện để người cao tuổi có thể tiếp tục cống hiến theo sức lực của mình. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Bùi Thế Cường. 2000. “Ba nguồn lực vật chất cơ bản của tuổi già ở Đồng bằng sông Hồng”. Tạp chí Xã hội học, số 1. 2. Lê Ngọc Lân. 2011. “Một số cơ sở thực tiễn cần quan tâm trong xây dựng, điều chỉnh chính sách chăm sóc người cao tổi ở Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Giới và Gia đình, số 5. 3. Lê Thế Vững. 2017. Vai trò của người cao tuổi trong hộ gia đình ở nông thôn tỉnh Đồng Nai. Đề tài cơ sở cấp Viện 2017. 4. Quốc hội. 2009. “Luật Người cao tuổi”. truy cập ngày 05/3/2021. 5. Văn Thị Ngọc Lan. 2008. “Người cao tuổi với vấn đề chăm sóc sức khỏe”. Tạp chí Khoa học Xã hội, số 12.
File đính kèm:
- vai_tro_cua_nguoi_cao_tuoi_trong_gia_dinh_nong_thon_tinh_don.pdf