Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo

Tôn giáo và tín ngưỡng (TGTN) là khái niệm mà hầu

hết chúng ta đều biết tới nhưng rất khó để đưa ra được một định

nghĩa toàn diện và mang tính phổ quát. Đây là một phạm trù vô

cùng thú vị nhưng cũng hết sức phức tạp do các đặc tính trừu

tượng của đối tượng này. TGTN là những sản phẩm tinh thần đã

được con người tạo ra từ buổi bình minh của lịch sử, là một

phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người và

là một phần quan trọng trong nền văn minh nhân loại. Nền khoa

học hàn lâm hiện đại có vô số hướng tiếp cận đối với TGTN.

Bên cạnh những hướng tiếp cận truyền thống, như: Sử học,

Thần học, Mỹ học, Triết học, v.v còn có thêm nhiều phân

ngành khác, như: Văn hóa học, Tôn giáo học, Chính trị học, Xã

hội học tôn giáo, Tâm lý học tôn giáo, v.v Đặc biệt, sự góp

mặt của Nhân học tôn giáo với phổ nhìn bao quát từ “văn hóa

nguyên thủy” (thuật ngữ của Tylor) đến các hiện tượng TGTN

trong đời sống đương đại đã có thể giúp cho việc xem xét các

vấn đề liên quan đến TGTN mà không bị ràng buộc bởi các rào

cản lý luận. Bài viết này đề cập đến vị trí của Nhân học tôn giáo

trong khoa học xã hội và nhân văn hiện nay.

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 1

Trang 1

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 2

Trang 2

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 3

Trang 3

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 4

Trang 4

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 5

Trang 5

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 6

Trang 6

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 7

Trang 7

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 8

Trang 8

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 9

Trang 9

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang xuanhieu 3420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo

Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn nhân học tôn giáo
n tộc người như Từ Chi đã đề cập ở trên, thông qua các hình thức 
tang ma và mai táng, các nhà nhân học còn có thể tìm hiểu sâu hơn về 
nhân sinh quan và thế giới quan bản địa cũng những biến đổi của nó 
theo thời gian. Đặc biệt là các hình thức mai táng. 
Nếu như tang ma là “giải pháp tối chung” để khuôn xếp số phận 
của linh hồn thì hình thức mai táng chính là kết quả cuối cùng đến từ 
giải pháp ấy. Nói cách khác, quan niệm về linh hồn như thế nào thì 
cho ra biểu hiện tương tự của hình thức mai táng. Những công trình 
mai táng tiêu biểu như Kim tự tháp ở Ai Cập, lăng mộ Tần Thủy 
Hoàng ở Trung Quốc hay lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn ở Việt 
Nam, chính là “nơi trở về” của họ. Hoặc chí ít, đó cũng là nơi khởi 
đầu hành trình của linh hồn sau khi rời thể xác theo quan niệm của họ. 
Tùy thuộc vào mỗi truyền thống văn hóa, trên thế giới hiện nay tồn tại 
các hình thức mai táng như sau: 
1) Địa táng (chôn cất) 
2) Mộc táng (treo trên cây) 
3) Không táng (gắn vào vách đá) 
4) Thủy táng (thả xác xuống nước) 
5) Thiên táng hay điểu táng (đặt xác ở một nơi cao và vắng vẻ cho 
chim ăn) 
6) Hỏa táng (đốt xác) 
7) Thiền táng hay tượng táng (ngồi thiền cho đến lúc chỉ còn xác 
khô và tô thành tượng). 
Ngoài ra còn có những hình thức mai táng hiếm như ướp xác, thả 
thuyền trôi sông/biển, ngâm bùn, đóng băng, táng trong cột gỗ, thân 
cây, hốc đá, Mỗi hình thức mai táng này lại có các dạng quan tài, đồ 
tùy táng và thể thức táng và nghi thức táng khác nhau. Chẳng hạn, địa 
táng hay còn gọi là thổ táng là chôn xuống đất nhưng có nơi dùng mộ 
18 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
thuyền (chôn bằng thuyền như trong văn hóa Đông Sơn), có nơi dùng 
mộ chum (chôn bằng chum như văn hóa Sa Huỳnh), Có nơi táng 
nằm nhưng có nơi lại táng ngồi, có nơi lấp đất như người Việt nhưng 
có nơi lại để lộ thiên để tiếp tục cho thêm các thi hài tiếp theo vào 
cùng một mộ táng như người Cơtu,... 
Cùng với các hình tức mai táng mang đặc thù văn hóa, việc lựa 
chọn nơi mai táng cũng là một trong những vấn đề phức tạp nhất có 
liên quan đến việc lựa chọn nơi yên nghỉ của linh hồn. Việc lựa chọn 
địa điểm mai táng cho người chết ở Trung Quốc và Việt Nam được 
đẩy lên thành một bộ môn gọi là “khoa học huyền bí” với sự tham gia 
của các “thầy địa lý - phong thủy”. Cho tới nay, loại “khoa học huyền 
bí” này vẫn chưa được lý giải và cũng chưa được công nhận nhưng sự 
ảnh hưởng của nó đến việc lựa chọn nơi mai táng và thời gian mai 
táng thì đã có ảnh hưởng đến hầu như mọi gia đình. Đặc biệt, với 
truyền thống giữ xương cốt nhiều đời và việc chọn huyệt địa theo 
phong thủy đã khiến cho mộ táng trở thành một vấn đề nóng bỏng 
trong quá trình phát triển hiện nay. 
Có thể nói, việc tìm hiểu tang ma và các hình thức mai táng là một 
chủ đề vô cùng rộng lớn cho các nhà nhân học đặt mối quan tâm đến 
TGTN. Ở đây, các nhà nghiên cứu không chỉ mô tả các hình thức và 
diễn biến mà còn có thể tìm hiểu những tác động qua lại giữa người 
sống và cõi chết, giữa người ra đi và người ở lại theo từng quan niệm 
và truyền thống văn hóa. Thậm chí, nhà khoa học có thể tìm hiểu 
những xung đột đã và đang diễn ra giữa những nghi lễ truyền thống 
với xã hội hiện đại, hay những tranh chấp hoặc chồng lấn giữa các yếu 
tố được gọi là “tâm linh” với những hoạt động đời thực. 
Chẳng hạn như hoạt động “kinh doanh tâm linh” trong một “thị 
trường tâm linh” bằng tiền thật (không phải tiền “âm phủ”) với giá đất 
mai táng có thể được đẩy lên tới hàng tỷ đồng cho một “suất” ở các nghĩa 
trang “siêu sang” trong khi thời hạn thuê đất của các nghĩa trang đó chỉ là 
50 năm (!). Nhà nghiên cứu cũng có thể giải mã “khoa học tâm linh” 
trong các hoạt động gọi hồn và áp vong với sự xuất hiện của các doanh 
nghiệp tâm linh đặt trong sự kết nối với “khoa học huyền bí” mà chúng 
tôi đã đề cập ở trên và ở một số nghiên cứu gần đây12. Đây chính là 
Đinh Hồng Hải. Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn 19 
khoảng trống rộng lớn hầu như chưa được khám phá của các nhà nghiên 
cứu TGTN nói chung và các nhà nhân học ở Việt Nam nói riêng. 
Để tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến tang ma, mai táng, cái chết 
hay đời sống sau khi chết cũng như các hiện tượng TGTN nói chung, 
nhà nhân học không thể chỉ khảo tả mà còn phải rút ra các quy luật và 
đưa ra những kiến giải mang tính lý thuyết. Với vô số TGTN được 
hình thành trong suốt dòng chảy lịch sử của nhân loại (và dường như 
chúng luôn có xu thế ngày càng nhiều thêm), các nhà khoa học từ Cổ 
Trung đại đến Cận Hiện đại luôn phải tìm tòi để đưa ra những quan 
điểm học thuật về tôn giáo để lý giải các thành tố văn hóa đặc thù này. 
Vai trò của Nhân học tôn giáo sẽ còn được mở rộng thêm trong bối 
cảnh toàn cầu hóa và biến đổi văn hóa hiện nay. 
Có thể nói, TGTN là một trong những đối tượng nghiên cứu đang 
được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay bởi những xung đột 
của các tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố, sự khủng hoảng đời sống tinh 
thần, Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến TGTN thì các 
giải pháp quân sự hay kinh tế dường như đã không mang lại hiệu quả. 
Trên thực tế, để giải quyết tận gốc rễ của vấn đề này thì văn hóa thực 
sự là một giải pháp tối chung. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi sự 
đóng góp không thể thiếu của các quan điểm học thuật tiến bộ và phù 
hợp với nhiều tôn giáo và tín ngưỡng đang tồn tại trong xã hội mà 
chúng ta đang sống. Nhân học tôn giáo chính là một chuyên ngành 
mang tính phổ quát và phù hợp với bối cảnh này. 
Ở Việt Nam, sau hơn nửa thế kỷ “vô thần”, người dân lại bung ra 
lựa chọn đức tin/niềm tin cho mình. Nhưng cũng trong giai đoạn này, 
nhiều hiện tượng tôn giáo và tín ngưỡng mới đã nảy sinh làm đau đầu 
các nhà quản lý và làm hao tổn nhiều giấy mực của giới nghiên cứu. 
Một loạt vấn đề cần đặt ra trong việc giải quyết các tranh cãi xoay 
quanh các câu hỏi: Cái gì hợp chuẩn, cái gì không hợp chuẩn? Đâu là 
ranh giới của mê tín và không mê tín? Yếu tố nào thuộc tôn giáo và 
yếu tố nào thuộc tín ngưỡng?, v.v Trong bối cảnh đó, Nhân học tôn 
giáo sẽ là một trong những hướng tiếp cận ít gây xung đột nhất so với 
các phân ngành chuyên biệt có cùng đối tượng nghiên cứu là TGTN. /. 
20 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
CHÚ THÍCH: 
1 Ở giai đoạn này, những người như Aristote hay Khổng Tử không chỉ là một nhà 
triết học hay mỹ học (theo nhận thức của thời đại chúng ta hiện nay) mà họ là 
những nhà bác học thực sự trong con mắt của cộng đồng với kiến thức sâu rộng về 
nhiều lĩnh vực “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” nên được gọi là những nhà 
thông thái (thông thái: hiểu biết rộng và sâu - Từ điển tiếng Việt, tr. 920). 
2 Ví dụ: Hệ thống văn hóa (cultural system) của Clifford Geertz, hệ thống biểu 
tượng (system of symbols) của Victor Turner, thuyết thế tục (secularism) của 
Max Weber, cấu trúc xã hội (social constructionism) của Daniel Dubuisson và 
nhiều quan điểm khác của Timothy Fitzgerald, Talal Asad, Jason Ananda 
Josephson,... mà chúng tôi chia làm hai hướng tiếp cận như trên. 
3 Thời kỳ Khai sáng được coi là một cuộc cách mạng tư tưởng trong Triết học nhờ 
vào những thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ 17-18. Trào lưu này sau đó ảnh 
hưởng sâu rộng đến văn chương, nghệ thuật và khoa học xã hội ở những giai đoạn 
tiếp theo, được coi như một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của nhân loại. 
4 Điều này dễ nhận thấy qua hành vi của binh lính Đức Quốc xã với cuộc diệt 
chủng người Do Thái hay các bác sĩ mổ tạng ở Trung Quốc trong trào lưu thu 
hoạch tạng sống hiện nay. Xem thêm: David Matas & David Kilgour (2009), 
Bloody Harvest [Thu hoạch máu], Seraphim Editions. 
5 Ông coi đó là một sự “chia cắt và cấm đoán - những tín ngưỡng và thực hành 
hợp thành một cộng đồng có đức tin duy nhất gọi là Giáo hội, bao gồm tất cả 
những ai tôn trọng họ”. Tuy nhiên, những gì được coi là thiêng không giới hạn ở 
những vật như là đá, cây, mùa xuân, hòn sỏi, miếng gỗ, một ngôi nhà, một từ, bất 
cứ thứ gì có thể được coi là thiêng. Những tín ngưỡng, thần thoại, giáo điều và 
truyền thuyết tôn giáo là những biểu hiện diễn tả bản chất tự nhiên của những cái 
thiêng này cùng những đặc tính và quyền hạn được gán cho chúng. Xem thêm: 
Durkheim, Emile (1915), The Elementary Forms of the Religious Life [Những 
dạng thức căn bản của đời sống tôn giáo], London: George Allen & Unwin. 
6 Tambiah S. J. (1990), Magic, Science, Religion and the Scope of Rationality (Ma 
thuật, khoa học, tôn giáo và phạm vi của duy lý), Cambridge: 
CambridgeUniversity Press, p. 6. Dẫn theo: Nguyễn Thị Hiền (2012), “Khái 
niệm tôn giáo từ góc độ nhân học văn hóa”, Xưa và nay, số 415, tháng 11. 
7 Các tác giả được tuyền dịch trong cuốn sách này bao gồm: Fran Boas, Mary 
Douglas, Raymond Firth, Clifford Geertz, Terence Hawkes, C. Levi-Strauss, M. 
Malinowski, David Schneider, và Victor Turner. Xem: Đinh Hồng Hải (2014). 
8 Theo quan niệm của Đạo giáo, ba hồn là Sảng Linh 爽靈, Thai Quang 胎光, và 
U Tinh 幽精. Bảy vía (còn gọi là phách) bao gồm Thi Cẩu 尸苟 Phục Thỉ 伏矢, 
Tước Âm 雀陰, Thôn Tặc 吞賊, Phi Độc 非毒, Trừ Uế 除穢, và Xú Phế 臭肺. 
Quan niệm dân gian của người Việt cho rằng nam có bảy vía và nữ có chín vía, 
vì vậy những người không rõ là nam hay nữ thì gọi là tám vía. 
9 Theo Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr. 865, Tâm linh là “1. Khả năng biết trước một 
biến cố nào đó sẽ xảy ra với mình, theo quan niệm duy tâm. 2. (ít dùng) Tâm 
hồn, tinh thần”. Trong tiếng Hán, Tâm linh (心靈) hay còn gọi là tâm thần 
(mind) đề cập đến tập hợp của các khả năng nhận thức, các cá nhân có khả năng 
nhận thức thế giới bên ngoài, để suy nghĩ và ghi nhớ mọi thứ. 
Đinh Hồng Hải. Tôn giáo và tín ngưỡng từ góc nhìn 21 
10 Ngoài ra, còn có một số quan điểm vật lý lý thuyết cho rằng xác là phần vật chất 
hay “phần hạt” được cấu tạo bởi các phân tử hữu cơ của các-bon, hydro, canxi 
cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác, còn hồn là một dạng thuộc “phần sóng” cấu 
tạo nên cơ thể sống của con người. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giả thuyết 
bước đầu cần được nghiên cứu thêm. 
11 Chẳng hạn, đám tang của các tín đồ Kitô giáo thường có các bước như: Thức cầu 
nguyện, Thánh lễ an táng, Nghi thức phó dâng, tang lễ, chia sẻ tưởng niệm, đọc 
kinh, hát thánh ca, hỏa táng/địa táng. 
12 Xem loạt bài trên tạp chí Giáo dục nghệ thuật từ số 19-21 năm 2016-2017 trong 
thư mục tài liệu tham khảo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Boas, Franz (1955), Primitive Art, Dove publication Inc., New York. 
2. Bowker, J. (2011), Từ điển tôn giáo thế giới giản yếu (Lưu Văn Hy dịch, 
Chương Ngọc hiệu đính), Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 
3. Geertz, C. (1973), The Interpretation of Culture, New York: Basic Books. 
4. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết, 
Nxb. Thế giới, Hà Nội. 
5. Đinh Hồng Hải (2016), “Sáng tạo truyền thống qua biểu tượng Mẫu Liễu trong 
văn hóa Việt Nam”, Giáo dục nghệ thuật, số 19. 
6. Đinh Hồng Hải (2017a), “Mẫu Liễu trong huyền thoại và trong đởi sống người 
Việt,” Giáo dục nghệ thuật, số 20. 
7. Đinh Hồng Hải (2017b), “Hiện tượng đồng cốt và vai trò của Mẫu Liễu trong đời 
sống các tín đồ người Việt”, Giáo dục nghệ thuật, số 21. 
8. Durkheim, Emile (1915), The Elementary Forms of the Religious Life, London: 
George Allen & Unwin. 
9. Nguyễn Thị Hiền (2012), “Khái niệm tôn giáo từ góc độ nhân học văn hóa,” Xưa 
và nay, số 415, tháng 11. 
10.  
11. James, W. (1902), The Varieties of Religious Experience, A Study in Human 
Nature, Longmans, Green, and Co. 
12. Levi-Strauss C. (1963), Structural Anthropology, New York: Basic Books. 
13. Marx, K. & Engels F. (2004), “Chống Đuy-rinh,” trong Các Mác và Ph. Ăng-
ghen toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 
14. Matas, D. & Kilgour, D. (2009), Bloody Harvest, Seraphim Editions. 
15. Monaghan, John & Just, Peter (2000), Social & Cultural Anthropology, New 
York: Oxford University Press. 
16. Hoàng Phê (cb. 1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà nẵng & Trung tâm Từ điển học. 
17. Quốc hội Khóa 14 nước CHXHCN Việt Nam (2016), Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 
(bản PDF 2016). 
18. Rojo, S. Vuscovic (2000), “Tôn giáo, thuốc phiện của nhân dân và sự phản 
kháng chống lại khốn cùng thực tại - Các quan điểm của Mác và Lênin”, Nghiên 
cứu Tôn giáo, số 2. 
19. Tambiah. S. J. (1990), Magic, Science, Religion and the Scope of Rationality, 
Cambridge: CambridgeUniversity Press. 
20. Ngô Đức Thịnh (cb. 2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb. 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
21. Turner, Victor (1967), The Forest of Symbols: Aspects of Ndembu Ritual, New 
York: Cornell University Press. 
22. Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, Nxb. Văn hóa thông tin 
& Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 
23. Tylor, E. B. (1871), Primitive Culture: Researches Into the Development of 
Mythology, Philosophy, Religion, Art, and Custom, Vol. 1. London: John Murray. 
24. Van Gennep, A. (1960), The Rites of Passage, University of Chicago Press. 
25. Đặng Nghiêm Vạn (cb. 1998), Lý luận tôn giáo và vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, 
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
26. Vargyas G. (2018), Bất chấp định mệnh: Văn hóa và phong tục tập quán người 
Bru-Vân Kiều (Giáp Thị Minh Trang dịch, Đinh Hồng Hải và Vũ Tuyết Lan hiệu 
đính), Nxb. Dân trí và Cty Đông Tây, Hà Nội. 
27. Vergote, A. (1996), Religion, Belief and Unbelief. A Psychological Study, 
Leuven University Press. 
28. Weber, M. (2010), Nền đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (Bùi Văn Nam 
Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch), Nxb. Tri thức, Hà Nội. 
Abstract 
ANTHROPOLOGY OF RELIGION’S VIEWS ON RELIGION 
AND BELIEF 
Dinh Hong Hai 
Department of Anthropology 
University of Social Sciences & Humanities, Hanoi 
Religion and belief are common concept, however, it is difficult to 
come up with a comprehensive and universal definition. It is an extremely 
interested category but it is also very complicated because of the abstract 
characteristics of this object. Religions and beliefs have been spiritual 
products created by humanbeings since the dawn of history, an integral 
part of human spiritual life and an important part of human civilization. 
The contemporary academic science has innumerable approaches to 
religion and belief. In addition to traditional approaches such as History, 
Theology, Aesthetics, Philosophy, etc., there are many other sections such 
as Cultural Studies, Science of Religion, Politics, Sociology of religion, 
Psychology of religion, etc., In particular, the participation of anthropology 
of religion with a broad view from “primitive culture” (Tylor’s term) to the 
phenomena of religion and belief in contemporary life helps to examine 
issues related to religions and beliefs without being limited by theoretical 
barriers. This article indicates the anthropology of religion’s status in the 
social sciences and humanities at present. 
Keywords: Anthropology of religion; religion; belief. 

File đính kèm:

  • pdfton_giao_va_tin_nguong_tu_goc_nhin_nhan_hoc_ton_giao.pdf