Ước lượng năng lượng thu hồi tại các trạm điện kéo dựa trên mô hình mạng công suất
Bài báo trình bày một thuật toán ước lượng năng lượng tái sinh có khả năng thu
hồi được tại vị trí trạm điện kéo dựa trên mô hình công suất mạch điện. Thuật toán đề xuất
dựa trên luật cân bằng công suất của mạch điện, sử dụng phương pháp lặp NewtonRaphson để xác định năng lượng tái sinh có khả năng thu hồi được trong điều kiện duy trì
cho điện áp trên lưới tiếp xúc không vượt qua giá trị cho phép. Các kết quả ước lượng trong
mô hình mô phỏng một tuyến đường sắt giao thông đô thị dựa trên số liệu tuyến đường và
thông số đoàn tàu tuyến Cát Linh – Hà Đông minh họa cho tính khả thi và tính hiệu quả của
thuật toán đề xuất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ước lượng năng lượng thu hồi tại các trạm điện kéo dựa trên mô hình mạng công suất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ước lượng năng lượng thu hồi tại các trạm điện kéo dựa trên mô hình mạng công suất
Bước 4: Ước lượng công suất tái sinh có khả năng thu hồi tại TĐK tại từng thời điểm tính trong chu kỳ thời gian giãn cách nhỏ nhất. Trong bước này, tại mỗi thời điểm công suất của các đoàn tàu được xác định, giá trị điện áp trên lưới tiếp xúc được tiến hành ước lượng theo thuật toán Newton-Raphson, đồng thời giá trị công suất tại các TĐK cũng được xác định. Để đảm bảo điện áp lưới tiếp xúc được duy trì trong điều kiện làm việc cho phép, trong mỗi bước xét điều kiện điện áp lớn hơn giá trị cho phép (V_cp), giá trị điện áp TĐK (V_sub) được điều chỉnh giảm đi V_dv = 5 (V). Bước 5: Tính giá trị năng lượng thu hồi được tại mỗi TĐK trong khoảng thời gian chu kỳ giãn cách chạy tàu tối thiểu. Trong bước 4, giá trị công suất thu hồi trong từng thời điểm đã xác định được. Do vậy, tổng giá trị năng lượng có khả năng thu hồi được trong khoảng thời gian headway được tính là bình phương quân phương tổng giá trị công suất thu hồi của tất cả các thời điểm trong khoảng thời gian đó. Trong khoảng thời gian vận hành một ngày là Tlv (giờ) thì tổng năng lượng có khả năng thu hồi sẽ được tính toán như công thức (6). headway 2 ()i P reg (6) ET i 1 * (kWh/ngày) regheadway lv Trình tự thực hiện cụ thể của giải pháp đề xuất được mô tả theo lưu đồ thuật toán trên Hình 3: 202 Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 71, Số 3 (04/2020), 196-209 Start Nhập các thông số đoàn tàu, profile tuyến đường khu đoạn, profile tốc độ đoàn tàu trong khu đoạn Tính công suất của đoàn tàu tại từng vị trí trên tuyến đường theo công thức của Davis Xây dựng mạng công suất trong khu đoạn theo mô hình xây dựng như hình 2 tại thời điểm tính toán t Tính các thông số mạch (điện trở các nhánh) tương t = t + 1 ứng với mô hình mạng công suất no Ước lượng điện áp trên lưới tiếp xúc và công suất tại các trạm theo thuật toán Newton-Raphson Tính giá trị điện áp lớn nhất trên lưới tiếp xúc (V_max) yes V_max >V_cp no V_sub = V_sub - V_dv Tính công suất thu hồi của các TĐK (P_reg) tại thời điểm t Cập nhật điện áp tại các TĐK (V_sub) t > headway no yes Hiển thị năng lượng tái sinh thu hồi được tại các TĐK End Hình 3. Lưu đồ thuật toán ước lượng năng lượng tái sinh tại các TĐK 4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG Để kiểm nghiệm thuật toán đề xuất, một mô hình đoàn tàu được xây dựng dựa theo số liệu của tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông, sử dụng tham khảo trong tài liệu dự án Cát Linh- Hà Đông [14]. Các thông số cơ bản của đoàn tàu được liệt kê trong Bảng 1. Bảng 2 tổng kết 203 Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 71, Số 3 (04/2020), 196-209 thời gian chạy tàu và khoảng cách giữa các ga. Profile tuyến đường sử dụng trong mô hình mô phỏng được mô tả như trên Hình 4. Bảng 1. Thông số cơ bản của đoàn tàu và tuyến đường. Thông số Đơn vị Giá trị Điện áp định mức lưới tiếp xúc V 750 Điện áp lưới tiếp xúc khi không tải V 795 Tổng khối lượng đoàn tàu và hành khách Tấn 150 Giãn cách nhỏ nhất Giây 80-220 Điện trở đơn vị của LTX và ray (R0) /km 0.0625 Điện trở cáp nguồn từ MBA tới LTX (Rng) 0.01 Vị trí đặt các TĐK: Ga C. Linh, Ga Láng, Ga P. Khoang, Ga H. Đông, Ga Y. Nghĩa Bảng 2. Thời gian chạy tàu giữa các ga trên khu đoạn Cát Linh - Láng. Từ ga Đến ga Chiều Thời gian Từ ga Đến ga Chiều dài Thời gian dài (m) (s) (m) (s) C. Linh L.Thành 931 88 Y.Nghĩa V. Khê 1032 80 L. Thành T. Hà 902.5 78 V. Khê L.Khê 1428 101 T. Hà Láng 1075 91 L.Khê H.Đông 1110 84 Láng T. Đình 1249 103 H.Đông V.Quán 1323 97 T. Đình V. Đai 3 1009 79 V.Quán P.Khoang 1122 85 V. Đai 3 P.Khoang 1480 104 P.Khoang V. Đai 3 1480 106 P.Khoang V.Quán 1122 86 V. Đai 3 T. Đình 1009 78 V.Quán H.Đông 1323 97 T. Đình Láng 1249 104 H.Đông L.Khê 1110 84 Láng T. Hà 1075 88 L.Khê V. Khê 1428 101 T. Hà L.Thành 902.5 79 V.Khê Y.Nghĩa 1032 81 L.Thành C. Linh 931 83 GA CÁT LINH GA LA THÀNH 0.0 0.0 0.0 150.0 770.0 170.0 L-0,0 L-60,60 L-20,20 L-70,70 RAY TRÁI R-800 R-300 R-2500 R-550 Ls-158 Ls-172 Ls-71 Ls-73 L-20,20 L-60,60 L-19,19 L-70,70 RAY PHẢI R-2000 R-300 R-2496 R-553 Ls-158 Ls-173 Ls-62 Ls-73 K0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 K1 Hình 4. Profile tuyến đường đoạn Ga Cát Linh – Ga La Thành Trong bài báo này, giả định rằng bỏ qua yếu tố độ dốc của đường để tính toán khả năng lớn nhất có khả năng thu hồi năng lượng tái sinh. Do không có được số liệu đường cong tốc độ nên các tác giả dựa vào các thông số đoàn tàu, thông số tuyến đường, vị trí giới hạn tốc độ và thời gian chạy tàu giữa các ga để xây dựng đường cong tốc độ chạy tàu theo dạng như Hình 5. Với giả định tốc độ tại các điểm chuyển đã xác định, dựa trên tiêu chí tối ưu năng lượng vận hành, nhóm tác giả áp dụng thuật toán quy hoạch tuyến tính (LP) để tìm được giá trị tối ưu của các tham số gia tốc (a1, a2, a3), thời gian và độ dài các phân đoạn trong quãng đường di chuyển giữa các ga. Kết quả ước lượng được liệt kê minh họa trên Bảng 3. 204 Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 71, Số 3 (04/2020), 196-209 Tốc độ vh von vh von a2 vh a2 von a2 a3 a3 a1 a3 a1 a1 Thời gian C. Linh La Thành Thái Hà Láng Hình 5. Đồ thị tốc độ đoàn tàu trong khu đoạn C. Linh - Láng Bảng 3. Thông số di chuyển đoàn tàu giữa các ga Thông số C. Linh- L. Thành – T. Hà - Láng Láng – T. Hà – L. L. Thành – L. Thành T. Hà T. Hà Thành C. Linh von (m/s) 10 18.3 17.4 17.7 17.7 17.7 vh (m/s) 18.8 17.2 13.8 18.8 16.6 15 2 a1 (m/s ) 0.83 0.50 0.61 0.83 0.49 0.50 2 a2 (m/s ) 0.28 -0.05 -0.08 0.04 -0.05 -0.09 2 a3 (m/s ) -0.42 -0.83 -0.83 -0.51 -0.83 -0.83 tchạy đà (s) 36.82 28.34 30.83 21.24 35.97 35.70 tthả trôi (s) 20.54 46.10 55.61 29.88 23.11 29.30 thãm (s) 20.64 16.56 16.56 36.88 19.92 18.00 schạy đà (m) 336.89 246.54 268.22 187.97 318.34 315.94 sthả trôi (m) 364.60 719.20 867.51 545.40 396.32 479.05 shãm (m) 177.50 114.26 114.26 346.63 165.34 135.00 Dựa trên các kết quả ước lượng trong Bảng 3, công suất đoàn tàu phân bố trên từng điểm của tuyến đường được tính theo công thức (1), trong đó các hệ số thực nghiệm trong công thức của Davis được tham khảo trong tài liệu [15]. Hình 6 mô tả phân bố công suất đoàn tàu tại từng điểm di chuyển theo hướng Cát Linh – Yên Nghĩa. Hình 6. Công suất đoàn tàu di chuyển hướng C. Linh – Y. Nghĩa 205 Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 71, Số 3 (04/2020), 196-209 Sau khi giá trị công suất của đoàn tàu tại từng vị trí được xác định, với giãn cách nhỏ nhất đặt trước, quá trình mô phỏng ước lượng công suất tại các TĐK được tiến hành thực hiện theo thuật toán đã đề xuất. Hình 7 mô tả công suất của các TĐK tại từng thời điểm ứng với giãn cách chạy tàu nhỏ nhất (headway) là 180 (s). Thời điểm t=0 được tính là thời điểm đoàn tàu bắt đầu rời ga Cát Linh. Từ Hình 7 có thể nhận thấy rằng chế độ tải của các TĐK tại từng thời điểm khá tương đồng mặc dù giá trị độ lớn tải khác nhau. Tuy vậy vẫn có một số thời điểm TĐK này làm việc ở chế độ cung cấp công suất cho tải thì TĐK khác lại làm việc ở chế độ thu hồi năng lượng như thời điểm từ giây 48 đến giây 62. Hình 7. Công suất TĐK từng thời điểm trong chu kỳ Headway 206 Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 71, Số 3 (04/2020), 196-209 Tổng năng lượng tái sinh có khả năng thu hồi tại các TĐK từ đó cũng tính được theo công thức (6) với thời gian làm việc 16 giờ trong một ngày. Kết quả ước lượng trên từng trạm như minh họa trên Hình 8. Năng lượng dư thừa cũng phụ thuộc nhiều vào chế độ vận hành, ở thời điểm cao điểm, số lượng cặp tàu đưa vào vận hành sẽ lớn hơn, tương ứng giãn cách nhỏ nhất sẽ nhỏ đi. Thuật toán đề xuất có khả năng thực hiện được quá trình ước lượng năng lượng thu hồi với những giãn cách nhỏ nhất bất kỳ. Bảng 4 minh họa các kết quả tính toán tổng năng lượng có khả năng thu hồi tại các TĐK trong thời gian một ngày áp dụng thuật toán đề xuất tương ứng với các giãn cách nhỏ nhất khác nhau. Thời điểm năng lượng thu hồi lớn khi có nhiều đoàn tàu cùng hãm. Nếu giãn cách chạy tàu tương đồng với khoảng thời gian di chuyển giữa các ga thì gần như các đoàn tàu là cùng khởi động, cùng hãm. Quan sát số liệu trong Bảng 4, về cơ bản khi headway có giá trị từ 90(s) đến 100(s) khá tương đồng với khoảng thời gian di chuyển giữa các ga thì năng lượng thu hồi lớn hơn nhiều khi headway nằm trong dải giá trị từ 120 (s) đến 160(s). Trong mỗi dải phạm vi của headway, cũng dễ nhận thấy rằng giá trị năng lượng thu hồi lớn có xu hướng nằm ở giá trị headway là bội số của thời gian các đoàn tàu di chuyển giữa các ga, ví dụ trong dải phạm vi 120 – 220(s), giá trị năng lượng thu hồi lớn nhất khi headway bằng 180(s). Hình 8. Năng lượng tái sinh có khả năng thu hồi tại các TĐK Bảng 4. Năng lượng thu hồi tại các TĐK theo giãn cách chạy tàu nhỏ nhất Headway E (kWh/ngày) No. reg (s) C. Linh Láng P. Khoang H. Đông Y. Nghĩa Tổng 1 100 323.4299 335.5657 716.7575 783.7186 627.0655 2786.5372 2 120 289.0526 266.3171 278.9281 518.0559 487.8720 1840.2257 3 140 290.5926 159.0223 431.0480 544.40 439.0344 1864.0973 4 160 286.7534 463.7303 295.0280 574.1847 350.5909 1970.2873 5 180 381.6458 371.8608 510.4736 931.2669 379.3634 2574.6105 6 200 242.3478 293.1461 416.4662 455.7644 334.2939 1742.0184 7 220 249.9535 284.6981 289.9618 480.1525 346.8547 1651.6206 8 300 269.0168 239.6811 275.2158 347.9027 228.5826 1360.399 9 400 176.6376 231.1565 291.8948 154.7200 168.6674 1023.0763 10 600 186.5789 219.2659 130.5430 224.4978 11.7315 772.6171 207 Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 71, Số 3 (04/2020), 196-209 Thông qua ví dụ mô phỏng, thuật toán đề xuất đã cung cấp một cái nhìn hệ thống trong vấn đề mô phỏng hệ thống giao thông điện đô thị, mô hình tính toán công suất mạng điện đường sắt, cũng như mô hình tính toán ước lượng năng lượng dư thừa trên mạng điện đường sắt trong quá trình vận hành một tuyến đường sắt đô thị. Từ kết quả mô phỏng có thể xác định chính xác những thời điểm năng lượng có khả năng thu hồi được, qua đó có thể đưa ra tham chiếu để điều khiển quá trình thu hồi năng lượng đạt hiệu quả. Ngoài ra hiệu suất thu hồi năng lượng tái sinh cũng được xác định dựa trên tổng năng lượng tiêu thụ và tổng năng lượng tái sinh, từ đó có thể sử dụng làm cơ sở để tham vấn việc lựa chọn giá trị giãn cách chạy tàu nhỏ đô thị, cũng như trong các giải pháp ứng dụng thiết bị thu hồi, tích trữ năng lượng cho các tuyến đường sắt giao thông đô thị. 5. KẾT LUẬN Bài báo này trình bày một thuật toán để giải quyết vấn đề mô phỏng, phân tích dòng công suất, và ước lượng năng lượng có khả năng thu hồi được tại các trạm điện kéo trên hệ thống mạng điện giao thông đường sắt đô thị. Thuật toán đề xuất được thực hiện dựa trên mô hình công suất của mạng điện, trong mô hình này giá trị công suất của đoàn tàu cũng như thông số của mạch điện được ước lượng, tính toán và cập nhật theo từng thời điểm; còn công suất có khả năng thu hồi được xác định một cách chính xác tương ứng với từng khoảng thời gian 1 giây. Thuật toán đề xuất được mô phỏng kiểm nghiệm trên mô hình mô phỏng đoàn tàu của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Kết quả mô phỏng đã chứng minh tính khả thi và tính hiệu quả của thuật toán khi áp dụng cho các ứng dụng trong phân tích quá trình năng lượng trên mạng điện đường sắt, cũng như cho các giải pháp thu hồi, tích trữ năng lượng cho các tuyến giao thông điện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. S. Chenh et al., Quasi-Static decoupled load flow modelling of a power supply network with AC- DC converters applied to light rail system, in 2007 European Conference on Power Electronics and Applications. 2007: Aalborg, Denmark. https://doi.org/10.1109/EPE.2007.4417602 [2]. M. Popescu, A. Bitoleanu, A Review of the Energy Efficiency Improvement in DC Railway Systems, Energies, 12 (2019) 1092-1117. https://doi.org/10.3390/en12061092 [3]. Bae, C.H., et al., A Study of capacity calculation of regenerative inverter for 1500v dc traction system, WIT Transactions on The Built Environment, 88 (2006) 757-766. https://www.witpress.com/elibrary/wit-transactions- on-the-built-environment/88/16676 [4]. C.-h. Bae, et al., Calculation of regenerative energy in DC 1500V electric railway substations, in 7th Internatonal Conference on Power Electronics. 2007: Daegu, South Korea. p. 801-805, 2007. https://doi.org/10.1109/ICPE.2007.4692497 [5]. P. Arboleya, G. Diaz, M. Coto, Unified AC/DC power flow for traction systems: a new concept, IEEE Transactions on Vehicular Technology, 61 (2012) 2421-2430. https://doi.org/10.1109/TVT.2012.2196298 [6]. W.Liu, Q. Li, M. Chen. Study of the simulation of DC traction power supply system based on AC/DC unified Newton-Raphson method, in 2009 International Conference on Sustainable Power Generation and Supply, Nanjing, China, 2009. https://doi.org/10.1109/SUPERGEN.2009.5348365 [7]. b. mohamed, p. arboleya, c. gonzalez-moran, modified current injection method for power flow analysis in heavy-meshed dc railway networks with nonreversible substations, IEEE Transactions on Vehicular Technology, 66 (2017) 7688-7696. https://doi.org/10.1109/TVT.2017.2687061 [8]. R.A. Jabr, I. Dzafic, Solution of DC railway traction power flow systems including limited network receptivity, IEEE Transactions on Power Systems, 33 (2018) 962-969. https://doi.org/10.1109/TPWRS.2017.2688338 208 Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 71, Số 3 (04/2020), 196-209 [9]. T. Kulworawanichpong, Multi-train modeling and simulation integrated with traction power supply solver using simplified Newton-Raphson method. Journal of Modern Transportation, 23 (2015) 241-251. https://doi.org/10.1007/s40534-015-0086-y [10]. H. Alnuman, D. Gladwin, M. Foster, Electrical modelling of a dc railway system with multiple trains, Energies, 11 (2018) 3211-3231. https://doi.org/10.3390/en11113211 [11]. M. Khodaparastan, A. Mohamed, Modeling and simulation of regenerative braking energy in DC electric rail systems, in 2018 IEEE Transportation Electrification Conference and Expo (ITEC). Long Beach, CA, USA. p. 1-6, 2018. https://ieeexplore.ieee.org/document/8450133/ [12]. M. Khodaparastan et al., Modeling and simulation of dc electric rail transit systems with wayside energy storage, IEEE Transactions on Vehicular Technology, 68 (2019) 2218 - 2228. https://doi.org/10.1109/TVT.2019.2895026 [13]. W. Jefimowski, A. Szelag, T The multi-criteria optimization method for implementation of a regenerative inverter in a 3 kV DC traction system, Electric Power Systems Research, 161 (2018) 61- 73. https://doi.org/10.1016/j.epsr.2018.03.023 [14]. Dự án thiết kế xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Tuyến Cát Linh Hà Đông, phần 2 Tổng hợp, quyển 2 Quản lý vận hành và khai thác chạy tàu, 2013. [15]. TB/T 1407.1-2018 Railway train traction calculation-Part 1: Trains with locomotives 2018. 209
File đính kèm:
- uoc_luong_nang_luong_thu_hoi_tai_cac_tram_dien_keo_dua_tren.pdf