Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giống gà H're của đồng bào H're Quảng Ngãi được Viện Chăn nuôi đánh giá là giống

gà đặc trưng quý hiếm của Quảng Ngãi nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung, có nguy

cơ tuyệt chủng cao cần được bảo tồn. Gà H’re có khối lượng cơ thể nhỏ, gà mái khoảng 0,8 –

1,0kg, gà trống khối lượng khoảng 1,0 – 1,2kg, màu sắc lông rất đa dạng, trong đó có 03 màu

lông chính là trắng, đen và màu sặc sỡ, mào đơn, dái tai màu trắng, chân vàng, khả năng sinh

sản và phát triển tốt, một năm đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa đẻ 12 – 15 quả, tỷ lệ phôi tương đối cao: 70

– 90%; số con nở ra / phôi là 80 – 90%.

Do tập quán nuôi thả rông, gà tự kiếm ăn, tự ấp, sinh sản kiểu tự nhiên nên việc chăn nuôi

và phát triển giống gà H’re trong đồng bào dân tộc H’re còn hạn chế, bị pha tạp nhiều. Hiện nay

gà H’re tại cộng đồng người dân tộc H’re còn rất ít và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Vì vậy, việc

lưu giữ, bảo tồn gà H’re là hết sức cần thiết.

Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3440
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi

Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re Quảng Ngãi
rong đồng bào dân tộc H’re còn hạn chế, bị pha tạp nhiều. Hiện nay 
gà H’re tại cộng đồng người dân tộc H’re còn rất ít và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Vì vậy, việc 
lưu giữ, bảo tồn gà H’re là hết sức cần thiết.
II. MỤC TIÊU 
 Nuôi lưu giữ, bảo tồn ổn định đàn gà H’re thuần chủng với qui mô 130 con gà mái và 20 
con gà trống; Cung cấp gà H’re giống có chất lượng phục vụ phát triển chăn nuôi, cung cấp sản 
phẩm thịt cho thị trường.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Khảo sát, tuyển chọn đàn gà giống ban đầu
Trong quá trình khảo sát, tuyển chọn, mua giống gà đã thu thập một số thông tin từ các hộ 
dân như sau:
- Địa điểm khảo sát: xã Ba Dinh, Ba Cung, Ba Thành – huyện Ba Tơ. 
- Gà H’re hiện nay còn rất ít, gà được người đồng bào H’re nuôi tại các nơi xa xôi, hẻo 
lánh, gà nuôi không tập trung, hộ nuôi phổ biến từ 5 – 10 con. 
- Phương thức nuôi theo phương thức bán thả, việc chăm sóc, nuôi dưỡng chủ yếu thả rông 
trong vườn rừng, tối gà có thể về chuồng ngủ hoặc ngủ trên cành cây.
- Gà đẻ trứng và ấp theo bản năng, người đồng bào không tác động vào quá trình này.
- Công tác thú y, vaccin phòng bệnh cho gà chưa được chú trọng.
Sau quá trình khảo sát, xác định các hộ dân có nuôi gà H’re, Trung tâm phối hợp với Trạm 
khuyến nông huyện, UBND xã và các hộ dân để thỏa thuận việc tuyển chọn, mua các cá thể gà 
H’re theo tiêu chí mà Trung tâm đã xây dựng trong nhiệm vụ.
- Số lượng đàn giống tuyển chọn ban đầu 250 con, gồm 200 con mái và 50 con trống, trọng 
lượng bình quân 0,8kg/con (Sau 16 tuần nuôi)
+ Tuyển đợt 1: 88 con, gồm 70 con mái và 18 con trống
+ Tuyển đợt 2 và 3: 162 con, gồm 130 con mái và 32 con trống
51
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
 + Gà được tuyển chọn từ người đồng bào H’re xã Ba Dinh, Ba Cung, Ba Thành – huyện 
Ba Tơ. 
- Về chất lượng: Gà tuyển chọn ban đầu mang các đặc điểm đặc trưng của gà H’re như:
+ Gà mái: Số lượng 200 con
-Màu sắc: Trắng, đen, sặc sỡ (mang đặc điểm đặc trưng của gà H’re)
- Khối lượng: Trung bình 0,8kg/con
- Bộ lông óng mượt, mỏ ngắn, chắc, không vẹo
- Mào và tích tai phát triển tốt, to mềm
- Hai chân chắc chắn, cân đối, bụng mềm, lỗ huyệt rộng, cử động
+ Gà trống: Số lượng 50 con
- Màu sắc: trắng, đen, sặc sỡ (mang đặc điểm đặc trưng của gà H’re)
- Khối lượng: Trung bình 0,8kg/con
- Bộ lông phát triển, hai chân chắc chắn, cân đối, dáng đứng thẳng
- Không dị tật
 2. Chăm sóc, nuôi dưỡng và nhân giống
 2.1. Xây dựng chuồng trại
- Xây dựng tường rào lưới B40 tổng chiều dài 400m (Tường rào có tổng chiều dài là 400m, 
được kết cấu bởi: chân tường xây gạch 6 lỗ, cao 40cm (kể cả phần móng), phần trên tường kéo 
lưới B40 cao 1,2m, trụ bê tông cốt thép có kích thước 0,15 x 0,15 x 1,6m (4 sắt d = 8mm, BT 
đá 1x2 mác 200). Móng trụ đổ bê tông đá 1x2 mác 200 kích thước 0,4x0,4x0,5m, khoảng cách 
trụ là 3m). 
- Xây dựng 03 ô chuồng nuôi gà, mỗi ô chuồng có diện tích 20m2 , tổng diện tích là 60m2 
để gà ngủ, làm ổ, đẻ trứng, tránh mưa, nền chuồng nuôi được làm bằng đệm lót sinh học.
- Chuồng úm chia ra 4 ô nhỏ để úm gà con của 4 lô đánh số thứ tự từ 1-4 mỗi ô 5m2.
Chuồng trại xây 3 ô, sử dụng 1 ô để úm gà con sau khi nở, 2 ô còn lại ngăn đôi và chia làm 
4 lô để luân chuyển gà trống nhằm tránh cận huyết giữa các lô. Chuồng đảm bảo giúp gà thích 
nghi nhanh sau khi đưa về và có nơi để gà mái đẻ trứng. Tuy nhiên một số cá thể gà còn ngủ 
trên cây và đẻ trứng rãi rác nên quá trình chăm sóc, thu trứng ấp và ảnh hưởng đến sức khỏe, 
chất lượng trứng.
2.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng và nhân giống
2.2.1. Phân lô để theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng
 Bảng 1: Số lượng gà phân bố từng ô để tuyển chọn, nuôi lưu giữ
 (Đơn vị tính: con)
TT
Lô 
nuôi
Số 
lượng 
gà
Trống Mái
Địa điểm tuyển 
chọn
Màu lông
Đen Sặc sỡ Trắng
1 Lô 1 62 12 50 Ba Dinh, Ba Cung 25 20 17
2 Lô 2 62 12 50 Ba Cung, Ba Thành 28 31 4
52
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
3 Lô 3 63 13 50 Ba Thành, Ba Dinh 31 26 6
4 Lô 4 63 13 50
Ba Thành, Ba Dinh, 
Ba Cung
23 31 9
Tổng cộng 250 50 200
2.2.2.Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Phương thức nuôi:
+ Nuôi theo phương thức bán thả, chú trọng việc tạo cây bóng mát, cỏ dại tại khu vực sân 
nuôi để đảm bảo điều kiện thích nghi cho gà ở giai đoạn đầu khi đưa về Trại.
 + Thức ăn: Chủ yếu là bắp, lúa, rau xanh và cỏ ủ chua với men vi sinh hoạt tính, cho ăn 
theo định mức phù hợp với nhu cầu của gà H’re.
+ Công tác vệ sinh thú y, môi trường chuồng nuôi: Định kỳ hàng tuần thực hiện công tác 
vệ sinh, môi trường chuồng nuôi. Đối với nền chuồng nuôi gà, định kỳ 1 tháng/lần bổ sung thêm 
chế phẩm men vi sinh BalasaN01 để cải thiện chất lượng nền đệm lót sinh học.
- Thực hiện Vaccin phòng bệnh: 
+ Vaccin Newcastle M 1 lần (1 tuần sau khi đưa gà về), Gumboro 2 lần (sau Newcastle 5 
ngày, 15 ngày), Chủng đậu và Lactose (sau Gumbroro lần 15 ngày), cúm gia cầm (sau vaccine 
đậu 10 ngày), tụ huyết trùng sau vaccine cúm gia cầm 10 ngày và tẩy giun sán (30 ngày sau khi 
đưa gà về).
+ Trong quá trình nuôi lưu giữ, bảo tồn định kỳ 3 tháng/1lần thực hiện nhắc lại vaccin 
phòng bệnh.
Đánh giá kết quả tình hình thích nghi, phát triển của gà H’re giai đoạn đầu (sau 1 tháng) 
khi đưa về nuôi tuyển chọn, bảo tồn tại Trại:
Giai đoạn đầu sau khi đưa về Trại, gà H’re chưa thích nghi với điều kiện tại Trại, có dấu 
hiệu bị stress, do đó Trung tâm đã tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tích cực: Trong khẩu phần 
cho ăn, tích cực bổ sung khoáng, vitamin sau một tháng nuôi, gà mới phục hồi sức khỏe ổn 
định và phát triển bình thường.
* Kết quả theo dõi tình hình phát triển, tăng trọng của gà giai đoạn gà đưa về Trại đến 
khi gà đẻ trứng (giai đoạn sau 2 tháng nuôi)
Bảng 2: Tăng trọng của gà giai đoạn gà đưa về Trại đến khi gà đẻ trứng (giai đoạn sau 2 
tháng nuôi)
 (Đơn vị tính: gam)
TT
Lô 
Nuôi
Trọng lượng gà mái Trọng lượng gà trống
Ban đầu
Sau 2 tháng 
nuôi
Trung bình 
trong tháng
Ban đầu
Sau 2 
tháng nuôi
Trung 
bình trong 
tháng
1 Lô 1 400-1.000 700-1.100 150±32 400-1.000 800-1.200 200±41
2 Lô 2 400-1.000 700-1.100 150±33 400-1.000 800-1.200 200±41
3 Lô 3 400-1.000 700-1.100 150±31 400-1.000 800-1.200 200±42
4 Lô 4 400-1.000 700-1.100 150±33 400-1.000 800-1.200 200±41
- Sau khi đưa về Trại nuôi bảo tồn gà bắt đầu thích nghi với khí hậu ở Trại thì một số mái 
53
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
đưa về trại có khối lượng 800-1.000 gam bắt đầu đẻ trứng rải rác, giai đoạn này gà mái đạt trọng 
lượng 700-1.100g/con, gà trống đạt trọng lượng 800-1.200/con.
- Về sức khỏe của gà: Giai đoạn này nhìn chung sức khỏe gà tương đối ổn định, thực hiện 
việc nuôi dưỡng, chăm sóc tích cực nên tình hình bệnh, dịch bệnh ở gà không xảy ra.
2.2.3. Loại thải, tuyển chọn đàn gà ban đầu khi bắt đầu sinh sản
- Các cá thể gà loại thải: gà phát triển kém so với tổng đàn, thể trọng gầy ốm và hay mắc 
bệnh.
- Cơ cấu đàn sau khi loại thải để đưa vào theo dõi sinh sản, nhân giống: 200 con (gồm 160 
gà mái, 40 gà trống) được nuôi ở 4 lô (mỗi lô 40 gà mái + 10 gà trống).
2.2.4. Kết quả theo dõi sinh sản, nhân giống từ giai đoạn gà bắt đầu đẻ trứng đến giai 
đoạn loại thải lần 2 (6 tháng)
- Giai đoạn này gà ở giai đoạn sinh sản ổn định, trong các lô nuôi thì lô 3 và lô 4 số trứng 
thu được nhiều hơn so với lô 2 và lô 1. Điều này cho thấy chất lượng gà mái sinh sản ở các lô 
không đồng đều nhau. Qua theo dõi, đánh giá, lô 2 và lô 1 số lượng gà mái sinh sản kém xuất 
hiện nhiều hơn so với lô 3 và lô 4.
- Giai đoạn này số trứng gà thu được Trung tâm chủ yếu tiêu thụ thương phẩm, chỉ đưa 
vào một số ít để ấp trứng bằng máy ấp (Giai đoạn này gà mới vào giai đoạn sinh sản ổn định), 
kết quả đợt ấp thử nghiệm đầu tiên với số lượng 50 trứng với kết quả như sau: Tỷ lệ trứng có 
phôi: 65%; số con nở ra/phôi: 70% ; số con dị tật, yếu, chết sau khi nở 1 tuần: 20%. Mục đích 
của việc ấp thử nghiệm đợt đầu để kiểm tra vận hành máy ấp trứng, đánh giá chất lượng trứng, 
tỉ lệ trứng có phôi để thực hiện việc chuẩn bị ấp trứng, nhân đàn với qui mô lớn hơn.
2.2.5. Loại thải gà lần 2 sau giai đoạn gà đẻ trứng ổn định
- Trung tâm tiến hành loại thải các cá thể gà có đặc điểm:
+ Đối với gà mái: Gà mái đẻ trứng ít so với các cá thể trong lô, gầy và hay mắc bệnh. Gà 
mang các đặc điểm ngoại hình thể hiện sự đẻ kém như có mào và tích tai kém phát triển, màu 
nhợt nhạt, lỗ huyệt nhỏ, khô, ít cử động, kể cả những cá thể vào giai đoạn cuối khai thác trứng 
mà bộ lông vẫn bóng mượt, lông lưng và lông cổ vẫn còn nguyên vẹn thì chứng tỏ rằng những 
cá thể đó đẻ kém cần phải loại thải.
 + Đối với gà trống: Gà trống tính hăng không cao và thường xuyên mắc bệnh. Hai chân 
không chắc chắn, thiếu cân đối.
- Cơ cấu đàn gà giống đã tuyển chọn đưa vào nuôi lưu giữ, bảo tồn, nhân giống: 150 con 
(gồm 130 gà mái, 20 gà trống) được nuôi ở 4 lô (Lô 1 và lô 2: Mỗi lô 32 gà mái + 5 gà trống; lô 
3 và lô 4: Mỗi lô 33 gà mái + 5 gà trống).
2.2.6. Theo dõi sinh sản, nhân giống (giai đoạn 48 tuần tuổi đến 96 tuần tuổi) để bảo tồn
a. Tổng hợp số trứng gà đẻ ở các lô
Sau khi tiến hành loại thải các cá thể gà đợt 2, với quy mô nuôi bảo tồn 150 con (130 mái 
và 20 trống), qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng tích cực, gà đẻ trứng ổn định với tổng số trứng 
là 6.500 trứng, trung bình 50 trứng/năm/gà mái. 
b. Kết quả nhân giống gà H’re trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Mỗi lô thực hiện 6 đợt ấp trứng để nhân giống gà Hre, tổng số lượng trứng đưa vào ấp là 
54
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.615 trứng (số trứng còn lại 5.180 tiêu thụ thương phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng). 
c. Theo dõi tăng trọng đàn gà hậu bị để tuyển chọn lại, thay thế đàn gà giống ban đầu
Sau 06 tháng nuôi tại Trại, Lô 1 và lô 2 gà mái đạt trọng lượng trung bình 1.100 g/con và 
gà trống đạt trọng lượng 1.200 g/con, tăng trọng bình quân của 2 lô này đối với gà trống bình 
quân mỗi tháng tăng 200g/con, còn đối với gà mái 2 lô 1 và 2 thì tăng trọng bình quân mỗi tháng 
tăng 180g/con. Đối với lô 3 và 4 thì tốt hơn so với lô 1 và 2 gà mái đạt trọng lượng trung bình 
1.150 g/con và gà trống đạt trọng lượng 1.250 g/con, tăng trọng bình quân của 2 lô này đối với 
gà trống bình quân mỗi tháng tăng 208g/con, còn đối với gà mái 2 lô 3 và 4 thì tăng trọng bình 
quân mỗi tháng tăng 191g/con. 
Như vậy, với sự chăm sóc chu đáo cũng như quy trình nuôi phù hợp trọng lượng của đàn 
gà H’re khi nuôi tại Trại thực nghiệm đã được cải thiện, cao hơn so với trọng lượng của gà H’re 
khi nuôi thả rông trên rừng.
d. Theo dõi tình hình sức khỏe, màu sắc, ngoại hình của gà hậu bị
- Về sức khỏe của gà: Thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng tích cực, văc xin phòng bệnh 
sức khỏe gà bình thường, tình hình dịch bệnh không xảy ra. Tuy nhiên tập tính gà H’re ban đêm 
một số lượng gà thường ngủ trên cây nên những ngày mưa, gió, thời tiết thay đổi đột ngột sức 
khỏe gà bị ảnh hưởng.
- Màu sắc, ngoại hình: Gà hậu bị mang màu sắc, ngoại hình đặc trưng của gà H’re với tỉ lệ 
đạt 80% (529 con/626con để bổ sung, thay thế đàn gà giống ban đầu: trong đó gà trống đủ tiêu 
chuẩn 250con; gà mái 279con).
* Kết quả thực hiện tuyển chọn, thay thế đàn gà giống ban đầu
 Theo qui mô lưu giữ, bảo tồn của nhiệm vụ: 130 gà mái và 20 gà trống, khi gà ở giai đoạn 
18 tháng tuổi (hoặc tùy tình hình sinh sản, sức khỏe của gà) thực hiện loại thải, thay thế dần 
những cá thể không đạt yêu cầu: gà sinh sản kém (gà mái), tính hăng không cao (gà trống); sức 
khỏe kém tiến hành loại thải và thay thế các cá thể này từ đàn gà hậu bị.
Để đảm bảo quá trình sinh sản ổn định của đàn gà bảo tồn, việc loại thải, thay thế đàn gà 
giống ban đầu thực hiện dần từng bước, trong 1 tháng thay thế không quá 20% số lượng gà. Đến 
12/11/2017 nhiệm vụ đã tiến hành tuyển chọn, thay thế hoàn toàn đàn gà giống ban đầu: gà mái 
120con/120con; gà trống 20con/20con từ đàn gà nuôi hậu bị tại Trại.
3.1. Kết quả đạt được
Thực hiện tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn ổn định đàn gà giống với quy mô 150 con 
(130 mái + 20 trống), trong qua quá trình nuôi bảo tồn, sức khỏe gà ổn định, tình hình bệnh, 
dịch bệnh được kiểm soát tốt. 
Gà mái sinh sản ổn định và đạt 50 trứng/năm/con. Nhiệm vụ đã thực hiện việc ấp trứng 
bằng máy ấp để nhân giống gà H’re với số lượng 828 con và thực hiện nuôi thương phẩm để 
tuyển chọn, thay thế đàn gà ban đầu cũng như phục vụ việc cung cấp gà H’re cho người tiêu 
dùng. 
Xây dựng được giải pháp kỹ thuật nuôi gà H’re để phục vụ việc phổ biến, hướng dẫn cho 
người dân. Bước đầu đã cung cấp được một số sản phẩm như trứng gà H’re, thịt gà H’re thương 
phẩm cho người tiêu dùng, được người tiêu dùng đánh giá tốt về chất lượng. Đồng thời thực 
hiện việc cung cấp giống gà cho một số người dân tại huyện miền núi để nuôi phát triển.
55
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
3.2. Những tồn tại, hạn chế
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, do tập tính của gà H’re ngủ trên cành cây, đẻ trứng 
không tập trung nên việc quản lý, chăm sóc gặp khó khăn như sau: Thu trứng để theo dõi sinh 
sản, bắt gà tiêm phòng văcxin, vào mùa mưa bão, một số cá thể gà ngủ trên cây (ngoài trời) nên 
sức khỏe kém, thiếu tính ổn định. 
- Trọng lượng gà H’re nhỏ (bình quân 1,0 – 1,2kg/con), mức độ tăng trọng chậm. Thị 
trường tiêu thụ trứng gà, thịt gà H’re Trung tâm mới tiếp cận nên còn khó khăn trong việc tiêu 
thụ sản phẩm.
4. Phương án khai thác nguồn gen sau khi kết thúc nhiệm vụ
Thông qua nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, Trung tâm thực hiện khai thác nguồn 
gen giống gà H’re như sau:
- Tiếp tục thực hiện việc nuôi lưu giữ, bảo tồn gà H’re để nhân giống thuần gà H’re cung 
cấp giống cho người dân miền núi; phát triển mô hình nuôi gà H’re thương phẩm cung cấp sản 
phẩm cho người tiêu dùng.
- Thực hiện phát triển lai tạo giống gà H’re với gà kiến tại Quảng Ngãi để tạo con lai cho 
năng suất, chất lượng cung cấp cho người dân có nhu cầu; phát triển mô hình nuôi gà bản địa 
sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm để cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.
V. KẾT LUẬN 
Nhiệm vụ “Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống gà H’re tại Quảng Ngãi” 
đã thực hiện đầy đủ các nội dung, đạt mục tiêu của nhiệm vụ đã xây dựng.
Tuyển chọn, nuôi lưu giữ, bảo tồn ổn định đàn gà H’re với qui mô 150 con (130 mái + 20 
trống). Đây là nguồn giống để nhân đàn, phát triển giống gà H’re nhằm phục vụ việc lưu giữ, 
bảo tồn nguồn gen; cung cấp giống cho người dân trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là các huyện miền 
núi) nuôi phát triển giống gà H’re đã tồn tại lâu đời gắn với tập quán, văn hóa của người đồng 
bào H’re ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình người 
đồng bào H’re 

File đính kèm:

  • pdftuyen_chon_nuoi_luu_giu_bao_ton_nguon_gen_giong_ga_hre_quang.pdf