Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội (CTXH) tại bệnh viện

Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016 – 2019.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua việc sử dụng tài liệu

thứ cấp: các văn bản, báo cáo, sổ sách, quy định liên quan đến triển khai hoạt động CTXH tại bệnh viện

Nguyễn Đình Chiểu từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2019.

Kết quả: Bệnh viện đã triển khai cả 07 hoạt động theo Thông tư 43 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, kết quả

ghi nhận có 03 hoạt động rất thiết thực và được sự ủng hộ rất nhiều từ các đối tượng có liên quan

gồm: hoạt động tư vấn giải quyết các vấn đề về CTXH cho người bệnh/người nhà người bệnh trong

quá trình khám chữa bệnh; hoạt động vận động, tiếp nhận tài trợ; hoạt động tổ chức các hoạt động từ

thiện, CTXH của bệnh viện tại cộng đồng. Hoạt động thông tin, truyền thông phổ biến giáo dục pháp

luật và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là 02 hoạt động mặc dù bệnh viện có triển khai nhưng kết quả

còn rất nhiều hạn chế.

Kết luận: Nghiên cứu cho thấy cần bổ sung thêm nhân lực có trình độ chuyên môn cần thiết như tâm lý

học, báo chí và CTXH. Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên y tế được cập nhật kiến

thức về CTXH, về y học, tổ chức tập huấn và triển khai Thông tư 43 đến toàn thể tổ chức, cá nhân có

liên quan.

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 1

Trang 1

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 2

Trang 2

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 3

Trang 3

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 4

Trang 4

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 5

Trang 5

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 6

Trang 6

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 7

Trang 7

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 8

Trang 8

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 9

Trang 9

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 8020
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019

Thực trạng triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2016-2019
viện và về chính sách, 
quyền lợi của NB trong khám chữa bệnh bảo 
hiểm y tế là chưa đáng kể.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Hoạt động CTXH
được bệnh viện triển khai
Đơn vị 
tính
Kết quả thực hiện
4/2016 – 3/2017 
(Giai đoạn 1)
4/2017 – 3/2018 
(Giai đoạn 2)
4/2018 – 3/2019 
(Giai đoạn 3)
Đăng bài về hoạt động CTXH qua 
trang Facebook của Phòng CTXH, 
bệnh viện
Số bài Chưa có 16 15
Tiếp nhận, phản hồi thông tin 
phản ảnh qua đường dây nóng của 
Bộ Y tế và phản ánh trực tiếp từ 
NB/NNNB
Số lần Chưa thực hiện 21 39
Hoạt động truyền thông:
Truyền thông về các hoạt động, 
dịch vụ CTXH tại bệnh viện (qua 
tivi /trực tiếp với NB)
Số bài Chưa thực hiện 03 03
Truyền thông về chính sách, 
quyền lợi của NB trong khám 
chữa bệnh bảo hiểm y tế
Số bài 00 00 02
Phối hợp triển khai góc truyền 
thông tại các Khoa, Phòng trong 
bệnh viện
Số 
điểm 30 29 29
Hoạt động CTXH
được bệnh viện triển khai
Đơn vị 
tính
Kết quả thực hiện
4/2016 – 3/2017 
(Giai đoạn 1)
4/2017 – 3/2018 
(Giai đoạn 2)
4/2018 – 3/2019 
(Giai đoạn 3)
Phối hợp Trường ĐH Lao 
động xã hội TPHCM bồi 
dưỡng nghiệp vụ CTXH 
cho NVYT của bệnh viện 
và tuyến huyện.
Số lần 01 00 00
- Học viên tham dự
Số học 
viên
42 00 00
43
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Hoạt động CTXH
được bệnh viện triển khai
Đơn vị 
tính
Kết quả thực hiện
4/2016 – 3/2017 
(Giai đoạn 1)
4/2017 – 3/2018 
(Giai đoạn 2)
4/2018 – 3/2019 
(Giai đoạn 3)
Tập huấn kiến thức CTXH 
cho đội tình nguyện viên 
để triển khai Đội “tiếp sức 
người bệnh” 
Số lần 03 00 00
Đường Thị Trúc và cộng sự
Kết quả cho thấy, phòng CTXH chỉ triển khai 
duy nhất ở giai đoạn 1 với 01 lớp thực hành 
nghề CTXH cho 42 NVYT tuyến huyện và 
03 lớp tập huấn kiến thức CTXH cho đội ngũ 
tiếp sức NB. Riêng từ tháng 4/2017 - 3/2019 
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng hoàn toàn chưa 
được triển khai thực hiện.
BÀN LUẬN
Hoạt động tư vấn giải quyết các vấn đề 
về CTXH cho NB/NNNB trong quá trình 
khám chữa bệnh
Trong 04 nội dung trợ giúp NB về thủ tục hành 
chính; tâm lý; vật chất, tài chính; chăm sóc 
trong điều trị và ra viện thì số lượt trợ giúp 
về thủ tục hành chính chiếm tỷ lệ cao nhất là 
48,5% so với các nội dung trợ giúp còn lại. 
Hoạt động trợ giúp chăm sóc trong điều trị và 
ra viện có số lượt trợ giúp từ 2016 - 2019 chiếm 
tỷ lệ ít nhất là 3,4%. Bệnh viện Nguyễn Đình 
Chiểu đã có sự phối hợp rất tốt với địa phương 
nơi NB cư trú, tổ chức, cá nhân có liên quan để 
hỗ trợ các vấn đề mà NB sẽ gặp khó khăn sau 
khi xuất viện. Với 24 trường hợp được các cơ 
quan và địa phương xem xét cho NB hưởng 
chế độ chính sách như cấp sổ hộ nghèo, cấp 
thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo vv đã nói lên 
được sự trợ giúp của bệnh viện rất có giá trị 
về lâu dài cho NB sau này. Và 182 trường hợp 
NB trốn viện trong vòng 3 năm từ 2016 – 2019 
là một con số không nhỏ, điều này đã làm cho 
khoa điều trị gặp khó khăn khi hoàn tất hồ sơ 
bệnh án. Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu bước 
đầu đã triển khai được một số nội dung cơ bản 
về hoạt động tư vấn, hỗ trợ theo quy định tại 
Thông tư 43. Tuy nhiên, Bệnh viện Nguyễn 
Đình Chiểu chưa triển khai được hoạt động hỗ 
trợ dịch vụ tiện ích tin nhắn tái khám qua điện 
thoại như Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM 
đã có. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị 
Hải Liên (2017), tại bệnh viện Đại học Y dược 
TP.HCM dịch vụ nhắn tin hẹn lịch khám đi vào 
hoạt động, qua trải nghiệm dịch vụ nhiều NB 
cho biết khá hài lòng bởi sự đơn giản và tiện 
lợi của nó. Ngoài ra, hệ thống tin nhắn còn có 
chức năng nhắc ngày tái khám hay thăm hỏi 
sức khỏe sau khi NB xuất viện. Điều này thể 
hiện sự quan tâm đến NB, mong muốn được 
chăm sóc NB liên tục, kể cả khi NB đã được 
xuất viện (4). Hơn nữa, Bệnh viện Nguyễn 
Đình Chiểu chưa triển khai được dịch vụ trả 
hồ sơ, xét nghiệm tận nhà như Bệnh viện Chợ 
Rẫy đã được triển khai, dịch vụ này rất hay và 
rất tiện lợi cho NB.
Hoạt động vận động, tiếp nhận tài trợ 
Đây là hoạt động được bệnh viện triển khai có 
nhiều thuận lợi và kết quả ghi nhận nhận từ 
năm 2016 – 2019 có 3.212 lượt trợ giúp NB 
với tổng số tiền là 2.050.397.827 đồng. Phòng 
CTXH triển khai hoạt động vận động, tiếp 
nhận tài trợ luôn tuân thủ theo quy trình tiếp 
nhận tài trợ và hỗ trợ NB được bệnh viện phê 
44
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Đường Thị Trúc và cộng sự
duyệt từ tháng 9/2016. Vận động, tiếp nhận tài 
trợ từ nhà hảo tâm chủ yếu là tiền mặt nhằm hỗ 
trợ trực tiếp cho NB để đóng viện phí và chi 
phí sinh hoạt trong thời gian điều trị tại bệnh 
viện. Ngoài ra, các nhà hảo tâm còn có nguyện 
vọng đóng góp vào nguồn quỹ từ thiện của 
bệnh viện để hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó 
khăn không có kinh phí điều trị. Hơn nữa, gạo 
là nguồn tài trợ thiết yếu mà nhà háo tâm đóng 
góp hàng tháng để giúp đỡ NB nghèo sau khi 
xuất viện. Thực tế, gạo cũng là hiện vật được 
khoa Dinh dưỡng tiếp nhận hàng tháng từ nhà 
hảo tâm để nấu cháo từ thiện và cấp phát lại 
cho NB nghèo. Bên cạnh đó, nguồn nguyên 
liệu như thực phẩm tươi sống, gia vị nấu ăn và 
kinh phí do nhà hảo tâm tài trợ sẽ được khoa 
Dinh dưỡng sử dụng để nấu ăn đúng quy trình 
theo chế độ bệnh lý do bác sĩ chỉ định, đảm 
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp miễn 
phí cho NB nghèo có hoàn cảnh khó khăn theo 
danh sách đề xuất từ các khoa và được phòng 
CTXH cập nhật, xem xét và thông qua Ban 
giám đốc. Hiện tại, bệnh viện có nguồn vận 
động chủ yếu là kinh phí để hỗ trợ viện phí 
và suất ăn cho NB, chưa mở rộng vận động 
trang thiết bị, dụng cụ y khoa để phục vụ miễn 
phí cho NB như Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh 
Hòa đã vận động được 185 mặt hàng vật tư 
thiết bị và 4.149 mặt hàng hành chính quản 
trị với số tiền là 423.414.000 đồng (5). Hoặc 
tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2014), phòng 
CTXH của bệnh viện đã vận động được một 
số trang thiết bị y tế như kim tiêm điện, máy 
khí dung vv trị giá hơn 3 tỷ đồng (4, 6). Đây 
là nội dung vận động mà Bệnh viện Nguyễn 
Đình Chiểu hoàn toàn chưa thực hiện được.
Thứ ba, hoạt động tổ chức các hoạt động 
từ thiện, CTXH tại bệnh viện và cộng đồng
Hoạt động này đã được phòng CTXH triển 
khai từ năm 2016 – 2019 thông qua các 
hoạt động: Khám bệnh về nguồn; kỷ niệm 
ngày CTXH Việt Nam; “Phiên chợ 0 đồng”; 
“Phiên chợ Tết” dành cho NB nghèo nhất là 
NB không thể về nhà ăn Tết cùng gia đình 
cũng có được niềm vui, an ủi khi tham gia 
“phiên chợ” tại bệnh viện. Các hoạt động 
trên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các 
nhà hảo tâm, NVYT và sự động viên, khích 
lệ của lãnh đạo ngành y tế tỉnh nhà. Ngoài 
ra, hoạt động khám bệnh về nguồn còn được 
sự ủng hộ của đội ngũ y bác sĩ; cơ quan 
địa phương nơi đoàn đến khám chữa bệnh 
miễn phí. Theo kết quả nghiên cứu của tác 
giả Nguyễn Thị Hải Liên (2017) trong hai 
năm 2016 - 2017, Bệnh viện Đại học Y dược 
TP.HCM đã có hơn 30 chương trình khám 
khám bệnh nhân đạo, phát thuốc miễn phí 
được triển khai với kinh phí hơn 2 tỷ đồng, 
xây dựng được 04 căn nhà tình nghĩa cho 
các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó 
khăn với tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng 
(4) thì Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu cũng 
ghi nhận được kết quả trong 3 năm, đã có 25 
chuyến khám bệnh về nguồn đã giúp đỡ được 
11.272 lượt người dân tại một số địa phương 
với kinh phí do các nhà hảo tâm đóng góp và 
tài trợ là 3.005.000 đồng; hoạt động kỷ niệm 
ngày CTXH được tổ chức định kỳ trong 3 
năm đã trợ giúp tặng quà cho 172 lượt NB 
có hoàn cảnh khó khăn với tổng chi phí tổ 
chức 143.941.900 đồng; riêng hoạt động 
“Phiên chợ 0 đồng” và “Phiên chợ tết” Bệnh 
viện Nguyễn Đình Chiểu mới triển khai năm 
2018-2019 đã trợ giúp quà tặng cho 620 
lượt NB với kinh phí tổ chức 301.800.000 
đồng. Như vậy, so với hoạt động CTXH tại 
cộng đồng của Bệnh viện Đại học Y dược 
TP.HCM, đây là hoat động được bệnh viện 
Nguyễn Đình Chiểu, một bệnh viện tuyến 
tỉnh triển khai khá tốt do có sự ủng hộ từ rất 
nhiều tổ chức và cá nhân có liên quan.
45
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Hoạt động thông tin, truyền thông phổ 
biến giáo dục pháp luật
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị 
Hải Liên (2017) tại Bệnh viện Đại học Y 
dược TP.HCM trong 02 năm 2016 – 2017, 
đã có xấp xỉ 3.500 bài viết được đăng trên 
các báo, có hơn 100 chương trình truyền hình 
được phát sóng, trang fanpage của bệnh viện 
có 3.000 lượt thích trang vv Có được kết 
quả khả quan trên là do phòng CTXH được 
xây dựng với tiền thân là phòng Kế hoạch – 
Phát triển. Chính vì vậy, công tác PR, truyền 
thông quảng bá hình ảnh là một hoạt động đã 
được chú trọng xây dựng và phát triển từ rất 
lâu với một đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật 
dày dạn kinh nghiệm (4).
Tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, hoạt động 
truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật 
được triển khai còn nhiều hạn chế. Kết quả 
đạt được chỉ là con số quá nhỏ chưa đáng 
kể, trong 3 năm chỉ có 07 bài viết được đăng 
qua báo chí, 04 chương trình được phát sóng 
trên truyền hình, 27 bài đăng qua trang web 
của bệnh viện, 31 bài được đăng qua trang 
facebook của bệnh viện. Số lượng bài đăng 
qua các kênh thông tin rất ít và nội dung chưa 
phong phú, NB chưa tiếp cận được thông tin 
của bệnh viện, do đó dẫn đến thực trạng từ 
năm 2017 – 2019 bệnh viện phải tiếp nhận 60 
lần phản ánh của NB qua đường dây nóng mục 
đích chỉ muốn biết thông tin của bệnh viện. 
Thông tin liên quan đến hoạt động CTXH tại 
bệnh viện chủ yếu được đăng tải nhiều nhất 
trên trang facebook của phòng CTXH Bệnh 
viện Nguyễn Đình Chiểu chiếm tỷ lệ 44,93%; 
trên trang web của bệnh viện chiếm tỷ lệ 
39,13%. Tuy nhiên, thông tin được đăng tải 
qua trang web chưa đạt chất lượng do đường 
truyền truy cập quá chậm, điều này làm cho 
người viết bài và người muốn biết thông tin 
không thích tiếp cận qua kênh thông tin này. 
Mặc khác, do bệnh viện chưa có nhân sự trình 
độ về báo chí nên khi triển khai hoạt động 
truyền thông, cung cấp thông tin còn nhiều 
hạn chế.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Bệnh viện có triển khai nhưng kết quả còn 
nhiều hạn chế so với các hoạt động khác đã 
được triển khai. Bởi vì, phòng CTXH chỉ triển 
khai duy nhất 01 lớp thực hành nghề CTXH 
cho 42 NVYT tuyến huyện. Từ năm 2017 
đến thời điểm nghiên cứu, bệnh viện không 
triển khai hoạt động liên quan đến đào tạo, 
bồi dưỡng. Nếu NVYT được trang bị thêm 
kiến thức về CTXH sẽ hỗ trợ và phối hợp với 
phòng CTXH phục vụ NB tốt hơn. Tuy nhiên, 
do thời gian học kéo dài, công việc chuyên 
môn nhiều, nên bệnh viện chưa sắp xếp được 
thời gian để các đối tượng có liên quan tham 
dự học tập. Riêng hoạt động hướng dẫn thực 
hành nghề CTXH cho học sinh, sinh viên các 
cơ sở đào tạo nghề CTXH, bệnh viện chưa 
triển khai thực hiện. Mặc dù bệnh viện đủ khả 
năng để tham gia lớp hướng dẫn thực hành 
nghề CTXH. Lý do, trưởng phòng CTXH đã 
có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, đã tham gia 
lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về CTXH 
cho NVYT và là đầu mối triển khai hoạt động 
CTXH từ tháng 4/2016 tại Bệnh viện Nguyễn 
Đình Chiểu - là BV hạng 1 kể từ năm 2018. 
Theo tác giả Đoàn Thị Thùy Loan (2015), 
hoạt động đào tạo lĩnh vực CTXH của Bệnh 
viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa được 
chuyên nghiệp mà chủ yếu là mang tính tự 
phát, chưa ban hành được giáo trình đào tạo 
(5). Với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị 
Hải Liên (2017) tại Bệnh viện Đại học Y dược 
TP.HCM trong hai năm 2016 - 2017 Phòng 
CTXH đã tiếp nhận, hướng dẫn 06 sinh viên 
CTXH của trường Đại học Khoa học, Xã hội 
Đường Thị Trúc và cộng sự
46
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Nhân văn TP.HCM và tiếp 11 đoàn tham quan 
học hỏi mô hình CTXH của bệnh viện (4).
Nghiên cứu này có sử dụng phương pháp 
nghiên cứu định tính nên nội dung và các câu 
hỏi trong phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm 
nếu không rõ ràng dễ dẫn đến cách hiểu của 
đối tượng nghiên cứu sẽ khác nhau. Do đó, có 
thể thông tin thu thập được không phù hợp. 
Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm mất tương 
đối nhiều thời gian dẫn đến đối tượng nghiên 
cứu trả lời qua loa cho xong. Có một số thông 
tin sau khi ghi nhận được, tác giả chưa dám 
đi sâu vào bàn luận vì sẽ ảnh hưởng không tốt 
đến bộ phận có liên quan.
KẾT LUẬN
Khi triển khai các hoạt động CTXH tại bệnh 
viện, có 03 hoạt động CTXH được triển khai 
và đạt kết quả khá nổi bật hơn các hoạt động 
khác; đó là hoạt động hỗ trợ, tư vấn giải quyết 
các vấn đề về CTXH; hoạt động vận động, 
tiếp nhận tài trợ và hoạt động từ thiện, CTXH 
của bệnh viện tại cộng đồng. Riêng hoạt động 
đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động thông tin, 
truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật 
là 02 hoạt động từ khi triển khai đến nay vẫn 
còn nhiều hạn chế.
KHUYẾN NGHỊ
Đối với Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu: Cung 
cấp và chia sẻ thông tin của bệnh viện liên 
quan đến quyền lợi khám chữa bệnh, về dịch 
vụ khám chữa bệnh, về các nội dung liên quan 
đến hoạt động CTXH để NB/NNNB được tiếp 
cận thông tin và thuận tiện hơn khi đến khám 
và điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. 
Tạo điều kiện để NVYT trong mạng lưới 
CTXH được bồi dưỡng kiến thức về CTXH và 
ngược lại đối với nhân viên CTXH cần được 
trang bị thêm kiến thức về y tế. Bổ sung thêm 
nhân lực có chuyên môn về CTXH, tâm lý, báo 
chí để hỗ trợ triển khai các hoạt động CTXH 
cho NB được thuận lợi hơn. 
Lời cảm ơn 
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn 
sự hỗ trợ, hợp tác của Lãnh đạo Sở Y tế Bến 
Tre; Ban giám đốc và NVYT tại bệnh viện 
Nguyễn Đình Chiểu và một số đối tượng có 
liên quan đến nội dung nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Phượng. Vai trò của nhân viên công tác 
xã hội trong bệnh viện. 2018 12/02/2019]; 
Available from: 
tro-nhan-vien-cong-tac-xa-hoi-trong-benh-
vien-1310637.html.
2. Thái Bình. Để nghề công tác xã hội trong bệnh 
viện phát triển cách nào. 2018 12/02/2019]; 
Available from: 
nghe-cong-tac-xa-hoi-trong-benh-vien-phat-
trien-cach-nao.
3. Bộ Y tế, Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 
26/11/2015, Quy định về nhiệm vụ và hình thức 
tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của 
bệnh viện, 2015.
4. Nguyễn Thị Hải Liên, Đánh giá hoạt động Công 
tác xã hội tại bệnh viện Đại học Y Dược thành 
phố Hồ CHí Minh từ tháng 3/2016 đến tháng 
6/2017, 2017, Trường Đại học Y tế công cộng: 
Hà Nội.
5. Đoàn Thị Thùy Loan, Thực trạng triển khai các 
hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Đa khoa 
tỉnh Khánh Hòa năm 2014-2015, 2016, Đại học 
Y tế công cộng: Hà Nội.
6. Trần Thị Vân Ngọc, Thực trạng nhu cầu và hoạt 
động công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung 
ương, năm 2015, 2016, Đại học Y tế công cộng: 
Hà Nội.
Đường Thị Trúc và cộng sự

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_trien_khai_hoat_dong_cong_tac_xa_hoi_tai_benh_vie.pdf