Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của người Stiêng thời gian qua đã

đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, khi phân tích ở khía cạnh đa

chiều tỷ lệ nghèo vẫn cao do những thiếu hụt về bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục

của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Có nhiều yếu tố tác động đến giảm nghèo bền vững của người Stiêng, như:

trình độ học vấn và tay nghề còn thấp, bất bình đẳng giới trong giáo dục và đào

tạo, phần lớn người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, việc làm

chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và lao động giản đơn, y tế và chăm sóc sức

khỏe hạn chế r n cơ sở ph n t ch thực trạng các yếu tố tác động, bài viết đề

 uất giải pháp về nh m giảm nghèo bền vững cho người ti ng

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 1

Trang 1

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 2

Trang 2

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 3

Trang 3

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 4

Trang 4

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 5

Trang 5

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 6

Trang 6

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 7

Trang 7

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 8

Trang 8

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 9

Trang 9

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 5800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng

Thực trạng giảm nghèo bền vững của người Stiêng
g này cũng xảy ra ở người 
Stiêng. 
Ở tất cả các dân tộc thiểu số, tỷ lệ 
nam biết đọc, biết viết chữ phổ thông 
đều cao hơn tỷ lệ này ở nữ, tuy mức 
chênh lệch có khác nhau ở mỗi tộc 
người. Mức chênh lệch này giữa nam 
và nữ ở người Stiêng rõ rệt, cao hơn 
nhiều so với mức chênh lệch này ở trị 
số chung 53 dân tộc thiểu số và có sự 
cải thiện không đáng kể trong năm 
2019 so với năm 2015 (Bảng 2). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 
76 
Bảng 2. Tỷ lệ nam, nữ biết đọc biết viết 
chữ phổ thông ở người Stiêng so với 53 
dân tộc thiểu số năm 2015 và 2019 
Đơn vị: % 
Dân tộc 
Năm 2015 Năm 2019 
Nam Nữ Nam Nữ 
Stiêng 72,5 49,8 72,8 53,6 
53 dân tộc 
thiểu số 
85,6 72,8 86,7 75,1 
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban 
Dân tộc, 2015 và 2019. 
Bảng 3. Trình độ giáo dục cao nhất đạt 
được của nam, nữ người Stiêng năm 
2019 
Đơn vị: % 
Chỉ tiêu 
Người 
Stiêng 
53 dân tộc 
thiểu số 
Nam Nữ Nam Nữ 
Dưới tiểu học 43,8 55,4 20,4 30,8 
Tiểu học 38,3 28,3 27,4 24,8 
Trung học cơ sở 13,0 12,5 30,5 25,5 
Trung học phổ 
thông 
3,2 2,6 12,1 10,2 
Sơ cấp 0,5 0,3 2,0 1,3 
Trung cấp 0,4 0,2 2,8 2,3 
Cao đẳng 0,2 0,3 1,4 1,9 
Đại học trở lên 0,4 0,3 3,3 3,3 
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban 
Dân tộc, 2019. 
Số liệu từ Bảng 3 cho thấy mức chung 
so với 53 dân tộc thiểu số thì trình độ 
giáo dục cao nhất đạt được của người 
Stiêng từ 15 tuổi trở lên ở nữ dưới 
tiểu học (chiếm 55,4%) cao hơn ở 
nam (chiếm 43,8%); từ cấp tiểu học 
trở lên thấp hơn ở nam. 
4.3. Lao động và việc làm 
Mức độ tham gia thị trường lao động, 
chất lượng chuyên môn kỹ thuật của 
lực lượng lao động là cơ sở quan 
trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ở 
đồng bào dân tộc thiểu số, cho xây 
dựng, hoạch định các chính sách 
giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao 
giáo dục và đào tạo nghề, đảm bảo an 
sinh xã hội. Để giảm nghèo bền vững, 
việc làm không chỉ tác động đến thu 
nhập, mà còn đem lại lợi ích xã hội, 
như: những chuyển đổi tích cực trong 
đời sống xã hội, cân bằng cuộc sống 
(Ủy ban Dân tộc - Tổng cục Thống kê, 
2020: 83). 
Mười năm qua, tỷ lệ người Stiêng từ 
15 tuổi trở lên có việc làm giảm từ 
99,5% (năm 2009) xuống còn 95,3% 
(năm 2015) và tăng lên 96% (năm 
2019). Do học vấn của người Stiêng 
thấp và đào tạo nghề hạn chế nên hầu 
hết lao động có việc làm của người 
Stiêng từ 15 tuổi trở lên không có trình 
độ chuyên môn kỹ thuật (tỷ lệ 97,9%), 
bằng tỷ lệ này ở người Xinh Mun và 
chỉ xếp sau người La Hủ (tỷ lệ 98,3%) 
trong 53 dân tộc thiểu số, cao hơn 
mức chung 53 dân tộc thiểu số (tỷ lệ 
89,7%) (Bảng 4). 
Bảng 4. Tỷ lệ lao động có việc làm của 
người Stiêng từ 15 tuổi trở lên theo trình 
độ chuyên môn cao nhất đạt được so với 
53 dân tộc thiểu số năm 2019. 
Đơn vị: % 
Chỉ tiêu Stiêng 
53 dân tộc 
thiểu số 
Không có trình độ 
chuyên môn kỹ thuật 
97,9 89,7 
Sơ cấp 1,3 2,8 
Trung cấp 0,3 2,8 
Cao đẳng 0,2 1,7 
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 
77 
Đại học trở lên 0,3 3,0 
Tổng số 100 100 
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban 
Dân tộc, 2019. 
Một thập kỷ qua, phần lớn lao động 
người Stiêng làm nông và lao động 
giản đơn. Tỷ lệ lao động làm việc 
trong khu vực dịch vụ và các ngành 
nghề khác năm 2019 tăng hơn so với 
năm 2015 và năm 2009, nhưng mức 
tăng thấp. Trong 53 dân tộc thiểu số, 
người Stiêng là 1 trong 4 dân tộc thiểu 
số (Chơ ro, Ơ đu, Brâu và Stiêng) 
không có lao động là “lãnh đạo trong 
các ngành, các cấp và các đơn vị” 
(Bảng 5). 
Bảng 5. Tỷ lệ lao động có việc làm theo 
nghề nghiệp ở người Stiêng 
Đơn vị: % 
Chỉ tiêu 
Năm 
2009 2015 2019 
Tỷ lệ lao động làm việc 
trong khu vực nông 
nghiệp 
96,3 80,6 75,4
(6)
Tỷ lệ lao động làm việc 
trong khu vực dịch vụ 
1,7 4,7 1,4 
Tỷ lệ lao động làm việc 
trong các khu vực khác 
(công nghiệp, nhân 
viên, thợ thủ công) 
2 14,7 23,2 
Tổng cộng 100 100 100 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011; Cổng 
Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc, 2015 
và 2019. 
4.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe 
Bệnh tật là một trong những nguyên 
nhân hàng đầu dẫn đến nghèo đói. 
Bệnh tật làm giảm hoặc mất sức lao 
động nên ảnh hưởng đến sinh kế, chi 
phí cho điều trị bệnh chiếm một tỷ 
trọng lớn trong chi tiêu của người dân, 
nhất là người nghèo (Huy Hà, 2014). 
Vì vậy, hệ thống y tế, chăm sóc sức 
khỏe và bệnh tật có mối liên hệ chặt 
chẽ với đói nghèo. 
Đến năm 2019, hệ thống y tế và sức 
khỏe ở vùng đồng bào Stiêng được 
cải thiện rõ rệt. Vùng Đông Nam Bộ có 
100% xã có trạm y tế kiên cố và bán 
kiên cố. Tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn 
quốc gia ở vùng Đông Nam Bộ là 
92,5% (Bình Phước là 88,3%; Đồng 
Nai là 99%; Tây Ninh là 100%). Tuy 
nhiên, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ, ở 
vùng Đông Nam Bộ chỉ có 72,9% 
(Bình Phước là 58,3%; Tây Ninh là 
47%). Nhiều chỉ số đạt được về sức 
khỏe của người Stiêng tăng so với 
năm 2015, tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn 
thấp hơn mức chung 53 dân tộc thiểu 
số; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận 
huyết mặc dù có giảm mạnh, nhưng 
vẫn còn phổ biến (Bảng 6). 
Năm 2015, tỷ lệ người người Stiêng 
có thẻ bảo hiểm y tế đạt 51,9% thấp 
nhất trong 53 dân tộc thiểu số và tỷ lệ 
người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong 
khám, chữa bệnh chỉ có 30,4% (đứng 
thứ 52); có 43% phụ nữ mang thai 
khám thai ít nhất 3 lần tại các cơ sở y 
tế. Năm 2019, còn 7,6% phụ nữ 
Stiêng sinh con tại nhà, trong đó, sinh 
không có cán bộ chuyên môn đỡ là 
5,2%. Hiện nay còn 13,5% hộ người 
Stiêng sử dụng nguồn nước không 
đảm bảo vệ sinh và 58,6% hộ sử dụng 
hố xí không hợp vệ sinh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 
78 
Ngày 15/7/2016, Bình Phước công bố 
dịch bệnh bạch hầu quy mô cấp 
huyện, địa điểm xuất hiện ở 3 xã 
Thuận Lợi, Thuận Phú và Đồng Tiến 
(huyện Đồng Phú), đến cuối ngày ghi 
nhận tổng số ca nghi nhiễm và đưa 
vào giám sát điều trị theo phác đồ của 
bệnh bạch hầu là 55 ca, có 3 ca tử 
vong. 
Nhiều năm qua bệnh bạch hầu gần 
như đã “biến mất” khi vắc xin phòng 
bệnh này được đưa vào Chương 
trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, 
gần đây đã xuất hiện trở lại một số ổ 
dịch bạch hầu nhỏ ở một vài địa 
phương, trong đó có vùng người 
Stiêng ở tỉnh Bình Phước. Đến ngày 
02/8/2020, Sở Y tế Bình Phước xác 
nhận trường hợp thứ hai mắc bệnh 
bạch hầu là bệnh nhân 5 tuổi, người 
Stiêng trú tại ấp Tà Tê 1, xã Lộc 
Thành (huyện Lộc Ninh), bệnh nhân 
có tiền sử tiêm chủng không đầy đủ 
(Đức Trí, 2020). 
5. KẾT LUẬN 
Trong những thập kỷ qua, Đảng và 
Nhà nước Việt Nam đã ban hành 
nhiều chủ trương, chính sách giảm 
nghèo bền vững. Thực hiện chính 
sách giảm nghèo bền vững ở người 
Stiêng đã đem lại những kết quả tích 
cực, bên cạnh đó những vấn đề như: 
trình độ học vấn và tay nghề còn thấp, 
vẫn tồn tại bất bình đẳng giới trong 
giáo dục và đào tạo, phần lớn người 
lao động không có trình độ chuyên 
môn kỹ thuật, làm việc trong lĩnh vực 
nông nghiệp và lĩnh vực lao động giản 
đơn, những hạn chế về y tế và chăm 
sóc sức khỏe hiện là thách thức đối 
với giảm nghèo bền vững ở người 
Stiêng. 
Một số đề xuất để giảm nghèo bền 
vững ở người Stiêng, nâng cao đời 
sống vật chất và tinh thần cho đồng 
bào, như sau: 
- Người Stiêng có 2 nhóm, đó là nhóm 
Bù Đek ở vùng thấp và nhóm Bù Lơ ở 
Bảng 6. Một số chỉ số về sức khỏe của người Stiêng so với 53 dân tộc thiểu số năm 
2015 và 2019 
 Năm 2015 Năm 2019 
Chỉ tiêu Stiêng 
53 dân tộc 
thiểu số 
Stiêng 
53 dân tộc 
thiểu số 
Tuổi thọ bình quân (tuổi) 67,1 69,9 69,2 70,7 
Tỷ suất chết thô (%o) 8,04 7,28 7,92 7,65 
Tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi (%o) 25,24 30,00* 27,60 22,13 
Tỷ lệ tảo hôn (%) 37,6 26,6 32,6 21,9 
Hôn nhân cận huyết (%o) 36,7 6,5 9,6 5,6 
* Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2011 (Tổng cục Thống kê, UNICEF, 
UNFPA, 2011: 45). 
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc, 2015 và 2019 . 
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 
79 
vùng cao, do môi trường sinh thái và 
điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng là 
khác nhau, vì vậy, khi xây dựng và triển 
khai chính sách giảm nghèo cần chú ý 
đến điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã 
hội ở từng vùng, từng địa phương. 
- Cần tiếp tục có những chính sách 
phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội 
và văn hóa ở vùng người Stiêng sinh 
sống, trong đó, tập trung nguồn lực 
chính sách cho giáo dục đào tạo, y tế 
và chăm sóc sức khỏe, nâng cao 
nhận thức về bình đẳng giới, vệ sinh 
môi trường. 
- Xây dựng kế hoạch dài hạn tăng 
cường đào tạo đội ngũ giáo viên và 
cán bộ y tế là người Stiêng và đưa 
những cán bộ đã được đào tạo về làm
việc ở địa bàn người Stiêng sinh sống. 
- Cần xây dựng những kịch bản ứng 
phó với tình trạng dịch bệnh truyền 
nhiễm xảy ra ở vùng người Stiêng 
sinh sống để đảm bảo đủ nhân lực, 
vật lực cứu chữa và chăm sóc sức 
khỏe cho đồng bào. Đặc biệt là trong 
bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra 
khó lường, chú trọng tới vùng người 
Stiêng sinh sống ở khu vực biên giới 
Việt Nam - Campuchia. 
- Một vấn đề quan trọng nữa đó là 
phát huy nội lực của người Stiêng để 
giảm nghèo bền vững. Điều đó đòi hỏi 
có sự chuyển biến và nâng cao nhận 
thức và hành vi của người Stiêng, 
nhất là trong giáo dục và đào tạo thế 
hệ trẻ.  
CHÚ THÍCH 
(*) 
Bài viết trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2020: “Tác động 
của chính sách giảm nghèo đến hộ người Stiêng ở xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh 
Đồng Nai”, do tác giả là chủ nhiệm, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ chủ trì.
(1)
 Bài viết sử dụng thuật ngữ “dân tộc thiểu số” để thống nhất với các văn bản của nhà nước. 
Ở đây, nội hàm “dân tộc thiểu số” được hiểu đồng nghĩa với “tộc người thiểu số” (ethnic 
minority), theo Điều 4 Chương 1 Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ 
về Công tác dân tộc, “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa 
số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; “Dân tộc đa số” là dân 
tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. Như 
vậy, ở Việt Nam, người Kinh là dân tộc đa số/tộc người đa số và 53 dân tộc thiểu số/tộc 
người thiểu số. 
(2) 
Các tiêu chí và chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 theo 
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/11/2015. 
 (3)
 Hộ gia đình được xếp loại là hộ nghèo đa chiều nếu thiếu hụt từ 3 chỉ số trở lên. Số liệu 
điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2015 thu thập 9 trên tổng số 10 chỉ số tiếp cận dịch vụ xã 
hội cơ bản sử dụng cho đánh giá nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Chỉ số về tiếp cận 
các dịch vụ y tế không được thu thập trong điều tra này. Do vậy, trong báo cáo của Ủy ban 
Dân tộc và UNDP (2016), phân tích nghèo đa chiều của các nhóm dân tộc thiểu số dựa vào 
9 chỉ số được trình bày trong Bảng 3. 
(4) 
Ở xã Tân Hiệp, người Stiêng có 70 hộ, 283 nhân khẩu sinh sống tập trung trong Khu dân 
tộc (Xã Tân Hiệp, 2020). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (265) 2020 
80 
(5)
 Mỗi trường chọn ngẫu nhiên 5 học sinh/1 khối (khối 3, 4 và 5), tổng cộng là 90 học sinh. 
(6)
 Bao gồm tỷ lệ lao động trong ngành nông - lâm nghiệp là 25,8% và ngành giản đơn là 
49,6%. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Ban Tuyên giáo Trung ương. 2015. “30 năm đổi mới hệ thống y tế tại Việt Nam: 
Thành tựu, thách thức và giải pháp”. 
thong-y-te-tai-viet-nam-thanh-tuu-thach-thuc-va-giai-phap-287519.html, truy cập ngày 
20/5/2020. 
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2015. Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp 
tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng trong 
giai đoạn 2016-2020, Hà Nội tháng 4/2015. 
3. Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc. 2015. “Kết quả điều tra thu thập thông tin 53 
dân tộc thiểu số năm 2015”. 
dan-toc-thieu-so-nam-2015.htm, truy cập ngày 20/4/2020. 
4. Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê. 2020. Kết quả điều tra 
thu thập thông tin 53 dân tộc thiểu số năm 2019. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam. 1996. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII. Hà Nội: Nxb. 
Chính trị Quốc gia. 
6. Đỗ Kim Chung và các tác giả. 2015. “Ảnh hưởng của một số yếu tố đến giảm nghèo 
ở vùng Tây Bắc”. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tr. 32-43. 
7. Đức Trí. 2020. “Ca dương tính thứ hai với bệnh bạch hầu ở Bình Phước”.  
com.vn/y-te/Ca-duong-tinh-thu-hai-voi-benh-bach-hau-o-Binh-Phuoc-605383/, truy cập 
ngày 20/8/2020. 
8. Hồ Xuân Mai. 2019. “Tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh người Stiêng lớp 3 
đến lớp 5 (Khảo sát tại 6 trường ở tỉnh Bình Phước)”, trong Hội thảo khoa học giữa kỳ 
năm 2019 của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. TPHCM, ngày 08/8/2019. 
9. Nguyễn Duy Dũng. 2020. “Một số giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay”. https://moha.gov.vn/congtaccanbonu/binh 
danggioi/mot-so-giai-phap-thuc-hien-binh-dang-gioi-trong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-
so-va-mien-nui-hien-nay-41719.html, truy cập ngày 20/5/2020. 
10. Oxfam. 2008. “Việt Nam, biến đổi khí hậu và người nghèo”. Báo cáo, Hà Nội, tháng 
10/2008. 
11. Phạm Linh Chi và các tác giả. 2018. 54 dân tộc vì sao khác biệt. Hà Nội: Nxb. 
Thanh niên. 
12. Thủ tướng Chính phủ. 2003. “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm 
nghèo”, Hà Nội. 
13. Thủ tướng Chính phủ. 2015. Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa 
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 
19/11/2015. 
14. Tổng cục Thống kê, UNICEF. 2011. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ 
nữ 2011. Báo cáo Chương trình. 
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 
81 
15. UNDP. 2019. “Báo cáo tóm tắt Báo cáo phát triển con người. Bất bình đẳng trong 
phát triển con người ở thế kỷ XXI: Không chỉ về thu nhập, mức trung bình và hiện tại”. 
New York: USA. 
16. UNESCO. 2015. “Sustainable Development Begins With Education. How Education 
Can Contribute to Proposed Post-2015 Goals”. https://sustainabledevelopment.un.org/ 
content/documents/2275sdbeginswitheducation.pdf, truy cập ngày 20/5/2020. 
17. UNESCO. 2016. “Báo cáo giảm sát toàn cầu về giáo dục 2016 - Giáo dục vì con 
người và hành tinh: Xây dựng tương lai bền vững cho mọi người”. https://www.gcedc 
learinghouse.org/sites/default/files/resources/245745vie.pdf, truy cập ngày 20/5/2020. 
18. UNFPA. 2011. Các dân tộc Việt Nam: Phân tích các chỉ tiêu chính từ Tổng điều tra 
dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009. Hà Nội, tháng 12/2011. 
19. Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê. 2020. Đặc trưng cơ bản của 53 dân tộc thiểu 
số năm 2019. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
20. Ủy ban Dân tộc và UNDP. 2016. Dân tộc thiểu số với mục tiêu phát triển bền vững: 
Ai có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Báo cáo, Hà Nội, tháng 12/2016. 
21. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và 
UNDP. 2018. Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh 
để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi người. Báo cáo nghiên cứu. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_giam_ngheo_ben_vung_cua_nguoi_stieng.pdf