Thực trạng phối hợp của nhà trường với gia đình và cộng đồng trong vận động học sinh Trung học Cơ sở người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Để phát triển GD-ĐT nói chung và vùng dân tộc thiểu
số nói riêng, Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày
24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập xóa mù chữ quy
định: “Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nhiệm vụ
học tập để đạt trình độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ”
[1]. Điều này đòi hỏi các địa phương, các trường học phải
động viên được tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường
theo cấp học tương ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo sĩ số cho
các cấp học không hề đơn giản. Vì nhiều lí do khác nhau,
rất nhiều học sinh (HS) bỏ học giữa chừng, nhất là các
em người tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn. Việc HS bỏ học gây rất nhiều hệ lụy cho chiến
lược phát triển giáo dục nói riêng và chiến lược phát triển
KT-XH nói chung và an ninh trật tự tại địa phương. Vì
vậy, hạn chế và từng bước chấm dứt tình trạng HS bỏ học
là một vấn đề quan trọng bên cạnh việc nâng cao chất
lượng giáo dục.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phối hợp của nhà trường với gia đình và cộng đồng trong vận động học sinh Trung học Cơ sở người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
đua, các hoạt động vận động HS dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp 2,67 0,47 67,5 32,5 0 8 Đảm bảo chế độ khen thưởng động viên người có thành tích trong vận động HS dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp 2,49 0,50 48,8 51,2 0 (Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 54-59 56 2.3.2. Thực trạng mức độ triển khai các hoạt động trong vận động học sinh trung học cơ sở người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp Bảng 2 cho thấy: Việc triển khai các hoạt động trong việc vận động HS THCS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường đã được thực hiện thường xuyên. Trong đó, nội dung được thực hiện thường xuyên nhất là “Thành lập Ban chỉ đạo vận động HS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp”. Mỗi trường THCS trên địa bàn huyện Lạc Dương đều có Ban chỉ đạo vận động HS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp, Ban này được chú trọng thành lập ngay từ đầu năm học nhằm vận động HS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp, duy trì tốt sĩ số HS, góp phần thực hiện nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, cần phải “Lập kế hoạch công tác vận động HS bỏ học đến trường” và hoạt động này cũng được đánh giá thường xuyên với ĐTB là 2,95. Xây dựng kế hoạch vận động HS thật chi tiết, có thời gian, biện pháp thực hiện cụ thể thì hiệu quả vận động đạt được cao hơn. Vận động HS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp không thể đạt hiệu quả nếu không có sự chung tay góp sức của gia đình và cộng đồng trên địa bàn. Xếp thứ bậc 5 là “Tổ chức triển khai, giám sát, kiểm tra việc vận động HS dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp” với ĐTB là 2,79. Tình trạng HS dân tộc Cơ Ho bỏ học ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được các cấp và cơ quan trên địa bàn huyện quan tâm và sẵn sàng chung tay góp sức. Vào những thời gian HS hay bỏ học, UBND huyện đều ban hành văn bản yêu cầu vận động HS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp. Hai nội dung được đánh giá thấp nhất là “Tổ chức, duy trì các phong trào thi đua, các hoạt động vận động HS dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp” (2,67 điểm) và “Đảm bảo chế độ khen thưởng động viên người có thành tích trong vận động HS dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp” (2,49 điểm). Qua phỏng vấn một số GV ở các trường này, chúng tôi thấy, đa số họ đều khẳng định: Nhà trường chưa có chế độ cho công tác này mà chủ yếu là GV phải tự thân đi vận động, cũng không đưa vào thi đua hay khen thưởng cho người có thành tích trong vận động. 2.3.3. Thực trạng mức độ phố hợp của nhà trường với gia đình, cộng đồng trong việc vận động học sinh trung học cơ sở người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường Hàng năm, khi có HS bỏ học thì các trường học đều báo cáo cho chính quyền địa phương để phối hợp vận động, cho nên việc phối hợp với “Chính quyền địa phương xã, thôn, bản” trong công tác vận động HS bỏ học đến trường được khách thể khảo sát đánh giá cao nhất với ĐTB là 2,95. Kết quả này cũng tương đồng với hiệu quả đạt được. Kế tiếp là nhà trường phối hợp với “Các tổ chức chính trị - xã hội địa phương (Đoàn Thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Tôn giáo)” để vận động HS được khách thể khảo sát đánh giá cao thứ hai với ĐTB là 2,78. Tiếp theo là nhà trường phối hợp với “Các nhân vật có uy tín trong địa phương” để vận động được khách thể khảo sát đánh giá cao thứ ba với ĐTB là 2,76. Trong thực tế, để đi vận động HS dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp, nhà trường, GV đều nhờ các vị già làng, chức sắc tôn giáo cùng đi vận động. Trong bài phỏng vấn già làng Bon Niêng Ha Dong, thôn Lán Tranh, xã Đưng K’ Nớ, ông cho biết: “Trong công tác vận động HS bỏ học đi học lại được phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là các người có uy tín (già làng, chức sắc tôn giáo..) thì hiệu quả sẽ cao hơn, bản thân ông khi trong thôn có HS bỏ học là ông trực tiếp đến nhà thăm hỏi, phân tích, động viên gia đình và HS đi học lại”. Bảng 3. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ phối hợp của nhà trường với gia đình, cộng đồng trong việc vận động HS THCS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường TT Các lực lượng xã hội phối hợp với nhà trường ĐTB ĐLC Mức độ kết hợp (%) Thường xuyên Đôi khi Ít khi 1 Chính quyền địa phương xã, thôn, bản 2,95 0,22 95,1 4,9 0 2 Gia đình, dòng họ 2,50 0,55 52,0 45,5 2,5 3 Các tổ chức chính trị - xã hội địa phương (Đoàn Thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Tôn giáo) 2,78 0,42 78,0 22,0 0 4 Các nhân vật có uy tín trong địa phương 2,76 0,43 76,4 23,6 0 5 Bạn bè của HS bỏ học 2,67 0,47 66,7 33,3 0 6 Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ở địa phương 2,14 0,68 30,9 52,0 17,1 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 54-59 57 Các lực lượng xã hội khác như gia đình, dòng họ, bạn bè, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ở địa phương được khách thể khảo sát đánh giá là “đôi khi”. Trưởng Ban đại diện Hội cha mẹ HS Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đưng K’ Nớ - ông Liêng Hót H.B cho biết: “Các gia đình quan tâm đến con, chăm lo cho con thì con rất ngoan, học giỏi, chăm học; có một số gia đình đi làm rẫy xa có khi cả tuần lễ mới về nhà, ít quan tâm đến con em dẫn đến HS thường hay bỏ học”. 2.3.4. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung và hình thức phố hợp của nhà trường với gia đình, cộng đồng trong vận động học sinh trung học cơ sở người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường Bảng 4. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các nội dung và hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng trong vận động HS THCS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường TT Nội dung và hình thức phối hợp ĐTB ĐLC Mức độ (%) Thường xuyên Đôi khi Ít khi Các nội dung phối hợp 1 Giải thích ý nghĩa, quyền lợi của HS dân tộc trong học tập và tác hại của bỏ học 2,89 0,32 88,6 11,4 0 2 Giải thích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với HS dân tộc đi học 2,87 0,34 87,0 13,0 0 3 Giải thích các hoạt động giáo dục của nhà trường 2,86 0,35 86,2 13,8 0 4 Giải thích trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc đảm bảo quyền lợi trẻ em và vận động HS đến trường 2,67 0,47 67,5 32,5 0 5 Phối hợp các hoạt động khắc phục phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến việc học tập của HS 2,50 0,50 49,6 50,4 0 6 Phối hợp với gia đình và cộng đồng tổ chức các hoạt động vận động HS dân tộc bỏ học đến trường 2,93 0,26 92,7 7,3 0 7 Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong phê phán, đấu tranh chống lại tác động tiêu cực, phản động 2,67 0,52 69,9 27,6 2,5 8 Phối hợp vận động cộng đồng hỗ trợ HS đến lớp, các quỹ khuyến học cho HS 2,76 0,43 76,4 23,6 0 9 Phối hợp xây dựng thôn, xã học tập 2,65 0,48 65,0 35,0 0 10 Kiểm tra, giám sát việc phối hợp với gia đình và cộng đồng tổ chức các hoạt động vận động HS dân tộc bỏ học đến trường kết hợp. Đảm bảo chế độ đối với người/ tổ chức có thành tích vận động HS bỏ học đến trường 2,73 0,44 73,2 26,8 0 Các hình thức phối hợp ĐTB ĐLC Thường xuyên Đôi khi Ít khi 1 Thông qua các hội nghị thường kì hàng năm 2,50 0,50 49,6 50,4 0 2 Thông qua các Hội nghị giao ban tháng 3,00 0,00 100 0 0 3 Thông qua hợp đồng cam kết giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội, các cá nhân 2,76 0,43 76,4 23,6 0 4 Thông qua sự chỉ đạo của chính quyền địa phương 2,97 0,18 96,7 3,3 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 54-59 58 5 Thông qua các phương tiện thông tin 2,72 0,45 71,5 28,5 0 6 Thành lập và vận hành Ban chỉ đạo chung giữa địa phương với nhà trường 2,91 0,29 91,1 8,9 0 7 Thông qua mạng lưới cộng tác viên 2,69 0,46 69,1 30,9 0 Nội dung “Phối hợp với gia đình và cộng đồng tổ chức các hoạt động vận động HS dân tộc bỏ học đến trường” được khách thể khảo sát đánh giá cao nhất có ĐTB 2,93. Nội dung “Giải thích ý nghĩa, quyền lợi của HS dân tộc trong học tập và tác hại của bỏ học” được khách thể khảo sát đánh giá xếp thứ hai có ĐTB là 2,89. Nội dung “Giải thích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với HS dân tộc đi học” được xếp thứ ba vì Đảng và Nhà nước có rất nhiều chế độ đãi ngộ cho vùng đồng bào dân tộc, nhưng một số người không nắm được, cho nên cần giải thích cho nhân dân nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước như Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, ưu tiên tạo việc làm cho sinh viên dân tộc sau khi ra trường... Các nội dung được đánh giá thấp nhất là “Phối hợp các hoạt động khắc phục phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến việc học tập của HS” (2,50 điểm) và “Phối hợp xây dựng thôn, xã học tập” (2,65 điểm). Để đánh giá các nội dung phối hợp một cách khách quan hơn, chúng tôi có phỏng vấn anh Liêng Hót H.K - Bí thư Đoàn xã Đạ Sar, anh cho biết: “Tôi cho rằng việc nguyên nhân bỏ học của HS chủ yếu là do phong tục, tập quan lạc hậu, do đó cần tập trung tuyên truyền, giải thích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và lợi ích của việc học để HS hiểu và đến trường”. Như vậy, nội dung này rất quan trọng nhưng chưa được nhà trường thực hiện thường xuyên. Các hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng được đánh giá cao nhất là thông qua “Hội nghị giao ban hàng tháng” (3,0 điểm), vì hội nghị này có đủ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể của xã, các trưởng thôn, các cơ quan địa phương nên thường mang tính quyết định đến hiệu quả vận động. Tiếp theo là “Thông qua sự chỉ đạo của chính quyền địa phương” (2,97 điểm). Hình thức này được chính quyền địa phương triển khai trong các cuộc họp hoặc ban hành văn bản chỉ đạo công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng trong việc vận động HS THCS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường. Các nội dung được đánh giá thấp (chưa thường xuyên) là “Thông qua các hội nghị thường kì hàng năm” (2,50 điểm) và “Thông qua mạng lưới cộng tác viên” (2,69 điểm) Qua trao đổi với ông Kơ Să Ha. L - Phó chủ tịch UBND xã Đưng K’ Nớ, ông cho biết: “Trong công tác vận động HS bỏ học đến trường phải kết hợp nhiều hình thức, nhưng thông qua các cuộc họp giao ban, sự chỉ đạo của chính quyền, đặc biệt là các hội nghị thường kì hằng năm là phương pháp có hiệu quả vì được cả hệ thống chính trị và các đoàn thể vào cuộc vận động”. 2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và cộng đồng trong vận động học sinh trung học cơ sở người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường Bảng 5. Đánh giá của CBQL, GV về ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác phối hợp của nhà trường với gia đình, cộng đồng trong việc vận động HS THCS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường TT Nội dung các yếu tố ĐTB ĐLC Mức độ ảnh hưởng (%) Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng 1 Nhận thức của phụ huynh, gia đình về việc học của con 2,93 0,25 93,5 6,5 0 2 Năng lực tham gia, vận động khuyến học của các tổ chức xã hội và cá nhân ở địa phương 2,49 0,50 48,8 51,2 0 3 Điều kiện địa lí, kinh tế, xã hội của gia đình, địa phương khó khăn 2,72 0,45 71,5 28,5 0 4 Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương 2,93 0,25 93,5 6,5 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 54-59 59 5 Sự quyết tâm và tích cực của nhà trường và GV 2,92 0,27 91,9 8,1 0 6 Sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT 2,88 0,33 87,8 12,2 0 7 Các cơ chế, chính sách đãi ngộ cho cá nhân và lực lượng xã hội tham gia vấn động HS đến trường 2,55 0,55 57,7 39,8 2,5 8 Năng lực phối hợp với gia đình và cộng đồng của GV 2,75 0,44 74,8 25,2 0 9 Cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện phục vụ cho hoạt động phối hợp 2,54 0,50 53,7 46,3 0 10 Các điều kiện phong tục, tập quán, văn hoá của địa phương 2,28 0,66 39,8 48,8 11,4 Bảng 5 cho thấy, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng trong việc vận động HS THCS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường là “Nhận thức của phụ huynh, gia đình về việc học của con” và “Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương” (2,93 điểm); tiếp theo là yếu tố “Sự quyết tâm và tích cực của nhà trường và GV” (2,92 điểm) và “Sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT” (2,88 điểm). Qua phỏng vấn ông Cil Ha .K - Phó Trưởng phòng GD- ĐT huyện, là người dân tộc Cơ Ho có học vị tiến sĩ, ông cho biết: “Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp vận động HS, nhưng nhận thức của cha mẹ HS, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT có ảnh hưởng nhiều nhất trong công tác vận động HS bỏ học đến trường”. 3. Kết luận Nhìn chung, đa số CBQL, GV đều nhận thức được sự cần thiết phải phối hợp của nhà trường với gia đình và cộng đồng trong vận động HS THCS người dân tộc Cơ Ho bỏ học đến trường. Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung phối hợp thường xuyên, vẫn còn tồn tại một số mà nhà trường chưa phối hợp thường xuyên với gia đình và cộng đồng như: Việc tổ chức, duy trì các phong trào thi đua, các hoạt động vận động HS dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp và Đảm bảo chế độ khen thưởng động viên người có thành tích trong vận động HS dân tộc Cơ Ho bỏ học đến lớp; Nhà trường chưa phối hợp thường xuyên với các lực lượng xã hội khác như gia đình, dòng họ, bạn bè, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ở địa phương; Phối hợp các hoạt động khắc phục phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến việc học tập của HS và xây dựng thôn, xã học tập; Hình thức phối hợp thông qua các hội nghị thường kì hàng năm và qua mạng lưới cộng tác viên. Công tác phối hợp của Nhà trường với gia đình và cộng động chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố như: Nhận thức của phụ huynh, gia đình về việc học của con; Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương; Sự quyết tâm và tích cực của nhà trường và GV và sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT. Thực trạng này là cơ sở thực tiễn quan trọng để các nhà quản lí đưa ra những biện pháp phối hợp hiệu quả trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo [1] Chính phủ (2014). Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về Phổ cập xóa mù chữ. [2] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học có nhiều cấp học. [3] Sở GD-ĐT Lâm Đồng (2017). Công văn số 165/SGD&ĐT-VP về việc chấn chỉnh, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. [4] Phòng GD-ĐT huyện Lạc Dương (2018). Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019. [5] Hoàng Hải Quế (2018). Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 138-142. [6] Nguyễn Thị Thanh Hồng (2018). Thực trạng phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 71-75. [7] Nguyễn Thị Thanh Hương (2013). Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Học viện Khoa học xã hội.
File đính kèm:
- thuc_trang_phoi_hop_cua_nha_truong_voi_gia_dinh_va_cong_dong.pdf