Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ

Bài nghiên cứu này tác giả tiến hành tóm tắt ngắn gọn các lý thuyết liên quan đến mô hình chấp

nhận công nghệ, trong đó chủ yếu là làm rõ các mô hình nghiên cứu. Các lý thuyết được xem xét bao

gồm: Lý thuyết Lan truyền sự đổi mới (IDT-Rogers, 1983), Lý thuyết Chấp nhận công nghệ (TAM- Davis,

1989; TAM 2 - Venkatesh & Davis, 2000; TAM 3 - Venkatesh và Bala, 2008) và Lý thuyết Hợp nhất và

chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT - Venkatesh, Morris và Davis, 2003). Ngoài ra tác giả còn đưa

ra sự so sánh những khác biệt cơ bản giữa các mô hình, đặc biệt là tìm ra sự khác biệt trong phạm vi

áp dụng chúng vào nghiên cứu thực nghiệm.

Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ trang 1

Trang 1

Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ trang 2

Trang 2

Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ trang 3

Trang 3

Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ trang 4

Trang 4

Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ trang 5

Trang 5

Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ trang 6

Trang 6

Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 7440
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ

Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận công nghệ
ợc kiểm duyệt bởi biến kinh 
nghiệm: (i) PEU và PU; (ii) sự lo ngại về máy tính 
và PEU; và (iii) PEU và ý định sử dụng. Nghiên cứu 
117
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
cũng được thực hiện bằng cách triển khai áp dụng 
hệ thống CNTT mới trên 4 tổ chức tương tự TAM2, 
dữ liệu được thu thập trong 5 tháng. Kết quả cho 
thấy các mối quan hệ giữa các biến phụ tác động 
lên PU là phù hợp với TAM2. Bên cạnh đó, nghiên 
cứu cho thấy (i) ảnh hưởng của PEU lên PU bị kiểm 
duyệt bởi biến kinh nghiệm, với kinh nghiệm ngày 
càng tăng thì hiệu ứng ảnh hưởng cành mạnh; (ii) 
ảnh hưởng của sự lo ngại về máy tính lên PEU bị 
kiểm duyệt bởi kinh nghiệm, khi kinh nghiệm càng 
tăng thì mức độ ảnh hưởng càng giảm; (iii) sự ảnh 
hưởng của PEU lên ý định sử dụng bị kiểm duyệt 
bởi kinh nghiệm, kinh nghiệm càng tăng thì mức độ 
ảnh hưởng càng giảm. Mô hình nghiên cứu TAM3 
đã được đưa vào thử nghiệm trong thực tế trong 
việc triển khai sử dụng CNTT [5].
Tóm lại, các TAM thường bắt nguồn để áp 
dụng cho bất kỳ sự nghiên cứu nào về sự tương tác 
của con người với máy tính nói riêng và CNTT nói 
chung. Các TAM khẳng định rằng hai cấu trúc nổi 
bật là PU và PEU là tiền đề quan trọng của khuynh 
hướng hành vi sử dụng CNTT (Davis, Bogozzi and 
Warshaw, 1989). Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành 
nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra khả năng giải 
thích của các TAM, mà những kết quả là tương 
đối nhất quán về hành vi chấp nhận CNTT của 
người dùng, ví dụ như: Igbaria, Zinatelli, Cragg & 
Cavaye, 1997; Venkatesh & Davis, 2000; Horton, 
Buck, Waterson & Clegg, 2001 [4].
2.3. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử 
dụng công nghệ (UTAUT)
Mô hình Lý thuyết UTAUT được xây dựng 
bởi Viswanath Venkatesh (2003) và các cộng sự: 
Michael G. Moris, Gordon B.Davis, và Fred D. 
Davis dựa trên tám mô hình/lý thuyết thành phần, 
đó là: Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết hành 
vi dự định (TPB), Mô hình chấp nhận công nghệ 
(TAM, TAM2), Mô hình động cơ thúc đẩy (MM), 
Mô hình kết hợp (TAM&TPB), Mô hình sử dụng 
máy tính cá nhân (MPCU), Thuyết lan truyền sự 
đổi mới (IDT) và Thuyết nhận thức xã hội (SCT).
Các tác giả tiến hành thử nghiệm trên 4 tổ 
chức trong thời gian 6 tháng, sau khi xem xét và 
thực nghiệm so sánh tám mô hình cạnh tranh với 
32 yếu tố, UTAUT đã được thiết lập bằng việc lựa 
chọn và tích hợp các yếu tố trên 8 mô hình thành 
phần trên (hình 4). 
Hiệu quả mong đợi
Nỗ lực mong đợi
Ảnh hưởng của xã hội
Các điều kiện thuận tiện
Ý định
hành vi Hành vi sử dụng
Giới tính Độ tuổi Kinh nghiệm Tự nguyện sử dụng
Hình 4. Mô hình Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và 
sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh, Morris and 
Davis, 2003)
Mô hình đã được đưa vào kiểm nghiệm trên 
cả dữ liệu gốc và dữ liệu mới và đều cho kết quả 
khả năng giải thích cao hơn 8 mô hình đơn lẻ. Các 
tác giả đã kỳ vọng rằng có 3 yếu tố có tác động 
trực tiếp lên ý định hành vi (hiệu quả mong đợi, 
nổ lực mong đợi, ảnh hưởng của xã hội) và 2 yếu 
tố tác động trực tiếp lên hành vi sử dụng thực tế 
(các điều kiện thuận tiện và ý định hành vi). Bên 
cạnh đó, các yếu tố trung gian: Giới tính, độ tuổi, 
kinh nghiệm và tự nguyện sử dụng tác động gián 
tiếp đến ý định hành vi và hành vi sử dụng thông 
qua các nhân tố chính.
Mô tả các biến chính trong mô hình:
Hiệu quả mong đợi: được định nghĩa là mức 
độ mà một cá nhân tin rằng bằng cách sử dụng hệ 
thống sẽ giúp người dùng đạt được hiệu quả công 
việc cao hơn [10, tr. 447].
Nỗ lực mong đợi: được định nghĩa là mức 
độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng hệ thống 
[10, tr. 450].
Ảnh hưởng xã hội: Ảnh hưởng xã hội được 
định nghĩa là mức độ mà cá nhân nhận thấy rằng 
những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử 
dụng hệ thống mới [10, tr. 451].
Các điều kiện thuận tiện: được định nghĩa là 
mức độ mà một cá nhân tin rằng một cơ sở hạ tầng 
kỹ thuật và tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng của 
hệ thống [10, tr. 453].
Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i)“Hiệu suất 
mong đợi” dường như là yếu tố ảnh hưởng lên ý 
định hành vi trong hầu hết các tình huống. Mức 
độ ảnh hưởng thay đổi theo giới tính và độ tuổi, 
nó mạnh hơn đối với nam giới và công nhân trẻ; 
(ii) Ảnh hưởng của “Nỗ lực mong đợi” lên ý định 
hành vi cũng được kiểm duyệt theo giới tính và độ 
tuổi, nó mạnh hơn đối với phụ nữ và công nhân lớn 
tuổi, và những tác động đó giảm theo kinh nghiệm; 
118
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
(iii) Mối quan hệ giữa “Ảnh hưởng xã hội” lên ý 
định hành vi chịu sự kiểm duyệt của cả bốn biến 
(giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và tự nguyện), mối 
quan hệ sẽ không có ý nghĩa nếu không có biến 
kiểm duyệt đưa vào; (iv) Cuối cùng, “điều kiện 
thuận lợi” ảnh hưởng lên hành vi sử dụng chỉ có 
ý nghĩa khi được kiểm tra kết hợp với những tác 
động điều tiết của tuổi tác và kinh nghiệm, chúng 
chỉ quan trọng đối với những công nhân lớn tuổi 
trong các giai đoạn sau của trải nghiệm.
Tóm lại, UTAUT cung cấp một công cụ hữu 
ích cho các nhà quản lý để đánh giá khả năng thành 
công của việc giới thiệu công nghệ mới và giúp 
họ hiểu được những yếu tố tác động đến việc chấp 
nhận hoặc từ chối sử dụng một cộng nghệ mới. Trên 
cơ sở đó họ chủ động thiết kế các can thiệp (bao 
gồm đào tạo, tiếp thị,) nhằm vào người sử dụng, 
đặc biệt là những đối tượng ngại thay đổi [10].
3. So sánh về mô hình lý thuyết chấp nhận 
công nghệ
So sánh TAM, TAM2, TAM3 và UTAUT
Mô hình TAM đưa ra 2 yếu tố PU và PEU 
quyết định ảnh hưởng thái độ người dùng mà chưa 
xét đến các yếu tố bên ngoài nên bị hạn chế về khả 
năng giải thích. TAM 2 khắc phục bằng cách giữ 
nguyên TAM và "bổ sung các yếu tố quyết định 
đến PU và ý định sử dụng của TAM, và để hiểu tác 
dụng của các yếu tố quyết định này thay đổi theo 
kinh nghiệm của người dùng theo thời gian với hệ 
thống đích" [9, tr. 187]. Hạn chế của TAM 2 chỉ 
tập trung vào các yếu tố quyết định đến PU và ý 
định sử dụng của TAM, nên TAM 3 của Venkatesh 
và Bala (2008) đã thêm các yếu tố quyết định đến 
PEU và ý định sử dụng của TAM. Do đó, TAM3 
đã trình bày một mạng lưới danh nghĩa hoàn chỉnh 
hơn TAM và TAM 2 về các yếu tố quyết định việc 
áp dụng hệ thống CNTT của người dùng.
UTAUT là một mô hình tích hợp các yếu 
tố của 8 mô hình thành phần trong đó có các 
TAM. Nó ưu điểm hơn các TAM là mô hình hình 
thành từ một quy trình thử nghiệm bài bản bằng 
việc đưa 8 mô hình thành phần vào thực tế kiểm 
nghiệm trên nhiều tổ chức, chọn ra các yếu tố có 
ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi sử dụng của 
người dùng. Sau khi hình thành mô hình lại tiếp 
tục đưa vào thử nghiệm trên dữ liệu cũ và mới, 
quá trình này các TAM không có. Và kết quả 
thử nghiệm cho thấy khả năng giải thích của mô 
hình này cao hơn các mô hình thành phần trong 
đó có các TAM. 
TAM2 là mở rộng của TAM, TAM3 và 
UTAUT là mở rộng của TAM2, tuy nhiên như 
vậy không có nghĩa là TAM bị bác bỏ và TAM2, 
TAM3, UTAUT là hoàn hảo. TAM là mô hình 
đơn giản nên sẽ dễ áp dụng hơn vào thực nghiệm, 
TAM2, TAM3, UTAUT mô hình chứa nhiều yếu 
tố tác động hơn nên sẽ phải mất thời gian, chi phí 
để xem xét xác định lại mô hình cho phù hợp với 
điều kiện thực tế mỗi nghiên cứu thực nghiệm. 
Kriponant, đã chỉ ra TAM là dễ áp dụng và phân 
tích trên các mô hình nghiên cứu khác nhau [7]. 
Venkatesh & cộng sự, cũng đã chỉ ra hạn chế của 
UTAUT là việc lựa chọn biến trong mô hình bằng 
cách chọn lọc từ các mô hình thành phần, do vậy 
sẽ có những biến từ một số mô hình không được 
đại diện trong một số cấu trúc cốt lõi. Do vậy các 
tác giả khuyên các nghiên cứu trong tương lai khi 
sử dụng UTAUT nên xác định rõ mục tiêu, quy 
mô nghiên cứu, sau đó xác lập lại mô hình cho 
phù hợp với từng nghiên cứu cụ thể.
So sánh TAM, IDT và UTAUT
Xét về nguồn gốc hình thành thì TAM hình 
thành từ lĩnh vực hệ thống thông tin và ứng dụng 
công nghệ (Davis, 1986). Các lĩnh vực thuộc nguồn 
gốc của IDT là nhân chủng học, giáo dục, xã hội 
học, truyền thông và tiếp thị (Katz & cộng sự, 
1963; Dingfelder & Mandell, 2011; Shumway, & 
Wandschneider, 2010; Katz & cộng sự, 1963). Đối 
với UTAUT thì được phát triển trong lĩnh vực công 
nghệ thông tin [3].
Xét về ứng dụng, mô hình TAM và UTAUT 
hầu hết được ứng dụng cho các nghiên cứu liên 
quan đến máy tính, CNTT. Riêng IDT áp dụng 
không chỉ CNTT mà nhiều lĩnh vực khác như: 
nghiên cứu sức khỏe tâm thần và hệ thống giáo dục 
(Dingfelder & Mandell, 2011); trong vấn đề môi 
trường quản lý chất thải (Bishop & cộng sự, 2010); 
trong xã hội học, nhân loại học (Katz & cộng sự, 
1963). Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu như Katz 
& cộng sự, 1963; Roger, 1995 đã chỉ ra IDT phù 
hợp với nghiên cứu ứng dụng dùng cho cả tổ chức 
cũng như cá nhân trong khi TAM và UTAUT phù 
hợp hơn với cấp độ cá nhân [3].
Và câu hỏi đặt ra: Liệu có mô hình nào là tối 
119
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
ưu đo lường được sự chấp nhận chính xác nhất 
không? Tuy nhiên, không có dụng cụ toàn diện 
trong mọi hoàn cảnh để đo lường sự đa dạng của 
những nhận thức. Việc vận dụng một mô hình 
nghiên cứu chấp nhận công nghệ vào thực tế còn 
cần tùy thuộc vào nhiều yếu tố: không gian, thời 
gian, đối tượng mà người nghiên cứu lựa chọn 
mô hình nào cho phù hợp. Do vậy, các nghiên cứu 
có thể lựa chọn một mô hình đầy đủ hoặc thêm bớt 
các yếu tố trong mô hình gốc, hay có thể kết hợp 
nhiều mô hình cùng một lúc để phù hợp với điều 
kiện thực tế.
Đơn cử như nhiều nghiên cứu thực nghiệm 
(Carter & Be'langer, 2005; LEGRIS, Ingham, & 
Colerette, 2003) khuyên rằng nên tích hợp TAM với 
các lý thuyết khác (IDT, hoặc DeLone & McLean 
là mô hình thành công) để đối phó với những thay 
đổi nhanh chóng trong công nghệ, và cải thiện độ 
đặc hiệu và khả năng giải thích [4]. Nghiên cứu của 
Lee, Hsieh &Hsu, 2011 cũng đã đưa ra dẫn chứng 
nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy TAM và 
IDT cũng có một số cấu trúc và bổ sung cho nhau 
để kiểm tra việc áp dụng công nghệ, sự kết hợp 
của hai lý thuyết này có thể cung cấp một mô hình 
thậm chí còn mạnh hơn cả từng mô hình riêng lẻ. 
Các nghiên cứu trước tích hợp hai lý thuyết này, 
cung cấp kết quả tốt như Sigala, Airey, Jones, & 
Lockwood, 2000; Chen et al, 2002 [4]. Trong một 
nghiên cứu khác về việc áp dụng CNTT vào lĩnh 
vực y tế Khan và Woosley, 2011 đã đưa ra nhiều 
bằng chứng chứng minh ứng dụng mô hình UTAUT 
mới là phù hợp nhất mà lại không cần phải tích hợp 
với mô hình nào khác.
Để việc so sánh trở nên dễ dàng và hữu ích 
hơn với người dùng, nội dung so sánh các mô hình 
trên được tác giả khái quát lại như bảng sau:
Bảng 1. So sánh các mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ 
Mô hình
Chỉ tiêu
IDT 
(Rogers, 1983)
TAM 
(Davis, Bagozzi 
and Warshaw, 
1989)
TAM2 
(Venkatesh and 
Davis, 2000)
TAM3
Venkatesh và 
Bala (2008)
UTAUT 
(Venkatesh, 
Morris and 
Davis, 2003)
Mức độ giải thích 
mô hình
Mô hình không 
kiểm nghiệm 
thực tế ở nghiên 
cứu này
40%-50% 34%-60% 31%-53% 40%-77%
Nguồn gốc lĩnh vực 
hình thành
Nhân chủng học, 
giáo dục, xã hội 
học, truyền thông 
và tiếp thị
Hệ thống thông 
tin và ứng dụng 
công nghệ
CNTT CNTT CNTT
Lĩnh vực ứng dụng 
phù hợp Đa lĩnh vực
Máy tính và 
CNTT
Máy tính và 
CNTT
Máy tính và 
CNTT
Máy tính và 
CNTT
Tiền đề
lý thuyết chính
Nhân chủng học, 
xã hội học, nông 
thôn học, giáo 
dục học, xã hội 
học công nghiệp 
và y tế học
TRA TAM TAM, TAM 2
TAM, TAM2, 
TRA, TPB, 
MM, TAM 
&TPB, MPCU, 
SCT, IDT
Số lượt trích dẫn 
đến nay 
(Nguồn: internet)
98.856 21.857 15.331 3.589 22.104
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các lý thuyết này)
4. Kết luận
Mục đích của nghiên cứu này là làm rõ các 
mô hình chấp nhận công nghệ khá phổ biến là 
IDT, các TAM và UTAUT. Trong đó, tác giả làm 
rõ các khái niệm về các biến quan trọng và các 
mối quan hệ trong các mô hình này. Từ đó, tác 
giả cũng đưa ra các so sánh khác biệt giữa các 
mô hình dựa trên những tổng kết các nghiên cứu 
thực nghiệm trước đây. Tất cả những điều này là 
120
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 36 (02-2019)
quan trọng và cần thiết cho các nghiên cứu tiếp 
theo trong tương lai trong việc tìm hiểu cơ sở lý 
thuyết về các mô hình chấp nhận công nghệ, để 
phát triển lý thuyết mới hoặc lựa chọn các mô 
hình vào ứng dụng nghiên cứu thực nghiệm cho 
phù hợp nhất./.
Tài liệu tham khảo
[1]. F. D. Davis, R. P.Bagozzi, & P. R.Warshaw (1989). “User acceptance of computer technology: 
A comparison of two theoretical models, Management Science, (35), 982-1003. 
[2]. Robert G. Fichman (1992), “Information Technology Diffusion: “A Review of Empirical 
Research”, Proceedings of International Conference on Information Systems, 195-206.
[3]. Arshia Khan & John M. Woosley (2011), “Comparison of Contemporary Technology Acceptance 
Models and Evaluation of the Best Fit for Health Industry Organizations”, Internatinonal journal of 
computer Science & Enginerring Technology, (11),709-717. 
[4]. Yi-Hsuan Lee, Yi-Chuan Hsieh & Chia-Ning Hsu (2011). “Adding Innovation Diffusion Theory 
to the Technology Acceptance Model: Supporting Employees' Intentions to use E-Learning Systems”, 
Educational Technology & Society, (4), 124–137.
[5]. P. C. Lai (2017), “The literature review of technology adoption models and theories for the 
novelty technology”, Journal of Information Systems and Technology Management, (1), 21-38. 
[6]. Everett M. Rogers (1983), Diffusion of Innovations, The Free Press, New York.
[7]. G. D. M. N. Samaradiwakara & C G Gunawardena (2014), “Comparison of existing technology 
acceptance theories and models to suggest a well improved theory/model”, International Technical 
Sciences Journal, (1), 21-36.
[8]. V. Venkatesh & H. Bala (2008). “Technology Acceptance Model 3 and a Research Agenda on 
Interventions”, Decision Science, (2), 273-312. 
[9]. V. Venkatesh & F.D Davis (2000). “A Theoretical Extension of the Technology Acceptance 
Model: Four Longitudinal Field Studies”, Management Science, (2), 186-204. 
[10]. V. Venkatesh, M.G Morris, F.D Davis & G.B Davis (2003). “User Acceptance of Information 
Technology: Toward a Unifi ed View”, MIS Quarterly, (27), 425-478. 
STUDYING THEORIES OF TECHNOLOGY-ADOPTION MODELS
Summary
This paper gives a brief summary of theories of technology adoption models, focusing on clarifying 
models in consideration. It includes Innovation Diffusion Theory (IDT-Rogers, 1983), Technology 
Acceptance Model (TAM - Davis, 1989; TAM 2 - Venkatesh & Davis, 2000; TAM 3 - Venkatesh & 
Bala, 2008), and Unifi ed Theory of Acceptance and Use of Technology (UTAUT - Venkatesh, Morris, & 
Davis, 2003). In addition, the paper points out fundamental differences between these models, especially 
those differences in their empirical research applications.
Keywords: Theory, model, technology acceptance. 
Ngày nhận bài: 11/7/2018; Ngày nhận lại: 05/12/2018; Ngày duyệt đăng: 25/02/2019.

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_mot_so_ly_thuyet_lien_quan_den_mo_hinh_chap_nhan_co.pdf