Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai

Tai nạn đuối nước ở tỉnh Gia Lai trong thời gian gần đây không chỉ là vấn đề nhức nhối đối

với mỗi phụ huynh và học sinh mà còn là vấn nạn của cả xã hội vào những dịp hè và mùa mưa lũ.

Số ca tai nạn đuối nước của trẻ em ở tỉnh Gia Lai đứng thứ hai (sau tai nạn giao thông) và có số

người tử vong đứng đầu trong trong bảng thống kê tai nạn thương tích của toàn tỉnh. Bằng phương

pháp điều tra xã hội học và phương pháp thực nghiệm, thống kê, bài viết đã làm rõ thực trạng tại

nạn đuối nước trẻ em ở tỉnh Gia Lai, đồng thời đánh giá một cách khách quan về nguyên nhân dẫn

đến thực trạng trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phù hợp góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn đuối

nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trang 1

Trang 1

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trang 2

Trang 2

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trang 3

Trang 3

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trang 4

Trang 4

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trang 5

Trang 5

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trang 6

Trang 6

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trang 7

Trang 7

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trang 8

Trang 8

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 6480
Bạn đang xem tài liệu "Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai

Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai
duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các 
em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố 
vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ, hay giải trí bằng 
truyện tranh. Đặc điểm tâm lý của trẻ được biểu 
hiện trên các phương diện như:
+ Sự hoàn thiện về tri giác: Tri giác của 
học sinh ở gai đoạn cuối tuổi tiểu học (lớp 5) bắt 
đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự 
vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri 
giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương 
hướng rõ ràng, trẻ đã biết lập kế hoạch học tập, 
biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập 
từ dễ đến khó, biết sưu tầm và tìm đọc những 
cuốn sách mà mình muốn. Vì vậy, chúng ta cần 
phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang 
màu sắc để kích thích trẻ cảm nhận tri giác tích 
cực. Do đó, thiết kế cẩm nang dưới dạng truyện 
tranh với những câu chuyện cụ thể, hình ảnh sinh 
động sẽ giúp các em liên tưởng một cách cụ thể 
về những nguy hiểm khi tham gia vào trường 
nước cũng như mường tượng được các thao tác 
tự thoát hiểm.
+ Sự phát triển về tư duy của trẻ: Lúc này, 
tư duy của trẻ chuyển dần từ tính cụ thể sang tư 
duy trừu tượng khái quát. Trẻ biết tổng hợp kiến 
thức và so sánh ở dạng sơ đẳng. Vì thế, cẩm 
nang truyện tranh sẽ giúp học sinh khái quát 
được nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn do 
nước, từ đó rút ra được các biện pháp để phòng 
tránh tai nạn. 
+ Khả năng tưởng tượng tái tạo: Ở độ tuổi 
cuối bậc tiểu học trẻ đã bắt đầu hoàn thiện, từ 
những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình 
ảnh mới. Sau bước tưởng tượng tái tạo thì tưởng 
tượng sáng tạo cũng tương đối phát triển ở giai 
đoạn cuối tuổi tiểu học. Trẻ bắt đầu phát triển 
khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,.... Đặc biệt, 
tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi 
phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những 
hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các 
rung động tình cảm của các em. Vì vậy cần phải 
phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em 
bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành 
những hình ảnh có cảm xúc, nhất là khi chúng 
ta sử dụng truyện tranh để giáo dục kỹ năng cho 
học sinh sẽ góp phần phát triển khả năng nhận 
thức lý tính của các em. 
+ Khả năng ghi nhớ của trẻ: Ở giai đoạn từ 
9 đến 13 tuổi, khả năng ghi nhớ có chủ định đã 
phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ 
có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như 
mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức 
hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý hay 
hứng thú của các em. Nắm được điều này, chúng 
ta phải giúp các em biết cách khái quát hóa và 
đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu 
là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ 
dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn 
giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt 
phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui 
vẻ khi ghi nhớ kiến thức. Muốn vậy, khi giáo 
dục các kỹ năng cho trẻ phải khéo kéo kết hợp 
giữa truyền thụ kiến thức bằng chữ viết với việc 
truyền thụ kiến thức bằng hình ảnh sinh động, 
có như vậy mới nâng cao và khắc sâu khả năng 
ghi nhớ của trẻ góp phần hình thành thuần thục 
các kỹ năng thực hành ở trẻ em.
Từ đặc điểm tâm lý học sinh như trên, chúng 
ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, việc xây dựng 
Cẩm nang truyện tranh với hình ảnh sinh động 
và những câu chuyện hấp dẫn sẽ tăng cường khả 
năng ghi nhớ, kích thích tư duy tái tạo và sáng 
tạo của học sinh góp phần làm thay đổi thái độ 
và hành vi của học sinh.
45
3.2. Cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp
Qua điều tra thực địa, nhóm nghiên cứu nhận 
thấy rằng, việc tổ chức dạy bơi và các kĩ năng 
an toàn cho trẻ em trong các trường tiểu học là 
việc không dễ thực hiện tại các cơ sở giáo dục 
hiện nay. Nguyên nhân chính là do cơ sở vật chất 
chưa đảm bảo, cấu trúc chương trình giáo dục 
nhà trường chưa lồng ghép nội dung giáo dục kĩ 
năng an toàn cho học sinh. 
Vì vậy, đề góp phần nâng cao ý thức tự 
phòng tránh TNĐN cho trẻ em, đồng thời giáo 
dục kỹ năng an toàn khi tham gia vào môi trường 
nước cần phải có một bộ tài liệu vừa đảm bảo đầy 
đủ nội dung giáo dục vừa phù hợp với đặc điểm 
tâm lý lứa tuổi là yêu cầu cấp thiết. Quan trọng 
hơn, tài liệu này còn phải phát huy được năng lực 
tự học của học sinh và hình thành lên các phẩm 
chất cơ bản theo yêu cầu đối mới chương trình 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay.
3.3. Mô tả về giải pháp
Cẩm nang truyện tranh được thiết kế gồm 
30 trang, in màu và chia thành ba phần chính: 
Phần thứ nhất. Nhận biết những nơi 
không an toàn: 
Tại phần này, chúng tôi đã biên tập 10 tình 
huống để học sinh nhận biết nhưng nơi không 
an toàn, đó là những tình huống gắn liền với 
đặc điểm của địa bàn vùng dân tộc miền núi, 
vùng nông thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia 
Lai như: 
1. Đi qua đập tràn mùa nước lũ 6. Câu cá bên hố nước sâu
2. Đi thuyền trên sông không có áo phao 7. Chạy nhảy bên bờ suối có nước chảy mạnh
3. Mùa cua bắt ốc dưới lòng suối 8. Bơi lội dưới sông suối ngày mưa
4. Chăn trâu và nô đùa bên hố tưới cà phê 9. Nô đùa bên giếng nước không có nắp đậy
5. Vớt củi mùa lũ 10. Đá bóng bên hồ nước sâu
Cẩm nang cũng chỉ ra những thời điểm rất 
dễ xảy ra TNĐN như: Thời điểm học sinh đi học 
qua vùng nước lũ khi không có người lớn giám 
sát hoặc trốn cha mẹ đi câu cá lúc giữa trưa, đi 
tắm suối khi trời đang có mưa to nước lớn Qua 
đó giúp học sinh nhận biết và tránh xa những nơi 
tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. 
Phần thứ hai. Kỹ năng xử lý khi gặp 
người bị đuối nước: 
Trong phần thứ hai này, chúng tôi đã thiết 
kế những tình huống bị đuối nước ở hai trường 
hợp đó là: 
1. Khi người bị đuối nước còn tỉnh táo thì 
chúng ta cần phải bình tĩnh xử lý để nhanh chóng 
đưa người bị nạn vào bờ bằng cách: 
Sử dụng phao tự chế là các vật nổi (can nhựa, 
gỗ khô, tấm xốp, lốp xe).
Sử dụng cành cây, dây kéo (dây thừng có 
sẵn hoặc lấy áo, quần làm dây kéo người bị nạn).
2. Trường hợp khi người bị đuối nước đã 
kiệt sức thì cần phải biết cách xử lý tình huống 
sao cho người bị nạn tỉnh dần tránh bị ngạt nước 
như: Dìu người bị nạn vào bờ, tiến hành hô hấp 
nhân tạo hoặc vác người bị nạn chạy trong 60 
giây để nước thoát ra ngoài lồng ngực. Sưởi ấm 
cho nạn nhân sau khi đã đưa vào bờ.
Qua việc xử lý các tình huống giả định do 
nhóm nghiên cứu biên soạn sẽ góp phần hình thành 
kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh.
Phần thứ ba. Kỹ năng tự phòng tránh 
TNĐN
Trong phần này, chúng tôi hướng đến giáo 
dục kỹ năng tự phòng tránh đuối nước cho trẻ 
em như kĩ năng tập bơi, kỹ năng tự làm quen 
trong môi trường nước, kỹ năng cùng nhau đi 
qua suối, kỹ năng vận động trước khi tham gia 
vào môi trường nước và giáo dục ý thức tuyên 
truyền phòng tránh đuối nước đến mọi người 
xung quanh.
Trong mỗi phần, nội dung cẩm nang được 
thiết kế gồm ba mục chính đó là: Tìm hiểu kiến 
thức chung với mục đích hình thành những kiến 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 40-48
46
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
thức cơ bản liên quan đến nội dung phòng tránh 
đuối nước, kỹ năng xử lý khi gặp TNĐN; hoạt 
động thực hành sẽ giúp học sinh tái tạo lại những 
nội dung kiến thức, kỹ năng đã trình bày ở mục 
kiến thức chung; hoạt động vận dụng góp phần 
giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã biết 
vào cuộc sống từ đó tự có ý thức phòng tránh 
đuối nước.
4. Đánh giá tác động của giải pháp
Để đánh giá về mức độ nhận thức của 
học sinh về kiến thức và kỹ năng phòng tránh 
TNĐN sau khi đã đọc xong cuốn cẩm nang 
truyện tranh, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo 
sát đồng thời cả nhóm học sinh thực nghiệm 
và nhóm học sinh đối chứng dựa trên bảng 
khảo sát được thiết kế theo thang đo Bloom 
nhằm đánh giá khả năng tái tạo kiến thức và 
kỹ năng của học sinh. Kết quả cho thấy có sự 
chênh lệch rất lớn giữa nhóm thực nghiệm và 
nhóm đối chứng như sau:
Bảng 2. Nhận thức của học sinh về kiến thức và kỹ năng sau khi tác động
Nội dung câu hỏi
Nhóm TN 125 
(N)
Nhóm ĐC 122 
(N)
Đúng Sai Đúng Sai
1 Theo em, nhưng nơi nà o dễ xẩ y ra nguy cơ đuố i nướ c 109 16 102 20
2 Theo em, việ c là m nà o rấ t dễ dẫ n đế n đuố i nướ c 96 29 67 55
3
Theo em, biể u hiệ n nà o cho thấ y nướ c lũ đang trà n về và rấ t 
nguy hiể m khi đi qua?
91 34 67 55
4
Khi vừ a thấ y ngườ i ngã xuố ng nướ c trong khi mì nh lạ i không 
biế t bơi, em phả i là m gì đầ u tiên
90 22 63 59
5
Trong trườ ng hợ p em nhì n thấ y có ngườ i ngã xuố ng hồ nướ c 
sâu. Trong khi mì nh lạ i không biế t bơi thì phả i là m thế nà o?
85 40 52 70
6
Lú c đang đá bó ng trên bờ sông, vì bó ng bay xuố ng nướ c nên 
bạ n An xuố ng lấ y nhưng sông quá sâu và trơn, khó lên bờ . Lú c 
nà y cá c em phả i là m gì ?
99 26 81 41
7 Nế u bị chuộ t rú t ở chân trá i khi đang bơi em phả i là m gì ? 95 30 68 54
8 Nguyên tắ c đầ u tiên khi đi thuyề n trên sông/suố i là phả i 93 32 80 42
9 Để tậ p lặ n dướ i nướ c, em phả i là m như thế nà o 59 66 44 78
10 Khi đi qua đoạ n suố i có nướ c chả y mạ nh, em phả i là m gì ? 58 67 26 96
Từ kết quả của Bảng 2, nhóm nghiên cứu 
sử dụng phương pháp thống kê để phân tích kết 
quả sau tác động giữa nhóm thực nghiệm và 
nhóm đối chứng và đi đến khẳng định: Đối với 
học sinh thuộc nhóm thực nghiệm được sử dụng 
cẩm nang truyện tranh có kết quả cao hơn so với 
nhóm đối chứng không sử dụng cẩm nang truyện 
tranh. Giá trị trung bình (Average) từ bảng kiểm 
kiến thức và kĩ năng của nhóm thực nghiệm có 
giá trị trung bình là 7,03 trong khi nhóm đối 
chứng chỉ có 6,2. Độ lệch chuẩn (SD) của nhóm 
thực nghiệm và nhóm đối chứng gần như tương 
đương nhau điều đó cho thấy đây là hai nhóm có 
trình độ nhận thức ban đầu tương đương nhau. 
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng tính giá 
trị sắc xuất ngẫu nhiên (P) của hai nhóm bằng 
P=0,00135 (P<0,05) chứng tỏ rằng đây là giá trị 
có nghĩa, sự thay đổi nhận thức và kỹ năng của 
nhóm thực nghiệm không phải là ngẫu nhiên mà 
hoàn toàn do tác động bằng cách sử dụng cẩm 
nang truyện tranh mà có. Đồng thời, kết quả thu 
thập từ lần khảo sát thứ hai cũng chỉ ra mức độ 
ảnh hưởng của giải pháp tác động ES
(SMD)
= 0,97, 
so với bảng tham chiến của Cohen giá trị nào 
nằm trong khoảng 0,8< ES
(SMD)
<1,0 thì có mức 
ảnh hưởng lớn. 
47
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn tiến 
hành đánh giá về thái độ và hành vi của học sinh 
sau khi đọc xong cẩm nang truyện tranh. Để đo 
về thái độ của học sinh sau khi được tác động, 
chúng tôi thiết kế bảng hỏi gồm 6 câu hỏi theo 5 
mức độ của thang đo Bloom về: Sự chấp nhận, 
sự hứng thú, sự hưởng ứng và cam kết thực hiện 
của học sinh vào việc tuyên truyền phòng tránh 
đuối nước đối với mọi người xung quanh sau khi 
đọc xong cẩm nang truyện tranh. 
Bảng 3. Thái độ và hành vi của học sinh thực nghiệm sau khi được tác động
Em hã y cho biế t 
Số 
phiếu
Rấ t 
đồ ng ý 
Đồ ng ý 
Bì nh 
thườ ng
Không 
đồ ng ý 
1
Em có hấ p dẫ n bở i nhữ ng hì nh ả nh sinh độ ng 
trong cuố n truyệ n tranh nà y?
125
97
(77,6%)
15
(12%)
13
(10,4%) 0
2
Em cả m thấ y rấ t hứ ng thú vớ i nhữ ng nộ i dung 
củ a cuố n truyện tranh nà y?
125
101
(80,8%)
16
(12,8%)
8
(6,4%) 0
3
Nhữ ng kiế n thứ c và kĩ năng xử lý từ cuố n truyệ n 
tranh nà y rấ t có í ch vớ i em? 
125
101
(80,8%)
24
(19,2%) 0 0
4
Em sẽ tuyên truyề n nộ i dung củ a cuố n truyệ n 
tranh nà y đế n bạ n bè và ngườ i thân
125
121
(96,8%)
4.0
(3,2%) 0 0
5
Em sẽ thường xuyên đọc cuốn truyện này để 
nâng cao kiến thức?
125
98
(78,4%)
22
(17,6%)
5.0
(4,0%) 0
6
Sau khi đọ c xong cuố n truyệ n tranh nà y em 
tham gia cá c buổ i ngoạ i khó a để tuyên truyề n 
về phò ng trá nh đuố i nướ c?
125
118
(94,4%)
7
(5,6%) 0 0
 Qua bảng hỏi về thái độ và hành vi của 
học sinh sau khi được tác động bằng cẩm nang 
truyện tranh đã cho thấy sự thay đổi trong thái độ 
và hành vi của học sinh trong việc phòng tránh 
TNĐN. Đã có 77,6% học sinh đã rất đồng ý với 
sự hấp dẫn của cuốn truyện tranh, 80,8% học sinh 
cảm thấy rất hứng thú với cuốn cẩm nang truyện 
tranh của nhóm nghiên cứu và 96,8% học sinh rất 
đồng ý với việc sẽ tuyên truyền cuốn cẩm nang 
truyện tranh này đến mọi người đề góp phần giảm 
thiểu TNĐN.
Từ những kết quả thu được của biện pháp 
can thiệp đã trình bày cho thấy, việc đọc truyện 
tranh như là biện pháp giúp trẻ em nâng cao nhận 
thức về việc phòng chống TNĐN, bước đầu cung 
cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết 
giúp trẻ em ứng phó và nhận biết với những tình 
huống không an toàn trong môi trường nước. 
Đây có thể là biện pháp đối với bối cảnh của 
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tình 
huống hiện nay.
5. Kết luận
Như vậy, việc sử dụng cẩm nang truyện 
tranh phòng tránh tai nạn đuối nước đã góp phần 
nâng cao nhận thức và làm thay đổi kỹ năng, thái 
độ, hành vi của cho học sinh tiểu học đối với việc 
phòng tránh đuối nước. Tuy nhiên, để cẩm nang 
truyện tranh thực sự trở thành một giải pháp hữu 
hiệu góp phần nâng cao kỹ năng tự phòng tránh 
TNĐN thì cần phải có sự hưởng ứng không chỉ 
của học sinh mà nhà trường và phụ huynh cũng 
phải hết sức quan tâm. Đối với nhà trường nên 
sử dụng cẩm nang truyện tranh như một tài liệu 
tham khảo phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa, 
hoạt động hướng dẫn tự học của sinh hoặc thông 
qua các buổi kể chuyện, hoạt động luyện tập, 
hoạt động trải nghiệm, qua đó góp phần tuyên 
truyền và hướng dẫn học sinh biết cách tự phòng 
tránh đuối nước. Đối với phụ huynh học sinh sử 
dụng cẩm nang truyện tranh phòng tránh TNĐN 
để hướng dẫn cho con em mình tự học ngay tại 
nhà, qua đó phụ huynh sẽ hướng dẫn cho con em 
mình nhận biết được những nơi tiềm ẩn nguy cơ 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 40-48
48
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
đuối nước, trực tiếp hướng dẫn các kĩ năng an 
toàn cho các con khi tham gia vào môi trường 
nước, từ đó giúp cho phụ huynh nhận thức đúng 
về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc 
phòng tránh đuối nước trẻ em./. 
Tài liệu tham khảo
Đặng Thị Bình. (2019). Những giải pháp phòng, 
chống tai nạn thương tích cho trẻ em và 
TNĐN ở trẻ em trên điah bàn tỉnh Gia Lai. 
Thông tin Sinh hoạt nhân dân, số (7/2019), 
29-30.
Sở Lao độ ng, Thương binh, Xã hộ i tỉ nh Gia Lai.
(2017). Bá o cá o tì nh hì nh tai nạ n thương 
tí ch trẻ em trên đị a bà n tỉ nh Gia Lai năm 
2017. Gia Lai, 1-2.
Sở Lao độ ng, Thương binh, Xã hộ i tỉ nh Gia Lai. 
(2018). Bá o cá o tì nh hì nh tai nạ n thương 
tí ch trẻ em trên đị a bà n tỉ nh Gia Lai năm 
2018. Gia Lai, năm,1-2.
Sở Lao độ ng, Thương binh, Xã hộ i tỉ nh Gia Lai. 
(2019). Bá o cá o tì nh hì nh tai nạ n thương 
tí ch trẻ em trên đị a bà n tỉ nh Gia Lai năm 
2019. Gia Lai, 1-2.
Trầ n Thị Phú Bì nh. (2017). Hướ ng dẫ n phò ng 
trá nh đuố i nướ c dà nh cho họ c sinh trung 
họ c. Hà Nội: NXB Giá o dụ c Việ t Nam.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.(2017). Đề án 
tăng cườ ng công tá c phò ng, chố ng TNĐN 
ở trẻ em trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạ n 
2017-202. Gia Lai, 3-5.

File đính kèm:

  • pdftu_thuc_trang_de_xuat_giai_phap_nang_cao_ky_nang_phong_tranh.pdf