Tình hình nhiễm giun sán và liệu pháp điều trị trên đàn bò tại Trung tâm nghiên cứu chuyển giao Khoa học và Công nghệ Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh
Tình hình nhiễm giun sán ở trâu bò diễn ra càng ngày càng phức tạp. Để nắm được tình hình hiện
tại, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu nhỏ ‚Khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên đàn bò
tại Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học và Công nghệ Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh‛.
Khảo sát thứ nhất thực hiện lấy 104 mẫu phân trực tiếp từ trực tràng của mỗi bò của 3 nhóm bò lần
lượt là nhóm bò dưới 1 năm tuổi được 35 mẫu phân, nhóm bò 1 – 2 năm tuổi được 41 mẫu phân,
nhóm bò trên 2 năm tuổi được 28 mẫu phân. Phân được bảo quản 40C sau đó mang đến phòng
thí nghiệm để kiểm tra. Xét nghiệm xong chúng tôi ghi nhận như sau nhóm <1 năm tuổi có 9 con
nhiễm chiếm 25,7%, nhóm 1 -2 năm tuổi có 13 con nhiễm chiếm 31,7%, nhóm >2 năm tuổi có 17
con nhiễm chiếm 60,7%. Tổng cộng có 49 mẫu nhiễm trên 104 mẫu thu thập chiếm 47,1%.
Khảo sát thứ 2 thực hiện điều trị với liệu trình có Albendazole kết hợp Ivermectin đối với 3 nhóm bò
<1 năm tuổi, 1 – 2 năm tuổi, > 2 năm tuổi. Hiệu quả sau khi điều trị thì nhóm bò <1 năm tuổi và 1 – 2
năm tuổi có kết quả âm tính đối với giun sán là 100%, đối với nhóm bò >2 năm tuổi có kết quả âm
tính với giun sán 80%.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình nhiễm giun sán và liệu pháp điều trị trên đàn bò tại Trung tâm nghiên cứu chuyển giao Khoa học và Công nghệ Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh
410 TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ TRÊN Đ N BÒ TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngô Hoàng Thảo Nhung Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Vĕn Phát, ThS. Đặng Hoàng Đạo TÓM TẮT Tình hình nhiễm giun sán ở trâu bò diễn ra càng ngày càng phức tạp. Để nắm được tình hình hiện tại, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu nhỏ ‚Khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên đàn bò tại Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học và Công nghệ Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh‛. Khảo sát thứ nhất thực hiện lấy 104 mẫu phân trực tiếp từ trực tràng của mỗi bò của 3 nhóm bò lần lượt là nhóm bò dưới 1 năm tuổi được 35 mẫu phân, nhóm bò 1 – 2 năm tuổi được 41 mẫu phân, nhóm bò trên 2 năm tuổi được 28 mẫu phân. Phân được bảo quản 40C sau đó mang đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Xét nghiệm xong chúng tôi ghi nhận như sau nhóm <1 năm tuổi có 9 con nhiễm chiếm 25,7%, nhóm 1 -2 năm tuổi có 13 con nhiễm chiếm 31,7%, nhóm >2 năm tuổi có 17 con nhiễm chiếm 60,7%. Tổng cộng có 49 mẫu nhiễm trên 104 mẫu thu thập chiếm 47,1%. Khảo sát thứ 2 thực hiện điều trị với liệu trình có Albendazole kết hợp Ivermectin đối với 3 nhóm bò 2 năm tuổi. Hiệu quả sau khi điều trị thì nhóm bò <1 năm tuổi và 1 – 2 năm tuổi có kết quả âm tính đối với giun sán là 100%, đối với nhóm bò >2 năm tuổi có kết quả âm tính với giun sán 80%. Từ khóa: Albendazole, bò, tuổi, giun sán, tỷ lệ nhiễm. SUMMARY The situation of worms and flukes infections in cattles is getting more and more complicated. Let’s understand the current situation, we conducted a small study "Surveying the situation of parasitic worm infection in cattle herd at the Center for Scientific and Technology Transfer of Agriculture and Forestry University in Ho Chi Minh City". The first survey conducted to take 104 direct samples feces from the rectum of each cow of 3 groups of cows, respectively, the group of cows under 1 year old got 35 samples feces, the 1-2 year old cow group got 41 samples feces, the cow group over 2 years old get 28 samples feces. Samples feces is stored at 40C then brought to the laboratory for testing. After testing, we have recorded that after 2 years of age, there were 17 infections, accounting for 60.7%. A total of 49 infected samples out of 104 collected samples accounted for 47.1%. 411 The second survey conducted to treat with Albendazole combination therapy with Ivermectin for 3 groups of cattle 2 years of age. Effective after treatment, the cow group <1 year of age and 1-2 years of age with a negative result for worms and flukes is 100%, for the cow group> 2 years of age, the result is negative for worms and fluckes 80%. Keywords: Albendazole, cows, ages, worms and flukes, infection rate. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhiễm giun sán trên trâu bò là bệnh do nội ký sinh. Khi trâu bò bị mắc phải bệnh này làm cho con thú suy giảm sức đề kháng, những thú còn nhỏ dễ bị chết do mất nhiều dinh dưỡng hay bị viêm gan cấp tính, ngoài ra còn làm giảm chất lượng thịt, giảm sản lượng sữa tới 50% đối với bò đang cho sữa (Phạm Văn Khuê và cs, 1996, Nguyễn Thị Kim Lan, 2008). Nội ký sinh trùng ngoài lấy chất dinh dưỡng của vật chủ mà còn thải ra độc tố là cho con thú có biểu hiện táo bón và tiêu chảy xen kẽ, giảm hấp thu dẫn đến tăng trọng cũng giảm theo, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi (Perry et al, 1999). Ký sinh trùng tiêu hóa phổ biến ở động vật nhai lại. Bệnh diễn tiến khắp các tỉnh từ Bắc tới Nam. Các nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán ở tỷ lệ cao như bò nhiễm 36%, dê nhiễm 20%, trâu nhiễm 79,6% (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996). Các nghiên cứu về giun sán thường hướng về những nơi chăn nuôi nhiều như các tỉnh ở vùng Bắc Bộ và khu vực Nam Bộ (Nguyễn Hữu Hưng, 2011). Từ những thực tế ghi nhận trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ‚Tình hình nhiễm giun sán và liệu pháp điều trị trên đàn bò tại Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học và Công nghệ Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh‛. Nhằm nắm được tình hình nhiễm bệnh giun sán và có hướng xử lý kịp thời. 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu Đối tượng: Thực hiện khảo sát 3 nhóm bò: nhóm 1 là dưới 1 năm tuổi, nhóm 2 là 1 – 2 năm tuổi, nhóm 3 là trên 2 năm tuổi (nuôi bán chăn thả). Vật liệu nghiên cứu: 104 mẫu phân lấy từ bò lai Sind thuộc trại bò Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Mẫu phân được lấy ngẫu nhiên, lấy từ trực tràng của bò vào lúc sáng sớm, bảo quản ở 40C và sau đó mang về phòng thí nghiệm. 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2020. 2.3 Phương pháp nghiên cứu Khảo sát 1: Xác định sự có mặt của trứng giun sán và giun sán bằng phương pháp phù nổi và lắng cặn: 412 Phương pháp phù nổi xem trứng và nang noãn: 5 g phân từ mỗi mẫu hòa tan trong 50 mL nước. Dung dịch phân được rửa nhẹ nhàng và lọc bằng giá lọc (đường kính mắt lưới 100 µm) trong cối chày sứ. 20 mL dung dịch lọc sẽ được chia đều vào 2 ống nghiệm 15 mL. Ly tâm mẫu phân trong ống nghiệm với tốc độ 3000 vòng/phút/10 phút. Sau khi ly tâm, loại bỏ dung dịch trong phía bên trên, giữ lại cặn. Thêm vào ống nghiệm 7 mL dung dịch đường tỷ trọng 1,27 (454 g đường hòa tan trong 355 mL nước), hòa tan cặn trong ống nghiệm. Bổ sung thêm dung dịch đường đến vạch 15 mL. Ly tâm với tốc độ 5.000 vòng/phút/10 phút. Thêm tiếp dung dịch đường đến miệng ống nghiệm, đặt lamen (18 18) lên miệng ống nghiệm. Sau 15 phút, lấy lamen đặt lên trên một phiến kính sạch, soi dưới kính hiển vi xem trứng và nang noãn. Phương pháp sa lắng cặn: Mục đ ch tìm trứng các loài sán lá có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của các dung dịch bão hoà. Cho một lượng phân bằng quả bóng bàn vào cốc thuỷ tinh lớn có gấp 10 lần nước lã; khuấy mạnh cho tan phân; lọc qua lưới lọc vào một bình tam giác, để yên 20 - 30 phút cho cặn lắng xuống, gạn nước ở trên đi, lại cho nước vào, để yên 20 - 30 phút cho lắng cặn xuống... Làm liên tục nhiều lần cho đến khi nước trong suốt, gạn nước đi, cho cặn vào đ a petri để soi kính hiển vi tìm trứng giun sán và giun sán (Dubey et al, 1987). Khảo sát 2: Liệu pháp điều trị những bò bị nhiễm giun sán trên 3 nhóm bò 2 năm tuổi bằng Albendazole kết hợp Ivermectin 1% và sử dụng thuốc bổ trợ Hepatol – B12. Mỗi nhóm bò chọn ngẫu nhiên 5 con có nhiễm giun sán. Liều dùng như sau Albendazole (viên 5 g/150 kgP, PO), Ivermectin 1% (1 ml/40 – 50 kgP, SC), Hepatol – B12 (1 ml/10 kgP, IM). Sau khi điều trị bằng thuốc được 7 ngày và thực hiện lấy mẫu phân của kiểm tra lại để xem hiệu quả của thuốc. 2.4 Xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng Excel và phần mềm Minitab 16.2 với phương pháp so sánh Chi – square test (χ2). 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bảng 3.1: Tỷ lệ nhiễm giun sán của 3 nhóm bò khảo sát Nhóm bò Số bò khảo sát (con) Nhiễm giun sán P Sô bò (con) Tỷ lệ (%) <1 năm 35 9 25,7a 0,01 1 – 2 năm 41 13 31,7b >2 năm 28 17 60,7c Tính chung 104 49 47,1 Qua kết quả Bảng 3.1 cho ta thấy sau khi thu thập 104 mẫu phân thì có 49 mẫu nhiễm giun sán chiếm 47,1%. Tỷ lệ nhiễm giun sán có sự tăng dần của 3 nhóm tuổi lần lượt là thấp nhất là nhóm bò dưới 1 năm tuổi (25,7%), tiếp đến là nhóm bò 1 – 2 năm tuổi (31,7%), cao nhất là nhóm trên 2 năm 413 tuổi (60,7%) với P ≤ 0,01 có sự khác biệt rất ý ngh a. Kết quả có sự tương đồng với nghiên cứu của (Võ Thị Hải Lê và cs, 2017) với nhóm bò ≤ 3 năm tuổi (10,18%), 3 – 5 năm tuổi (16,35%), ≥ 5 năm tuổi (23,68). Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu bò cho thấy tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi và tăng dần từ miền biển đến miền núi, trung du và đồng bằng; tỷ lệ nhiễm dao động từ 13,7 - 61,3% (Phan Địch Lân, 1985). Kết quả tỷ lệ nhiễm tăng dần theo độ tuổi cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu (Hà Huỳnh Hồng Vũ và cs, 2016). Các tác giả đều cho rằng tỷ lệ nhiễm tăng dần theo độ tuổi, có thể là do bò tuổi càng lớn thì tiếp xúc với môi trường ăn uống, cũng như phương thức chăn nuôi cũng làm tăng tỷ lệ nhiễm giun sán. Bảng 3.2: Hiệu quả của việc sử dụng Albendazole kết hợp Ivermectin trên 3 nhóm bò khảo sát Nhóm Số lượng Kết quả sau khi đi u trị Âm tính Dương tính <1 năm 5 5 0 1 – 2 năm 5 5 0 >2 năm 5 4 1 Tính chung 15 14 1 Qua Bảng 3.2 cho thấy hiệu quả điều trị ở nhóm bò <1 năm tuổi và 1 – 2 năm tuổi cho kết quả âm tính 100% đối với giun sán cao hơn so với nhóm bò >2 năm tuổi có kết quả âm tính là 80%. Kết quả điều trị nói lên rằng hiệu quả điều trị với liệu trình trên của trại có hiệu quả đặc biệt đối với 2 nhóm bò 2 năm tuổi đáp ứng với liệu trình điều trị thấp hơn 20% so với với 2 nhóm còn lại. 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Tỷ lệ nhiễm giun khá cao và tăng dần giữa các nhóm tuổi. Cao nhất ở nhóm tuổi >2 năm tuổi là 60,7%, thấp nhất ở nhóm tuổi <1 năm tuổi là 25,7%. Khả năng đáp ứng với thuốc đối với các bò lớn tuổi kém hơn nhóm bò nhỏ tuổi là 20%. Kiến nghị Khảo sát thêm các yếu tố khác như giống, thời điểm chăn thả, kiểu chăn thả để tìm ra nguyên nhân chính và đề ra giải pháp tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hồ Bảo Trân và Nguyễn Hữu Hưng, 2016. Tình trạng nhiễm sán lá gan lớn trên bò tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu quả tẩy trừ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 17-22 [2] Nguyễn Hữu Hưng, 2011. Tình hình nhiễm sán lá gan ở bò tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu quả tẩy trừ. Tạp chí Khoa học Thú y, số 2, tr.26-35 414 [3] Phan Địch Lân, 1985. Những nghiên cứu về sán lá gan và bệnh sán lá gan ở trâu bò ở nước ta. Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 6, tr.29-32. [4] Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996. Ký sinh trùng thú y. Nhà xuất ản Nông nghiệp, Hà Nội. [5] Nguyễn Thị Kim Lan, 2008. Ký sinh trùng học thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [6] Võ Thị Hải Lê, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Thọ, 2017. Tình hình nhiễm sán lá gan Fasciola gigantica của trâu, bò ở một số huyện tỉnh Nghệ An. Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 2, tr. 49-55. [7] Perry BD, Randolph TF (1999). Improving the assesment of the economic impact of parasitic diseases and of their control in production animals. Vet. Parasitol. 84: 145-168.
File đính kèm:
- tinh_hinh_nhiem_giun_san_va_lieu_phap_dieu_tri_tren_dan_bo_t.pdf