Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Năm 2019, điều tra đánh giá thực trạng sản xuất dong riềng tại Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, nhằm xác định tồn tại và nguyên nhân để đưa ra giải pháp về chính sách và kỹ thuật, góp phần phát triển bền vững và gìn giữ thương hiệu “Đặc sản miến dong Bình Liêu”. Kết quả cho thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng dong riềng có xu hướng tăng từ năm 2015 đến 2018. Hiện nay, trồng giống mới (giống DR3, DR1) chiếm 80-90% diện tích và thường có 6 loài sâu và 3 loài bệnh hại, trong đó bệnh cháy lá (Pseudomonas sp.) và thối thân (F. oxysporum Schlechtendahl) hại nặng từ 80 - 100% diện tích vào tháng 7 – 9 hàng năm. Từ năm 2019, diện tích dong riềng giảm mạnh nguyên nhân do củ dong riềng không bán được và tồn đọng lớn trên đồng ruộng. Người sản xuất mong muốn lớn nhất là củ dong riềng bán được giá và được trả tiền ngay chiếm tới 46,4% số hộ được hỏi. Củ dong riềng sau thu hoạch thường bán ngay cho thương lái với giá từ 1.700 - 2.000 đ/kg và bán cho nhà máy 2.200 - 3.000 đ/kg. Để phát triển bền vững và gìn giữ thương hiệu sản phẩm miến dong, cần nghiên cứu chọn tạo giống dong riềng kháng sâu, bệnh, có năng suất và chất lượng cao; tăng cường tập huấn, áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu, bệnh hại, ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến; chủ động kế hoạch và duy trì diện tích trồng khoảng 500 ha/năm; phối hợp với các cơ quan quản lý, hiệp hội doanh nghiệp, chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp quốc gia và cơ sở chế biến kinh doanh miến dong sớm có phương án thu mua, quảng bá sản phẩm miến dong Bình Liêu

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trang 1

Trang 1

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trang 2

Trang 2

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trang 3

Trang 3

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trang 4

Trang 4

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trang 5

Trang 5

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trang 6

Trang 6

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trang 7

Trang 7

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trang 8

Trang 8

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 1720
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
hoặc phòng trừ theo tư vấn của cửa hàng thuốc 
BVTV. Chưa được hướng dẫn, tập huấn về sử dụng 
thuốc BVTV nên người nông dân thường dùng theo ý 
thức chủ quan, không hiệu quả, gây tốn kém, ô 
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con 
người (Bảng 7). 
Ở hai vùng điều tra nghiên cứu, tình hình sâu, 
bệnh hại phát sinh gây hại có sự khác nhau khá rõ 
rệt, tại Bình Liêu bệnh thối thân (F. oxysporum), 
bệnh thối củ (Erwinia sp.) có mức độ hại nặng hơn 
(mức ++ đến +++) với diện tích bị hại từ 80 - 100%, từ 
tháng 7 – 9. Trong khi đó những bệnh này ở huyện 
Tiên Yên mức độ hại thấp hơn (mức +) và diện tích bị 
hại từ 30 - 60%. Ngược lại, đối với sâu đục nõn 
(Noctua litura Fabricius) tại Bình Liêu bị hại ít hơn 
(mức +) so với ở Tiên Yên (mức +++) và diện tích bị 
hại từ 80 - 100% diện tích. 
3.3.6. Nguyên nhân giảm diện tích trồng dong 
riềng 
Theo số liệu thu thập, thống kê từ các địa 
phương và các hộ nông dân, diện tích dong riềng đều 
có xu hướng giảm so với năm 2018, các hộ dân ở các 
xã đều cho biết diện tích trồng dong riềng giảm từ 
82,2 - 91,6%. Trong đó xã Phong Dụ (Tiên Yên) có tỷ 
lệ giảm diện tích lớn nhất (91,2%) và xã có tỷ lệ giảm 
diện tích thấp nhất là xã Đại Dực (Tiên Yên) là 82,3%. 
Số hộ giữ nguyên diện tích chỉ chiếm 7,6 – 15,3% và 
số hộ tăng diện tích trồng dưới 10% (Hình 1). 
Hình 1. Xu hướng phát triển diện tích dong riềng của 
các hộ dân tại các vùng nghiên cứu năm 2019 
Hình 2. Nguyên nhân giảm diện tích dong 
riềng tại các vùng nghiên cứu năm 2019 
Nguyên nhân dẫn đến việc giảm diện tích dong 
riềng được cho là củ dong riềng sản xuất ra không 
bán được dẫn đến người nông dân không thu hoạch 
và bỏ hoang chiếm tỷ lệ 46,9 - 64,5% số người được 
hỏi; nguyên nhân bán không được trả tiền ngay 
chiếm tỷ lệ từ 26,8 - 38,5%; nguyên nhân sâu, bệnh 
gây hại chiếm tỷ lệ 2,1 - 8,5% và nguyên nhân thời tiết 
khí hậu, đất đai, nhân lực chỉ chiếm 2,1 – 10,2% (Hình 
2). 
3.3.7. Những khó khăn trong canh tác cây dong 
riềng tại địa phương 
Từ năm 2006, nghề trồng và chế biến miến dong 
được khôi phục và phát triển mạnh. Trước đây, hoạt 
động sản xuất, chế biến chủ yếu dựa trên kinh 
nghiệm nên hiệu quả chưa cao. Giống được sử dụng 
qua nhiều năm nên thoái hóa, năng suất thấp và chất 
lượng tinh bột giảm. Để giải quyết những khó khăn 
trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ miến dong, tiến 
tới phát triển bền vững sản phẩm OCOP “Miến dong 
Bình Liêu”. Để có định hướng và giải pháp phát triển 
cây dong riềng bền vững, những khó khăn, thuận lợi 
trong sản xuất cây dong riềng hiện nay trên địa bàn 
nghiên cứu đã được tìm hiểu, kết quả trình bày ở 
bảng 8. 
Kết quả phỏng vấn nông dân (Bảng 8) cho thấy 
85,2% cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay là củ 
dong riềng sản xuất ra không bán được (còn trên 
đồng ruộng); 65,9% số nông dân cho biết bán được 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 144 
nhưng chưa được thanh toán tiền ngay (đến thời 
điểm hiện tại 3/2019), có 62,1% thấy khó khăn hiện 
nay là bị sâu, bệnh gây hại nhiều (đặc biệt cháy lá, 
thối thân) và 49,8% cho rằng thiếu kỹ thuật chăm sóc 
và phòng trừ sâu, bệnh, chỉ có 15,8% số hộ chưa thấy 
gặp khó khăn gì trong sản xuất cây dong riềng. 
Bảng 8. Một số khó khăn trong sản xuất, kinh doanh 
dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên của tỉnh 
Quảng Ninh, năm 2018 - 2019 
TT Chỉ tiêu theo dõi 
Tỷ lệ 
đồng 
ý (%) 
Xếp hạng 
mức quan 
trọng 
1 Không bán được 85,2 1 
2 
Bán không được trả 
tiền luôn 
65,9 2 
3 
Bị sâu, bệnh gây hại 
nhiều 
62,1 3 
4 Giá bán thấp 52,6 4 
5 Thiếu kỹ thuật chăm sóc 49,8 5 
6 Tốn công lao động 26,8 6 
7 Thời tiết khí hậu 22,3 7 
9 Chưa gặp khó khăn gì 15,8 
3.3.8. Kỹ thuật canh tác và những mong muốn 
của các hộ sản xuất cây dong riềng tại vùng nghiên 
cứu năm 2019 
Kết quả điều tra các nông hộ cho thấy, mong 
muốn của người sản xuất dong riềng hiện nay là sản 
phẩm củ dong riềng sản xuất ra bán được giá (chiếm 
25,9% người được hỏi) và quan trọng hơn họ còn 
mong muốn bán được giá nhưng phải trả tiền ngay 
chiếm tới 46,4%. Trong thực tế vụ dong riềng năm 
2018 tại các vùng nghiên cứu đều có tình trạng củ 
dong riềng không bán được, lượng bán được cho 
thương lái và nhà máy đều chưa được thanh toán 
tiền. Ngoài ra nguyện vọng của người nông dân là có 
được bộ giống năng suất cao chiếm tỷ lệ 9,5%, các 
mong muốn khác như giống củ to - nhiều tinh bột, 
giống không bị sâu, bệnh và được tập huấn kỹ thuật 
(Hình 3). 
Tại vùng nghiên cứu, hầu hết người dân chưa 
được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất 
cây dong riềng (Hình 3). Có 73,5% số hộ canh tác, 
sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm truyền thống, 
chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây 
dong riềng. Các hộ làm theo hướng dẫn của cán bộ 
nông nghiệp chiếm 12,4%, tiếp theo đó là thông qua 
lớp tập huấn kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn 
chiếm 10,5%. Một số lượng rất ít 0,8 - 2,8% làm theo 
gợi ý của các thương lái thu mua và học qua sách 
báo, ti vi Đây là một trong những nguyên nhân dẫn 
đến năng suất và chất lượng củ dong riềng chưa cao, 
sâu, bệnh còn bị hại nhiều (Hình 4). 
Hình 3. Kỹ thuật canh tác các hộ nông dân tại 
vùng nghiên cứu, năm 2019 
Hình 4. Mong muốn của nông dân sản xuất cây dong 
riềng hiện nay tại vùng nghiên cứu, năm 2019 
3.3.9. Bảo quản chế biến củ dong riềng 
Về bảo quản: Hầu hết củ dong riềng sau khi đào 
lên thường bán ngay cho thương lái và thu hoạch đến 
đâu bán hết đến đó (chỉ bớt lại để làm giống cho năm 
sau). 
Về chế biến: Hiện nay, trên địa bàn huyện Bình 
Liêu có 1 công ty, 4 hợp tác xã và 4 cơ sở chế biến 
miến dong với quy mô nhỏ lẻ, thủ công. Theo tìm 
hiểu được biết, hầu hết khó khăn mà các cơ sở chế 
biến tinh bột và miến dong trên địa bàn huyện đang 
gặp phải là tình trạng thiếu đất để mở rộng xưởng 
sản xuất, nguồn điện cung cấp không đáp ứng được 
nhu cầu chế biến, việc đầu tư hệ thống xử lý chất 
thải, nước thải cũng còn hạn chế, một số máy móc, 
trang thiết bị đã xuống cấp nhưng thiếu vốn để nâng 
cấp, thiếu vốn thu mua nguyên liệu. Các cơ sở chế 
biến với công suất đạt trên 8.900 tấn/năm, sản lượng 
miến dong trên 600 tấn/năm [9], [10]. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 145 
4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÂY DONG RIỀNG 
Để miến dong Bình Liêu trở thành thương hiệu 
nông sản phổ biến trong tiêu dùng của người dân 
Việt Nam, hướng tới trở thành thương hiệu mang 
tầm Quốc gia như vải thiều (Lục Ngạn - Bắc Giang), 
bánh đậu xanh (Hải Dương), kẹo dừa (Bến Tre), 
nhãn lồng (Hưng Yên) Từ thực trạng nêu trên, một 
số giải pháp phát triển cây dong riềng bền vững và 
gìn giữ thương hiệu “Đặc sản miến dong Bình Liêu” 
như sau: 
4.1. Giải pháp về chính sách 
Chủ động điều chỉnh kế hoạch, duy trì diện tích 
trồng dong riềng nhằm đảm bảo phù hợp với tình 
hình cung - cầu của thị trường ở mức độ vừa phải 
(duy trì khoảng 500 ha/năm). 
Tăng cường công tác tuyên truyền, ổn định tâm 
lý người dân không để xảy ra tình trạng không sản 
xuất, bỏ ruộng hoang và chuyển đổi diện tích sang 
cây trồng khác gây ảnh hưởng đến vùng cung cấp 
nguyên liệu chế biến tinh bột và miến dong. 
Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành, các 
doanh nghiệp sản xuất, cơ sở chế biến kinh doanh 
miến dong sớm có phương án tổ chức thu mua, tiêu 
thụ củ dong và miến dong ngay từ đầu vụ, tránh thu 
mua tập trung gây nên sự tồn đọng cục bộ. Khuyến 
khích các doanh nghiệp trong các hiệp hội doanh 
nghiệp nhỏ, chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp quốc 
gia tham gia triển lãm, hội chợ và hội nghị quốc tế 
trong và ngoài nước nhằm giới thiệu quảng bá mặt 
hàng miến dong Bình Liêu. 
Có chính sách về đất đai, điều kiện đầu tư, 
nguồn vốn, thuế để thu hút các doanh nghiệp, cơ sở 
chế biến tham gia vào ngành hàng chế biến miến 
dong. 
4.2. Giải pháp về kỹ thuật 
Tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác nghiên 
cứu chọn tạo giống dong riềng, nhất là chọn tạo 
giống kháng sâu, bệnh, giống có chất lượng tốt, năng 
suất cao và giá thành hạ để có thể tổ chức sản xuất 
trong các điều kiện bất thuận tại địa phương. Một số 
diện tích chưa thu hoạch, bỏ hoang cần tiếp tục chỉ 
đạo thu hoạch để chuyển sang chế biến làm thức ăn 
chăn nuôi, chăm sóc dặm tỉa, vun xới, phòng trừ các 
đối tượng dịch hại nguy hiểm khác. 
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, khuyến 
nông để nhân rộng các mô hình sản xuất dong riềng 
có năng suất cao, chất lượng tốt. Ứng dụng công 
nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến để có 
nguyên liệu sạch, an toàn cho chế biến, làm cơ sở 
cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. 
Xây dựng mối liên kết kinh tế bền vững giữa hộ 
nông dân với cơ sở chế biến; giữa cơ sở chế biến với 
doanh nghiệp thương mại. Đẩy mạnh mối liên kết 
giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh 
nghiệp trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên tham 
gia trong chuỗi giá trị hàng nông sản theo quy luật 
thị trường để vừa thúc đẩy sản xuất và phát triển thị 
trường 
Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại 
phù hợp như: tham gia các hội chợ, triển lãm trong 
và ngoài nước; xây dựng và phát triển thương hiệu, 
về phân phối sản phẩm trên thị trường; đa dạng quy 
cách sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu 
dùng; đưa sản phẩm miến dong Bình Liêu vào các 
siêu thị, đặc biệt là các điểm bán hàng bình ổn giá để 
người dân biết đến sản phẩm đặc sản của Bình Liêu. 
Tăng cường và phát triển các mô hình xử lý chất thải 
từ quá trình chế biến tinh bột dong riềng làm thức ăn 
gia súc và phân bón hữu cơ nhằm giảm thiểu ô 
nhiễm môi trường. 
5. KẾT LUẬN 
- Diện tích, năng suất và sản lượng dong riềng tại 
huyện Bình Liêu và Tiên Yên tăng từ năm 2015 đến 
2018 với tổng diện tích 516 ha, năng suất trung bình 
49,35 tấn/ha và sản lượng 24.773 tấn/năm. Diện tích 
trồng giống mới chiếm 80 - 90% diện tích, thời vụ thu 
hoạch tập trung tháng 10 - 11. Trên cây dong riềng 
thường có 6 loài sâu và 3 loại bệnh, trong đó bệnh 
cháy lá (Pseudomonas sp.) và thối thân (F. 
oxysporum Schlechtendahl) thường xuyên gây hại 
nặng (mức ++ đến +++) với diện tích bị hại từ 80 - 
100% và thường bị hại từ tháng 7 - 9. 
 - Nguyên nhân lớn nhất làm giảm diện tích dong 
riềng tại Bình Liêu và Tiên Yên là do củ dong riềng 
không bán được và tồn đọng lớn trên đồng ruộng. 
Ngoài ra bà con chưa có kỹ thuật thâm canh, thiếu 
đầu tư chăm sóc, sâu, bệnh hại. Hiện nay, mong 
muốn lớn nhất của người sản xuất dong riềng là củ 
dong riềng bán được giá và được trả tiền ngay chiếm 
tới 46,4%. Kỹ thuật canh tác và chế biến theo kinh 
nghiệm truyền thống chiếm 73,5% số người được hỏi. 
- Giải pháp chính để phát triển bền vững cây 
dong riềng tại vùng nghiên cứu: Cần đầu tư cho công 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 146 
tác chọn tạo giống kháng sâu, bệnh, giống có chất 
lượng, năng suất cao và giá thành hạ; Tăng cường 
công tác tập huấn, áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm 
canh, phòng trừ sâu bệnh hại, ứng dụng công nghệ 
bảo quản sau thu hoạch và chế biến; chủ động điều 
chỉnh kế hoạch, duy trì diện tích trồng dong riềng ở 
mức độ vừa phải khoảng 500 ha/năm); phối hợp chặt 
chẽ với các Sở, ban ngành, các doanh nghiệp sản 
xuất, các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ, chương trình 
OCOP cấp tỉnh, cấp quốc gia và cơ sở chế biến miến 
dong sớm có phương án tổ chức thu mua, quảng bá 
sản phẩm miến dong Bình Liêu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lý Ban (1963). Kinh nghiệm trồng và chế biến 
cây dong riềng. NXB Nông thôn, tr 10. 
2. Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2018). 
Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2018. 
NXB Thống kê năm 2018. 
3. Trương Văn Hộ (1993a). Điều tra thành phần 
sâu, bệnh hại dong riềng. Báo cáo khoa học - Viện 
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. 
4. Trương Văn Hộ (1993b). Hướng dẫn kỹ thuật 
trồng dong riềng. Trung tâm Nghiên cứu cây có củ. 
5. Viện Bảo vệ Thực vật (1976). Kết quả điều tra 
côn trùng 1967-1968. NXB Nông thôn, tr. 348 - 349. 
6. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2016). 
Quyết định số 1396/QĐ-UBND Quảng Ninh, ngày 25 
tháng 5 năm 2015 phê duyệt Đề án quy hoạch vùng 
sản xuất nông nghiêp hàng hóa tập trung của huyện 
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. 
7. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2016). 
Quyết định số 4206/QĐ-UBND Quảng Ninh, ngày 15 
tháng 12 năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển 
ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh 
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
8.  
nong-nghiep-nong-thon 
9. https://binhlieu.quangninh.gov.vn 
10. https://vi.wikipedia.org/wiki/ Tien Yên. 
CURRENT SITUATION OF PRODUCTION AND SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF 
ACHIRA IN BINH LIEU AND TIEN YEN DISTRICTS IN QUANG NINH PROVINCE 
Do Xuan Dat, Lai Tien Dung, Khuc Duy Ha, 
Do Minh Duc, Pham Thi Thu Trang, Truong Tuyet Mai 
Summary 
In 2019, investigating and assessing the current situation of achira production in Binh Lieu and Tien Yen 
district, Quang Ninh province, in order to identify the existence and the cause to come up with solutions in 
terms of policies and techniques, contributing to sustainable development and keep the brand "Specialty 
vermicelli in Binh Lieu". The results show that: The area, yield and output of achira tend to increase from 
2015 to 2018. Currently, new varieties (varieties DR3, DR1) account for 80 - 90% of the area and usually have 
6 species of insect and 3 species of diseases, including leaf blight (Pseudomonas sp.) And stem rot (F. 
oxysporum Schlechtendahl) severely damage from 80-100% of the area in july - september every year. From 
2019, the area of achira plunges is due to the fact that the achira is not sold and has a large backlog in the 
field. The producers who want the most is that achira can be sold at a price and with immediate payment, 
accounting for 46.4% of the interviewed households. Harvest gong root is usually sold immediately to 
traders at the price from 1,700 - 2,000 VND/kg and sold to factories 2,200 - 3,000 VND/kg. In order to 
develop sustainably and maintain the brand of achira in Binh Lieu and Tien Yen; it is necessary to study and 
select and breed achira that are resistant to pests and diseases, with high productivity and quality; 
Strengthen training, apply technical measures for intensive farming, prevent pests and diseases, apply post-
harvest preservation and processing technologies; Actively plan and maintain the planting area of about 500 
ha/year; Coordinate with the management agencies, business associations, the OCOP program at the 
provincial and national level and the vermicelli business and processing establishment to soon have a plan 
to purchase and manage Binh Lieu vermicelli products. 
Keywords: Binh Lieu district, Achira tree, the situation of achira tree. 
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ 
Ngày nhận bài: 13/7/2020 
Ngày thông qua phản biện: 14/8/2020 
Ngày duyệt đăng: 21/8/2020 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_san_xuat_va_giai_phap_phat_trien_ben_vung_cay_don.pdf