Tính ứng dụng của văn bản quảng cáo trong dạy học ngoại ngữ
Trong xã hội hiện đại, quảng cáo là một vấn đề mang tính thời sự và tính quốc tế.
Vì vậy, sử dụng văn bản quảng cáo như văn bản thực trong dạy học ngoại ngữ là một
phương pháp mới và thực sự hiệu quả, trong đó cần khai thác các ý nghĩa ngữ pháp,
ngữ nghĩa và ngữ dụng của các văn bản quảng cáo. Có thể khẳng định, giá trị sư phạm
và tính ứng dụng của văn bản quảng cáo trong các giờ học ngoại ngữ là yếu tố góp
phần nâng cao chất lượng dạy học.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Tính ứng dụng của văn bản quảng cáo trong dạy học ngoại ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính ứng dụng của văn bản quảng cáo trong dạy học ngoại ngữ
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 112 TÍNH ỨNG DỤNG CỦA VĂN BẢN QUẢNG CÁO TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Trịnh Cẩm Xuân1 TÓM TẮT Trong xã hội hiện đại, quảng cáo là một vấn đề mang tính thời sự và tính quốc tế. Vì vậy, sử dụng văn bản quảng cáo như văn bản thực trong dạy học ngoại ngữ là một phương pháp mới và thực sự hiệu quả, trong đó cần khai thác các ý nghĩa ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các văn bản quảng cáo. Có thể khẳng định, giá trị sư phạm và tính ứng dụng của văn bản quảng cáo trong các giờ học ngoại ngữ là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Từ khóa: Văn bản quảng cáo, dạy học ngoại ngữ, giá trị sư phạm 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại ngày nay, quảng cáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong giao tiếp của con ngƣời. Chính khả năng len lỏi đến tất cả mọi ngõ ngách của sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt cộng đồng mà quảng cáo đã trở thành một phần của cuộc sống. Liên quan đến ngôn ngữ quảng cáo, đã có những công trình nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ về văn phong, từ ngữ, cú pháp, hình thức diễn đạt. Trong bối cảnh giảng dạy, quảng cáo là một công cụ đa dạng và hữu ích: đa dạng bởi nó có nhiều hình thức, hữu ích bởi nó hấp dẫn và có mặt khắp nơi. Xuất phát từ đặc điểm trên, chúng tôi đặt ra câu hỏi liệu văn bản quảng cáo có thể sử dụng nhƣ một phƣơng tiện dạy học ngoại ngữ hữu hiệu hay không? Trong giới hạn của bài báo này, chúng tôi chỉ trình bày một số đặc thù của ngôn ngữ quảng cáo và nhấn mạnh giá trị sƣ phạm (valeur pédagogique) của các thông điệp quảng cáo trong việc dạy và học ngoại ngữ cũng nhƣ tính ứng dụng của nó trong các giờ học ngoại ngữ. 2. NỘI DUNG 2.1. Văn bản quảng cáo – một phƣơng tiện dạy học Ngày nay, văn bản thực (document authentique) đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giảng dạy với mục tiêu làm chủ năng lực giao tiếp. Ƣu việt hơn các phƣơng tiện dạy học khác, văn bản thực đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và động cơ của ngƣời học. Nhƣ vậy, văn bản quảng cáo, một văn bản gồm hình ảnh, khẩu hiệu, chữ viết có thể đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện dạy học ngoại ngữ hiệu quả hay không? Bằng quan sát thực tế chúng tôi ghi nhận rằng, văn bản quảng cáo chiếm một vị 1 ThS. Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 113 trí nhất định trong các giáo trình tiếng Pháp đang đƣợc sử dụng giảng dạy cho sinh viên ở các trƣờng đại học trên khắp thế giới nhƣ giáo trình Festival, Tout va bien, Campus, Taxi Quả vậy, nhiều quảng cáo đƣợc sử dụng trong việc dạy nói và viết đã tạo ra nhiều tình huống giao tiếp và tranh luận sôi nổi, từ đó thúc đẩy tính sáng tạo và tính năng động ở ngƣời học. Nhiều nhà giáo học pháp cho rằng quảng cáo, một mặt giúp ngƣời học phát triển năng lực giao tiếp của mình và mặt khác giúp ngƣời dạy truyền đạt kiến thức tổ chức hoạt động giảng dạy một cách hiệu quả nhất. Hopkin khẳng định «Quảng cáo là nguồn tài nguyên của thầy giáo, nó phục vụ cho khai thác giảng dạy» (Hopkin, 2004, 25). Bucky nhận định: “Có thể học trực tiếp ngữ pháp, những câu thông thường và hiểu hơn về phong tục, lối sống của người Pháp hiện nay học quan sát, phân tích và phát triển khả năng sáng tạo qua quảng cáo” (Bucky, 1988). Nhƣ vậy, có thể khẳng định, văn bản quảng cáo, một văn bản xác thực, đƣợc xem là một phƣơng tiện giảng dạy ngoại ngữ lý tƣởng, đem lại động cơ, hứng thú cho ngƣời học, đồng thời giúp ngƣời học năng động hơn trong giao tiếp. 2.2. Tính ứng dụng của văn bản quảng cáo trong dạy học ngoại ngữ Dƣới đây, từ việc phân tích một số giá trị đặc thù của văn bản quảng cáo, chúng tôi có thể khẳng định những ứng dụng to lớn của nó trong giảng dạy ngoại ngữ. 2.2.1. Giá trị xã hội Quảng cáo là một hoạt động ngôn ngữ gắn liền với các lĩnh vực kinh tế xã hội và là một phạm trù lịch sử, là tấm gƣơng phản ảnh các khuynh hƣớng xã hội, tái hiện các giá trị xã hội, giá trị biểu trƣng. Chính vì đặc trƣng này mà tự thân văn bản quảng cáo truyền tải nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Dựa vào tính đa dạng này, chúng ta có thể khai thác các văn bản quảng cáo để giảng dạy theo nhiều chủ đề khác nhau: phụ nữ, gia đình, giải trí, môi trƣờng Hơn nữa, việc khai thác những chủ đề gần gũi với môi trƣờng sống và sinh hoạt của ngƣời học cũng là cách tạo động cơ và phát huy tính sáng tạo cho đối tƣợng này. 2.2.2. Giá trị văn hóa Chúng ta đều thừa nhận văn bản thực có nhiều ƣu điểm, đó là luôn tạo đƣợc sự lôi cuốn đối với ngƣời dạy cũng nhƣ ngƣời học vì “văn bản xác thực cho phép chúng ta tiếp cận được cái thường nhật của nền văn hóa mà chúng ta hướng đến”. Quảng cáo không chỉ là hiện tƣợng kinh tế xã hội mà còn là hiện tƣợng văn hóa. Chính vì thế, quảng cáo phải phù hợp với văn hóa và tâm lý của mỗi dân tộc. So với những tài liệu soạn giảng, thì văn bản quảng cáo có 2 ƣu điểm chính: thứ nhất, ngƣời TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 114 học có thể tiếp cận với nền văn hóa của ngƣời bản ngữ; thứ hai, ngƣời học có thể am hiểu những vấn đề thƣờng nhật có tính chính xác và độ tin cậy cao. Dựa vào những đặc điểm trên, chúng tôi hƣớng đến việc khai thác các văn bản quảng cáo trong việc dạy các yếu tố văn hóa cho sinh viên. 2.2.3. Giá trị ngôn ngữ Về ngữ pháp, các văn bản quảng cáo thƣờng không có nhiều câu, nên từng câu chỉ đảm nhiệm vai trò ngữ pháp của chính nó và của cả văn bản; ít khi xuất hiện các phƣơng tiện giữ vai trò liên kết, móc nối các câu trƣớc và câu sau nhƣ trong một số văn bản khác. Cụ thể là các đơn vị ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) đƣợc dùng trong quảng cáo thƣờng ngắn gọn, ấn tƣợng và gợi cảm. Sự liên kết ngữ pháp của các cụm từ thƣờng lỏng lẻo, tuy nhiên sự mạch lạc của chúng lại rất cao. Hai loại câu trong quảng cáo có thể gặp nhiều trong quá trình khảo sát tƣ liệu là câu đơn và câu ghép (đặc biệt và câu phức nhiều thành phần). Trong đó đáng quan tâm là câu đơn đặc biệt vì loại câu này rất đặc trƣng và đƣợc sử dụng rộng rãi trong quảng cáo. Về mặt ngữ nghĩa, văn bản quảng cáo thƣờng rất ngắn gọn, chỉ là một câu, ít có quảng cáo có nhiều câu hay cả đoạn văn bản, và câu đó có nhiệm vụ chuyển tải nội dung thông báo của cả văn bản. Nhờ vậy, cụm từ phải đảm nhiệm gánh nặng ngữ nghĩa của cả câu và là ngữ nghĩa của cả văn bản. Quảng cáo, do đặc điểm ngắn gọn nên có thể thấy sự kết hợp từ trong cụm từ, và trong câu vừa có đặc điểm chung, vừa có những đặc điểm riêng biệt. Đặc điểm riêng biệt đáng chú ý nhất của quảng cáo là cách trình bày ngắn gọn nhƣng lại thể hiện đƣợc thông tin tƣơng đối đầy đủ và hàm súc. Về mặt ngữ dụng, quảng cáo là có thể đƣợc hình dung là một quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa hai nhân vật giao tiếp: chủ quảng cáo - ngƣời có sản phẩm để bán, và ngƣời tiếp nhận quảng cáo - khách hàng tƣơng lai. Theo ngữ dụng học thì đó là quá trình thực hiện hành động bằng ngôn từ. Các hành vi ngôn ngữ trong văn bản quảng cáo tùy theo ý đồ giao tiếp của chủ quảng cáo mà có cách biểu hiện khác nhau. Hành động quảng cáo không giống kiểu hành vi ngôn ngữ “truyền thống” nhƣ: hứa, ra lệnh, khẳng định, nhƣng có thể là, hoặc bao gồm, một hay nhiều hành vi ngôn ngữ kiểu đó. Ngoài ra, hình ảnh minh họa trong các văn bản quảng cáo có một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong nhiều trƣờng hợp, hình ảnh gia tăng đáng kể tác động của các văn bản quảng cáo này, thậm chí còn thay cho văn bản quảng cáo. Ngày càng nhiều quảng cáo sử dụng hình ảnh minh họa vì các hình ảnh này giúp tăng lƣợng thông tin và kích thích trí tƣởng tƣợng cho ngƣời tiếp nhận. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 115 Việc nghiên cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng nhƣ các đặc trƣng trình bày ở trên từ các văn bản quảng cáo là cơ sở để xây dựng các hoạt động giảng dạy đa dạng và hấp dẫn. Điều này cho phép chúng ta áp dụng cho cả 4 kĩ năng giao tiếp: − Kĩ năng đọc hiểu: Ở kỹ năng này, ngƣời dạy yêu cầu ngƣời học đọc và phân tích các đoạn văn quảng cáo đƣợc xếp theo nhiều chủ đề: thƣơng mại, môi trƣờng, xã hội Bằng việc phân tích đoạn văn kết hợp với việc khai thác hình ảnh, ngƣời dạy dẫn dắt ngƣời học đến việc hiểu đƣợc nội dung chính của văn bản quảng cáo. Để đạt đƣợc điều đó, ngƣời dạy cần có một sự phân tích kỹ những điểm ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc trong mẫu quảng cáo. Tất cả những thao tác trên đƣợc tiến hành hoàn toàn giống nhƣ trình tự đọc một văn bản bình thƣờng. − Kĩ năng nghe hiểu: Ngƣời dạy có thể ghi lại những đoạn clip quảng cáo trên các trang web và phát lại cho ngƣời học xem. − Kĩ năng nói: Dựa vào các chủ đề của các văn bản quảng cáo, ngƣời dạy có thể soạn các hoạt động diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tƣơng ứng với các chủ đề đó. − Kĩ năng viết: Xét về cấu trúc thì các loại câu thƣờng gặp trong văn bản quảng cáo là câu đơn, ngữ danh từ, ngữ tính từ, các kiểu câu vô nhân xƣng, các cấu trúc đồng nhất Ngƣời dạy có thể hƣớng dẫn cho ngƣời học viết những câu quảng cáo đơn giản phù hợp với những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa nhƣ đã nêu trên. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, có thể kết luận rằng việc, sử dụng các văn bản quảng cáo trong giờ học là điều cần thiết; một mặt nó có thể làm cho bài học trở nên dễ hiểu, mặt khác làm tăng tính ngữ dụng của bài giảng, nhờ đó sẽ giúp sinh viên nắm chắc lý thuyết ngôn ngữ đồng thời nâng cao kĩ năng thực hành tiếng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng thuần túy các văn bản quảng cáo thì việc thực hành tiếng sẽ không đảm bảo và đầy đủ. Do đó, vấn đề còn lại là giáo viên dạy ngoại ngữ phải biết kết hợp một cách khéo léo giữa văn bản thực và tài liệu dạy học phù hợp với mục tiêu của từng thời điểm giảng dạy. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Kiên Trƣờng (2004), Quảng cáo và ngôn ngữ quảng cáo, NXB Khoa học Xã hội. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 116 [2] Buckby.M, (1998), Le français par la publicité, Paris. [3] Cathelat B. (1987), Publicité et société, Paris, Payot. [4] Korkut E. (2007), «L’analyse poétique en classe de FLE». [5] Ligier (1999), «La publicité à l‟école », Le français dans le monde, Paris, no 307. THE APPLICATION OF AD-TEXTS IN FOREING LANGUAGE TEACHING Trinh Cam Xuan ABSTRACT In modern society, advertising is a matter of events and of internation as well. The use of advertisement in foreign language teaching as an authentic document is necessary in the current context.. Especially, the meaning of grammar, semantics and language use are also evidently manifested in ad texts. Based on the above values, this article highlights the pedagogical value of ad texts in view of contributing to the improvement of the quality of foreign language teaching and learning. Key worlds: Ad-texts, language teaching, meaning of grammar, semantics. Ngƣời phản biện: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hải; Ngày nhận bài: 02/8/2013; Ngày thông qua phản biện: 20/8/2013; Ngày duyệt đăng: 26/12/2013
File đính kèm:
- tinh_ung_dung_cua_van_ban_quang_cao_trong_day_hoc_ngoai_ngu.pdf