“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội”

“Công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, “Ứng dụng công nghệ vào công tác sản

xuất kinh doanh” không chỉ là khẩu hiệu mà đã là các nội dung, nhiệm vụ cụ thể của

EVNHANOI để có những bước chuyển mình từ những năm đầu thế kỷ cho đến những

đột phá trong các năm gần đây.

Từ hàng chục năm trước đây, hình ảnh người công nhân ngành điện vác thang, trèo

cột để ghi chỉ số công tơ để lập hóa đơn tiền điện đã ăn sâu vào trong tâm trí mỗi

người dân không chỉ ở Thủ đô mà còn ở cả nước. Việc ứng dụng công nghệ đã dần

dần có sự thay đổi đột phá từ việc sử dụng thiết bị ghi chỉ số bằng camera hoặc thiết

bị đọc chỉ số cầm tay qua sóng RF và tiến tới tự động thu thập dữ liệu đo đếm từ xa.

Điều này không chỉ thay đổi tới hình ảnh một người thợ điện lạc hậu, năng suất thấp

mà còn đem tới cho khách hàng được dịch vụ ngày càng tốt, đa dạng hơn; không

những thế, nó còn mang lại những lợi ích hữu hình cũng như vô hình để việc hoạch

định các chính sách phù hợp, phương thức quản lý tiên tiến hướng tới một xã hội hiện

đại, văn minh.

Ngay từ lúc này, mỗi bản thân người CBCNV ngành điện sẽ phải cố gắng học hỏi không

ngừng, ứng dụng khoa học công nghệ để áp dụng phù hợp theo lộ trình phát triển của

Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đó là xu hướng phát

triển tất yếu trong lĩnh vực đo đếm  Hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI).

Hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) không chỉ là một nền tảng, nó còn là một quá trình

phát triển có lộ trình kết hợp sử dụng có hiệu quả các thiết bị công nghệ với các cơ

chế chính sách, quy định phù hợp từ đó mang lại cho doanh nghiệp, cho người dân,

cho cơ quan quản lý nhà nước và xã hội nói chung những ứng dụng trong lĩnh vực đầu

tư, quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được hoàn thiện nhất.

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 1

Trang 1

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 2

Trang 2

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 3

Trang 3

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 4

Trang 4

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 5

Trang 5

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 6

Trang 6

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 7

Trang 7

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 8

Trang 8

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 9

Trang 9

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội” trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang duykhanh 18060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: “Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội”

“Từng bước phát triển hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) tại EVN Hà Nội”
heo dõi và tính toán tổn thất điện năng một cách chính xác và kịp thời. 
 Khi khách hàng sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả, biểu đồ hệ thống 
sẽ bằng phẳng hơn và giảm được công suất nguồn huy động để phủ đỉnh trong giờ cao 
điểm, sẽ làm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường 
toàn cầu. 
Từng bước cung cấp dịch vụ số liệu cho các khách hàng lớn để phục vụ công tác 
kiểm toán năng lượng hàng năm theo chỉ đạo của Chính phủ. 
 Hiệu quả định lượng: 
 Giảm chi phí đọc công tơ, chi phí quản lý công tơ và các chi phí liên quan đến 
lập hóa đơn. 
PHÂN BAN SỬ DỤNG ĐIỆN | 713 
 Hệ thống CTĐT và đo xa có thể giúp giám sát công tơ, bộ tập trung dữ liệu và 
các thiết bị khác. Chi phí tài sản hư hỏng do đó cũng giảm xuống. 
 Giảm tổn thất công suất tiêu thụ của công tơ: Mức tiêu thụ mạch áp của công 
tơ cơ khí là 2 W, của công tơ điện tử là 1 W; do đó một công tơ tiết kiệm được 8,69 
kWh/năm. Tổng số trên 2 triệu công tơ sẽ tiết kiệm được khoảng 19 triệu kWh/năm, 
tương ứng với số tiền 25,1 tỷ/năm. Việc giảm công suất tiêu thụ của công tơ cũng giúp 
giảm công suất cần đầu tư cho hệ thống nguồn điện là 2 MW, ứng với số tiền cần đầu tư 
là 40 tỷ đồng (ứng với suất đầu tư 1 triệu USD/MW). 
 Giảm tổn thất phi kỹ thuật (thông qua việc tăng cường phát hiện vi phạm sử 
dụng điện). Doanh thu tăng thêm thu được liên quan tới việc tiêu thụ điện mà không 
thanh toán trước đó tạo thành lợi ích tài chính đối với TCTĐL. 
 Giảm nhân công và tăng năng suất lao động: khi thực hiện lắp đặt công tơ điện 
tử và thu thập dữ liệu từ xa toàn bộ công tơ, số lượng nhân công ước tính giảm được 
858 người. 
 Rút ngắn thời gian phát hành hóa đơn và thu tiền điện 3 ngày, tăng số lần quay 
vòng đồng tiền mang lại hiệu quả cao trong sử dụng vốn. 
 Dữ liệu thu thập giúp phát hiện ngay các khu vực quá tải điện áp, điện áp thấp 
để đảm bảo chất lượng điện áp phục vụ khách hàng đúng yêu cầu, tiêu chuẩn. 
 Dữ liệu thu thập đo xa phục vụ cho công tác cân đảo pha hợp lý giúp cho phụ 
tải các thiết bị điện của khách hàng được cân bằng, nâng cao tuổi thọ của thiết bị. 
 Giúp phát hiện được trạm biến áp đầy tải, non tải để tối ưu hóa hệ thống cung 
cấp điện, ngoài ra phục vụ công tác nghiên cứu dự báo phụ tải theo ngày, tháng, năm 
cũng như công tác chuẩn bị đầu tư kịp thời, hiệu quả tránh nguy cơ mất an toàn của hệ 
thống điện trong mùa nắng nóng. 
 Khi xảy ra sự cố, công tác khoanh vùng sự cố nhanh chóng để rút ngắn thời 
gian giải quyết sự cố và cấp điện trở lại kịp thời cho khách hàng. 
2. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐO ĐẾM TIÊN 
TIẾN (AMI) TẠI EVNHANOI ĐẾN NĂM 2022 
2.1. Kế hoạch triển khai lắp đặt CTĐT và thu thập dữ liệu từ xa đến 2021 
Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về kế hoạch triển khai lắp đặt 
CTĐT và thu thập dữ liệu từ xa đến 2020, EVNHANOI sẽ triển khai lắp đặt 100% 
CTĐT đối với khu vực các quận, thị xã, khu vực thị trấn thị tứ tại các huyện và 50% đối 
với các khu vực còn lại. Số lượng như sau: 
714 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
Hạng mục 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng 
Công tơ 3 pha 3 giá 3.752 3.752 3.002 3.002 3.002 16.511 
Công tơ 3 pha 1 giá 11.483 11.483 11.483 11.483 11.483 57.417 
Công tơ 1 pha 1 giá 320.000 320.000 320.000 320.000 320.000 1.600.000 
Tổng 335.236 335.236 334.486 334.486 334.486 1.673.928 
Năm 2021, EVNHANOI sẽ tiến hành thay thế toàn bộ công tơ cơ khí bằng công 
tơ điện tử, lắp đặt thiết bị để thu thập tự động toàn bộ công tơ từ xa. 
Công nghệ tự động thu thập dữ liệu đo đếm từ xa vẫn phát triển chủ yếu các công 
nghệ IP, GPRS/3G, RF Mesh và PLC đối với khu vực nội thành và đối với khu vực 
ngoại thành sử dụng chủ yếu công nghệ GPRS/3G, RF Mesh. 
2.2. Triển khai nâng cấp hạ tầng CNTT, sử dụng và khai thác các ứng dụng 
phục vụ công tác kinh doanh, dịch vụ khách hàng và thị trường điện 
Nâng cấp hạ tầng CNTT cho hệ thống ứng dụng phục vụ công tác kinh doanh, 
dịch vụ khách hàng đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, liên tục, an toàn, bảo mật, tin 
cậy với mô hình dự kiến như sau: 
Hình 3: Mô hình hạ tầng CNTT 
Sử dụng và khai thác triệt để các chức năng của Hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm 
MDMS, ngoài việc MDMS chia sẻ dữ liệu cho các hệ thống CMIS, Web CSKH, OMS, 
CRM thì tiếp tục mở rộng chia sẻ số liệu từ MDMS cho các ứng dụng phục vụ công tác 
sản xuất kinh doanh như: Nghiên cứu phụ tải, dự báo phụ tải, ứng dụng CSKH trên thiết 
bị di động, PMIS, quản lý và tính toán tổn thất, giám sát thị trường bán buôn điện 
PHÂN BAN SỬ DỤNG ĐIỆN | 715 
Hình 4: Hệ thống quản lý dữ liệu đo đếm MDMS 
a) Chương trình nghiên cứu phụ tải, dự báo phụ tải: dữ liệu đo đếm sau khi thu 
thập về sẽ được thực hiện VEE để đảm bảo dữ liệu được đầy đủ, chính xác với sản 
lượng điện tiêu thụ thực tế của phụ tải. 
 Đối với nghiên cứu phụ tải: Sau khi tính toán, lựa chọn mẫu theo các thành 
phần phụ tải thì dữ liệu sẽ được cập nhật hàng tuần vào phần mềm để thực hiện phân 
tích phụ tải, từ đó sẽ xây dựng biểu đồ phụ tải theo các thành phần và lập báo cáo kết 
quả phân tích xây dựng biểu đồ phụ tải năm, quý của từng công ty điện lực và của cả 
Tổng công ty. 
 Đối với dự báo phụ tải: các điểm đo giao nhận của Tổng công ty sẽ được cập 
nhật hàng ngày theo chu kỳ vào phần mềm để thực hiện phân tích, dựa vào các dữ liệu 
lịch sử cũng như các tham số liên quan như nhiệt độ, độ ẩm, các sự kiện, các yếu tố đặc 
biệt, bất thường để tính toán, dự báo phụ tải theo từng chu kỳ, từng ngày, theo tuần, 
tháng, quý, năm phục vụ vận hành, cung cấp điện, phục vụ công tác thị trường điện 
b) Hệ thống quản lý mất điện OMS: các phần tử điểm đo sẽ được thu thập dữ 
liệu về tình trạng hoạt động, các sự kiện có điện, mất điện và thời gian tương ứng, 
chương trình sẽ tính toán được các chỉ số tin cậy cung cấp điện MAIFI, SAIFI, SAIDI 
của từng đơn vị và của Tổng công ty. 
c) Chương trình Quản lý quan hệ khách hàng CRM, trang web chăm sóc khách 
hàng: toàn bộ dữ liệu đo đếm của khách hàng đều có thể tra cứu một cách nhanh chóng 
để kiểm tra, giải đáp cho khách hàng hoặc khách hàng có thể tự tra cứu trực tiếp trên 
716 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
web như sản lượng tiêu thụ, chỉ số công tơ, thông số dòng điện, điện áp, cos , sự kiện 
mất điện 
d) Trang web CSKH và hiển thị thông tin trong nhà khách hàng: cung cấp cho 
KH kịp thời, đầy đủ các thông tin về đo đếm, dễ dàng tra cứu, kiểm soát sản lượng điện 
tiêu thụ, tiền điện hàng tháng cũng như tức thời (tạm tính), có tương tác để KH điều 
chỉnh nhu cầu sử dụng cho phù hợp. Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính 
desktop trong nhà của khách hàng như là 1 thiết bị hiển thị trong nhà (In home display), 
giúp khách hàng có thể theo dõi, tra cứu, hiển thị trực tuyến dữ liệu đo đếm của phụ tải 
mà không cần đầu tư 1 thiết bị chuyên dụng, đắt tiền. 
e) Giám sát thị trường bán buôn điện: dữ liệu đo đếm có vai trò quan trọng trong 
thị trường bán buôn điện, xác định được chính xác sản lượng điện giao nhận từ đó phục 
vụ công tác đối soát, thực hiện hợp đồng và thanh toán. 
f) Hệ thống quản lý và tính toán tổn thất: từ các dữ liệu đo đếm của tất cả các 
điểm đo giao nhận, đầu nguồn, ranh giới tới các điểm đo các TBA phân phối, chuyên 
dùng và các khách hàng sau TBA phân phối kết hợp với phương thức cấp điện, cây tổn 
thất sẽ xác định nhanh chóng tổn thất điện năng ở các khâu truyền tải, phân phối cũng 
như bán lẻ điện năng, phân chia ra các cấp điện áp, chi tiết từng công ty điện lực tới 
từng lộ đường dây và từng TBA. 
g) Triển khai các chương trình quản lý nhu cầu điện DSM: 
 Chương trình điều chỉnh phụ tải điện DSR: Khách hàng tham gia chương trình 
sẽ chủ động điều chỉnh giảm hoặc thay đổi nhu cầu sử dụng điện của mình khi nhận 
được yêu cầu của công ty điện lực. Thông qua hệ thống MDMS, web CSKH thì ngành 
điện, khách hàng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có thể kiểm tra, 
giám sát việc điều chỉnh nhu cầu của khách hàng từ đó làm cơ sở để tính toán khoản 
tiền khuyến khích trả cho khách hàng. 
 Chương trình kiểm soát phụ tải trực tiếp (LDC): các công ty điện lực có thể 
điều khiển các thiết bị sử dụng điện phía khách hàng và được khách hàng chấp thuận 
thông qua hệ thống MDMS giao tiếp 2 chiều với hệ thống tự động thu thập dữ liệu đo 
đếm từ xa HES theo tiêu chuẩn IEC CIM 619 68. 
 Chương trình áp dụng biểu giá đặc biệt cho khách hàng chấp nhận bị ngắt điện 
(I&C): Thiết kế biểu giá I&C và điều khiển các thiết bị sử dụng điện phía khách hàng 
tham gia vào chương trình, thông qua hệ thống MDMS sẽ thực hiện việc điều khiển và 
giám sát theo dõi khách hàng trong suốt quá trình tham gia. 
 Chương trình Bù công suất phản kháng: Tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng trong 
việc áp dụng giải pháp bù công suất phản kháng nhằm nâng hệ số công suất (cosφ) để 
giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả sử dụng điện. Từ hệ thống MDMS sẽ cung cấp 
số lên trang web CSKH, khách hàng dễ dàng kiểm tra sản lượng điện năng phản kháng 
PHÂN BAN SỬ DỤNG ĐIỆN | 717 
tiêu thụ, hệ số công suất (cosφ) của phụ tải theo từng chu kỳ từ đó có giải pháp bù cho 
phù hợp theo công suất, theo thời gian 
h) Triển khai công tơ điện tử trả tiền trước: với đặc thù là trung tâm chính trị, 
kinh tế, văn hóa của cả nước nên Hà Nội có rất nhiều người từ mọi miền của Tổ quốc 
hội tụ về, kèm theo đó sẽ là các nhu cầu về sử dụng điện càng cao cũng như các nhu cầu 
về dịch vụ điện càng đa dạng. Để ngày càng đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách 
hàng thì việc sử dụng công tơ điện tử trả tiền trước là một nhu cầu tất yếu và thiết yếu. 
Với các công nghệ đo đếm hiện nay trên thế giới thì các sản phẩm công tơ điện tử trả 
tiền trước không phải là quá khó khăn, công nghệ hiện đã đáp ứng được với nhu cầu. Ở 
các Tổng công ty Điện lực khác, chưa có đơn vị nào triển khai chính thức, năm 2018, 
EVN HANOI cần mạnh dạn ứng dụng, mạnh dạn đề xuất tới các cơ quan quản lý nhà 
nước liên quan để có thể triển khai dịch vụ điện trả tiền trước đúng nghĩa, từ đó có thể 
đem lại sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng lẫn bên bán điện, cho khách hàng 
nhiều dịch vụ điện như mua điện trả trước qua thẻ điện trả trước, bằng mã số kích hoạt, 
ứng tiền giữa các khách hàng một cách linh hoạt với các đối tượng thuê nhà, sinh 
viên, mua điện ngắn hạn. 
 Các ưu điểm khi triển khai công tơ điện tử trả tiền trước: 
 Đảm bảo thu doanh thu trước khi cung cấp dịch vụ, cải thiện hiệu quả thu tiền 
điện. Luôn có dòng tiền trả trước dẫn đến nguồn lực tài chính được nâng cao, hiệu quả 
tài chính được cải thiện. 
 Không phải thực hiện GCS thủ công, lập hóa đơn tiền điện, giảm chi phí vận 
hành của công ty điện lực. 
 Việc thực hiện đóng cắt điện dễ dàng, giảm thiểu sự chậm trễ thời gian, nhân 
công thực hiện. 
 Các khách hàng thuê nhà, sử dụng điện ngắn hạn, tạm thời có cơ hội được mua 
điện theo đúng giá bán điện theo quy định, thủ tục đơn giản, nhanh chóng. 
 Có thể linh hoạt đưa ra nhiều hình thức dịch vụ điện để khách hàng lựa chọn 
dịch vụ phù hợp với từng hoàn cảnh. 
 Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu sản lượng, số tiền đã sử dụng, chưa sử dụng 
trên web CSKH hoặc sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính desktop 
trong nhà của khách hàng như là 1 thiết bị hiển thị trong nhà (In home display) giúp 
khách hàng có thể theo dõi, tra cứu, hiển thị trực tuyến, có chế độ cảnh báo khi điện 
năng sử dụng vượt quá ngưỡng thiết lập trước (tương tự cảnh báo chi phí tiền điện sử 
dụng), cảnh báo sắp hết tiền 
 Các công việc về đầu tư, bổ sung, chỉnh sửa để triển khai công tơ điện tử trả 
trước tại EVNHANOI: 
 Đầu tư công tơ có tính năng trả tiền trước, có thanh ghi điện năng riêng biệt 
giảm dần theo điện năng kWh, có bộ phận đóng/cắt nguồn điện ra phụ tải. Công tơ phải 
718 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
thiết lập các ngưỡng tối thiểu điện năng kWh còn lại tới khi tài khoản trả trước hết thì sẽ 
phát tín hiệu âm thanh hoặc trên màn hình hiển thị hoặc qua hệ thống mạng tới thiết bị 
đang sử dụng để hiển thị trong nhà. 
 Bổ sung tính năng thanh toán trả trước, công tơ trả trước trong phần mềm 
CMIS, HES, MDMS và phần mềm liên quan. 
 Nâng cấp hạ tầng CNTT. 
 Bổ sung các quy định, nghiệp vụ thanh toán trả trước, công tơ trả trước trong 
quy trình kinh doanh. 
 Bổ sung, chỉnh sửa phần mềm kiểm định công tơ trả trước. 
 Đào tạo nghiệp vụ đội ngũ CBCNV để triển khai rộng rãi. 
 Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về dịch vụ 
điện trả tiền trước. 
 Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các giải pháp, dịch vụ trả tiền trước như thanh 
toán trực tuyến, thanh toán qua thẻ cào của ngành điện, thanh toán qua mã QR, thanh 
toán bằng thẻ điện thoại 
 Tính pháp lý trong việc triển khai: 
Trong Thông tư 16/2014/TT BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công thương quy định 
về thực hiện giá bán điện có nêu “Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước 
được áp dụng đối với nhóm khách hàng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn sử 
dụng điện cho mục đích sinh hoạt. Khi điều kiện kỹ thuật và pháp lý cho phép, đơn vị 
điện có trách nhiệm lắp đặt công tơ sử dụng thẻ trả tiền trước tại các địa điểm khách 
hàng có nhu cầu mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt”, vì vậy việc triển khai còn 
phải trải qua quá trình thử nghiệm, đánh giá về kỹ thuật, bổ sung các phương pháp kiểm 
tra đối soát dữ liệu, bổ sung quy trình kiểm định công tơ điện tử trả trước 
3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 
a) Đề xuất, kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 
 Điều chỉnh kế hoạch để EVNHANOI có thể đẩy nhanh lắp đặt 100% công tơ 
điện tử và tự động thu thập dữ liệu đo đếm từ xa hết năm 2018. 
 Cho phép EVNHANOI triển khai thí điểm công tơ điện tử trả tiền trước bắt đầu 
từ năm 2018. Có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thí điểm cũng như triển khai 
chính thức sau khi thí điểm thành công. 
 Bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật công tơ điện tử trả tiền trước, bổ sung các quy 
định trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng cho phù hợp với việc triển khai 
các dịch vụ trả tiền trước một cách linh hoạt, đa dạng hình thức. 
PHÂN BAN SỬ DỤNG ĐIỆN | 719 
 Bổ sung các chức năng dịch vụ sử dụng công tơ điện tử trả tiền trước trong 
chương trình CMIS và phần mềm tự động thu thập dữ liệu đo đếm từ xa. 
b) Đề xuất, kiến nghị với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: bổ sung 
quy trình kiểm định, quy trình thử nghiệm công tơ điện tử trả tiền trước, ban hành các 
tiêu chuẩn (TCVN) liên quan. 
c) Đề xuất, kiến nghị với Bộ Công thương: 
 Có văn bản chỉ đạo triển khai thí điểm công tơ điện tử trả tiền trước bắt đầu từ 
năm 2018. 
 Nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách linh hoạt trong công tác kinh doanh, 
mở rộng các đối tượng có thể sử dụng mua điện trả tiền trước. 
 Triển khai nhiều các chương trình DSM thí điểm, có cơ chế chính sách hợp lý, 
thu hút được các đối tượng tham gia đảm bảo có lợi từ phía khách hàng, doanh nghiệp 
cũng như trong công tác quản lý vĩ mô. 

File đính kèm:

  • pdftung_buoc_phat_trien_ha_tang_do_dem_tien_tien_ami_tai_evn_ha.pdf