Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Krishnamurti là một nhà triết học nhân sinh lớn của thế kỷ XX. Triết học của ông đặt ra những

vấn đề không chỉ là sự quan tâm của đương đại mà của mọi thời đại vì đó là những vấn đề muôn

thuở của con người như số phận, sự hiện hữu, sự siêu việt và sự tha hóa Theo ông, nguyên nhân

gây ra sự tha hóa của con người trong xã hội phương Tây hiện đại là do cái tôi có nhiều ham muốn

ích kỷ cá nhân. Ông đưa ra những giải pháp khuyên nhủ con người nên sống để thanh tẩy tâm hồn

cá nhân và xã hội như là “đời không tâm điểm“, “Sống là hiện tượng không thời gian, tri là không

suy niệm và hành động không chủ đích”. Thực chất đây là các giải pháp tâm linh, thiên về lay động,

đánh thức thế giới nội tâm, đánh thức sự tự ý thức của cá nhân trong cuộc nhân sinh. Tuy không phải

là cách làm mới trong lịch sử triết học và có phần duy tâm nhưng đóng góp quan trọng nhất của

Krishnamurti là ở chỗ chỉ ra được vấn đề đang nổi cộm trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như

của xã hội hiện đại ngày nay.

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 1

Trang 1

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 2

Trang 2

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 3

Trang 3

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 4

Trang 4

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 5

Trang 5

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 6

Trang 6

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 7

Trang 7

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 8

Trang 8

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 9

Trang 9

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 7340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Triết lý nhân sinh của J.Krishnamurti và giá trị thực tiễn đối với việc giáo dục nhân văn cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
i hình thức thống 
trị bằng quyền uy thế lực đối với kẻ khác để giải 
thoát linh hồn mình. Tiếp cận triết lý nhân sinh 
của Krishnamurt dù ở góc độ nào mà lấy sự vươn 
lên của con người trong sạch thanh cao thì đều 
đáng trân trọng. Có thể Đời không tâm điểm và 
hướng đi cho cuộc đời của Krishnamurti có cái 
nhìn thiên lệch về sự suy tôn những giá trị vốn có 
ban đầu và bị nhiều nhà triết học cho đó là duy 
tâm nhưng nếu duy tâm thông minh còn hơn duy 
vật mà thô thiển. Trên tinh thần của phép biện 
chứng duy vật, ta nên đãi cát tìm vàng trong triết 
lý nhân sinh của Krishnamurti những điểm hay, 
ý đúng để góp thêm một lời khuyên bổ ích cho 
con người có cách suy nghĩ và hành động phù 
hợp đừng làm tổn thương thế giới xung quanh 
thêm nữa. 
2.3. Giá trị thực tiễn của tư tưởng nhân 
sinh của Krishnamurti trong việc giáo dục 
nhân văn đối với con người Việt Nam hôm nay
Giải đáp những vấn đề về xã hội, về cuộc 
sống của con người, không phải bây giờ mới bàn 
tới mà các nhà triết học ngay từ thời cổ đại ở cả 
phương Đông và phương Tây đã đi tìm đường 
hướng cho nhân loại với mong muốn xây dựng 
một thế giới đại đồng, con người sống hòa mục 
với nhau như anh em một nhà, “tứ hải giai huynh 
đệ” Rất nhiều, rất nhiều nhà triết học dù đứng 
trên lập trường duy tâm hay duy vật, có cái nhìn 
biện chứng hay siêu hình về nhân sinh cũng đều 
cố gắng đưa ra cách giải quyết các vấn đề xã hội 
và con người với mong muốn hiệu quả nhất, triệt 
để nhất. Điểm chung này cho thấy các học thuyết 
triết học dù là cổ hay kim, đông hay tây, nhân sinh 
hay tôn giáo đều thấm đẫm tinh thần nhân văn. 
Nhưng dường như vấn đề nhân sinh của cả nhân 
loại, của từng dân tộc cũng như của mỗi cá nhân 
vẫn chưa giải quyết được tận cùng nguyên nhân 
của nó khi phương tây hiện đại bước vào giai đoạn 
kỹ trị và chủ nghĩa duy lý thống trị. Lấp lánh trên 
bầu trời triết học của phương Tây hiện đại thế kỷ 
XX là “hiện tượng Krishnamurti” “có phong cách 
nhân sinh mới” đã góp thêm một tiếng nói, một 
cách tiếp cận mới mang tính hướng nội để lý giải 
những điều bí ẩn trong mỗi con người mà ông ví 
nó cũng bí ẩn như vũ trụ bao la vậy. 
Triết lý của Krishnamurt tập trung bàn về 
sự giải thoát để cho tâm hồn con người trở nên 
thánh thiện trong cõi đời đầy cám dỗ và cạm 
bẫy. Cạm bẫy mà ông nói đến chính là toan tính 
cá nhân trong việc mưu cầu danh lợi sẽ đẩy con 
người đến sự tha hóa. Phương cách giải thoát của 
Krishnamurti khỏi sự tha hóa có ảnh hưởng nhất 
định trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, giáo 
dục, tâm lý học, thể thao Trong xã hội hiện đại, 
khi khoa học càng phát triển bao nhiêu thì vấn đề 
thế giới tâm linh càng bất ổn bấy nhiêu. Sự xuất 
hiện của Krishnamurti như là một sự cứu rỗi cho 
sự khủng hoảng đó. Krishnamurti không loại bỏ 
50
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 40 (10-2019)
khoa học mà chỉ tìm cách đưa con người thoát khỏi 
mê cung của sự sùng bái khoa học một cách thái 
quá. Vì vậy, triết lý nhân sinh của Krishnamurti 
trở thành nhịp cầu nối khoa học và tôn giáo. 
 Cuộc đời và lời khuyên của ông đã có ảnh 
hưởng sâu sắc đến ý thức nhân loại ở nửa sau thế 
kỷ XX. Tư tưởng nhân sinh của Krishnamurti 
không chỉ hợp với giới trí thức, uyên bác, với 
người lớn tuổi từng trải có thời gian để chiêm 
nghiệm cuộc đời mà nó còn phù hợp với giới trẻ. 
Sinh thời, khi đi thuyết giảng cho học sinh, sinh 
viên của các trường học, ông luôn tạo ra một bầu 
không khí thoải mái, không sợ hãi, không kèn 
cựa, khuyến khích các em tự tìm về nội tâm, tìm 
hiểu về chính mình, thức tỉnh cảm quan của họ 
về cái đẹp của thiên nhiên, về sự cảm thông với 
những thống khổ của kiếp người, khuyến khích 
họ đi vào những đề tài sinh động, phức tạp nhất 
đó là hoạt động tâm não con người. Cả cuộc đời 
của ông kiên trì với lý tưởng “để cho mọi người 
được tự do, giải thoát vô điều kiện”. Chính vì vậy, 
lúc cuối đời, nhiều người trẻ ở Mỹ vẫn tìm đến 
ông như là tới ngồi dưới một tàng cây cổ thụ rủ 
bóng để ươm tẩm phần tâm hồn. 
Thiết nghĩ, việc nghiên cứu triết lý nhân sinh 
của Krishnamurti có ý nghĩa to lớn đối với việc 
giáo dục các giá trị đạo đức nhân văn cho người 
Việt Nam hôm nay đặc biệt là thế hệ trẻ. Bởi vì 
ông đã chỉ ra cho chúng ta biết một trong những 
nguyên nhân của vấn đề, nguồn gốc của mâu thuẫn 
và bạo lực đã tiềm ẩn ngay trong tâm con người 
ra sao. Giá trị thực tiễn của triết lý Krishnamuti 
là ở chỗ, ông không tặng chúng ta một cách giải 
quyết theo kiểu “mì ăn liền” những vấn đề của 
mỗi cá nhân cũng như của thời đại. Ông đã nhìn 
thấy những vấn đề được coi là triệu chứng của một 
chứng bệnh được xem là thâm căn, cố đế, nằm sâu 
trong tâm não của mỗi người chúng ta. Và ông 
nhắc nhở mọi người hãy nhìn vào nội tâm, dựa 
vào sức mạnh tinh thần của chính mình để tự giải 
thoát ra khỏi những xiềng xích tư tưởng rập khuôn 
của người khác, đừng bao giờ làm nô lệ cho bất 
cứ loại tư tưởng nào của bất cứ ai dù đó là người 
có thẩm quyền. Nên thanh lọc những ô nhiễm do 
bị những “thẩm quyền” nhồi nhét vào tâm não từ 
vô thủy. Bản thân ông cũng yêu cầu mọi người 
coi những lời nói của ông chỉ là lời tâm tình trò 
chuyện giữa những người bạn, không phải là lời 
của bậc thầy. Vì nếu coi ai đó là bậc thầy thì cái 
hào quang tiềm ẩn trong ý nghĩ về bậc thầy đã 
gián tiếp tước đoạt sự tự do của chính mình trên 
con đường đi tìm chân lý. 
Dẫu biết rằng cuộc sống luôn tiến về phía 
trước nên buộc mỗi người phải không ngừng nỗ 
lực phấn đấu để không bị bỏ lại phía sau.Trên 
hành trình mưu sinh để tồn tại và phát triển, 
con người đã ấp ủ nhiều ước mơ, nuôi dưỡng 
bao khát vọng với mong muốn chúng sớm trở 
thành hiện thực. Nhưng không phải ai cũng có 
ước mơ đẹp, nhu cầu chính đáng. Đâu đó, vẫn 
có những cá nhân quá tham lam, ích kỷ, chỉ 
muốn có được tất cả mọi thứ trên cuộc đời này 
và tìm mọi cách đê hèn, sử dụng nhiều công cụ 
vô nhân đạo, nhiều phương thức tàn bạo để đạt 
cho bằng được mục tiêu của cuộc đời về tiền 
tài, danh vọng, sự nghiệp, hôn nhân - gia đình, 
giá trị bản thân, quan hệ xã hội, địa vị xã hội... 
Thậm chí có những người bằng mọi cách, bằng 
mọi thủ đoạn, bất chấp đạo lý để sao cho nhanh 
nhất đạt được những mục tiêu của đời mình mà 
không bao giờ tự hỏi rằng có chính đáng và hợp 
pháp hay không. Họ dùng tiền, rất nhiều tiền để 
mua quan bán chức, để chạy chỗ, chạy tội, chạy 
chức, chạy quyền và sống sa đọa, trụy lạc trong 
khi rất nhiều người xung quanh còn đang đói 
khát, nghèo khổ, lam lũ. Nếu không được hoặc 
chưa được, họ sẽ cảm thấy đau khổ, dằn vặt và 
không bao giờ cảm thấy mình hạnh phúc rồi đổ 
cho số phận, đổ lỗi cho người khác, cho xã hội 
và từ đó có thái độ thù địch với những người 
xung quanh. Không thích hợp tác, không biết 
quan tâm, chia sẻ, không biết đồng cảm và sẵn 
sàng xung đột, đối đầu với tất cả khi cho rằng 
lợi ích cá nhân bị ảnh hưởng, bị xâm phạm. Một 
khi mù quáng chạy theo những lợi ích vật chất 
và tinh thần tầm thường, thực dụng, cá nhân đó 
đã đánh mất mình, tha hóa mình, trượt dài và 
trượt sâu vào vũng bùn của tội lỗi, tội ác mà 
không thể cứu vãn, không thể thoát ra. Chỉ còn 
một cách duy nhất trả giá cho sai lầm của mình 
51
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 40 (10-2019)
là hình phạt nghiêm khắc của pháp luật và sự lên 
án gay gắt của dư luận xã hội, sự phán xét, kết 
tội của tòa án lương tâm. Khó mà tìm được sự 
tha thứ, bao dung của cộng đồng xã hội. Đây là 
kết cục được báo trước cho tất cả những ai đã, 
đang và có ý định lựa chọn lối sống chỉ biết đề 
cao cái tôi, tuyên chiến với tất cả. Những kẻ như 
vậy trong xã hội đang ngày càng nhiều. Đây là 
mầm mống của sự xuống cấp, băng hoại về đạo 
đức, bất ổn về chính trị - xã hội, kết băng, lập 
đảng xã hội đen, hình thành thế giới tội phạm 
làm cho xã hội ngày càng trở nên bất an, bất ổn.
Một nguyên nhân khách quan khác phải kể 
ra ở đây là do mặt trái của cơ chế thị trường đã 
làm cho sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng 
xã hội trên mọi mặt của đời sống xã hội ở nước 
ta càng trở nên sâu sắc, càng làm cho nhiều người 
bị tha hóa nhanh bởi chính cái tôi tham lam đã 
vượt ngưỡng của mình gây ra. Xã hội cũng vì 
thế mà ngày càng trở nên phức tạp và trở thành 
môi trường sống nguy hiểm, mất an toàn, đe dọa 
và luôn rình rập lấy đi cuộc sống an nhiên, hạnh 
phúc của mọi cá nhân bất cứ lúc nào. Đã đến lúc, 
hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp, suy thoái 
đạo đức, vi phạm pháp luật gióng lên liên hồi để 
thức tỉnh, kêu gọi mọi người hãy bình tâm, tĩnh 
trí nhìn lại mình để suy xét và chọn điểm dừng, 
dũng cảm và ngay lập tức từ bỏ những tham vọng 
quá đáng của mình để đổi lấy sự bình yên, quay 
về với cái ban đầu thiện lương, thiện lành, tử tế, 
không so đo hơn thiệt, không chạy theo mục tiêu 
viển vông, hão huyền, hư danh. Làm được như 
vậy, chúng ta đã tìm về với Krishnamurti, đã tự 
thanh lọc tâm hồn, đã giải thoát mình ra khỏi kiếp 
nô lệ của những cám dỗ vật chất tầm thường, của 
những toan tính đê hèn, của mọi nhục dục xấu 
xa và mọi thị phi để đổi lấy sự tự do tuyệt đối, 
hạnh phúc đích thực và niềm vui trọn vẹn. Làm 
được như vậy, mỗi cá nhân đã sống theo tinh thần 
của Krishnamurti, đã biết lựa chọn hướng đi cho 
cuộc đời của mình một cách thông minh, một sự 
hiện hữu khôn ngoan, bền vững trong bối cảnh 
xã hội đương đại có đầy rẫy những áp lực và sự 
cạnh tranh khốc liệt.
Tóm lại, giá trị nhân văn lớn nhất của tư 
tưởng Krishnamurti là ở chỗ, ông nhìn thấy mặt 
trái của xã hội phương Tây hiện đại và phê phán 
xã hội từ phía hữu. Tuy chưa vượt qua được sự phê 
phán thuần túy trước đó nhưng vẫn được coi là một 
tiếng nói đáng trân trọng về thân phận con người 
và mở ra một hướng đi lên của con người trong 
cái sự đối lập của thời đại: “càng nhận thức xa 
về vũ trụ bao nhiêu càng biết ít về con người bấy 
nhiêu”. Cả cuộc đời Krishnamurti mong mỏi tìm 
kiếm một con đường mới để giải thoát con người 
trong xã hội hiện đại. Có thể điều ông nói chưa 
trở thành hiện thực, thậm chí mãi mãi chỉ là mơ 
ước nhưng ít ra Krishnamurti cũng tạo ra những 
giá trị tiền đề cần thiết để các thế hệ sau tiếp tục 
nghiên cứu và phát triển thêm để giải quyết những 
vấn đề bất cập do cách mạng 4.0 đẻ ra.
Với ý nghĩa đó, thông điệp của bài báo này 
muốn gửi tới thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay là 
hãy cảm nhận, hãy học hỏi và làm theo sự chỉ 
dẫn, khuyên nhủ của Krishnamurti để lựa chọn 
cho mình một hướng đi đúng cho cuộc đời. Hy 
vọng sẽ tạo ra một thế hệ công dân mới, sống 
nhân văn, biết khao khát vươn lên, biết cống hiến 
cho xã hội nhiều cái đúng, cái đẹp, cái tốt nhưng 
cũng biết thanh lọc để buông bỏ, từ chối, đoạn 
tuyệt với cái xấu, ác, sai đang giày vò trong suy 
nghĩ, ý thức của các em để tạo ra sự cân bằng 
giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của 
mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. Một khi 
biết buông bỏ, thanh lọc những rác rưởi, xấu xa 
trong ý thức nghĩa là đã biết sống bao dung, độ 
lượng, vị tha, tự do và tự chủ. Đó chính là biểu 
hiện của lối sống nhân văn hiện đại cần phải có 
để người Việt Nam hôm nay làm chủ khoa học, 
công nghệ thời đại 4.0. 
3. Kết luận
Giá trị nhân văn của tư tưởng Krishnamurti 
là không cần phải bàn cãi. Một lần nữa, trên quan 
điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác, 
chúng ta nên đọc và cần đọc lại để suy ngẫm và 
lựa trong tư tưởng nhân sinh của ông những viên 
ngọc nhân văn quý giá để có cơ sở khoa học và 
thực tiễn đề ra các giải pháp giáo dục con người 
Việt Nam nhất là thế hệ trẻ hôm nay cách sống 
52
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 40 (10-2019)
trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, cách mạng 4.0 và 
hội nhập quốc tế sâu rộng sao cho đúng đắn, văn 
minh đầy tính nhân văn, cao thượng góp phần tạo 
dựng lên một thế giới hòa bình bền vững mà ở 
đó tự do của xã hội là điều kiện tự do cho mỗi cá 
nhân. Mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ nên suy 
ngẫm về triết lý nhân sinh của Krishnamurti để 
lựa chọn cho mình một lối sống tử tế, giàu lòng 
vị tha, nhân văn, nhân đạo khi cuộc cách mạng 
4.0 đã gõ cửa từng nhà, từng cửa sổ tâm hồn của 
mỗi người. Nếu ai cũng giành chút ít thời gian 
mỗi ngày của mình để đọc, ngẫm và làm theo 
những điều Krishnamurti nêu ra ở trên, tôi chắc 
chắn rằng, lòng họ sẽ bớt đi ưu tư, phiền muộn, 
biết đủ để sống sao cho hạnh phúc, biết buông 
để nhẹ lòng, biết sống chậm lại một ít để được 
thanh thản, biết tha thứ để tránh xung đột không 
cần thiết, không tiến hành những hành động có 
mục đích xấu, động cơ thấp hèn, tư lợi cá nhân 
bất chính đó chính là hướng đi cho cuộc đời an 
yên, hạnh phúc và đời khi đó thực sự sẽ là dòng 
sông thanh tẩy.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Tiến Dũng (1999), Lịch sử triết học phương Tây, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. R. Fouère (2007), Krishnamurti - Cuộc đời và tư tưởng, (Võ Văn Quế biên dịch), NXB Văn 
hóa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. P. Jayakar (1997), Tiểu sử Krishnamurti, (Mỹ Liên dịch), California.
[4]. J. Krishnamurti (1969), Đường vào hiện sinh, (Trúc Thiên biên dịch), NXB An Tiêm, Sài Gòn.
[5]. J. Krishnamurti (2002), Krishnamurti, Cuộc đời và tư tưởng - Tập III: Dòng sông thanh tẩy, 
(Nguyễn Ước biên dịch), NXB Văn học Hà Nội.
[6]. J. Krishnamurti (2007), Cuộc đời phía trước, (Lê Tuyên biên dịch), NXB Văn hoá Dân tộc, 
Hà Nội.
[7]. J. Krishnamurti (2007), Tham thiền, vẻ đẹp và tình yêu, (Thanh Lương- Thiện Sáng dịch), NXB 
Lao động, Nhà phát hành Văn Lang.
[8]. Hồ Bá Thâm (2009), “Vấn đề con người, nhân văn trong triết học phương Tây hiện đại và chủ 
nghĩa duy vật nhân văn hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ 
XX, tháng 11/2006.
J.KRISHNAMURTI’S LIFE PHILOSOPHY AND PRACTICAL VALUES FOR 
EDUCATING HUMANITIES TO THE VIETNAMESE IN THE CURRENT PHASE
Summary
J.Krishnamurti was the 20th century’s great life philosopher. His philosophy raises issues to not only 
contemporary concerns but to all times because these are eternal problems in human life such as fate, 
existence, transcendence and deterioration. In his view, human deterioration in modern Western society is 
caused by the self fi lled with selfi shnesses. He offered solutions to persuade people to purify individuals 
and social souls via such lifestyles as "life without focus", "Living is a timeless phenomenon, knowing 
is without contemplations and acting without intents". In fact, these are spiritual solutions, inclining to 
move and awaken the inner world, awakening individual consciousness in human life. Although these 
are not new in the philosophical and idealistic history, Krishnamurti's most important contribution is to 
point out the emerging problems in individual life as well as in modern society nowadays. 
Keywords: Life is a purifying river, deterioration, Krishnamurti's life philosophy, humanistic thought.
Ngày nhận bài: 15/5/2019; Ngày nhận lại: 04/10/2019; Ngày duyệt đăng: 16/10/2019.

File đính kèm:

  • pdftriet_ly_nhan_sinh_cua_j_krishnamurti_va_gia_tri_thuc_tien_d.pdf