Tư duy tập trung vào giá trị - Định hướng nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở Việt Nam
Trong một xã hội phát triển, giá trị chính là động lực và mục tiêu; đồng thời tư duy được xem là giá trị và có ý nghĩa tác động đến sự phát triển của xã hội. Giá trị học là một khoa học có sự
ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có khoa học quản lý. Tư duy giá trị và tư duy tập trung vào giá trị là những thành tựu của
khoa học quản lý đương đại; tư duy giá trị đang được ứng dụng trong quản lý ở nhiều lĩnh vực khác
nhau của kinh tế và xã hội bởi nó xây dựng được phương pháp và kỹ thuật cho các nhà quản lý đưa
ra quyết định. Ứng dụng tư duy tập trung vào giá trị có khả năng nâng cao năng lực quản lý giáo dục
ở Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư duy tập trung vào giá trị - Định hướng nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở Việt Nam
trong sự đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng cụ thể mới có khả năng tồn tại. Để xây dựng giá trị cho mô hình trường học tốt nhất, theo Keeny phải dựa vào các nguyên tắc: - Bỏ qua kinh nghiệm. - Tập trung vào cách hành động. - Xây dựng cây giá trị. - Tính toán trọng lượng giá trị. - Đánh giá một sự thay thế. Vận dụng mô hình này, các nhà quản lý ở các cơ sở giáo dục Việt Nam phải chuyển hướng tư duy và đặt mình trong hoàn cảnh, tâm lý của người học và phụ huynh; đồng thời sử dụng phương tiện ITC để định lượng và phân loại nhu cầu của người học trong mối tương quan với nhu cầu phát triển xã hội. Việc đưa ra quyết định thể hiện trong kế hoạch và biện pháp thực hiện các nội dung của kế hoạch như: bổ sung, thay thế trang thiết bị theo thị hiếu và nhu cầu của người học, tập trung nguồn lực vào các mục tiêu quan trọng, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng năng động, linh hoạt. Trong việc công khai giá trị, các nhà quản lí không cần phải phô trương thành tích mà công khai các hoạt động tạo ra giá trị, công bố các sản phẩm tư duy của đội ngũ giảng viên và các chính sách khuyến khích đội ngũ này tạo ra giá trị. 4.2. Phát triển năng lực ra quyết định cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Qua các công trình nghiên cứu mang tính học thuật về đội ngũ CBQLGD Việt Nam trong những năm gần đây, có thể nhận thấy: đội ngũ CBQLGD ở Việt Nam chưa chuyên nghiệp, và tính không chuyên nghiệp thể hiện trên các phương diện: đào tạo, tuyển dụng, lãnh đạo và đánh giá. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó về phía khoa học quản lý chưa có những nghiên cứu chuyên biệt, các công trình học thuật để đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chủ yếu hướng vào tư duy cơ bản, chưa chú trọng đến tư duy giá trị, nhất là đối với các mục tiêu chiến lược. Trong giải pháp nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giải pháp bồi dưỡng được ưu tiên hơn giải pháp đào tạo. Trong đánh giá cán bộ quản lý, đánh giá định tính nhiều hơn đánh giá định lượng và không có phương pháp kiểm chứng sự đánh giá. Trong điều hành tổ chức, đội ngũ CBQLGD Việt Nam nặng về quản lý hành chính, điều hành mang tính công vụ. Đội ngũ này mang tính đa năng, có khả năng chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Trong lãnh đạo, khi đưa ra quyết định, các nhà quản lý thường thiếu thông tin và coi nhẹ phản hồi, xử lý thông tin. Chính sách để thực hiện mục tiêu giáo dục mang tính cào bằng, duy trì Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 76 Số 21 - Tháng 3 năm 2018 cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là một trong những nguyên nhân quan trọng của thực trạng này. Vận dụng tư duy tập trung vào giá trị chính là phát triển năng lực ra quyết định dựa vào tư duy của nhà quản lý. Trên phương diện kỹ thuật, tư duy tập trung vào giá trị là một cấu trúc của phương pháp đánh giá giá trị. Đánh giá giá trị bao gồm một số nhiệm vụ riêng biệt: liệt kê các mục tiêu, phân biệt các mục tiêu, xác định các biện pháp cho các mục tiêu, sự ưu tiên. Áp dụng các kỹ thuật này vào phát triển năng lực đội ngũ CBQLGD Việt Nam thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Khảo sát các giá trị để xác định mục tiêu Vấn đề khảo sát các giá trị được Alwin đưa ra trong một bài báo đăng trên tạp chí Công luận hàng quý của trường đại học Chicago năm 1985 để “so sánh phương pháp đánh giá và sắp xếp để đo lường các giá trị bằng cách sử dụng dữ liệu về định hướng của cha mẹ đối với trẻ em từ một cuộc thử nghiệm chia nhỏ ngẫu nhiên được thực hiện trong điều tra xã hội năm 1980” [1, tr. 535]. Vận dụng quan điểm này, chúng tôi đưa ra mô hình để làm cơ sở xây dựng hệ thống dữ liệu khảo sát đánh giá các giá trị đội ngũ CBQLGD Việt Nam. Bảng 1: Mô hình hệ thống dữ liệu đánh giá giá trị đội ngũ CBQLGD Việt Nam Bảng 2: Quy ước các mục tiêu ở Bảng 1 Ứng dụng các tiêu chí nêu trong Bảng 1 giúp nhà quản lý và tổ chức của mình phân định các mục tiêu để vừa tự đánh giá năng lực lãnh đạo và công tác quản lý vừa để xác lập các mục tiêu cho việc đưa ra quyết định. Khi đứng trước một tình huống, một hoàn cảnh nào đó, con người thường có các nhu cầu hay nguyện vọng và thể hiện nó bằng một quyết định nào đó. Hiện tượng này chính là biểu hiện của mục tiêu xuất phát từ cá nhân. Nhà quản lý biết tổ chức, điều hành để mỗi cá nhân, dựa trên phân loại các mục tiêu trên để đưa ra mục tiêu, có cả mục tiêu tích cực và mục tiêu hạn chế, theo nhu cầu hoặc nguyện vọng của mình. Để có được danh sách các mục tiêu, nhà quản lý phải có các biện pháp khác nhau, chẳng hạn tổ chức các cuộc thảo luận với yêu cầu mỗi thành viên đóng góp các ý tưởng hoặc xác định các khó khăn. Để thăm dò các cá nhân trong một tổ chức, nhà quản lý “đưa ra danh sách các mục tiêu tiềm năng” [3,tr.539] không có sự sắp xếp ưu tiên làm cơ sở để các cá nhân đưa ra quyết định bằng cách lựa chọn. Khi yêu cầu cá nhân thể hiện quan điểm lựa chọn mục tiêu, có thể đưa ra các mục tiêu dự phòng bằng cách đặt vấn đề cho mỗi cá nhân: “Nếu bạn không thấy các mục tiêu từ danh sách này thì mục tiêu của bạn là gì?” và “Nếu có sự cân bằng giữa các mục tiêu thì đó là sự cân bằng nào? Bằng cách nào?”. Sử dụng yếu tố này để kích thích tư duy không chỉ của mỗi cá nhân trong tổ chức mà là cách thức tư duy của người quản lý. Sau công việc này, nhà quản lý có được danh sách các mục tiêu để phân loại và lựa chọn. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 77Số 21 - Tháng 3 năm 2018 Bước 2: Xem xét tình huống lựa chọn mục tiêu và cân bằng giá trị Tính huống giúp nhà quản lý xác nhận và trả lời các câu hỏi “Tại sao mục tiêu này quan trọng?”, “Tại sao phải chọn mục tiêu này mà không chọn mục tiêu khác?”. Để đưa ra một quyết định mà kết quả của nó phải mang đến giá trị thì nhà quản lý phải xác định các mục tiêu khác nhau như: sự phát triển, đạo đức, công bằng, tài chính, nhân lực, truyền thống và hiện đại,... Mỗi mục tiêu có thể có những điểm giao và điểm đối lập với các mục tiêu khác đòi hỏi nhà quản lý phải cân bằng giá trị. Để cân bằng giá trị, nhà quản lý phải xác định được đâu là mục tiêu cơ bản, đâu là mục tiêu chiến lược, đâu là quy luật, đâu là chủ quan, những rào cản hoặc rủi ro (do khách quan mang lại) có thể xảy ra, đâu là sự ưu tiên. Sau đó, nhà quản lý tiến hành phân cấp và xây dựng mô hình mục tiêu theo kiểu ma trận và dùng thuật toán tư duy để cân bằng giá trị các mục tiêu. Bước 3: Xác định cơ hội để đưa ra quyết định Khi đạt được hệ thống các mục tiêu và được phân cấp, nhà quản lý đứng trước các lựa chọn để ra quyết định: lựa chọn hoặc thay thế hoặc lựa chọn thay thế. Mỗi mục tiêu đưa ra trong hệ thống phân cấp đều mang tính quan trọng trong một tình huống quyết định. Do đó, nhà quản lý phải suy nghĩ làm thế nào để vừa đạt được những mục tiêu này tốt hơn và có thể đề xuất các lựa chọn khác? Việc xem xét mục tiêu phải “mỗi lần một mục tiêu và nghĩ đến sự lựa chọn thay thế có thể cần thiết nếu đó là mục tiêu duy nhất” [3, tr.544]. Bước tiếp theo là xem xét hai mục tiêu cùng thời điểm, hoặc tương đương và cố gắng tạo ra các lựa chọn thay thế tốt cho cả hai mục tiêu này. Những lựa chọn này có thể sàng lọc hoặc tạo ra sự kết hợp để nó đại diện cho nhóm mục tiêu. Sau đó lấy ba mục tiêu cùng thời điểm hoặc tương đương để đưa ra lựa chọn thay thế. Cứ thế, nhà quản lý sẽ tạo ra được mục tiêu duy nhất, và đó chính là cơ hội để nhà quản lý ra quyết định. Các tình huống quyết định phức tạp hơn thì có nhiều mục tiêu hơn và cũng có nhiều cách lựa chọn hơn. Mục tiêu bao hàm nhiều mục tiêu lựa chọn trong một phạm vi rộng được xem là mục tiêu chiến lược. Và ngay cả khi đạt được sự lựa chọn thay thế để đưa ra quyết định thì người quản lý không được rời khỏi suy nghĩ là còn có sự lựa chọn khác và phải tiếp tục, nhất là khi có những tình huống mới khó kiểm soát. 4.3. Đo lường giá trị để định vị các chức danh khoa học Đo lường giá trị vừa là một lĩnh vực khoa học độc lập, vừa có mối quan hệ sâu sắc đối với tư duy tập trung vào giá trị. Mối quan hệ nhân quả này làm cho đo lường giá trị mang tính mục đích như là một sự phản ánh hệ quả của tư duy giá trị. Những tiêu chuẩn sẽ trở nên lỗi thời, thậm chí trở thành rào cản của sự phát triển nếu các tiêu chuẩn trộn lẫn với phương pháp định tính để tạo ra khoảng cách quá lớn với đo lường khách quan và đo lường giá trị. Việc định lượng giá trị cho các chức danh khoa học dựa trên các công trình đã được xuất bản của cá nhân nhà khoa học trên thế giới thường dựa vào các công trình đã được xuất bản trên các tạp chí và có hai quan điểm đo lường: quan điểm thiên về số lượng của các công trình được công bố (Siegel and Baveye, 2010; Refinetti, 2011) và quan điểm chú trọng vào chất lượng qua sự tác động của tạp chí, của cá nhân nhà khoa học (Garfield, 2006). Một hướng tiếp cận khác để đo đầu ra cho các chức danh khoa học là chú trọng đến “năng suất” lao động khoa học (Gabriel Kreiman và John H. R. Maun- sell, 2011). Để xác định giá trị tương ứng với một chức danh khoa học nào đó (ví dụ: học vị, học hàm cụ thể), nhiều người mong muốn có sự thống nhất giữa năng lực và hiệu suất hoạt động khoa học tương xứng với mỗi chức danh khoa học nhất định. Trong thực tiễn, những chuyện không mong muốn thường xuyên xảy ra mặc dù việc định danh cho giá trị khoa học ở mỗi con người được thực hiện bởi phương pháp khoa học. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá các chức danh khoa học cần phá vỡ sự trì trệ của tư duy võ đoán, để làm thay đổi quyết định của nhà quản lý (Rob- ert S. Hartman và Ralph L. Keeney). Những vấn đề “vô hình” và “hữu hình” của giá trị khoa học mà Hartman đưa ra trong Đo lường giá trị giúp chúng ta nhận thức được mục tiêu của việc đo lường ở chủ thể sáng tạo là không phải đánh giá bằng sự liệt kê thành tích mà là xác định giá trị và các khả năng tạo ra giá trị. Mục tiêu của việc công nhận chức danh khoa học là xác định khả năng của nhà khoa học để thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với chức danh mà mình được công nhận dựa trên cơ sở của các sản phẩm mà nhà khoa học đạt được dựa trên các “tham số” cùng với “phép tính” hợp lý. Các “tham số” được được hiểu là các tiêu chí và “phép tính” là phương pháp đo lường khách quan. Hiện nay, các tiêu chí trong các văn bản pháp quy về công nhận các chức danh khoa học của nhà nước Việt Nam có xu hướng mở ra những phạm vi khác nhau và khó thực hiện cho các phép đo khách quan như tư tưởng, trình độ ngoại ngữ, hướng dẫn nghiên cứu sinh bảo về thành công luận án, Khi phạm vi của các tiêu chí quá rộng, người ta có thể hoán đổi hoặc đánh tráo giá trị, chưa nói đến phương pháp đo lường định tính như các hình thức tín nhiệm. Tiêu chí trong đo lường giá trị khoa học để xác định chức danh khoa học phải dựa trên các nguyên tắc của tư duy sáng tạo và phát triển năng lực. Ở tư duy bậc cao, các yếu tố của sáng tạo thể hiện trên các ý tưởng hay phát minh. Bậc thấp hơn của tư duy là vận dụng và cải tiến những ý tưởng, phát minh Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 78 Số 21 - Tháng 3 năm 2018 VALUE-FOCUSED THINKING - ORIENTATION FOR ENHANCING THE EDUCATIONAL MANAGEMENT CAPACITY IN VIETNAM Ho Canh Hanh Nguyen Huu Le Abstract: In a developed society, value is the motivation and goal; at the same time, thinking is considered as a value and has an impact on the development of the society. Axiology is a science that influences many different aspects of the lives and societies of many countries around the world, including management science. Valuable thinking and value-focused thinking are the achievements of the contemporary management science; It is being applied in the management in many different areas of the economy and society because it helps to build the methods and techniques for managers to make decisions. Value-focused thinking application can enhance the educational management capacity in Vietnam in the age of Industry 4.0. Keywords: Value; value thinking; value-focused thinking; management science, education management. của người đi trước. Định lượng giá trị khoa học cho các chức danh khoa học rất khó, bởi vì giá trị khoa học chính là khoa học về giá trị, nó mang tính lịch sử của sự phát triển và mất đi theo thời gian vì sự phát triển hay phủ định nó, như Hartman đã nói trong một công trình chưa kịp công bố của mình “Nếu bạn nhớ nó đã mất từ Galileo đến General Electric, thì bạn sẽ hiểu được sự phát triển to lớn của khoa học về giá trị”. Mỗi chức danh khoa học nên tồn tại trong một khoảng thời gian (được gọi là chu kỳ) nhất định, vừa đủ để minh chứng năng lực của một nhà khoa học tương ứng với nhiệm vụ của họ và khả năng tiếp tục công việc chuyên môn trong thời gian tới. Khoa học đích thực phải là sự tiến bộ và phát triển chứ không phải là sự cộng dồn các kinh nghiệm. Tư duy tập trung vào giá trị có khả năng khắc phục sự trì trệ của con người, giúp con người nhận ra những khuyết điểm của mình trên con đường phát triển. 5. Kết luận Những giải pháp công nghệ có khả năng giúp con người cảnh giác hơn sự đánh tráo giá trị, khắc phục tình trạng dựa vào thể chế quyền lực, núp bóng danh nghĩa tập thể, cộng đồng. Sự phát triển của ITC đang làm thay đổi về tầm nhìn đối với giá trị, thúc đẩy các phát minh, cải tiến công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội hiện đại. Vì thế, xu hướng nhận thức tập trung vào giá trị, tập trung vào tư duy sáng tạo ngày càng được coi trọng và có khả năng đưa giá trị tri thức, hàn lâm vào hàng thứ yếu. Tư duy tập trung vào giá trị tạo ra năng lượng cho nhà quản lí trong việc hoạch định chính sách và đưa ra quyết định để điều hành tổ chức của mình theo kịp sự vận động của xã hội và thời đại, chìa khóa thành công của giáo dục và đào tạo Việt Nam trong thế kỷ XXI. Tài liệu tham khảo [1] Duane F. Alwin and Jon A. Krosnick (1985), “The Measurement of Values in Surveys: A Comparison of Ratings and Rankings”, Public Opinion Quarterly, Vol. 49, No. 4 (Winter, 1985), 535-552; [2] Phạm Minh Hạc (2012), Giá trị học – Cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay, NXB. Dân trí, Hà Nội; [3] Keeny R. L. (1996), “Value-focused thinking: Identifying decision opportunities and creating alternatives”, European Joumal of Operational Research, Vol 92, pp. 537-549; [4] Keeny R. L. (1996), Value-Focused Thinking A Path to Creative Decisionmaking, Harvard University Press; [5] Hartman R. S. (1967), The Structure of Value: Foundations of Scientific Axiology, Southern Illinois University Press; [6] Schwartz D. J. (1959), The Magic of Thinking Big, New York: Simon & Schuster, 1987; [7] Thurstone L. L. (1954). “The Measurement of Value.” Psychological Review 61 (1954): 47-58; [8] Tischner J. (2002), Myslenie wedlug wartosci [Thinking in Values], Krakow: Znak, pp. 477 - 493.
File đính kèm:
- tu_duy_tap_trung_vao_gia_tri_dinh_huong_nang_cao_nang_luc_qu.pdf