Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Cây mắc ca đã được trồng trên địa bàn huyện Tuy Đức từ năm 2011, đến năm 2018 diện tích trồng cây mắc

ca toàn huyện Tuy Đức là 880,30 ha, với 4 loại sử dụng đất trồng mắc ca là: mắc ca trồng thuần, mắc ca xen

cà phê, mắc ca xen tiêu và mắc ca xen rừng trồng keo lai. Trong đó mắc ca trồng trên đất đỏ bazan chiếm

89,68% diện tích và đất khác 10,32%. Diện tích vườn mắc ca trồng ở độ dốc dưới < 80 chiếm diện tích chủ

yếu 70,28% diện tích điều tra, mắc ca đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản dưới 4 tuổi chiếm 71,32%; vườn

mắc ca trên 5 tuổi chiếm 28,68% bắt đầu đi vào kinh doanh. Các chủ hộ trồng mắc ca điều tra đa số có

trình độ trung học cơ sở. Trong đó có 53,5% số hộ điều tra chưa nắm rõ về kỹ thuật, về thị trường sản

phẩm mắc ca cho thấy lượng cung chưa đủ cầu, đây là tiềm năng phát triển cây mắc ca của huyện. Kết

quả điều tra đánh giá 4 loại sử dụng đất trồng mắc ca có giá trị gia tăng từ 46,30 - 297,52 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn 1,02 - 2,28 lần. Hiệu quả kinh tế tính riêng cho cây mắc ca thì mắc ca trồng thuần cao hơn mắc ca trồng xen.

Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trang 1

Trang 1

Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trang 2

Trang 2

Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trang 3

Trang 3

Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trang 4

Trang 4

Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trang 5

Trang 5

Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trang 6

Trang 6

Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trang 7

Trang 7

Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5480
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

Thực trạng canh tác của các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
iểu số. 
3.3. Thực trạng các nguồn lực cho phát triển mắc 
ca vùng nghiên cứu 
3.3.1. Nguồn nhân lực 
Bảng 5. Đặc điểm nguồn nhân lực của hộ điều tra 
Địa bàn điều tra 
Chỉ tiêu ĐVT Quảng 
Trực 
Quảng 
Tâm 
Đắk Tih 
Đắk Buk 
so 
Trung 
bình 
1. Số hộ điều tra hộ Hộ 50 50 50 50 
2. Tuổi TB của chủ hộ Tuổi 42,7 39,2 42,8 37,6 40,58 
3. Số khẩu TB của hộ Người 5,3 5,7 5,5 5,7 5,55 
4. Lao động TB của hộ LĐ 2,1 2,5 2,5 2,4 2,38 
5. Lao động thuê LĐ 5,4 5,5 5,6 5,6 5,53 
6. Tỷ lệ phụ thuộc % 24,3 27,65 31,57 29,79 28,32 
7. Trình độ học vấn chủ hộ 
- Không đi học % 10 15 12 15 13,00 
- Tiểu học % 16 20 13 16 16,25 
- Trung học cơ sở % 44 37 33 30 36,00 
- Trung học phổ thông % 20 26 40 29 28,75 
- Đại học, trung cấp % 10 2 2 10 6,00 
8. Thành phần dân tộc 
- Kinh % 4 20 44 82 37,50 
- M’ Nông % 94 72 40 18 56,00 
- Khác (Tày, Nùng,..) % 2 8 16 0 6,50 
9. Diện tích đất điều tra ha 96,9 60 58,9 57,1 272,9 
Số liệu điều tra đánh giá đặc điểm nguồn nhân 
lực của các hộ trồng mắc ca thuộc 4 xã chọn điều tra 
của huyện Tuy Đức (Bảng 5). Tổng hợp các chủ hộ 
trồng mắc ca thường có độ tuổi trung bình từ 37 đến 
42 tuổi, đây là độ tuổi có kinh nghiệm trong trồng 
trọt và sản xuất kinh doanh. 
Kết quả điều tra cho thấy chủ hộ trồng mắc ca 
vùng nghiên cứu có trình độ chưa đồng đều: chủ hộ 
không đi học còn chiếm 13%, còn lại số hộ trồng mắc 
ca có trình độ cấp 2 chiếm 36,00% và cấp 3 chiếm 
28,75%. Tuổi trẻ và trình độ học vấn được coi là một 
lợi thế lớn cho sản xuất mắc ca của huyện Tuy Đức. 
Mắc ca là cây trồng mới nên đòi hỏi kỹ thuật canh 
tác cao, do vậy với trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên sẽ 
là điều kiện tốt làm mạnh thêm nguồn lực của nông 
hộ qua khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học nói 
chung, kỹ thuật về canh tác cây mắc ca nói riêng. 
Tuy Đức là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số 
còn đông, có 56% số hộ trồng mắc ca là người 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 151 
M’Nông; trong khi đó hộ người Kinh chiếm 37,5% số 
hộ điều tra. Điều này chứng tỏ các hộ trồng mắc ca 
đã được các hộ đồng bào dân tộc chấp nhận đây là 
cây trồng phù hợp khả năng, việc chăm sóc đơn giản 
hơn các cây trồng lâu năm khác. Các hộ trồng mắc 
ca luôn có nhu cầu nâng cao hiểu biết, tiếp cận với 
các tiến bộ kỹ thuật để có thể canh tác ngày càng đạt 
hiệu quả cao trên vùng đất đồi núi. 
Bình quân số nhân khẩu của hộ trồng mắc ca 
theo kết quả điều tra là 5,55 người/hộ, mỗi hộ có 
2,38 lao động/hộ. Nguồn nhân lực của các hộ sản 
xuất mắc ca có trình độ cấp 2 và cấp 3 chiếm 64,75% 
số hộ điều tra. Điều này cũng thể hiện tỷ lệ lao động 
ở mức trung bình là điều kiện thuận lợi cho chăm sóc 
vườn mắc ca. Thời điểm thu hoạch mắc ca không 
trùng với các cây trồng như cà phê, tiêu nên không 
có sự cạnh tranh về lao động mùa vụ. 
3.3.2. Nguồn vốn đầu tư 
Kết quả điều tra 4 xã cho thấy các hộ trồng mắc 
ca tại huyện Tuy Đức thực hiện theo chương trình 
Dự án khuyến nông đầu tư giống và chăm sóc ban 
đầu. Số hộ thiếu vốn đầu tư trồng, chăm sóc vườn 
mắc ca chiếm 62,50% số hộ điều tra, số hộ được vay 
vốn ưu đãi để đầu tư phát triển vườn mắc ca mở rộng 
diện tích chiếm 51% số hộ điều tra (Bảng 6). 
Bảng 6. Những khó khăn về vốn đầu tư trồng mắc ca (ĐVT: % số hộ điều tra) 
Địa bàn nghiên cứu 
Quảng Trực Quảng Tâm Đắk Tih Đắk Bukso Nội dung 
(n=50) (n=50) (n=50) (n=50) 
Trung 
bình 
- Hộ thiếu vốn 64,00 66,00 70,00 50,00 62,50 
- Hộ được vay vốn 54,00 48,00 52,00 50,00 51,00 
3.3.3. Kỹ thuật 
Điều tra 200 hộ ở 4 xã trên địa bàn huyện Tuy 
Đức cho thấy đa số các hộ trồng mắc ca học hỏi kinh 
nghiệm của nhau. Việc áp dụng kỹ thuật trong trồng 
và chăm sóc cây mắc ca rất hạn chế, vì họ ít được 
tham gia các lớp khuyến nông do các dự án tổ chức. 
Kết quả cho thấy có 53,5% số hộ điều tra chưa nắm rõ 
về kỹ thuật, 51% thiếu các dịch vụ hỗ trợ sản xuất 
trồng và chăm sóc cây mắc ca, 44,5% số hộ thiếu các 
thông tin về giống (Bảng 7). 
Bảng 7. Những khó khăn về kỹ thuật và dịch vụ đối với hộ trồng mắc ca 
(% số hộ điều tra) 
Địa bàn nghiên cứu 
Quảng 
Trực 
Quảng 
Tâm 
Đắk 
Tih 
Đắk Buk 
So 
Nội dung 
(n=50) (n=50) (n=50) (n=50) 
Trung 
bình 
- Thiếu thông tin về khoa học kỹ thuật 54,00 48,00 52,00 60,00 53,50 
- Thiếu thông tin về thị trường 56,00 60,00 52,00 58,00 56,50 
- Thiếu các dịch vụ hỗ trợ sản xuất 34,00 56,00 56,00 58,00 51,00 
- Thiếu thông tin về giống 46,00 40,00 40,00 52,00 44,50 
3.4. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm 
mắc ca 
Theo thông tin về thị trường tiêu thụ thì hiện nay 
sản lượng mắc ca toàn cầu mỗi năm đạt khoảng 
100.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu về loại hạt này có 
thể lên tới 400.000 tấn/năm. Nhu cầu thị trường thế 
giới lớn so với nguồn cung cấp, tuy nhiên làm thế nào 
để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mắc ca của 
Việt Nam tiếp cận được những thị trường có nhu cầu. 
Theo tính toán, số vốn đầu tư cho một xưởng chế 
biến mắc ca nhỏ đã lên tới hàng trăm triệu đồng - 
một số tiền không nhỏ đối với người nông dân. Mặt 
khác cây mắc ca là loại cây trồng mới, người dân Tây 
Nguyên chưa có kinh nghiệm canh tác. Do vậy, cần 
có các giải pháp quy hoạch phát triển loài cây này. 
Dự báo thị trường toàn thế giới đến năm 2020 
cần khoảng 220 nghìn tấn nhân (tương đương 650 
nghìn tấn hạt). So với nhu cầu thì nguồn cung cấp 
đến năm 2020 dự tính mới chỉ đáp ứng khoảng 25 - 
30% lượng cầu. Trong khi những nơi có đủ điều kiện 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 152 
sinh thái để trồng cây mắc ca không nhiều, do đó thị 
trường tiêu thụ khó bão hòa (Vụ Nông nghiệp, Nông 
thôn - Ban Kinh tế Trung ương, 2015). 
Hiện tại sản lượng hạt mắc ca trên địa bàn huyện 
Tuy Đức chưa nhiều, bởi phần lớn diện tích đang ở 
giai đoạn kiến thiết cơ bản, chỉ có 135 ha cho thu 
hoạch với sản lượng mới đạt 337,5 tấn hạt/năm. 
Những nơi có sản phẩm cho thu hoạch chủ yếu ở 
một số vùng sớm có những nghiên cứu trồng thử 
nghiệm cây mắc ca như: xã Quảng Trực, Đắk Buk 
So, Đăk Rtih. Tuy nhiên sản lượng thu hoạch đến 
thời điểm này cũng chưa nhiều. Hiện tại hầu hết thu 
mua làm giống ở Công ty Cổ phần Nữ Hoàng, Công 
ty Phú Nông thu mua, chế biến mắc ca tại xã Đắk 
Búk So, năm 2015 có một số cơ sở mua về sấy khô 
đóng túi bán cho các đại lý trên thị trường trong tỉnh 
(Bảng 8). 
Bảng 8. Hình thức tiêu thụ sản phẩm mắc ca huyện Tuy Đức 
Địa bàn nghiên cứu 
Hình thức 
Quảng Trực Quảng Tâm Đắk Tih Đắk Buk so 
Trung 
bình 
- Tỷ lệ bán trực tiếp cho tư thương (%)* 63,20 65,80 64,20 66,20 64,50 
- Bán đại lý (%)* 36,80 34,20 35,80 33,80 35,50 
Ghi chú: *% sản phẩm bán ra thị trường 
Kết quả điều tra về thị trường tiêu thụ mắc ca tại 
4 xã chọn nghiên cứu cho thấy đối với sản phẩm mắc 
ca trên địa bàn huyện mới có sản lượng thấp nên 
chưa có sự gay cấn về thị trường tiêu thụ. Hiện tại thị 
trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca chủ yếu bán trực 
tiếp cho tư thương 64,50% và bán thông qua các đại lý 
35,50%. Sản phẩm bán chủ yếu để làm giống và chế 
biến sản phẩm sấy khô, tiêu thụ ở thị trường trong 
tỉnh. 
3.5. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất của nông hộ 
trồng mắc ca 
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng mắc ca được 
điều tra và tính toán theo các loại hình sử dụng đất 
có trồng mắc ca, đối với diện tích mắc ca đã chuyển 
sang thời kỳ kinh doanh (mắc ca từ 5 tuổi trở lên). 
Bảng 9. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất trồng mắc ca 
GTSX CPTG GTGT HQĐV 
Loại sử dụng đất (LUT) 
Triệu đồng/ ha (lần) 
1. Mắc ca trồng thuần 168 75,53 92,47 1,22 
2. Mắc ca xen cà phê 234 100,79 133,21 1,32 
Cà phê 160 67,48 92,52 1,37 
Mắc ca 74 33,31 40,69 1,22 
3. Mắc ca xen tiêu 428 130,48 297,52 2,28 
Tiêu 385 103,16 281,84 2,73 
Mắc ca 43 27,32 15,68 0,57 
4. Mắc ca xen keo lai 92 45,70 46,30 1,02 
Keo lai 38 21,30 16,70 0,78 
Mắc ca 54 24,40 29,60 1,21 
Ghi chú: Hiệu quả kinh tế cây keo tính bình quân cho chu kỳ kinh doanh 5 năm, GTSX: Giá trị sản xuất; 
CPTG: Chi phí trung gian; GTGT: Giá trị gia tăng; HQĐV: Hiệu quả đồng vốn; giá thời điểm năm 2018: mắc ca 
80.000 đồng/kg; tiêu 100.000 đồng/kg, cà phê 40.000 đồng/kg; keo lai 700 đồng/kg. 
Điều tra 200 hộ trồng mắc ca theo 4 loại sử dụng 
đất trên địa bàn huyện Tuy Đức (LUT1 mắc ca trồng 
thuần, LUT2 mắc ca xen cà phê, LUT3 mắc ca xen 
tiêu và LUT4 mắc ca xen rừng trồng). Kết quả xử lý 
số liệu tính toán hiệu quả kinh tế của các LUT được 
tính trên kết quả điều tra của các hộ có vườn mắc ca 
cho thu hoạch được trình bày ở bảng 9. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 153 
Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ cho thấy, cây 
mắc ca mới đi vào kinh doanh nên hiệu quả chưa 
cao. Nếu chỉ so sánh riêng cây mắc ca thì mắc ca 
trồng thuần cho hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến 
là mắc ca xen cà phê, mắc ca xen keo lai và thấp nhất 
là mắc ca xen tiêu. Tuy nhiên nếu so sánh trong 3 
loại sử dụng đất có trồng xen cây mắc ca thì mắc ca 
xen tiêu cho hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản 
xuất đạt 428 triệu đồng/ha. Giá trị gia tăng 297,52 
triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn là 2,28 lần, tiếp 
đến là loại sử dụng đất mắc ca xen cà phê, mắc ca 
trồng thuần và thấp nhất là mắc ca xen keo lai. Lý do 
chính dẫn đến sự chênh lệch này là do hiệu quả kinh 
tế của các LUT trồng xen mắc ca chủ yếu là do cây 
trồng chính mang lại, tuy nhiên cây mắc ca cũng có 
vai trò quan trọng trong việc làm tăng năng suất cây 
trồng chính bởi khả năng che bóng, chắn gió, điều 
hòa khí hậu, bảo vệ đất Mặt khác khi cây mắc ca đi 
vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất và hiệu quả 
cao hơn khi mới thu bói. Lợi ích của việc trồng xen 
cây mắc ca với các cây trồng chính như cà phê, tiêu 
và keo lai là không làm giảm mật độ trồng nên diện 
tích cây chính vẫn ổn định, không làm tăng thêm chi 
phí phân bón, thuốc trừ sâu, mặt khác còn tạo điều 
kiện cho cây trồng chính sinh trưởng và phát triển tốt 
hơn. Việc trồng thuần cây mắc ca chủ yếu trên diện 
tích đất rừng nghèo, diện tích chuyển đổi cây cà phê 
hết chu kỳ kinh doanh và khu vực đất chưa sử dụng. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Đến năm 2018 diện tích cây mắc ca của toàn 
huyện Tuy Đức là 880,30 ha, chiếm 0,78% diện tích 
đất tự nhiên. Trong đó trồng trên đất đỏ bazan 
chiếm 89,68% diện tích và đất khác 10,32%. Hầu hết 
các vườn mắc ca trồng ở độ dốc dưới < 80 chiếm 
diện tích chủ yếu 70,28% diện tích điều tra, mắc ca 
đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản dưới 4 tuổi 
chiếm 71,32%; vườn mắc ca trên 5 tuổi chiếm 28,69% 
bắt đầu đi vào kinh doanh cho thu hoạch. Trình độ 
các chủ hộ trồng mắc ca đa số ở mức trung học cơ 
sở; hiện vẫn còn 13% số hộ điều tra không biết chữ, 
điều này cũng gặp khó khăn trong việc tiếp thu các 
kiến thức mới trong trồng trọt. 
Các biện pháp kỹ thuật trồng mắc ca, mặc dù là 
cây trồng mới nhưng điều kiện chăm sóc không đòi 
hỏi cao như các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, 
tiêu). 
Nghiên cứu thị trường sản phẩm mắc ca cho 
thấy lượng cung chưa đủ cầu, như vậy Tuy Đức có 
triển vọng phát triển trồng cây mắc ca. Mặt khác do 
điều kiện thuận lợi về khí hậu và địa hình nên mắc 
ca có thể đạt được năng suất, chất lượng tốt, vì vậy 
có thể phát triển mắc ca thành một ngành sản xuất 
hàng hoá có quy mô tương đối lớn. Trên địa bàn 
huyện diện tích có triển vọng phát triển cây mắc ca 
có thể đạt tới trên 10 nghìn ha (bao gồm cả trồng 
thuần và trồng xen trong vườn cà phê thay thế cây 
muồng đen làm cây che bóng). Tuy nhiên, để đạt 
được mục tiêu trên cần phải nghiên cứu kỹ về tài 
nguyên đất, môi trường và đánh giá thích hợp đất 
đai để có những định hướng sát thực hơn cho phát 
triển cây mắc ca. 
Hiệu quả kinh tế của 4 loại sử dụng đất trồng 
mắc ca cho giá trị sản xuất từ 92 - 428 triệu đồng/ha, 
giá trị gia tăng từ 46,30 - 297,52 triệu đồng/ha và 
hiệu quả đồng vốn 1,02 - 2,28 lần. Hiệu quả kinh tế 
tính riêng cho cây mắc ca thì mắc ca trồng thuần cao 
hơn mắc ca trồng xen, tuy nhiên lợi ích của việc 
trồng cây mắc ca là lợi ích kép, khi trồng xen vừa cho 
hiệu quả kinh tế từ sản phẩm mắc ca khi đi vào thời 
kỳ kinh doanh ổn định vừa góp phần gia tăng hiệu 
quả kinh tế của cây trồng chính. 
Đây là mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các 
cấp chính quyền và các ngành có liên quan cần tuyên 
truyền hỗ trợ người dân về lợi ích của mô hình và hỗ 
trợ về khâu kỹ thuật, trồng quản lý chăm sóc mô 
hình trồng cây mắc ca trên các vùng của huyện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chi cục Thống kê huyện Tuy Đức (2018). 
Niên giám Thống kê huyện Tuy Đức năm 2017. 
2. Hoàng Hòe, Novak, M., Wilson, K. và Jones, 
K. (2010). Sách hướng dẫn trồng cây và quản lý vườn 
cây mắc ca. Dự án Card 037/05/VIE.tr17-20. 
3. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông 
nghiệp miền Nam (2015). Bản đồ đất huyện Tuy Đức 
tỷ lệ 1/25000, Bản đồ. 
4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
huyện Tuy Đức (2018). Báo cáo thống kê diện tích 
mắc ca, báo cáo. 
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh 
Đắk Nông (2014). Quy hoạch phát triển cây mắc ca 
huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 – 
2020, Báo cáo. 
6. Vụ Nông nghiệp, Nông thôn – Ban Kinh tế 
Trung ương (2015). Triển vọng phát triển cây mắc ca 
tại Tây Nguyên. Kỷ yếu Hội thảo chiến lược phát 
triển cây mắc ca ở Tây Nguyên. tr. 4-9. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 154 
CURRENT STATUS OF CULTIVATIO MACADAMIA LAND USE TYPES IN TUY DUC DISTRICT, DAK 
NONG PROVINCE 
Pham The Trinh, Le Trong Yen 
Summary 
Macadamia has been planted in Tuy Duc district since 2011, by 2018 the area of macadamia planting in Tuy 
Duc district is 880.30 ha, with 4 macadamia land use types (LUTs): macadamia monoculture; macadamia 
intercropping with coffee; macadamia intercropping with pepper, and macadamia intercropping with Acacia 
hybrid forest. In which macadamia grown on basalt soil accounts for 89.68% of the area and other land is 
10.32%. Most macadamia orchards planted on the slope below 80 account for the major area of 70.28% of the 
surveyed area, macadamia is in the period of basic construction under 4 years of age, accounting for 71.32%; 
macadamia garden over 5 years old accounted for 28.69% began to go into business for harvest. The level of 
households that grow macadamia majority in lower secondary school, 53.5% of surveyed households do not 
know the technical, market of macadamia products shows that the supply is not enough demand, so Tuy 
Germany has prospects for macadamia development. The result of survey and evaluation of 4 macadamia 
land use types showed the value increased from 46.30 to 297.52 VND millions/ha and Hieu capital fruits 
1.02 - 2.28 times. Economic efficiency for macadamia is higher than for macadamia. 
Keywords: Efficiency, macadamia, land use types, Tuy Duc. 
Người phản biện: TS. Đỗ Trung Bình 
Ngày nhận bài: 15/4/2020 
Ngày thông qua phản biện: 15/5/2020 
Ngày duyệt đăng: 22/5/2020 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_canh_tac_cua_cac_loai_hinh_su_dung_dat_trong_mac.pdf