Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông

Quá trình tích tụ và tập trung đất đai đã và đang diễn ra ở tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và khó khăn trong quá trình tích tụ và tập trung đất đai thời gian qua, nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Đắk Nông trong thời gian tới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia để thu thập thông tin sơ cấp, kết hợp cả phân tích định tính và phân tích định lượng trong xử lý thông tin thu được. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với nhóm đối tượng trang trại thì hình thức tích tụ đất chủ yếu là mua và thuê đất của các hộ nông dân khác, trong khi với nhóm hợp tác xã thì hình thức tập trung đất đai thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất là chủ yếu. Yếu tố biến động thị trường quyền sử dụng đất và nguồn lực của chủ thể tham gia tích tụ và tập trung đất đai có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình tích tụ và tập trung đất đai hiện nay

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 1

Trang 1

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 2

Trang 2

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 3

Trang 3

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 4

Trang 4

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 5

Trang 5

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 6

Trang 6

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 7

Trang 7

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 8

Trang 8

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 9

Trang 9

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5800
Bạn đang xem tài liệu "Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông

Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông
t 
là rất lớn (từ 3ha đến 400ha) cho thấy mức độ 
tập trung đất có sự khác biệt rõ rệt. Với các hợp 
tác xã thì hình thức tập trung đất chủ yếu là 
nhận góp vốn bằng đất của các hộ nông dân (tỷ 
lệ chia lợi nhuận là 50%) với diện tích đất góp 
bình quân là 47,54ha (lớn nhất là 300ha và nhỏ 
nhất là 3ha). Tiếp theo là hình thức thuê đất 
của các hộ nông dân không sản xuất với diện 
tích đất thuê bình quân là 6,2ha và tiền thuê 
đất bình quân là 283 triệu đồng/ha, với thời 
gian thuê là 5 năm. 
Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Tuấn Sơn 
993 
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng và khó khăn 
trong tích tụ và tập trung đất đai ở tỉnh 
Đắk Nông 
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ 
và tập trung đất đai trên địa bàn tỉnh 
Đắk Nông 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhóm yếu 
tố có ảnh hưởng đến quá trình tích tụ và tập 
trung đất đai ở Đắk Nông bao gồm (i) Thể chế, 
pháp luật và các chính sách của Nhà nước có 
liên quan đến đất đai; (ii) Các chính sách của 
tỉnh Đắk Nông về đất đai, khuyến khích tích tụ 
và tập trung đất đai; (iii) Vai trò của chính 
quyền địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ 
thủ tục, giải quyết các vấn đề tranh chấp liên 
quan đến đất đai; (iv) Tâm lý của người dân và 
chủ thể tham gia tích tụ và tập trung đất đai về 
chuyển nhượng, chuyển đổi đất nông nghiệp; (v) 
Biến động của thị trường đất nông nghiệp tại 
địa phương; và (vi) Nguồn lực của chủ thể tham 
gia vào quá trình tích tụ và tập trung đất đai 
(vốn, lao động, khoa học công nghệ). 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp cho điểm 
với 5 mức thang đo từ 1 là không quan trọng đến 
5 là rất quan trọng. Kết quả đánh giá của các chủ 
trang trại cho thấy yếu tố biến động thị trường 
đất nông nghiệp tại địa phương và nguồn lực của 
chủ thể tham gia vào quá trình tích tụ và tập 
trung đất đóng vai trò quan trọng nhất (Bảng 5). 
Điều này phản ánh thực trạng mua bán, chuyển 
nhượng quyền sử dụng đất của các trang trại 
đang diễn ra rất sôi động ở Đắk Nông trong thời 
gian qua. Thể chế pháp luật, các chính sách của 
Nhà nước về đất đai và vai trò của chính quyền 
địa phương trong hướng dẫn hỗ trợ thủ tục, giải 
quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến đất 
đai sẽ đóng vai trò thúc đẩy quá trình tích tụ 
thông qua biện pháp thị trường. 
Với nhóm hợp tác xã thì các yếu tố tâm lý và 
nguồn lực của chủ thể tham gia quá trình tích tụ 
và tập trung đất đai, biến động của thị trường 
đất nông nghiệp, vai trò của chính quyền địa 
phương lại có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình 
tích tụ và tập trung đất đai. Như vậy có thể thấy 
với điều kiện hiện nay của tỉnh Đắk Nông, quá 
trình tích tụ và tập trung đất đai đã và đang diễn 
ra rất mạnh mẽ theo hình thức thị trường. Các 
chủ thể tham gia vào quá trình tích tụ và tập 
trung đất đai như trang trại và hợp tác xã ý thức 
được vai trò của mình và xác định nếu có được 
nguồn lực tốt thì họ hoàn toàn có thể chuyển đổi 
sang sản xuất hàng hóa qui mô lớn. Vai trò của 
chính quyền địa phương và định hướng chính 
sách của tỉnh sẽ góp phần thúc đẩy quá trình này 
diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. 
3.2.2. Các khó khăn trong tích tụ và tập 
trung đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 
Kết quả điều tra cho thấy khó khăn lớn nhất 
trong tích tụ và tập trung đất đai ở tỉnh Đắk 
Nông là các chủ thể (hợp tác xã, trang trại) chưa 
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng 
đất nông nghiệp cho một phần hoặc toàn bộ diện 
tích đất sản xuất. Điều này dẫn đến việc tình 
trạng họ không thể thế chấp đất để vay vốn ngân 
hàng. Ngoài ra, khó khăn trong tiếp cận nguồn 
vốn vay do yếu tố thủ tục cho vay phức tạp cũng 
góp phần khiến cho các chủ thể này không huy 
động đủ nguồn lực để mở rộng diện tích đất. 
 Bảng 5. Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ 
và tập trung của các trang trại (Điểm bình quân) 
Chỉ tiêu 
Hồ tiêu 
(n = 30) 
Cà phê 
(n = 30) 
CAQ 
(n = 30) 
Rau & Hoa 
(n = 18) 
Bò & Lợn 
(n = 10) 
BQC 
(n = 118) 
Thể chế pháp luật 3,03 3,2 4,07 3,33 2,4 3,33 
Chính sách của tỉnh 3,1 2,5 2,7 2,94 2,1 2,74 
Vai trò của chính quyền 3,63 2,27 3,77 3,83 3,4 3,33 
Tâm lý của chủ thể 2,8 2,93 3,6 3,06 3,7 3,15 
Biến động thị trường đất 4,13 3,67 4,03 3,44 4 3,87 
Nguồn lực của chủ thể 3,9 2,07 4,6 4,39 4,6 3,75 
Ghi chú: Tổng hợp số liệu điều tra (2019-2020). 
Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông 
994 
Quy định về mức hạn điền dưới 30ha cũng 
là một cản trở không nhỏ đến quá trình tích tụ 
đất nông nghiệp để sản xuất qui mô lớn. Mặc dù 
tỉnh Đắk Nông đã ban hành quyết định số 
22/2019/QĐ-UBND về hạn mức giao đất, công 
nhận quyền sử dụng đất, diện tích đất tối thiểu 
được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Đắk 
Nông, nội dung trong quyết định đề cập đến 
diện tích đất nông nghiệp của hộ nông dân sau 
tách thửa không được dưới mức qui định (500m2 
với khu vực đô thị và 1.000m2 với khu vực nông 
thôn). Điều này mới chỉ góp phần hạn chế quá 
trình phân tán đất đai ở các địa phương, chưa có 
tác dụng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung 
đất đai của các hợp tác xã và trang trại. 
Khó khăn tiếp theo là nguồn gốc đất chồng 
chéo (đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp) nên 
địa phương rất khó quản lý: Khi giao đất cho địa 
phương, chỉ giao trên hồ sơ, không bàn giao trên 
thực địa nên xã khó quản lý, khó xác định 
nguồn gốc để cấp giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất. Ví dụ, một số hộ dân có diện tích đất 
lấn chiếm từ trước đây, không có nguồn gốc nên 
không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 
đất nhưng lại tự ý tiến hành giao dịch chuyển 
nhượng đất. Hoặc có tình trạng, một số diện tích 
đất được các hộ dân xin phép khai hoang trồng 
cây ngắn ngày nhưng sau đó chuyển thành đất 
trồng cây hồ tiêu, cà phê và tham gia chuyển 
nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất với các 
trang trại, hợp tác xã. 
3.3. Giải pháp đẩy mạnh tích tụ và tập 
trung đất đai ở tỉnh Đắk Nông thời gian tới 
3.3.1. Tăng cường vai trò quản lý của 
chính quyền các cấp trong các giao dịch 
đất nông nghiệp 
Hiện nay việc thực hiện các giao dịch 
chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất 
còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do như 
nhiều mảnh đất chưa được cấp giấy chứng nhận 
quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tích tụ 
và tập trung đất thiếu thông tin về thị trường 
(chưa xác thực về nguồn gốc của mảnh đất, 
quyền sở hữu của người bán đất). 
Theo quy định của Luật đất đai, chỉ khi có 
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì 
người sử dụng đất mới được thực hiện các 
quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, 
tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất 
(Điều 168); nghĩa là mới được tham gia vào quá 
trình tích tụ, tập trung ruộng đất. Do vậy cần 
rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 
đất cho những khu đất đủ điều kiện nhưng 
chưa được cấp. 
Các cơ quan chuyên môn của ngành tài 
nguyên môi trường, ngành thuế cần cung cấp 
thông tin và hướng dẫn người dân các thủ tục 
cần thực hiện khi thực hiện giao dịch mua bán 
quyền sử dụng đất để có thể sang tên đổi chủ 
sau khi đã giao dịch thành công. Xây dựng một 
hệ thống thông tin đầy đủ, công khai và minh 
bạch từ cơ quan cấp đổi giấy chứng nhận quyền 
sử đụng đất (Sở Tài nguyên và Môi trường) đến 
ngân hàng, chính quyền xã để xác định mảnh 
đất này có sử dụng để thế chấp hay vay vốn 
không. Thu hồi đất của các đơn vị được UBND 
tỉnh giao đất nhưng không sản xuất để giao cho 
địa phương quản lý, khi giao đất, phải giao cả 
hồ sơ và giao trên thực địa, cắm mốc để quản lý. 
3.3.2. Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp 
chế biến, xuất khẩu nông sản với các trang 
trại, hợp tác xã địa phương nhằm tiêu thụ 
nông sản hàng hóa 
Tỉnh Đắk Nông có tiềm năng về sản xuất 
nông nghiệp hàng hóa qui mô lớn, lại ở vị trí 
thuận lợi gần khu vực kinh tế Đông Nam Bộ 
(tam giác kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - 
Bình Dương - Đồng Nai) nhưng hiện nay đang 
gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản 
nguyên nhân là do các hàng hóa nông sản chỉ 
mức dừng lại ở mức sơ chế hoặc bán tươi. Muốn 
phát triển kinh tế hàng hóa hiệu quả đòi hỏi 
phải xây dựng được đa dạng các hình thức liên 
kết bền vững giữa các tác nhân sản xuất với các 
doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế biến nông 
sản và các chủ thể khác như ngân hàng, các nhà 
cung ứng đầu vào và trường/ niện nghiên cứu. 
Phải hình thành được các chuỗi liên kết hợp lý 
có sự chia sẻ cả về trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích 
và rủi ro giữa người sản xuất với doanh nghiệp 
và các chủ thể liên quan. 
Sở NN&PTNT và Sở Công thương cần phối 
hợp xây dựng kế hoạch quảng bá nông sản chủ 
Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Tuấn Sơn 
995 
lực của tỉnh rộng rãi thông qua tổ chức các hội 
chợ nông sản hàng hóa, tìm kiếm sự quan tâm 
của các doanh nghiệp chế biến nông sản lớn 
trong nước và quốc tế. Tỉnh cần xây dựng cơ chế 
các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản, 
hỗ trợ về logistic, cơ sở hạ tầng và quan trọng 
nhất là điều kiện về đất đai để xây dựng các nhà 
máy chế biến nông sản lớn tương tự như những 
điều kiện của tỉnh Sơn La hay tỉnh Đăk Lăk. 
Chính quyền địa phương chứng nhận các giao 
dịch giữa doanh nghiệp và người sản xuất để 
đảm bảo tính pháp lý cũng như tạo ra sự yên 
tâm cho phía người dân. 
3.3.3. Triển khai thực hiện qui hoạch vùng 
sản xuất và các đề án phát triển sản xuất 
nông nghiệp của tỉnh nhằm thúc đẩy quá 
trình tích tụ và tập trung đất đai 
Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 
như nâng cao hiệu quả quản lý giống và vật tư 
đầu vào nông nghiệp, tăng cường hoạt động tư 
vấn kỹ thuật (từ khâu chọn giống, trồng, chăm 
sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sau thu 
hoạch), củng cố mạng lưới thú y cơ sở sẽ có ảnh 
hưởng gián tiếp thúc đẩy quá trình tích tụ và 
tập trung đất đai của các trang trại, hợp tác xã, 
doanh nghiệp. Các khu vực sản xuất chăn nuôi 
hiện nay đang gặp phải vấn đề về ô nhiễm môi 
trường đặt ra thách thức cho việc tích tụ tập 
trung đất đai của các trang trại, hợp tác xã, 
doanh nghiệp trong thời gian tới. Vì vậy việc qui 
hoạch vùng sản xuất nông nghiệp gắn với yếu tố 
môi trường là cần thiết theo đúng tinh thần của 
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. 
Triển khai các đề án của tỉnh như đề án tái cơ 
cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá 
trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và 
phát triển bền vững, đề án phát triển nông 
nghiệp ứng dụng công nghệ cao để biến kết quả 
từ chính sách thành kết quả trong thực tiễn. 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tích tụ và 
tập trung đất đai đóng một vai trò quan trọng 
trong phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng 
hóa qui mô lớn ở Việt Nam cũng như đối với tỉnh 
Đắk Nông. Quá trình tích tụ và tập trung đất đai 
đã và đang diễn ra ở tỉnh Đắk Nông với các chủ 
thể tham gia như trang trại, hợp tác xã trong 
những năm gần đây. Hai hình thức tích tụ đất 
chủ yếu với nhóm trang trại là mua và thuê thêm 
đất của các hộ nông dân khác, trong khi ở nhóm 
hợp tác xã thì hình thức tập trung đất thông qua 
góp vốn bằng quyền sử dụng đất lại là chủ yếu 
bên cạnh việc thuê đất của các hộ nông dân. Với 
đặc điểm thị trường chuyển nhượng đất của tỉnh 
rất sôi động trong giai đoạn 2015-2019, thì yếu tố 
biến động của thị trường đất nông nghiệp và 
nguồn lực của chủ thể tham gia tích tụ và tập 
trung đất đai có vai trò quan trọng nhất. Tuy 
nhiên, vẫn còn tình trạng nhiều giao dịch đất đai 
ở địa phương chưa có xác nhận của chính quyền 
địa phương dẫn đến rủi ro kinh tế và pháp lý. 
Nghiên cứu cũng đề cập đến ba nhóm giải pháp 
chính nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp sản 
xuất hàng hóa qui mô lớn và thúc đẩy quá trình 
tích tụ và tập trung đất đai ở Đắk Nông trong 
thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Binswanger H.P., Deininger K. & Feder G. (1995). 
Power, distortions, revolt and reform in 
agricultural land relations. In: Jere Behrman and 
T.N. Srinivasan (Eds.) Handbook of development 
economics. North-Holland publisher, Amsterdam, 
Nertheland. pp. 2659-2772. 
Đỗ Kim Chung (2018). Tích tụ và tập trung đất đai: Cơ 
sở lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp 
hàng hóa ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông 
nghiệp Việt Nam. 16(4): 412-424. 
Heath Henderson, Leonardo Corral, Eric Simning & 
Paul Winters (2015). Land accumulation dynamics 
in developing country agriculture. Journal of 
Development Studies. 25(6): 743-761. 
Hồng Thoan (2020). Bảo đảm chăn nuôi an toàn khi tái 
đàn lợn. Truy cập tại  
kinh-te/bao-dam-chan-nuoi-an-toan-khi-tai-dan-
lon-79329.html, ngày 30/4/2021. 
Lê Dung (2020). Nông sản Đắk Nông chật vật khẳng 
định “tên tuổi”. Truy cập ngày 30/4/2021 tại 
nong-chat-vat-khang-dinh-ten-tuoi-79923.html 
Lê Du Phong & Lê Huỳnh Mai (2017). Chính sách đất 
đai- Rào cản lớn cần tháo gỡ để thúc đẩy kinh tế- 
xã hội phát triển. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 
240: 2-10. 
Tích tụ và tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Đắk Nông 
996 
Lưu Văn Năng, Nguyễn Thanh Lâm & Trần Đức Viên 
(2013). Thay đổi sản xuất nông nghiệp, đất lâm 
nghiệp ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2000-2012. Tạp 
chí Khoa học & Phát triển. 11(8): 1134-1141. 
Nguyễn Đình Bồng & Nguyễn Thị Thu Hồng (2017). 
Một số vấn đề về tích tụ, tập trung đất đai trong 
phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Tạp 
chí Cộng sản. 896: 39-44 
Nguyễn Xuân Cường (2021). Những điểm sáng của 
ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020. 
Tạp chí Cộng sản. Truy cập từ https://www.tapchi 
congsan.org.vn/kinh-te/-/2018/821042/nhung-
diem-sang-cua-nganh-nong-nghiep-viet-nam-giai-
doan-2016---2020.aspx, ngày 30/4/2021. 
Nguyễn Tuấn Sơn, Nguyễn Anh Đức & Vũ Thị Mỹ Huệ 
(2019). Đẩy mạnh tích tụ đất đai phát triển sản xuất 
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tạp chí 
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 17(9): 687- 695. 
Nguyễn Quang Thuấn (2017). Tích tụ, tập trung đất đai 
cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam trong điều 
kiện mới. Tạp chí Xã hội học. 4(140): 3-15. 
Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông (2019). Truy cập từ 
https://daknong.gov.vn/documents/693758/0/NGT
K+2019.pdf/92407a17-4b6d-49ce-99f1-58e08116 
d60d, ngày 30/4/2021. 
Sở NN&PTNT Đắk Nông (2020). Quyết định 36/KH-
SNN ngày 11/8/2020 về Kế hoạch phát triển kinh 
tế xã hội ngành nông nghiệp và phát triển nông 
thôn năm 2021. 
Sở NN&PTNT Đắk Nông (2021). Quyết định 86/BC-
SNN ngày 8/2/2021 Báo cáo tổng kết giai đoạn 
2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 
2021-2025 của ngành Nông nghiệp và PTNT. 
UBND tỉnh Đắk Nông (2018). Quyết định 1635/QĐ-
UBND ngày 16/10/2018 Về việc ban hành Kế 
hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông 
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích 
ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững 
tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến 
 năm 2030. 
UBND tỉnh Đắk Nông (2019). Quyết định 
22/2019/QĐ-UBND ngày 5/8/2019 Ban hành quy 
định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử 
dụng đất, diện tích đất tối thiểu được phép tách 
thửa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 
.

File đính kèm:

  • pdftich_tu_va_tap_trung_dat_dai_cho_phat_trien_nong_nghiep_hang.pdf