Ứng dụng thiết bị thu thập dữ liệu đa kênh DEWE 2600 khảo sát tín hiệu từ cảm biến trên động cơ đốt trong
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành một nước
công nghiệp trong tương lai. Cùng với sự phát triển
của cả nền kinh tế, ngành công nghiệp ôtô cũng có
sự phát triển mạnh mẽ. Khi đời sống được nâng cao
nhu cầu xe cộ đặc biệt là ôtô cũng tăng một cách
mạnh mẽ. Cùng với đó việc làm sao tăng mức độ
an toàn và duy trì tình trạng ôtô ở trạng thái hoạt
động tốt nhất trong một thời gian dài là một vấn đề
rất được quan tâm. Do đó việc cải tiến công nghệ và
áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào kiểm tra
chuẩn đoán trong ngành công nghiệp ôtô cũng được
chú trọng đầu tư và phát triển.
Trên ôtô hiện nay, các cảm biến có vai trò rất
quan trọng. Các cảm biến thu thập dữ liệu về hoạt
động xe và gửi các tín hiệu về ECU giúp điều chỉnh
các chế độ làm việc của xe sao cho an toàn nhất,
hoạt động hiệu quả nhất có thể. Các cảm biến tốc
độ xe giám sát tốc độ xe tại mọi thời điểm khi xe
đang chạy, cung cấp thông tin cho hệ thống máy
tính để hạn chế tốc độ xe khi cần thiết, các cảm biến
nhiệt độ động cơ, cảm biến lưu lượng khí nạp cung
cấp thông tin về chế độ hoạt động của động cơ để
điều chỉnh nhiên liệu và đánh lửa sao cho công suất
động cơ phát ra phù hợp nhất
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng thiết bị thu thập dữ liệu đa kênh DEWE 2600 khảo sát tín hiệu từ cảm biến trên động cơ đốt trong
ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology34 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 ỨNG DỤNG THIẾT BỊ THU THẬP DỮ LIỆU ĐA KÊNH DEWE 2600 KHẢO SÁT TÍN HIỆU TỪ CẢM BIẾN TRÊN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Nguyễn Văn Thịnh1, Đào Chí Cường1, Nguyễn Văn Nhơn1, Phạm Thị Minh Huệ2, Lê Đăng Đông1 1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 2 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 15/03/2020 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 22/05/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng: 10/06/2020 Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu trong việc ứng dụng thiết bị thu thập dữ liệu đa kênh dewe 2600 vào khảo sát một số tín hiệu từ các cảm biến trên động cơ đốt trong. Đối tượng nghiên cứu của bài báo là động cơ Solata LPG 2.0 đây là động cơ sử dụng nhiên liệu LPG có dung tích xy lanh 1999 cm3. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiết bị thu thập dữ liệu đa kênh Dewe-2600 có thể dễ dàng kết nối với hệ thống tín hiệu phục vụ quá trình chẩn đoán và điều khiển trên các dòng động cơ có sử dụng hệ thống cảm biến và điều khiển điện tử. Các tín hiệu đo được từ các cảm biến gửi về đều phản ánh đúng bản chất vật lý và đúng với thông số từ hãng đã cung cấp. Từ khóa: dewe 2600, tín hiệu cảm biến, khảo sát tín hiệu, dewesoft. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành một nước công nghiệp trong tương lai. Cùng với sự phát triển của cả nền kinh tế, ngành công nghiệp ôtô cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Khi đời sống được nâng cao nhu cầu xe cộ đặc biệt là ôtô cũng tăng một cách mạnh mẽ. Cùng với đó việc làm sao tăng mức độ an toàn và duy trì tình trạng ôtô ở trạng thái hoạt động tốt nhất trong một thời gian dài là một vấn đề rất được quan tâm. Do đó việc cải tiến công nghệ và áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào kiểm tra chuẩn đoán trong ngành công nghiệp ôtô cũng được chú trọng đầu tư và phát triển. Trên ôtô hiện nay, các cảm biến có vai trò rất quan trọng. Các cảm biến thu thập dữ liệu về hoạt động xe và gửi các tín hiệu về ECU giúp điều chỉnh các chế độ làm việc của xe sao cho an toàn nhất, hoạt động hiệu quả nhất có thể. Các cảm biến tốc độ xe giám sát tốc độ xe tại mọi thời điểm khi xe đang chạy, cung cấp thông tin cho hệ thống máy tính để hạn chế tốc độ xe khi cần thiết, các cảm biến nhiệt độ động cơ, cảm biến lưu lượng khí nạp cung cấp thông tin về chế độ hoạt động của động cơ để điều chỉnh nhiên liệu và đánh lửa sao cho công suất động cơ phát ra phù hợp nhất Vì vậy việc xây dựng chương trình kiểm tra, chẩn đoán các tín hiệu của cảm biến là cần thiết để bảo đảm an toàn cũng như duy trì các tính năng kỹ thuật của xe. DEWE- 2600 là một thiết bị kèm phần mềm đo đạc xung tín hiệu chuyên nghiệp, môi trường cho phép tạo ra các chương trình sử dụng kí hiệu đồ họa giúp xây dựng các thuật toán một các nhanh, gọn, sáng tạo và dễ hiểu. Thông qua các card giao tiếp và các chuẩn giao tiếp DEWE-2600 giúp kết nối bất kỳ các cảm biến với máy tính. Với mục đích nghiên cứu nhằm khai thác tính năng của thiết bị và nghiên cứu các phương pháp để xây dựng cơ sở giao tiếp với các tín hiệu từ các cảm biến gửi về ECU phục vụ quá trình điều khiển và chẩn đoán động cơ. 2. Đối tượng nghiên cứu * Động cơ Hyundai Sonata 2.0 LPG Hyundai Sonata là dòng xe sedan thuộc phân khúc hạng sang do hãng xe Hyundai chế tạo và sản xuất, phiên bản tác giả lựa chọn nghiên cứu là loại động cơ sử dụng nhiên liệu LPG có thể tích buống cháy 1999 cm3 4 kỳ, cơ cấu phân phối khí loại SOHC, 4 xilanh thẳng hàng, hộp số tự động và sử dụng hệ thống AES đặc biệt tiết kiệm nhiên liệu được sản xuất cho thị trường nội địa Hàn Quốc. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 Journal of Science and Technology 35 Bảng 1. Thông số cơ bản động cơ Sonata 2.0 TT Thông số Ký hiệu Giá trị 1 Hành trình piston/đường kính (mm) S/D 85/88 2 Số xylanh (-) i 4 3 Công suất đạt cực đại tại 5.500 vòng/phút (Hp) N emax 105 4 Mô men xoắn cực đại tại 4600 vòng/phút (Nm) M emax 164 5 Số vòng quay cực đại (vòng/phút) n emax 6000 6 Tỷ số nén (-) ε 10,5:1 7 Dung tích (lít) V c 1.99 Hình 1. Mô hình động cơ Sonata 2.0 LPG Hình 2. Sơ đồ tổng quát hệ thống điều khiển và hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG trên động cơ Sonata 2.0 1: Bình chứa nhiên liệu; 2: Đồng hồ báo áp suất; 3: Van từ; 4: Bộ hóa hơi; 5: Lọc; 6: Vòi phun; 7: Cáp OBD; 8: Cuộn đánh lửa; 9: Công tắc đóng LPG; 10: ECU; 11: Cảm biến ô xy; 12: Bình ắc quy; 13: Cảm biến MAP; 14: Van khóa ga. Động cơ trên xe Sonata 2.0 sử dụng hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG được giới thiệu trên Hình 2. LPG được tích trong bình chứa thương mại chuyên dụng hoặc các bình chứa trên thị trường. Việc điều chỉnh áp suất LPG trong quá trình thí nghiệm được thực hiện bằng van giảm áp dạng cơ khí và kiểm soát việc đóng cắt tự động bằng van điện từ. LPG được hóa hơi hoàn toàn qua bộ chuyển đổi hóa hơi trước khi vào động cơ. Trên đường cung cấp LPG cho động cơ còn có các cảm biến đo nhiệt độ, áp suất và lưu lượng LPG. Nhiên liệu LPG được phun vào đường ống nạp của động cơ qua vòi phun. Các tín hiệu từ cảm biến tốc độ, cảm biến nhiệt độ, cảm biến lưu lượng, cảm biến chân ga, cảm biến áp suất, ... được đưa về bộ điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG (ELC - Electronic LPG Control). Tín hiệu điều khiển phun LPG được gửi tới van điện từ đóng ngắt nhiên liệu đặt phía trước bộ hóa hơi và tín hiệu điều khiển vòi phun. Quá trình điều khiển cung cấp LPG được thực hiện thông qua giao diện của máy tính kết nối với bộ ELC. * Thiết bị thu thập dữ liệu đa kênh Dewe 2600 Dewe-2600 là một hệ thống có khả năng thu thập dữ liệu loại xách tay của hãng DEWETRON Áo. Hệ thống này tương thích với tất cả các module khuyếch đại của DEWETRON, có thể sử dụng với bất kỳ phần mềm thu thập nào khác. Dewe-2600 được thiết kế có kết cấu chắc chắn để sử dụng trong công nghiệp chẩn đoán. Với màn hình Touchscreen 15 inches, thiết bị này nhận được cấp chứng chỉ CE và sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001. Hình 3. Thiết bị thu thập dữ liệu đa kênh Dewe 2600 ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology36 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 Tính năng chính của thiết bị Dewe 2600 là đo và lưu trữ số liệu, phân tích số liệu, phân tích phổ FFT Cũng như đo áp suất, mô men, đo lực, đo nhiệt, đo rung động nhiều thành phần, phân tích rung động, đo công suất động cơ... Và nhiều chức năng khác. DEWE-2600 có thể quản lý được tới 64 module của DEWETRON. Nó có thể hiển thị theo thời gian thực các dạng đồ thị khác nhau như: scope, overview, recoder, x-y, FFT... Hình 4. Sơ đồ cấu trúc thiết bị thu thập dữ liệu đa kênh Dewe 2600 Hình 5. Thiết lập kênh đo trên phần mềm dewesoft Hình 6. Kết nối thiết bị và động cơ thí nghiệm 3. Một số kết quả khảo sát Trường hợp 1: Khảo sát tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ động cơ Cảm biến nhiệt độ nước xác định nhiệt độ làm mát của động cơ, chuyển đổi sự thay đổi trở kháng thành tín hiệu điện áp, tín hiệu vào cho bộ điều khiển ECU, bộ điều khiển sử dụng tín hiệu này để điều khiển và kiểm soát chế độ làm việc của động cơ, đồng thời tín hiệu này cũng được sử dụng để điều khiển quạt làm mát. Hình 7. Cảm biến nhiệt độ nước Bảng 2. Thông số của cảm biến nhiệt độ động cơ Thông số kỹ thuật Nhiệt độ Trở kháng Điện áp -20°C 10.7 kΩ 4.2 V 20°C 20.5 kΩ 2.6 V 60°C 0.6 kΩ 1.1 V 80°C 0.2 kΩ 0.5 V Hình 8. Đồ thị xung và đặc tính của cảm biến nhiệt độ ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 Journal of Science and Technology 37 Trường hợp 2: Khảo sát tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga và áp suất tuyệt đối đường ống nạp Cảm biến vị trí bướm ga (TPS) được gắn trên đường ống nạp để đo góc mở của van bướm ga. TPS là một cảm biến trở kháng biến thiên, trở kháng ra phụ thuộc vào vị trí của van bướm. Tín hiệu ra của cảm biến TPS là 0.3~0.9V khi van bướm đóng, và 4.0~4.8V khi van bướm mở hoàn toàn. Bộ ECU sử dụng MAPS và TPS để đo để đo trạng thái hoạt động, một phần tải, trạng thái tăng tốc và giảm tốc để xác định thời gian đánh lửa và kiểm soát lượng nhiên liệu cấp vào động cơ. Hình 9. Cảm biến vị trí bướm ga Bảng 3. Thông số của cảm biến vị trí bướm ga Độ mở van bướm ga Điện áp Idle -0% 0.2~0.463V 50% 2.9V Full Acceleration (tăng tốc)-90% 5V Hình 10. Đồ thị xung và đặc tính của cảm biến vị trí bướm ga Bộ điều khiển điện tử (ECU) yêu cầu thông tin chính xác áp suất không khí vào động cơ để xác định lượng phun nhiên liệu cần thiết. Cảm biến áp suất tuyệt đối được sử dụng để đo lượng không khí vào động cơ bằng cách xác định áp suất trong đường ống nạp để gián tiếp tính toán lượng không khí nạp vào động cơ. Cảm biến MAPS gửi tín hiệu đầu ra tương tự tỷ lệ thuận với áp suất tuyệt đối tới ECU dựa vào sự thay đổi áp suất trong ống dẫn khí nạp, được sử dụng bởi ECU như các dữ liệu cơ bản trong việc xác định số vòng quay của động cơ và lượng khí nạp. Hình 11. Cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp (MAPS) Bảng 4. Thông số của cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp Áp suất Điện áp 200 mmHg 1V 400 mmHg 2.1V 600 mmHg 3.2V 760 mmHg 4V Hình 12. Đồ thị xung và đặc tính của cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp Trường hợp 3: Khảo sát tín hiệu từ cảm biến vị trí trục cam, trục khuỷu Trục cam quay với tốc độ bằng một phần hai tốc độ quay của trục khuỷu, ECU dựa vào hai tín hiệu này để tính toán, điều khiển lượng nhiên liệu và thời điểm đánh lửa phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. Cảm biến xác định vị trí của trục cam và xác định xy lanh ở giai đoạn nén hay ở giai đoạn xả theo hướng điểm chết trên. Cảm biến ví trí trục cam và cảm biến vị trí trục khuỷu sử dụng hiệu ứng Hall, với đầu cảm biến được làm vật liệu từ được gắn vào trục quay và bộ phận đầu thu tín hiệu ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology38 Khoa học & Công nghệ - Số 26/Tháng 6 - 2020 được cố định trên thân máy. Hình 13. Cảm biến vị trí trục cam Hình 14. Cảm biến vị trí trục khuỷu Hình 15. Đồ thị xung và đặc tính của cảm biến vị trí trục khuỷu và trục cam 5. Kết luận Bài báo đã trình bày việc nghiên cứu để ứng dụng khai thác thiết bị thu thập dữ liệu đa kênh DEWE-2600 vào khảo sát tín hiệu từ các cảm biến trên động cơ gửi về ECU, qua đó có thể dựa vào kết quả đo được để chẩn đoán và đánh giá trạng thái kỹ thuật của động cơ. Đồng thời dựa vào những tín hiệu và đặc tính của các cảm biến thu được có thể giả lập các tín hiệu để thực hiện quá trình điều khiển động cơ hoạt động theo các chế độ mong muốn để thực hiện các bài thực hành thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả có thể sử dụng làm tài liệu đào tạo cao học, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên các khối ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Văn Doanh,..., Các bộ cảm biến kỹ thuật đo lường & điều khiển, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2005. [2]. Phan Quốc Phô, Giáo trình cảm biến, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2006. [3]. Đỗ Văn Dũng, Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại - Hệ thống điện động cơ, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2007. [4]. Trần Thanh Hải Tùng, Kỹ thuật động cơ sử dụng nhiên liệu mới, Đà Nẵng, Đại học bách khoa Đà Nẵng, 2012. [5]. www.dewe-2600.com.vn. [6]. DEWE-2600 Technical reference manual. [7]. Hyundai sonata III 2.0 LPG, www.automobile-catalog.com. USING DEWE 2600, A MULTICHANEL DATA ACQUISITION DEVICE, TO EXAMINE SIGNALS FROM SENSORS ON INTERNAL COMBUSTION ENGINES Abstract: This paper presents the research results in the application of DEWE 2600 multi-channel data acquisition device to investigate some signals from sensors on internal combustion engines. The research object of the paper is Solata LPG 2.0 engine which is an engine using LPG fuel with cylinder capacity of 1999 cm3. The research results show that the Dewe-2600 multi-channel data acquisition device can easily connect to signal systems for the diagnosis and control on motor lines using sensor systems and Electronic Control. The signals measured from the sensors reflect the true physical nature and the parameters from the company. Keywords: dewe 2600, signal sensor, signal survey, dewesoft.
File đính kèm:
- ung_dung_thiet_bi_thu_thap_du_lieu_da_kenh_dewe_2600_khao_sa.pdf