Thực trạng các mô hình tập trung đất nông nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam
Lý luận và thực tiễn đều đã khẳng định tập trung đất đai trong nông nghiệp là một xu thế tất yếu để đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa, tập trung có quy mô lớn, có liên kết chặt chẽ, có kế hoạch và phân phối lợi ích hài hòa giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đối với các vùng kinh tế trọng điểm thì việc tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp là hướng đi hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển. Kết quả nghiên cứu tập trung vào việc phân tích cơ chế hình thành, nguồn gốc đất đai, các yếu tố ảnh hưởng đến từng mô hình; đánh giá thực trạng các mô hình tập trung đất đai, ứng dụng công nghệ cao tại 4 vùng kinh tế trọng điểm và 4 tỉnh đặc thù; phân tích những tồn tại, vướng mắc đối với từng mô hình cũng như một số vướng mắc về các quy định có liên quan; xác định các nguyên nhân để đề xuất các giải pháp hoàn thiện về chính sách pháp luật về đất đai
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng các mô hình tập trung đất nông nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam
ng theo các quy trình hiện đại, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đảm bảo các yêu cầu về anh toàn chất lượng và bảo vệ môi trường. Theo đó, đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cả nước có 22 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [3]. Mục tiêu đến năm 2020 xây dựng 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm: 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 8 khu sẽ thành lập mới đến năm 2020 tại các tỉnh/thành: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và thành phố Cần Thơ; đó là các mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lâm Đồng; sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc; vùng trồng chè theo công nghệ trồng, chế biến chè của Đài Loan (Trung Quốc) ở Thái Nguyên...Tuy nhiên, nếu xét theo tiêu chí về tỷ lệ ứng dụng công nghệ, tỷ lệ cơ giới hóa; khả năng đầu tư về vốn và hiệu quả thu được thì hầu hết tại các tỉnh điều tra đều chưa đạt được so với yêu cầu (Bảng 5). Tổng hợp số liệu tại bảng 5 cho thấy, trong tổng số 1.000 phiếu điều tra tại 20 tỉnh về các mô hình sử dụng đất tập trung quy mô lớn, thì chỉ có 35,60% các mô hình có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung chủ yếu tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (cây công nghiệp) và vùng kinh tế trọng điểm miền Nam (cây ăn quả). Tại một số tỉnh đặc thù thù Nghệ An có mô hình cây màu (phục vụ cho chăn nuôi) và Đắk Nông (cây công nghiệp: cao su, cà phê, chè, hạt điều). 3.2. Một số tồn tại, vướng mắc 3.2.1. Tại các mô hình tập trung đất đai Mô hình dồn điền, đổi thửa: Việc dồn điền đổi thửa đã thu được kết quả ban đầu song chưa thực sự thành công, chủ trương tuy được các địa phương hưởng ứng, nhưng cách làm mỗi địa phương một khác nên kết quả thu được khác nhau. Sau dồn điền đổi thửa, các hộ nông dân đã có thể tập trung chuyên canh sản xuất, tuy nhiên, quy mô ruộng đất vẫn còn nhỏ bé, rất khó cho các hộ áp dụng cơ giới hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất hàng hoá. Mô hình hợp tác sản xuất: Tuy nhiên, hình thức này cũng gặp trở ngại, đó là đất của các hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp nằm xen kẽ với đất của các hộ không tham gia liên kết, ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, cải tạo đồng ruộng cũng như các điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm; ngoài ra, còn có hiện tượng một số hộ bán sản phẩm ra ngoài khi có giá cao hơn thỏa thuận ban đầu với doanh nghiệp. Hình thức thuê đất: + Hộ nông dân thuê đất của các hộ khác để mở rộng sản xuất: Khó khăn lớn nhất là người đi thuê đất phải đàm phán với nhiều hộ nông nghiệp để có quy mô đủ lớn do đặc thù đất đai nước ta khá manh mún và thường gặp phải rủi ro vỡ hợp đồng khi người cho thuê đòi lại đất. Về phía người cho thuê đất, cơ hội kiếm việc làm phi nông nghiệp vẫn còn hạn chế nên nguồn cung cho thuê bị giới hạn. Về phía người đi thuê đất, người nông dân với đặc điểm nguồn lực về vốn hạn chế nên chi phí để thuê đất quy mô lớn vẫn còn tương đối cao trong khi chưa có cơ chế để họ có thể thế chấp đất thuê, tạo nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh. + Doanh nghiệp thuê đất của hộ nông dân: Trên thực tế, tỷ lệ doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp còn thấp hơn cả mức độ hộ nông dân thuê đất nông nghiệp của hộ nông dân. Một phần là do tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam tương đối thấp (chiếm tỷ lệ chưa tới 1% so với tổng số doanh nghiệp trên cả nước). Doanh nghiệp đi thuê đất phải làm thủ tục hợp đồng với quá nhiều đối tượng với những điều kiện và yêu cầu khác nhau để đạt được một diện tích đủ lớn, gây tốn kém và rủi ro cho doanh nghiệp. Chi phí đầu tư tương đối lớn mà doanh nghiệp lại không thể thế chấp được đất thuê. + Nhà nước thuê đất của hộ nông dân rồi cho doanh nghiệp thuê lại: Cách làm này phần nào giải quyết được bất cập trên nhưng lại không đảm bảo tính pháp lý do trong quy định của pháp luật Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này [6]. Hơn nữa, tính pháp lý của nguồn lực tài chính mà chính quyền địa phương dùng để trả tiền thuê đất của dân cũng chưa rõ ràng; mặt khác rất dễ phát sinh tình trạng tham nhũng về đất đai. Đồng thời, chưa có khung pháp lý và chính sách đủ mạnh để phát triển các tổ chức trung gian (một doanh nghiệp công ích của Nhà nước đứng ra thuê đất của nông dân rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại). KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 134 Hình thức góp vốn quyền sử dụng đất: Hình thức này chưa phát triển mạnh do nhiều khó khăn và rủi ro. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc doanh nghiệp cố tình gạt người góp đất ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh thông qua tăng vốn điều lệ, người nông dân rất dễ rơi vào tình trạng mất đất (hiện nay, một số công ty cao su có sự tham gia góp đất của nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Tây Bắc chưa thành công, ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ góp đất vào công ty như những cổ đông). Doanh nghiệp không thể thế chấp quyền sử dụng đất cũng như vốn hóa giá trị quyền sử dụng đất để vay vốn đầu tư sản xuất. Khả năng áp dụng của hình thức này hiện nay rất thấp do khó có một khung pháp lý đồng bộ cho các hợp đồng góp vốn của doanh nghiệp và nông dân và doanh nghiệp trong khi khâu quản lý doanh nghiệp còn rất hạn chế. Một số mô hình tập trung đất khác: + Các hộ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ khác để mở rộng sản xuất, trở thành trang trại hoặc các hộ có quy mô lớn: Số hộ muốn bán quyền sử dụng đất không nhiều, nhất là các tỉnh phía Bắc; họ chỉ bán đất khi hoàn cảnh bắt buộc, bởi tâm lý lo ngại công việc không ổn định, không bảo đảm cuộc sống khi chuyển nghề. Hơn nữa, đất đai còn là tài sản mà các hộ muốn để lại cho con cháu. Việc mua, bán quyền sử dụng đất nhiều trường hợp chỉ được xác nhận bằng giấy viết tay, cơ sở pháp lý không vững chắc. Một trở ngại nữa là một số hộ có đất vượt quá hạn mức được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phải nhờ nhiều người khác đứng tên một phần diện tích đất của mình, rất dễ phát sinh tranh chấp. + Hình thức doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân để mở rộng sản xuất: Vấn đề thỏa thuận giá với mỗi người dân để hình thành quy mô đất đủ lớn quá phức tạp và tốn thời gian nên hình thức này vẫn chưa phổ biến. Một số địa phương doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp lại là doanh nghiệp nước ngoài (Hà Nam, Hưng Yên, Lâm Đồng), pháp luật về đất đai ở Việt Nam hiện không cho phép doanh nghiệp nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. 3.2.2. Một số tồn tại chủ yếu trong các quy định pháp luật về đất đai có liên quan - Quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không quá 10 lần hạn mức giao đất. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa, nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc đất nông nghiệp trong khu rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng nếu không sinh sống trong khu rừng [6] cũng đã gây nhiều khó khăn cho các hộ gia đình và các tổ chức trong việc tập trung đất nông nghiệp để sản xuất với quy mô lớn tạo khả năng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. - Các quy định pháp luật về “dồn điền, đổi thửa”, về xác định giá trị của quyền sử dụng đất khi tham gia góp vốn; quy định về Luật Hợp tác xã năm 2012 còn hạn chế, đặc biệt trong năng lực quản trị và tiếp cận vốn tín dụng. - Chưa có chính sách hiệu quả thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Doanh nghiệp có đủ tiềm lực về vốn, công nghệ có nhu cầu sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng đất lúa, đất rừng phòng hộ. Việc tiếp cận đất nông nghiệp của các doanh nghiệp còn gặp khó khăn do công tác công bố, công khai quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa rõ ràng. - Điều kiện để doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án quy mô lớn trong nông nghiệp còn rất khó khăn và phức tạp, chưa có quy định trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân nên việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp quy mô lớn còn gặp khó khăn. 3.2.3. Tồn tại trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của các mô hình sử dụng đất tập trung quy mô lớn Ở Việt Nam, các doanh nghiệp không muốn mạo hiểm đầu tư vào nông nghiệp vì cho rằng, việc đầu tư vào lĩnh vực này có xác suất rủi ro khá cao, bởi phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm. Vì vậy, cách duy nhất thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ trên là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu, khảo sát kỹ thực tiễn của địa phương và yêu cầu của loại hình sử dụng đất để áp dụng công nghệ phù hợp. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 135 3.3. Đề xuất một số giải pháp về các chính sách pháp luật đất đai - Luật Đất đai năm 2013 chính thức được áp dụng từ ngày 01/7/2014, đã có nhiều điểm mới khuyến khích tập trung ruộng đất, nhất là thời hạn giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất đã quy định mở hơn. Tuy nhiên, hiện nay chính sách “hạn điền” vẫn được coi là cản trở đối với quá trình tập trung ruộng đất, cần được tháo gỡ. - Cần có những quy định về thời hạn để đất trống không sản xuất thì thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất (nếu được Nhà nước giao và cho thuê), bắt buộc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất (đối với đất mua); đánh thuế vào những đối tượng tập trung ruộng đất không “trực canh” hoặc không được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp...; giảm thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp; xây dựng cơ chế cho phép chuyển đổi linh hoạt và phân quyền cho địa phương thẩm định phương án chuyển đổi mục đích sử dụng giữa đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất cho chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch và bảo đảm các điều kiện về môi trường; bảo đảm quyền tài sản trên đất của những nhà đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Cần phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan ban hành các chính sách về góp vốn trong sản xuất nông nghiệp (xác định giá trị của quyền sử dụng đất). Xem xét, sửa đổi chính sách về các doanh nghiệp nước ngoài thuê đất của người dân để sản xuất nông nghiệp trên cơ sở mục đích sản xuất nông nghiệp phải phù hợp, thu hút lao động của địa phương và có khả năng kế thừa, chuyển giao công nghệ. 4. KẾT LUẬN Cơ chế tập trung đất đai được thông qua cơ chế hành chính, cơ chế dân sự và cơ chế hỗn hợp. Mỗi vùng miền có những điều kiện khác nhau về đất đai, về phong tục tập quán, dân trí nên sẽ có mức độ thích hợp với từng loại cơ chế khác nhau. Thông qua kết quả thu thập tài liệu và kết quả điều tra trên địa bàn 16 tỉnh thuộc 4 vùng KTTĐ và 4 tỉnh đặc thù đã tổng hợp đánh giá được những ưu điểm và hạn chế riêng của từng mô hình tập trung đất đai. Vì vậy, cần phải có chính sách, quy định riêng phù hợp để có thể ứng dụng công nghệ cao một cách hiệu quả, đưa sản xuất nông nghiệp dần trở thành nền nông nghiệp hiện đại, mang lại giá trị gia tăng cao. Để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả, cần xây dựng mô hình điểm sinh động có tính toán cụ thể về các điều kiện tự nhiên, xã hội, khả năng về vốn và đầu ra cho sản phẩm (có khả năng sơ chế hoặc chế biến tại chỗ), đặc biệt quan tâm đến việc nhân rộng mô hình, chuyển giao công nghệ cho nông dân. Bước đầu đề xuất một số chính sách pháp luật về đất đai có liên quan nhằm đáp ứng được yêu cầu, tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. LỜI CẢM ƠN Bài báo có sự hỗ trợ nguồn dữ liệu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia “Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn đề xuất mô hình sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, hiệu quả, bền vững đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam”, mã số BĐKH.35/16-20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (1993). Nghị định số 64 - CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 về việc ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. 2. Chính phủ (1997, 1998, 2009). Các Quyết định số 747/TTg ngày 11 tháng 9 năm 1997; Quyết định số 1018/1997/QĐ - TTg, ngày 29 tháng 11 năm 1997; Quyết định số 44/1998/QĐ - TTg, ngày 23 tháng 02 năm 1998 và Quyết định số 492/QĐ - TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về việc thành lập các vùng kinh tế trọng điểm. 3. Chính phủ (2015). Quyết định số 575/QĐ - TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 4. Hoàng Xuân Phương và cộng sự (2014). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tích tụ, tập trung đất trong nông nghiệp. Đề tài cấp Bộ, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT. 5. Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê các năm 2017, 2018. 6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai 2013. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 136 SITUATION OF AGRICULTURAL LAND CONCENTRATION MODELS IN THE KEY ECONOMIC REGIONS OF VIETNAM Thai Thi Quynh Nhu Summary Theory and practice have both confirmed the concentration of land in agriculture is an inevitable trend to bring agricultural production to commodity production large-scale, closely linked, planning and distributing benefits harmoniously between products commodity export and consumption. For key economic regions, the practice centralizing land for agricultural production is a completely suitable direction for the target developed. However, the actual concentration of agricultural land is now special at four the key economic regions still faces many problems in the promulgation of these policies relevant policy and implementation process. Study and evaluate the status of agricultural land concentration models in key economic regions in order to summarize models of land concentration for agricultural production in key economic regions, stating shortcomings, difficulties, problems and identify causes to propose perfect solutions for policies. Keywords: Model, concentration of agricultural land, key economic regions. Người phản biện: GS.TS. Nguyễn Văn Song Ngày nhận bài: 28/8/2020 Ngày thông qua phản biện: 29/9/2020 Ngày duyệt đăng: 6/10/2020
File đính kèm:
- thuc_trang_cac_mo_hinh_tap_trung_dat_nong_nghiep_tai_cac_vun.pdf