Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay

Như một nhu cầu khách quan, các tổ chức xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay

đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Thực tế này cũng phản ánh nhu cầu liên kết tự nhiên

của xã hội loài người. Quá trình phát triển đó đã góp phần khơi dậy những tiềm năng xã

hội, mang đến sự giải phóng đối với mỗi cá nhân, đóng góp vào sự ổn định và phát triển

đất nước. Từ phương diện quản lý nhà nước, việc xây dựng những cơ chế pháp lý hữu

hiệu nhằm định hướng cho các tổ chức xã hội phát triển, giữ vững sự ổn định xã hội và

khơi dậy được các tiềm năng để phát triển là nhu cầu cần thiết

Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5260
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay

Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay
buộc hành vi cá nhân khi tham gia vào các 
hoạt động trong các tổ chức xã hội. Điều đó 
cũng có nghĩa là việc cá nhân tham gia vào 
các tổ chức xã hội mà gây tổn hại cho nhà 
nước thì cá nhân đã phải chịu trách nhiệm 
với tư cách công dân của nhà nước. Từ khía 
cạnh quyền tự do của cá nhân, việc tạo điều 
kiện phát triển các tổ chức xã hội là một 
phương thức bảo đảm của nhà nước đối với 
các quyền cá nhân.
2.2. Những đóng góp tích cực của các 
tổ chức xã hội ở Việt Nam 
Từ góc độ giá trị, có thể thấy tổ chức xã 
hội tự nguyện chính là một loại vốn xã hội. 
Điều này chứng minh rằng, thời gian qua 
ở Việt Nam với sự tham gia của tổ chức xã 
hội tự nguyện, nhiều công việc của xã hội 
(mà Nhà nước chưa thể quan tâm hết hoặc 
chưa đủ nguồn lực để thực hiện) đã được 
giải quyết bằng các nguồn lực của tổ chức 
này, như: các hoạt động nhân đạo, cứu trợ 
Thông tin Khoa học xã hội, số 1.202048
xã hội, khắc phục thiên tai1. Những đóng 
góp đó đã phần nào chứng minh những 
tiềm năng, vốn xã hội của các tổ chức xã 
hội đem lại cho cộng đồng khi mà Nhà 
nước chưa có điều kiện thực hiện.
Khi tham gia vào các tổ chức xã hội, 
ngoài những mối quan tâm chung về tiêu 
chí của tổ chức, thì mỗi thành viên của tổ 
chức còn có điều kiện phát huy tinh thần 
tương hỗ trong phạm vi tổ chức. Nó thể hiện 
ở các liên kết tự nhiên như sự quan tâm, trợ 
giúp lẫn nhau trong hoạt động thường nhật 
cũng như trong các tình huống bất thường. 
Những liên kết tự nguyện này đã đóng vai 
trò quan trọng trong việc giảm tải cho Nhà 
nước khi thực hiện các chức năng xã hội 
như: an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, trợ giúp 
xã hội... Những sự tương hỗ đó đồng thời 
cũng góp phần làm giảm sự phân hóa xã 
hội thông qua quá trình tương hỗ giữa các 
thành viên của tổ chức. 
Trong một số trường hợp, với địa vị 
của mình, Nhà nước không thể tham gia 
trực tiếp với tư cách là một chủ thể hợp 
pháp trong việc giải quyết các mâu thuẫn 
xã hội. Do đó, các tổ chức xã hội sẽ là 
những chủ thể hợp lý gánh vác sứ mệnh 
điều hòa xã hội. 
Ở những phương diện nhất định, tổ 
chức xã hội còn góp phần quan trọng vào 
phản biện và giám sát xã hội, góp phần xây 
dựng một nhà nước công bằng, hiệu quả.
Từ góc độ hội nhập và phát triển, Nhà 
nước đảm bảo hành lang pháp lý cho sự phát 
triển của tổ chức xã hội sẽ giúp khơi dậy các 
1 Một số tổ chức xã hội đã tham gia xây những cây 
cầu từ thiện như: Tuệ tâm VH, Quỹ từ thiện Người 
dám cho đi của IM Group. Chương trình xây dựng 
nhà tình nghĩa cũng đã được Quỹ từ thiện HTBC 
Foundation thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều chương 
trình Xuân yêu thương đã được các tổ chức xã hội 
thực hiện.
tiềm năng xã hội. Xã hội muốn phát triển 
một cách mạnh mẽ và hội nhập tốt hơn, Nhà 
nước cần bảo đảm và phát huy các quyền 
tự do cá nhân. Các kinh nghiệm trong hoạt 
động của các tổ chức xã hội (như các kinh 
nghiệm quản lý tổ chức xã hội, kinh nghiệm 
về tổ chức, tham gia các hoạt động xã hội) 
có thể sẽ được các cá nhân phát huy tốt trong 
các hoạt động cộng đồng nói chung. 
2.3. Một số thách thức trong thúc đẩy 
phát triển các tổ chức xã hội 
Thực tế cho thấy, trên phạm vi thế giới 
cũng có khá nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh 
do các tổ chức xã hội tự nguyện đem lại. 
Đây cũng là lý do một số nhà nước khá dè 
dặt đối với sự phát triển của các tổ chức xã 
hội và đôi khi họ cũng không mong muốn 
phát triển mạnh các tổ chức này. Về mặt lý 
thuyết, rõ ràng các tổ chức xã hội tự nguyện 
không phải là nơi thực hiện các hoạt động 
mang tính quyền lực. Nhưng thực tế bản thân 
các tổ chức xã hội tự nguyện vẫn hàm chứa 
trong mình một số quyền lực nhất định bởi 
các quyền cá nhân của các thành viên. Tuy 
nhiên, các quyền năng chính trị này chỉ mang 
tính tự phát, và do không có chủ đích thực 
hiện các hoạt động chính trị nên các quyền 
lực mà các tổ chức xã hội có được cũng khó 
có thể đem đến những rủi ro cho nhà nước. 
Điều này thể hiện ở những nội dung sau:
- Thứ nhất, các tổ chức xã hội tự nguyện 
thường được hình thành mang tính tự phát 
bởi các nhu cầu và sáng kiến của các cá 
nhân, do đó nó khác hẳn với các tổ chức 
mang tính chính trị có chủ trương, đường 
lối, cương lĩnh chính trị rõ ràng và có tổ 
chức chặt chẽ (nếu có thì nó không còn là 
tổ chức xã hội và không được các cơ quan 
quản lý nhà nước thừa nhận). Do đó, các tổ 
chức xã hội tự nguyện rất dễ bị tổn thương 
và khó có cơ hội gây tác động vào trật tự xã 
hội trong một nhà nước ổn định;
Vai trò của 49
- Thứ hai, việc không ràng buộc các 
thành viên bắt buộc phải từ bỏ các tự do 
cá nhân để góp vào trật tự chung trong tổ 
chức xã hội tự nguyện cũng nói nên sự hạn 
chế của các hoạt động quyền lực trong các 
tổ chức xã hội tự nguyện và khó có thể ảnh 
hưởng tới trật tự xã hội; 
- Thứ ba, sự vận động của quyền lực 
trong tổ chức xã hội tự nguyện do tự phát 
và không có mục đích chính trị nên cũng 
khó có thể tác động tới trật tự xã hội. 
Nhưng thực tế cho thấy, do các tổ 
chức xã hội không phải là tổ chức được 
thành lập bởi các mục đích chính trị và 
khởi thủy cũng không được trang bị các 
kiến thức về chính trị nên chính là những 
đối tượng dễ bị tác động và lôi kéo vào 
các hoạt động chính trị. Việc tham gia của 
các tổ chức xã hội vào các cuộc cách mạng 
màu trên thế giới thời gian qua là những 
ví dụ điển hình (Thành Tâm, 2014). Đây 
chính là những vấn đề gây nên sự quan 
ngại từ phía nhà nước đối với các tổ chức 
xã hội. Tuy nhiên, trong trường hợp này 
chúng ta phải xem xét từ cả phương diện 
nhà nước và phương diện các tổ chức xã 
hội. Từ phương diện nhà nước, có thể thấy 
việc thiếu những cơ chế pháp lý hữu hiệu 
để nhà nước có thể quản lý các tổ chức xã 
hội sẽ gây nên những rủi ro nêu trên. Đứng 
từ phương diện các tổ chức xã hội, trong 
trường hợp này rõ ràng các tổ chức xã hội 
đã bị các chủ thể hoạt động vì mục đích 
chính trị lợi dụng để thực hiện kế hoạch 
của họ. Đây cũng là những rủi ro cần phải 
tính đến đối với các tổ chức xã hội. Tuy 
nhiên, những rủi ro này hoàn toàn có thể 
loại bỏ khi xét tới tư cách công dân của 
các thành viên của tổ chức xã hội. Trước 
khi trở thành viên của các tổ chức xã hội, 
các cá nhân đều đã là công dân trong các 
nhà nước. Do đó, họ phải chịu trách nhiệm 
pháp lý đối với những hành vi vi phạm 
pháp luật nếu xảy ra trên thực tế.
Từ những đánh giá trên, có thể thấy 
mặc dù các tổ chức xã hội tự nguyện cũng 
có những hạn chế nhất định nhưng các mặt 
tích cực rõ ràng được đánh giá cao hơn 
những hạn chế. Đồng thời khi tiếp cận dưới 
góc độ các quyền của cá nhân công dân thì 
đây cũng là những phạm vi quyền chính 
đáng khi mà chúng ta chưa có lý do thuyết 
phục để hạn chế quyền này. Vì vậy, vai trò 
của Nhà nước ta đối với tổ chức xã hội tự 
nguyện trong trường hợp này là: Nhà nước 
cần tạo dựng những không gian cho tổ chức 
xã hội tự nguyện phát triển, điều này phù 
hợp với tinh thần của một nhà nước pháp 
quyền, kiến tạo nhằm đảm bảo các quyền 
tự do, dân chủ cho nhân dân. 
3. Về định hướng phát triển các tổ chức xã 
hội ở Việt Nam hiện nay
Như đã trình bày, tổ chức xã hội tự 
nguyện là nơi khơi dậy các tiềm năng xã 
hội, vì vậy Nhà nước cần khuyến khích 
tạo điều kiện để các tổ chức này phát triển, 
đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của 
đất nước. Tuy nhiên, nhìn từ phương diện 
nhà nước pháp quyền, việc thiếu vắng 
những quy định của luật điều chỉnh về tổ 
chức xã hội đã và đang đặt ra nhu cầu cấp 
thiết trong việc tiếp cận các quyền tự do của 
nhân dân. Cụ thể, cần có một đạo luật hợp 
hiến điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của 
các tổ chức xã hội tự nguyện nhằm đáp ứng 
nhu cầu của nhân dân khi Hiến pháp yêu 
cầu: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam, các quyền con người, quyền công 
dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo 
đảm theo Hiến pháp và luật1. Vì thực tế ở 
nước ta, Hiến pháp không có hiệu lực trực 
tiếp để điều chỉnh các quyền này mặc dù 
1 Khoản 1, Điều 14, Hiến pháp năm 2013.
Thông tin Khoa học xã hội, số 1.202050
các quyền này đã được quy định khá đầy đủ 
trong Hiến pháp1. 
Hiện nay, trên phương diện pháp lý, 
chúng ta mới có Nghị định số 45/2010/
NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ 
Quy định về tổ chức, hoạt động và quản 
lý hội. Thực tế là, nhiều vấn đề quy định 
trong nghị định này chưa đảm bảo những 
căn cứ khoa học trong lý thuyết lập pháp và 
chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Cụ 
thể, các quy định khá cứng nhắc, rườm rà 
về thủ tục thành lập các hội, trình tự thành 
lập, quy định về lý lịch tư pháp của những 
người đứng đầu ban vận động thành lập các 
hội, số lượng của ban vận động thành lập 
hội, số lượng hội viên (từ Điều 5 đến Điều 
14)... Hay, ví dụ quy định: Muốn thành lập 
hội, những người sáng lập phải thành lập 
ban vận động thành lập hội. Ban vận động 
thành lập hội được cơ quan quản lý nhà 
nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự 
kiến hoạt động công nhận2. Việc có hay 
không công nhận tư cách của những người 
thuộc ban thành lập hội là cơ sở thừa nhận 
hay không thừa nhận hội. Quy định này trái 
hẳn tư tưởng của Hiến pháp là: các quyền 
con người, quyền công dân được công nhận, 
tôn trọng ở trên, vì vậy nên chăng cần quy 
định: Nếu không có lý do chính đáng để từ 
chối ban sáng lập hội thì cơ quan quản lý 
nhà nước cụ thể phải thừa nhận tư cách 
của ban vận động thành lập hội... Quy định 
như vậy mới phù hợp với tinh thần tự do 
trong Hiến pháp: Công dân có quyền tự do 
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, 
hội họp, lập hội3... Ở đây chúng ta thấy văn 
bản pháp lý này được ban hành nhằm mục 
1 Điều 25 Hiến pháp năm 2013.
2 Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP 
ngày 21/4/2010 của Chính phủ.
3 Điều 25 Hiến pháp năm 2013.
đích quản lý thuận tiện đối với các tổ chức 
xã hội mà bỏ ngỏ nội dung hết sức quan 
trọng đó là bảo đảm quyền con người, bảo 
vệ quyền tự do của cá nhân. Việc pháp luật 
không định danh một cơ quan quản lý nhà 
nước cụ thể là đầu mối trong quản lý đối 
với các tổ chức xã hội tự nguyện mà ghi 
nhận một cách chung chung cũng đã chứng 
minh cho nhận định trên. 
Trên thực tế, nhiều trường hợp các cơ 
quan quản lý nhà nước nếu không mong 
muốn sự ra đời của tổ chức xã hội nào đó 
thì sẽ đẩy trách nhiệm sang cơ quan khác 
dựa trên các quy định thiếu rõ ràng như 
trên khiến cho hội đó không thể thành lập 
được là điều hết sức bình thường. Vì vậy, 
việc định danh một cơ quan quản lý nhà 
nước làm đầu mối không có nghĩa rằng cơ 
quan đó có chức năng thẩm định toàn bộ 
những nội dung của toàn bộ các hội trên 
địa bàn của mình. Cơ quan này là đầu mối 
để thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước. 
Với tinh thần của một nhà nước phục vụ, họ 
cần phải là cơ quan tự tham vấn về chuyên 
môn đối với cơ quan quản lý nhà nước khác 
về ngành, lĩnh vực mà người dân yêu cầu. 
Việc đẩy trách nhiệm này cho các tổ chức 
xã hội tự nguyện rõ ràng là việc đẩy những 
khó khăn cho nhân dân và các tổ chức xã 
hội. Vì vậy, quy định pháp lý chung chung 
đang tồn tại này là trái với tinh thần của 
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của 
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân4. 
Sự chồng chéo của các cơ quan quản 
lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động 
của các tổ chức xã hội thể hiện ở việc có 
quá nhiều cơ quan có chức năng quản lý 
việc thành lập hội như: Bộ Nội vụ, sở Nội 
vụ, phòng Nội vụ, UBND cấp tỉnh, UBND 
cấp huyện và các cơ quan quản lý nhà nước 
4 Khoản 1, Điều 2 Hiến pháp năm 2013.
Vai trò của 51
trong lĩnh vực hoạt động của hội... Điều này 
cũng gây những trở ngại rất lớn trong quá 
trình thành lập hội đối với các tổ chức xã 
hội tự nguyện. Từ phương diện quản lý nhà 
nước có thể thấy rằng, các chủ thể quản lý 
luôn mong muốn có được những quy phạm 
có lợi để dễ dàng thực hiện chức năng quản 
lý của mình. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, 
rõ ràng điều đó đã hạn chế việc bảo đảm các 
quyền con người và tự do của cá nhân từ 
phía các cơ quan nhà nước. Vì vậy nên quy 
định trong luật một cách cụ thể các quyền 
và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội cũng như 
quy định một đầu mối cụ thể có chức năng 
quản lý nhà nước đối với các tổ chức này mà 
hạn chế sự chồng chéo như trên.
Về thẩm quyền văn bản, thực tiễn hiện 
nay ở nước ta, các quy định trong Nghị 
định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 
của Chính phủ đang gây nhiều tranh cãi, 
như về thẩm quyền ban hành, các nội dung 
quy định cụ thể... liên quan đến tổ chức, 
hoạt động và quản lý hội. Đây là vấn đề 
liên quan đến quyền con người, quyền và 
nghĩa vụ của công dân phải được ban hành 
bởi một luật và thuộc thẩm quyền của Quốc 
hội1. Trong một nhà nước pháp quyền dân 
chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. 
Chính vì vậy, nhân dân chỉ có thể ủy quyền 
lập pháp về những vấn đề liên quan đến 
quyền, nghĩa vụ của họ cho Quốc hội của 
mình và quyền này không thể ủy quyền lại. 
Nghĩa là, với tư cách là chủ thể đầy đủ của 
quyền lực nhà nước, nhân dân là chủ thể 
có đủ tư cách nhất đối với quyền lực của 
họ. Các cơ quan đại diện do nhân dân bầu 
1 Nghị định số số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 
của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và 
quản lý hội và Nghị định định số 88/2003/NĐ-CP 
ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, 
hoạt động và quản lý hội.
ra được coi là cơ quan được dân chúng ủy 
quyền thực hiện nhiệm vụ duy trì và bảo 
vệ quyền lực nhân dân. Việc Quốc hội ủy 
quyền cho các cơ quan khác hay các cơ 
quan khác làm thay Quốc hội để ban hành 
những văn bản pháp lý liên quan đến quyền 
con người, quyền công dân là trái với quy 
định của Hiến pháp và vi phạm các nguyên 
tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền. 
Về nguyên tắc, theo quy định của Hiến 
pháp hiện hành, rõ ràng nhân dân chỉ ủy 
quyền cho từng cơ quan chuyên biệt những 
chức năng và quyền hạn nhất định để thực 
hiện nhiệm vụ điều hành đất nước. Cho nên, 
sẽ là bất hợp lý nếu chức năng của cơ quan 
này lại bị chuyển giao cho cơ quan khác mà 
không có lý do chính đáng hay không được 
sự đồng thuận của nhân dân. Việc cơ quan 
lập pháp không thực hiện nhiệm vụ của 
mình mà lại chuyển giao cho cơ quan hành 
pháp hay bất kỳ một cơ quan nào khác sẽ 
là không chính đáng. Đặc biệt đây là những 
vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của 
nhân dân (mà phạm vi quyền này đã được 
ghi rõ là chỉ có thể được điều chỉnh bằng 
Hiến pháp và luật)2. Vì vậy, với việc ban 
hành các văn bản quy phạm pháp luật liên 
quan trực tiếp đến quyền con người, quyền 
công dân thì các cơ chế ủy quyền lại trong 
lập pháp sẽ bị coi là vô hiệu. Thực tế chính 
Hiến pháp đã định danh cụ thể các văn bản 
có thẩm quyền điều chỉnh vấn đề này chỉ có 
thể là Hiến pháp và luật3. 
(xem tiếp trang 59)
2 Khoản 1, Điều 14, Hiến pháp năm 2013.
3 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: Ở nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con 
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, 
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, 
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_cac_to_chuc_xa_hoi_va_nhung_dinh_huong_phat_trie.pdf