Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Tóm tắt: Phan Bội Châu được biết tới không chỉ là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc

lập dân tộc”, mà còn là một người am hiểu về giáo dục nước nhà những năm đầu thế kỷ XX. Theo

Phan Bội Châu, nền giáo dục mà thực dân Pháp áp đặt ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã bộc lộ tất cả

những bất cập của nó. Những bất cập đó là hệ luỵ tất yếu của nền giáo dục nô lệ. Do đó, phải xây

dựng một nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập.

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 1

Trang 1

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 2

Trang 2

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 3

Trang 3

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 4

Trang 4

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 5

Trang 5

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 6

Trang 6

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 7

Trang 7

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 8

Trang 8

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3800
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
t Nam trong vòng dốt nát. 
3. Tư tưởng của Phan Bội Châu về những 
bất cập của nền giáo dục Pháp - Việt 
“Năm 1906, thực dân Pháp tiến hành “cải 
cách” giáo dục, bằng cách tạo ra một nền 
giáo dục lai căng què quặt, gọi là nền giáo 
dục Pháp - Việt. Đây là nền giáo dục nhằm 
mục tiêu: tuyên truyền cho chính sách xâm 
lược bóc lột của Pháp; truyền bá tiếng Pháp 
và tạo ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với 
trí thức văn thân; tiếp tục đào tạo một số 
người làm tay sai cho Pháp” [5, tr.14]. Đề 
cập đến vấn đề này, Phan Bội Châu viết: 
“Nó mở trường Pháp Việt, nhưng cái gọi là 
trường Pháp Việt này, nó cũng chỉ dạy cho 
biết sơ sơ chữ Pháp, dịch được qua loa 
tiếng Pháp, đã coi là đủ rồi. Còn như điện 
học, hóa học, binh học, thương học người 
Pháp có đặt một khoa nào đâu. Giẫm đạp cả 
cố cung, cày bừa cả cấm địa để làm trường 
canh nông, trường bách nghệ, người Pháp 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
50 
chỉ khoái trá về chỗ làm mất chí khí người 
nước ta mà thôi. Còn nói nông học có 
nghiên cứu gì, công nghệ có bày vẽ gì thì 
đối với sự tinh vi của dương học kia, người 
Pháp cứ để cho người nước ta đui điếc mà 
thôi. Cách làm cho ta ngu, ta yếu, nó chỉ sợ 
ta không càng ngày ngu hơn, càng ngày yếu 
hơn mà thôi” [2, tr.192]. Theo Phan Bội 
Châu, mục đích của thực dân Pháp là đào 
tạo ra một lớp người vừa phục vụ cho cho 
bộ máy của triều đình phong kiến, vừa phục 
vụ cho chính quyền của thực dân Pháp, chứ 
không phải nhằm khai dân trí. Trước phiên 
tòa đề hình, Phan Bội Châu tiếp tục vạch rõ 
chính sách giáo dục của thực dân Pháp. 
Ông viết: “Đã đến năm 1904 rồi mà Trung 
Bắc Kỳ vẫn chỉ có hai trường: trường Hà 
Nội và trường Huế, và cả hai chỉ đều dạy 
làm thông ngôn! Người du học không cho, 
lối thi cử vẫn để, luật lệ không chịu thi hành 
luật chính quốc, tham nhũng hối lộ công 
hành” [4, tr.9]. 
Theo Phan Bội Châu, với mục đích tăng 
cường nô dịch nhân dân Việt Nam về mọi 
mặt, nên trong giáo dục, thực dân Pháp chỉ 
dạy một số kiến thức rất ít ỏi về văn hóa 
Pháp; còn những kiến thức khác, những 
việc hữu dụng khác cần thiết cho việc nâng 
cao dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng 
nhân tài thì không được đưa vào nội dung 
giáo dục. Trái lại, thực dân Pháp thực thi 
một nội dung giáo dục phiến diện, không 
hợp lý, không xuất phát từ thực tế, không 
đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, 
không tiếp cận được văn minh của phương 
Tây. Chúng cố tìm mọi cách ngăn chặn việc 
du nhập tư tưởng tiến bộ của văn hóa 
phương Tây vào nước Việt Nam, cố tình 
làm cho nền giáo dục Việt Nam tụt hậu so 
với các nước trong khu vực và trên thế giới, 
để cho chúng dễ bề cai trị. Đó là những bất 
cập của nền giáo dục đương thời ở nước ta. 
Nền giáo dục Pháp - Việt tạo ra sản phẩm 
yếu kém. Phan Bội Châu viết: “Các ông 
tiến sĩ, cử nhân của nước Việt Nam ta 
không có kỹ xảo như người Tây, mà chỉ là 
những ông thầy thông sở Toàn quyền, thầy 
phán tòa Công sứ, kiến thức luận bàn chỉ có 
thế, thì làm sao có thể biết được văn minh 
là gì? Vả chăng, đồ đạc khéo không phải tự 
đất nổi lên, cũng như sự nghiệp văn minh, 
không học hành được thì làm sao có được? 
Người ta có máy móc mình phải ra sức học 
mà làm. Người ta biết đổi mới, sao mình lại 
vụng về cổ hủ” [2, tr.272]. Lối học tầm 
chương trích cú mà không phải là thực học 
thì làm sao nắm bắt được văn minh. Bảo 
thủ lạc hậu và yếu kém thì làm sao đáp ứng 
được những đòi hỏi của cuộc sống và yêu 
cầu tiếp nhận khoa học, kỹ thuật của 
phương Tây. Chất lượng đào tạo như vậy đã 
làm cho con người lúc lâm sự thì chậm 
chạp, xử lý công việc thì dùng dà dùng 
dằng, lúng ta lúng túng; ù ù, cạc cạc, mơ 
màng, ngơ ngác trước những văn minh của 
phương Tây. 
Phan Bội Châu tiếp tục lên án thực dân 
Pháp giam cầm người Việt Nam trong ngục 
tối dã man, bởi xiềng xích khoa cử. Ông 
viết: “Nhân dân chúng tôi từ tuổi thành đinh 
trở lên có đến hai mươi lăm triệu, mà những 
người tay ném được quả cầu sắt, mắt nhìn 
được con số toán học, tai nghe hiểu được 
tiếng Tây, miệng đọc được chữ Tây, đại khái 
cả nước chỉ trên dưới trăm người thôi, thế thì 
còn mong gì có người có những kiến thức 
cao hơn, dù ở bậc nào đi nữa! Đó đều là nọc 
độc khuyến khích lối học khoa cử của người 
Pháp sau khi chiếm Việt Nam mà ra cả” [3, 
tr.528]. Do đó, chúng ta phải duy tân. Điều 
này cũng giải thích vì sao trong bối cảnh 
lúc bấy giờ, Phan Bội Châu lại dành nhiều 
thời gian để viết các tác phẩm khuyến khích 
cải cách duy tân theo gương Nhật Bản và 
các nước Tây Âu, khuyến khích và tổ chức 
học sinh du học ở Nhật Bản. 
Nguyễn Văn Hòa 
51 
Trước tinh thần phản kháng quyết liệt 
của nhân dân Việt Nam cùng với các phong 
trào yêu nước như Duy Tân, Đông Du đang 
nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng lớn 
trong quần chúng nhân dân, thực dân Pháp 
thấy rằng, không thể níu kéo và lạm dụng 
sự lạc hậu của nền giáo dục phong kiến - 
nền giáo dục khoa cử nho học, được nữa, 
nên đành buộc phải ra quyết định bãi bỏ 
nền giáo dục đó vào năm 1919. “Con quái 
vật từ chương khoa cử” chấm dứt phun nọc 
độc ở Việt Nam. Nhưng ảnh hưởng và di 
chứng mà nó để lại còn tồn tại dai dẳng, 
buộc chúng ta phải tiếp tục giải quyết; thậm 
chí cho đến nay, vẫn chưa thể kết thúc. 
4. Tư tưởng của Phan Bội Châu về 
những bất cập của nền giáo dục thực dân 
“Nền giáo dục mới” về thực chất là nền 
giáo dục thực dân. Điều này đã được Phan 
Bội Châu vạch rõ như sau: “Từ năm 1920, 
sau khi bỏ lối khoa cử rồi, những người hơi 
hiểu biết trong chúng tôi đều nghển cổ chờ 
xem nền giáo dục mới mình mong mỏi thế 
nào. Không ngờ, nền giáo dục mới mà 
người Pháp đem ra thi hành, làm cho chúng 
tôi thất vọng vô cùng. Bởi vì cái gọi là nền 
giáo dục mới chỉ làm cho người Việt Nam 
trở thành những con trâu, con ngựa cực kỳ 
ngoan ngoãn, những tên nô lệ mắt mù, tai 
điếc, chân tay tê liệt mà thôi. Đáng thương 
biết chừng nào” [3, tr.528]. Đó là một nền 
giáo dục tha hóa, hủ bại, nô dịch, nhằm 
phục vụ cho ý đồ tăng thêm ảnh hưởng của 
thực dân Pháp đối với nhân dân ta, đi đến 
thu phục dân tộc Việt Nam, biến người Việt 
Nam thành những kẻ làm tay sai, tôi tớ cho 
thực dân Pháp. 
Khi đề cập đến mục đích của nền giáo 
dục, tháng 9 năm 1945, nhân ngày khai 
trường đầu tiên của nền giáo dục cách 
mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết thư 
gửi học sinh. Trong thư, Người đã chỉ rõ 
mục đích của nền giáo dục thực dân là đào 
tạo những kẻ làm tay sai, tôi tớ cho thực 
dân Pháp; còn nền giáo dục cách mạng 
Việt Nam là đào tạo ra những công dân 
hữu ích cho nước nước nhà. Hồ Chí Minh 
viết: “Trước đây cha anh các em, và mới 
năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu 
nhận một nền học vấn nô lệ nghĩa là nó chỉ 
đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi 
tớ cho bọn thực dân người Pháp. Ngày nay 
các em được cái may mắn hơn cha anh là 
được hấp thụ một nền giáo dục của một 
nước độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo 
các em nên những người công dân hữu ích 
cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm 
phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có 
của các em” [6, tr.32]. 
Do xuất phát từ mục đích đào tạo con 
người Việt Nam thành những kẻ nô lệ, nên 
nội dung giáo dục và đào tạo của nền giáo 
dục thực dân rất phiến diện, bỏ qua những 
giá trị cơ bản của truyền thống và đạo lý 
của dân tộc. Nội dung giáo dục được thể 
hiện thông qua sách giáo khoa. Phan Bội 
Châu đã lên án một cách mạnh mẽ nội dung 
sách giáo khoa mà thực dân Pháp áp đặt ở 
nước ta. Ông viết: “Sách giáo khoa chỉ ca 
tụng công đức người Pháp, khoe khoang 
sức mạnh quân đội Pháp, ngoài ra chẳng có 
gì hay ho cả. Còn như tổ tiên người Việt 
Nam dựng nước ra làm sao, những bậc anh 
hùng nghĩa sĩ Việt Nam báo đền ơn nước ra 
làm sao, đều cấm không cho dạy. Trẻ em 
sáu tuổi mới cho vào trường học, đọc sách 
giáo khoa đã quên khuấy mình là người 
Việt Nam rồi” [3, tr.529]. 
Trên cơ sở vạch ra bất cập của nền giáo 
dục thực dân, Phan Bội Châu yêu cầu cần 
phải thực hiện nội dung giáo dục mới, mà 
nội dung ấy vừa phải đảm bảo tính cơ bản 
thiết thực, hiện đại và phù hợp với yêu cầu 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
52 
của xã hội; vừa phải chú trọng bồi dưỡng 
lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết. Ông viết, 
nội dung giáo dục “thời trước hết phải bồi 
dưỡng cái giáo dục thuần khiết như lòng ái 
quốc, như lòng hợp quần, như lòng công 
ích, ... thứ nữa phải cầu cho được trí thức 
mở mang, như thế nào là lợi dụng được, 
như thế nào là rộng đường kinh tế mà lợi 
ích cho nhân quần, tất phải mỗi việc mỗi 
theo đường khoa học mà cầu cho tri thức 
mỗi ngày mỗi phát đạt để cho vừa yêu cầu 
trong xã hội ” [4, tr.47]. 
Phan Bội Châu cho rằng, cần phải đưa 
vào giảng dạy thêm nhiều môn học như: 
triết học, văn học, sử học, chính trị, kinh tế, 
quân sự, luật pháp, công nghiệp, thương 
nghiệp, nông nghiệp, nữ công, y thuật, 
ngoại ngữ, quang học, lý học, hóa học, cơ 
học, thể dục, âm nhạc,... Phan Bội Châu, 
một mặt, đòi hỏi phải lấy Tây học để tưới 
tắm, nhưng mặt khác, ông nhắc nhở, cảnh 
tỉnh mọi người trong cách tiếp nhận văn 
minh của phương Tây, để làm sao khỏi tự 
đánh mất mình, để làm sao khỏi tổn hại đến 
những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình; tiếp 
nhận văn minh của phương Tây để nâng 
cao những giá trị tích cực của văn hóa dân 
tộc, để loại bỏ những cái gì không còn phù 
hợp, để bổ sung những nhận thức mới đáp 
ứng yêu cầu của cuộc sống; không được 
tiếp nhận một cách thụ động, sùng tín, lai 
căng mất gốc. Ông viết: “Tôi thấy người 
nước ta ngày nay, mặc đồ Tây, đi xe Tây, 
uống rượu Tây, ngủ giường Tây, soi gương 
Tây. Ngạo nghễ tự cho mình là văn minh, 
song đi sâu tìm hiểu thì chẳng khác chi 
những kẻ cam tâm làm nô lệ cho giặc; 
chẳng khác chi những kẻ chứa chấp của 
riêng, ham chuộng giả dối, chẳng khác chi 
những kẻ ỷ lại nặng, chí tự cường bạc 
nhược. Đem tư tưởng tinh thần như vậy mà 
học đòi văn minh, thì chỉ có văn minh ngoài 
da, mà dã man trong tủy” [2, tr.317]. Thực 
dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân đối 
với nhân dân Việt Nam. Chúng hạn chế mở 
trường học, kìm hãm nhân dân trong ngục 
tối dã man, ngăn cản nhân dân ta tiếp nhận 
'“văn minh trong tuỷ”. Vì thế, dưới ách 
thống trị của thực dân Pháp, 95% dân số 
nước Việt Nam mù chữ (năm 1945, chỉ có 
5% dân số biết chữ). Theo Phan Bội Châu, 
“chết bằng óc đói” thảm họa gấp bội lần so 
với “chết bằng bụng đói”. 
Giáo viên là nhân tố quyết định chất 
lượng giáo dục và có ảnh hưởng lớn đến 
việc hình thành nhân cách của học sinh. Có 
thầy tốt thì mới có trò tốt. Thế nhưng, theo 
đánh giá của Phan Bội Châu, giáo viên 
trong nhà trường của thực dân Pháp về tư 
cách đạo đức không thể chấp nhận được. 
Ông viết: “Nói về tư cách giáo viên lại càng 
khiến người ta đau xót. Một nửa là người 
Pháp dâm ô vô loại, một nửa là người Việt 
Nam đê hèn tồi tệ. Học sinh thi lên lớp mà 
thầy giáo ăn tiền mỗi em trên mười đồng; 
nữ sinh thì bắt nhân tình với giáo viên, một 
trường mà có hơn mười em như thế! Thậm 
chí có giáo viên người Pháp còn bắt ép học 
sinh làm trò gian dâm đồi trụy. Giáo viên 
mà tư cách như thế còn dạy dỗ cái gì” [3, 
tr.529]. Giáo viên là tấm gương của học 
sinh. Tư cách giáo viên thấp kém và tha hóa 
đến như vậy thì giáo dục chỉ có hủ bại mà 
thôi. Nền giáo dục mà thực dân Pháp áp đặt 
ở Việt Nam là một nền giáo dục ngầm tiêu 
diệt nòi giống Việt Nam. 
Qua phân tích và vạch rõ những bất cập 
của nền giáo dục đương thời mà thực dân 
Pháp đang áp đặt, Phan Bội Châu yêu cầu: 
phải thay đổi nội dung chương trình giáo 
dục theo xu hướng kết hợp cái hay của “ lý 
học” (đạo của thánh hiền) với “khí học” 
(khoa học kỹ thuật của phương Tây); phải 
đả phá cách nghĩ “quý đạo vương, khinh 
đạo bá”, “nội hạ ngoại di”; phải tích cực 
học hỏi kỹ xảo, cái hữu dụng, cái mới, cái 
Nguyễn Văn Hòa 
53 
hay của các nước phương Tây; khi tiếp 
nhận các giá trị của phương Tây thì không 
được quên những giá trị tinh hoa của 
phương Đông nói chung và Việt Nam nói 
riêng; phải tạo được khả năng thích ứng cho 
con người trong hoàn cảnh mới. Theo Phan 
Bội Châu, giáo dục phải là giáo dục quốc 
dân, chứ không phải giáo dục nô lệ; “giáo 
dục là cái khuôn đúc người, là cái gốc để 
gây dựng nền chính trị”; giáo dục phải phù 
hợp với xu hướng phát triển của thời đại. 
Tư tưởng đó là định hướng cho các giải 
pháp tích cực đối với sự phát triển giáo dục 
và đào tạo, nhằm thâu tóm cái tinh túy của 
hai nền văn hóa Đông - Tây. Tư tưởng đó 
cũng chính là sự đánh dấu cho một quan 
điểm giáo dục mới tiến bộ hơn và khác với 
quan điểm giáo dục của Nho giáo. Tư tưởng 
đó đến nay, không phải không còn ý nghĩa 
của nó. 
Những bất cập của nền giáo dục trong xã 
hội thuộc địa nửa phong kiến, được Phan 
Bội Châu vạch ra, đã có tác dụng thổi bùng 
lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân Việt 
Nam chống lại chính sách ngu dân của thực 
dân Pháp, khuyến khích “tân học” và tạo 
nên chuyển biến tích cực về nhận thức và 
hành động trong việc xóa bỏ nền giáo dục 
nô lệ để xây dựng một nền giáo dục mới. 
Không những thế, những bất cập trên còn 
đặt ra những yêu cầu cấp bách mà nền giáo 
dục mới phải giải quyết. 
5. Kết luận 
Đứng trước vận mệnh sống còn của dân tộc 
và tương lai của đất nước, bằng ý thức trách 
nhiệm cùng với lòng yêu nước thiết tha của 
mình, Phan Bội Châu đã tố cáo và vạch rõ 
những bất cập của nền giáo dục trong xã 
hội thực dân nửa phong kiến mà thực dân 
Pháp đang áp đặt ở Việt Nam, nhằm thức 
tỉnh nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh 
thoát khỏi nền giáo dục nô lệ và xây dựng 
một nền giáo dục mới. Theo Phan Bội 
Châu, “canh tân nghĩa là đổi thay theo cách 
mới... Vậy nên, canh tân về đường học vấn 
tri thức thì sự nghiệp càng đổi mới mà dân 
càng mạnh, nước càng giàu” [4, tr.59]; phải 
xây dựng nền giáo dục mới thì dân trí mới 
mở mang, dân khí mới lớn mạnh, dân 
quyền mới phát đạt, văn minh mới thông 
suốt, tự do mới mở rộng, báo chí mới đầy 
đường, tân thư mới đầy ngõ. Nền giáo dục 
mới phải là một nền giáo dục loại bỏ được 
những bất cập của nền giáo dục cũ. Sự thay 
thế nền giáo dục cũ bằng nền giáo dục cách 
mạng là một tất yếu. Cách mạng là sự duy 
tân lớn nhất. Năm 1945, nền giáo dục cách 
mạng Việt Nam ra đời. Đây là một nền giáo 
dục mới của nước Việt Nam độc lập, nền 
giáo dục này khác về chất so với các nền 
giáo dục trước đây. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.1, Nxb 
Thuận Hóa, Huế. 
[2] Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.2, Nxb 
Thuận Hóa, Huế. 
[3] Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.3, Nxb 
Thuận Hóa, Huế. 
[4] Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, t.4, Nxb 
Thuận Hóa, Huế. 
[5] Nguyễn Văn Hòa (2006), Tư tưởng triết học và 
chính trị của Phan Bội Châu, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
[6] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.4, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
[7] Nguyễn Ngọc Quỳnh (2011), Hệ thống 
giáo dục và khoa cử Nho giáo triều 
Nguyễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 - 2019 
54 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_cua_phan_boi_chau_ve_giao_duc_o_viet_nam_dau_the_ky.pdf