Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Quảng Ngãi với 130 km bờ biển, 04 cửa sông lớn, đặc biệt tại huyện đảo Lý Sơn nguồn

nước quanh năm luôn trong sạch, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy

sản trên biển. Nuôi thương phẩm cá bớp trên địa bàn tỉnh ta đã phát triển từ năm 2013. Trong

nhiều năm qua người nuôi thương phẩm cá bớp phải mua cá giống từ các tỉnh Ninh Thuận,

Khánh Hòa; thời gian vận chuyển xa nên tiềm ẩn nhiều rũi ro. Bên cạnh đó chất lượng cá

giống cũng khó kiểm soát được chất lượng, nhiều cơ sở sản xuất giống kém chất lượng vẫn

được bán trên thị trường làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nghề nuôi cá bớp tại tỉnh nhà.

Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm

ương giống cá bớp (giai đoạn từ trứng lên cá giống) tại Quảng Ngãi là rất cần thiết. Việc tiếp

nhận quy trình kỹ thuật đào tạo cho cán bộ kỹ thuật và công nhân của Trung tâm chủ động

trong ương nuôi giống cá bớp, xây dựng hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất giống phù

hợp với điều kiện địa phương, tạo ra nguồn giống tại chỗ đảm bảo chất lượng, cung cấp cho

người nuôi trong tỉnh một đối tượng nuôi mới, thúc đẩy phát triển nghề nuôi trồng thủy sản

nước mặn, đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển kinh tế bền

vững

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi trang 7

Trang 7

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi trang 8

Trang 8

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 5520
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi
m 2017, năm 2018 copepoda màu nước nuôi 
được duy trì ổn định nên copepoda luôn đảm bảo trong suốt vụ nuôi. Gây nuôi sinh khối 
copepoda đáp ứng đủ nhu cầu ương cá hương, điều này chứng tỏ quy trình nuôi copepoda 
phù hợp.
4.4. Ấp nở Artermia
Artermia hiện nay được bán rộng rải trên thị trường dưới dạng trứng nghỉ. Dự án mua 
về ấp đúng yêu cầu kỹ thuật trong hướng dẫn của nhà sản xuất thì Artermia nở. Vỏ Artermia 
cá ăn vào sẽ gây khó tiêu hóa, chướng bụng; vì vậy trong quá trình thu Artermia cần loại bỏ 
triệt để vỏ. Giai đoạn cá hương cần cho ăn bổ sung thêm Artermia sinh khối để phù hợp cỡ 
mồi và giảm chi phí sản xuất. 
Kết quả theo dõi ấp nở Artermia:
Năm 2017: Số lượng trứng đưa vào ấp 06kg, Artermia nở thu được 14 kg
Năm 2018: Số lượng trứng đưa vào ấp 11 kg, Artermia nở thu được 26 kg
5. Kết quả ương cá bột lên cá hương
5.1. Vận chuyển và ấp nở trứng cá
Đợt 1/2017: Ấp trứng ương trong bể xi măng, số trứng 600.000, cá bột 420.000, tỷ lệ 
nở 70%;
Đợt 2/2017: Ấp trứng ương ao ngoài trời, số trứng 700.000, cá bột 500.000, tỷ lệ nở 
70%;
Đợt 1/2018: Ấp trứng ương trong bể xi măng, số trứng 700.000, cá bột 500.000, tỷ lệ 
nở 70%; ấp trứng ương ao ngoài trời số trứng 728.000, cá bột 510.000, tỷ lệ nở 71%;
Đợt 2/2018: Ấp trứng ương trong bể xi măng, số trứng 450.000, cá bột 315.000, tỷ lệ 
nở 70%; ấp trứng ương ao ngoài trời số trứng 500.000, cá bột 350.000, tỷ lệ nở 71%;
Tỷ lệ nở của trứng phụ thuộc chất lượng trứng và kỹ thuật ấp trứng. Nguồn nước cấp 
vào ấp trứng phải được xử lý sạch khuẩn và lắng lọc kỹ. Khi đưa trứng vào ấp, sục khí phải 
được điều chỉnh giảm dần đến khi trứng nở ra cá bột. Trứng vận chuyển về trại tỷ lệ trứng bị 
vỡ ít nên công tác vận chuyển trứng đảm bảo. Tỷ lệ nở của trứng các đợt ấp để ương ngoài 
trời và trong nhà không có sự chênh lệch đáng kể, kết quả kỹ thuật ấp nở trứng cá đạt yêu 
cầu dự án đề ra 70 % ( kế hoạch 70%) điều này chứng tỏ chất lượng trứng đảm bảo, kỹ thuật 
ấp trứng đúng kỹ thuật. 
5.2. Kết quả ương giai đoạn cá bột lên cá hương trong bể xi măng
Ương giai đoạn cá bột lên cá hương thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống luân trùng, 
copepoda và Artemia. Copepoda là thức ăn chính, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng 
cá bột lên cá hương. Cho ăn Artemia chủ động được nguồn thức ăn nhưng làm cho chi phí 
tăng cao nhưng chất lượng không bằng Copepoda, vì vậy để đảm bảo mật độ thức ăn cho 
cá bắt mồi cho ăn xen kẽ giữa Copepoda và Artemia. Hao hụt giai đoạn này là cá bột mở 
107
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
miệng nhưng không bắt mồi được, cá lớn ăn thịt cá nhỏ.
Kết quả ương:
- Năm 2017: Cá bột 420.000 con, cá hương 8.000, tỉ lệ sống 1,9% (đạt 2-3% kế hoạch)
- Năm 2018: Đợt 1, cá bột 490.000 con, cá hương 9.800, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế 
hoạch). Đợt 2, cá bột 315.000 con, cá hương 6.300, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế hoạch)
Tỷ lệ sống năm 2017 có thấp hơn kế hoạch đề ra là do khi cá hương được 5 – 8 ngày 
tuổi ao nuôi copepoda bị tàn, copepoda cung cấp vào không đủ mật độ để cho cá bắt mồi 
nên cá yếu, tỷ lệ sống thấp. Năm 2018, 2 đợt ương tỷ lệ sống đạt yêu cầu so với chỉ tiêu dự 
án đề ra.
5.3. Kết quả ương cá bột lên cá hương trong ao ngoài trời
- Năm 2017: Cá bột 500.000, cá hương 10.000, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế hoạch)
- Năm 2018: Đợt 1, cá bột 510.000, cá hương 10.200, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế 
hoạch). Đợt 2, cá bột 350.000, cá hương 7.000, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế hoạch).
Tỷ lệ sống cá bột lên cá hương 2% đạt yêu cầu so với chỉ tiêu dự án đề ra. Điều này 
chứng tỏ quy trình kỹ thuật được áp dụng phù hợp với điều kiện tại Quảng Ngãi. 
Bảng 2: So sánh ương nuôi cá bột lên cá hương trong bể xi măng và ao ngoài trời.
TT Tên loại Ương trong nhà Ương ngoài trời
1 Màu nước Cấp tảo hàng ngày Gây màu từ tảo tự nhiên
2
Thức ăn tươi sống Luân 
rùng, copepoda, artermia
Cho ăn thừa sẽ chết, gây ô 
nhiễm nước bể ương. Nguồn 
thức ăn tự nhiên không có.
Cho ăn thừa sẽ tạo nguồn 
thức ăn tự nhiên cho ao.
Trong ao có nguồn thức ăn 
tự nhiên.
3 Quảng lý chăm sóc
Xi phông, thay nước hàng 
ngày.
Không xi phông, thay nước, 
chỉ cấp bù nước hao hụt.
4 Nhiệt độ nước
Chủ động điều chỉnh nhiệt 
độ nước.
Không điều chỉnh được 
nhiệt độ nước.
5 Yêu cầu kỹ thuật.
Có nhiều kinh nghiệm ương 
trong bể xi măng
Không cần nhiều kinh 
nghiệm.
6 Môi trường
Chật hẹp, không phù hợp 
tập tính của cá.
Thoáng, phù hợp vói tập 
tính của cá
Qua bảng so sánh ương nuôi cá bột lên cá hương trong ao ngoài trời có nguồn tảo, thức 
ăn tự nhiên, ít thay nước nên chi phí giảm; không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật 
ương, ao ương thông thoáng phù hợp với tập tính của cá. Vì vậy, ương ao ngoài trời nhiều 
lợi thế hơn ương trong nhà.
6. Kết quả ương cá hương lên cá giống trong bể xi măng
6.1. Kỹ thuật ương và các yếu tố môi trường nước bể ương
- Trại ương phải kín gió vào mùa mưa và thoáng mát vào mùa nắng, được lắp đặt hệ 
thống khí, điện, cấp và thoát nước chủ động.
- Bể nuôi bằng composite hoặc bể xi măng, có dạng hình tròn hoặc hình vuông, thể tích 
108
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
bể ương từ 5 - 15 m3 .
- Mật độ ương cá hương lên cá giống 100 – 150con/m3.
- Trong giai đoạn này cá bắt mồi chủ động thức ăn gồm artemia và thức ăn tổng hợp, 
tùy theo cỡ miệng của cá, cho ăn lần lượt NRD 3/5, NRD 5/8, NRD G8, NRD G12, NRD 
P16S.
- Lượng thức ăn từ 500 – 700g/1000 cá/ngày.
- Để tăng tỷ lệ sống giai đoạn cá giống, giai đoạn cá hương cần bổ sung thêm artemia 
sinh khối để tăng sức đề kháng cho cá hương.
- Cá giống sử dụng thức ăn nhiều, lượng phân thải ra lớn nên dễ bị ô nhiễm tạo khí độc, 
theo dõi bể ương nước đục tiến hành siphong thay nước, hằng ngày thay nước với lượng từ 
100 - 200% tùy theo chất lượng nước trong hồ ương. Cứ 2 ngày chuyển cá qua hồ mới, tránh 
hồ nuôi bị nhiễm khuẩn và luyện cá. 
- Giai đoạn này nước được thay liên tục nên các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm 
theo nguồn nước tự nhiên nên luôn ổn định. Lượng thức ăn được sử dụng nhiều nên môi 
trường nước nuôi dễ bị ô nhiễm, độ độc tăng cao; cá dễ bị ngộ độc và chết hàng loạt, khi 
nước đục phải được thay kịp thời hoặc chuyển hồ mới.
- Trong quá trình ương định kỳ từ 3 – 5 ngày tiến hành lọc phân cỡ cá, để hạn chế cá ăn 
thịt lẫn nhau, cạnh tranh thức ăn cá nhỏ không bắt mồi được, tạo ra đàn cá có kích cỡ đồng 
đều, tăng tỷ lệ sống.
- Ương cá bột lên cá hương trong thời gian khoảng 20 – 28 ngày, cá được 5 – 6 cm, cá 
bắt đầu ăn thức ăn tổng hợp chuyển sang ương giai đoạn cá hương lên cá giống.
Bảng 3: Các yếu tố môi trường nước bể ương cá giống.
Thời gian 
ương
Yếu tố môi trường
Nhiệt độ 
(0C)
Độ mặn
( ‰)
PH
Độ kiềm
(mg CaCo3/l)
DO
(mg/l)
Nitrit
(mg/l)
Tháng 4 23 – 30 32 80 - 8,5 110 6 – 9 0
Tháng 5 28 – 32 80 - 8,5 110 6 – 9 0
Tháng 6 30 – 32 80 - 8,5 110 6 – 9 0
6.2. Số lượng cá giống thu được:
- Năm 2017: Cá hương 18.000 con, cá giống 10.500 con, tỷ lệ sống 58%
- Năm 2018: Đợt 1, cá hương 10.200 con, cá giống 12.500 con, tỷ lệ sống 60%. Đợt 2, 
cá hương 7.000 con, cá giống 8.000 con, tỷ lệ sống 60%.
Ương cá hương lên cá giống trong bể xi măng năm 2017 và năm 2018 không có sự 
khác biệt lớn. Ương giai đoạn này cá đã ăn được thức ăn tổng hợp nên sức đề kháng của cá 
tăng, chủ yếu cá hao hụt giai đoạn đầu cá hương chuyển sang cá giống, từ ăn thức ăn tươi 
sống chuyển sang ăn thức ăn tổng hợp, cá lớn ăn thịt cá nhỏ. Số lượng cá giống thu được đạt 
chỉ tiêu dự án đề ra 30.500 con cá giống (Kế hoạch 30.000 con cá giống), điều này chứng tỏ 
quy trình kỹ thuật tiếp nhận phù hợp với điều kiện Quảng Ngãi.
Bảng 4: Tổng hợp kết quả ương nuôi cá giống
109
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Năm thực 
hiện
Số trứng
(trứng)
Cá bột
(con)
TL nở
(%)
Cá hương
(con)
TL sống
(%)
Cá giống
(con)
Tỷ lệ 
sống
(%)
2017 Bể 600.000 420.000 70 8.000 1,9
10.500 58
2017 Ao 700.000 500.000 71 10.000 2
2018 Bể 1150.000 805.000 70 16.100 2
20.000
60
2018 Ao 1.228.000 860.000 70 17.200 2
TC 3.680.000 2.585.000 70,2 51.300 1,98 30.500 59,5
Qua triển khai 06 đợt ương (năm 2017 02 đợt ương, năm 2018 04 đợt ương), các chỉ 
tiêu dự án tỷ lệ nở đạt 70,2% (KH 70%), tỷ lệ sống cá bột lên cá hương bể ương trong nhà 
và ngoài trời đạt 1,98%(KH 2 - 3%), tỷ lệ sống cá hương lên cá giống đạt 59,5% (KH 60%), 
cá giống thu được 30.500 (KH 30.000 con) con cá bớp giống, quy cỡ 10 – 12 cm; các chỉ 
tiêu dự án điều đạt so với chỉ tiêu dự án đề ra, điều này chứng tỏ quy trình tiếp nhận được áp 
dụng phù hợp tại Quảng Ngãi.
7. Kết quả về áp dụng các giải pháp quản lý chất lượng nước, phòng và trị bệnh 
cho cá
7.1. Giải pháp quản lý chất lượng nước
- Bơm nước biển vào lắng xử lý bằng XC Chlorin 90 với nồng độ 10ppm sục khí mạnh 
24/24h, thời gian xử lý XC Chlorin 90 từ 48 - 72 giờ hết chlorine, dùng test kiểm tra dư 
lượng hết chlorin, ta tiếp tục xử lý EDTA 10 ppm. Nước trước khi đưa vào sử dụng được 
bơm qua hệ thống lọc than và lọc cát, tiếp tục được lọc qua ống lọc nano 0.2 µm rồi đưa về 
bể chứa để sử dụng. Cần duy trì pH từ 7,5 – 8,5, oxy hòa tan >5mg/l, độ mặn đảm bảo từ 
25 - 32‰, nhiệt độ nước 25 - 300C, Độ kiềm: 100 – 120 mg Caco
3
/l.
- Định kỳ sử dụng khoáng, ankaline để ổn định độ kiềm, sử dụng chế phẩm sinh học vi 
sinh, EM để ổn định môi trường nước nuôi. 
- Chọn thời điểm thả trứng ương phải phù hợp, nhiệt độ thời điểm thả trứng > 250C, 
với thời tiết Quảng Ngãi thời điểm thả trứng vào đầu và giữa tháng 03 hàng năm là phù hợp. 
- Ương cá hương trong bể xi măng sử dụng thiết bị nâng nhiệt để làm tăng nhiệt độ 
nước bể ương.
- Trại ương phải kín gió vào mùa lạnh, thoáng mát vào mùa nóng. 
- Hệ thống ao xử lý nước, ao chứa lắng phải lớn, đủ lượng nước dự trữ thay nước hằng 
ngày, nguồn nước cấp vào ương nuôi phải xử lý kỹ, qua hệ thống lọc. 
- Thay nước hằng ngày từ 100 – 200% lượng nước hồ nuôi, cứ 2 ngày chuyển hồ để 
hạn chế ô nhiễm do thức ăn thừa, phân thải bám vào thành hồ và môi trường nước hồ ương. 
7.2. Phòng và trị bệnh cho cá
Để ương giống hiệu quả trong quá trình ương nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:
110
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
- Trước vụ sản xuất trại ương phải được vệ sinh sạch sẽ, các dụng cụ phục vụ sản xuất 
phải được tiệt trùng, rửa sạch.
- Nguồn thức ăn tươi sống phải được tắm qua hóa chất để loại bỏ mầm bệnh lây nhiễm, 
sử dụng các loại axit amin để làm giàu và sử dụng trực tiếp để tăng sức đề kháng cho cá nuôi. 
Cung cấp đảm bảo mật độ thức ăn tươi sống để cho cá bắt mồi. 
- Chọn nguồn trứng cá đảm bảo chất lượng tại các Công ty có thương hiệu, uy tín trên 
thị trường.
- Bổ sung các loại men tiêu hóa, vitamin để tăng sức đề kháng cho cá nuôi. 
- Sử dụng các loại thức ăn có chất lượng, bảo quản sử dụng thức ăn hợp lý, không để 
thức ăn bị ẩm mốc...
8. Kết quả nuôi thương phẩm cá bớp (Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm từ 
30.000 con giống cá Bớp của dự án)
Cá giống sau khi ương trong trại đạt kích cỡ 10 – 12cm/con thu hoạch vận chuyển ra 
nuôi thử nghiệm tại các mô hình trên địa bàn các huyện Lý Sơn, Đức Phổ, Bình Sơn. Tổng 
số 30.000 con cá giống, được thả nuôi 30 mô hình. Trong đó huyện Bình Sơn thực hiện 03 
mô hình, huyện Đức Phổ thực hiện 07 mô hình, huyện Lý Sơn thực hiện 20 mô hình. Qui 
mô: 100 m3/mô hình, 1.000 con cá giống/mô hình. 
Dự án nuôi thương phẩm cá sau một tháng thả nuôi tốc độ tăng trưởng tại các mô hình 
không chênh lệch đáng kể, tỷ lệ sống cá nuôi tại các mô hình tương đối cao, cá bắt mồi 
mạnh, đa số các hộ nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn viên, cá hoạt động mạnh, chứng tỏ con 
giống thả ra thích nghi tốt với môi trường
Cá nuôi ở tháng thứ 7 tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình tăng từ 0,7 – 1 kg/con/
tháng. Trọng lượng cá tại các mô hình dao động từ 3,5 – 4 kg/con. Nhìn chung cá nuôi tại 
các mô hình trong hai năm thực hiện dự án trong những tháng đầu có sự chênh lệch về tốc 
độ tăng trưởng giữa các vùng nuôi, cá nuôi tại huyện Bình Sơn, Đức Phổ phát triển nhanh 
hơn cá nuôi tại các mô hình huyện Lý Sơn cùng một nguồn cá giống. Tốc độ phát triển có 
sự khác biệt là do nguồn thức ăn cho cá, tại Lý Sơn chủ yếu cho ăn thức ăn cá cáp đông và 
đầu cá đỏ cũ nên chất lượng thức ăn thấp dẫn đến cá chậm phát triển.
Như vậy, qua 2 năm triển khai thực hiện nuôi thử nghiệm cá bớp giống với 03 đợt thả 
nuôi thử nghiệm (đợt I từ tháng 4/2017 – 11/2017, đợt II tháng 5/2018 – 11/2018, đợt thứ III 
từ tháng 6/2018 – 12/2018), với 30 mô hình trên địa bàn 03 huyện Bình Sơn, Lý Sơn và Đức 
Phổ cá bớp giống thả nuôi thích nghi tốt với điều kiện môi trường, sau 07 tháng nuôi cá đạt 
trọng lượng trung bình 3,8kg/con (KH 3kg/con), tỷ lệ sống ước đạt 72 % (KH 70%) đạt so 
với chỉ tiêu dự án đề ra. Nhìn chung qua 03 đợt thả nuôi tại các vùng trên địa bàn 03 huyện 
không có sự chênh lệch đáng kể về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Nuôi tại Lý Sơn nguồn 
nước nuôi độ mặn cao nên nhiều ký sinh trùng bám vào cá, vì vậy các hộ nuôi phải thường 
xuyên tắm cá. Vùng nuôi tại huyện Bình Sơn, Đức Phổ nước được phân 2 tầng( tầng trên độ 
mặn thấp, tầng dưới độ mặn cao) nên nuôi thuận lợi hơn. 
9. Xây dựng hướng dẫn quy trình kỹ thuật ương giống cá bớp giai đoạn từ trứng 
lên cá giống phù hợp tại Quảng Ngãi
Nội dung hướng dẫn quy trình kỹ thuật gồm các bước:
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất để ương nuôi.
111
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
+ Kỹ thuật nuôi sinh khối tảo, luân trùng và copepoda áp dụng phù hợp tại Quảng Ngãi.
+ Kỹ thuật ương cá bột lên cá hương trong bể xi măng áp dụng phù hợp tại Quảng Ngãi.
+ Kỹ thuật ương cá bột lên cá hương trong ao ương ngoài trời áp dụng phù hợp tại 
Quảng Ngãi.
+ Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống áp dụng phù hợp tại Quảng Ngãi.
+ Các giải pháp nâng cao chất lượng nước, phòng và trị bệnh cho cá áp dụng phù hợp 
tại Quảng Ngãi.
IV. KẾT LUẬN 
Qua thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp giai 
đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi”,Trung tâm giống đã tiếp nhận thành công quy 
trình công nghệ, cá giống ương ra đảm bảo chất lượng và số lượng. Sản phẩm của dự án đưa 
ra nuôi thử nghiệm phát triển tương đối tốt, được người nuôi đánh giá cao. Như vậy với điều 
kiện thời tiết Quảng Ngãi việc ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm cá bớp hết sức phù 
hợp. 
Thực hiện dự án là cơ hội để Trung tâm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, 
sự thành công của dự án tạo tiền đề để Trung tâm nghiên cứu sản xuất các loại đối tượng 
nuôi lợ mặn khác để cung cấp con giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi trong và ngoài 
tỉnh, thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_tien_bo_ky_thuat_thu_nghiem_uong_giong_ca_bop_rachy.pdf