Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa

Quy trình sản xuất giống cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) đã

được nhiều tác giả trong nước và trên thế giới nghiên cứu và hoàn thiện. Trong đó,

cá ngựa bố mẹ tham gia sinh sản chủ yếu có nguồn gốc từ đánh bắt tự nhiên, thu

gom nuôi vỗ cho sinh sản [1, 2, 3, 4, 5].

Là một trong những đối tượng trong danh sách các loài được đưa vào sách đỏ

Việt Nam và thế giới do phải đối mặt với nhiều vấn đề trong bảo tồn biển bao gồm

khai thác quá mức, đánh bắt ngẫu nhiên và mất môi trường sống. Cá ngựa thế hệ thứ

I (F1) đã được một số tác giả trên thế giới thử nghiệm nuôi dưỡng, sinh sản trong

điều kiện nhân tạo và thu được một số kết quả bước đầu. Thử nghiệm sinh sản nhân

tạo 3 loài cá ngựa (H. fuscus, H. barbouri và H. kuda): thu cá đực ôm trứng từ tự

nhiên và cho cá đẻ trong điều kiện nhân tạo, cá con được cho ăn bằng Artemia làm

giàu trong 7 ngày đầu, sau đó bổ sung thêm Copepoda, và được thay dần bằng

Mysida đông lạnh, tỷ lệ sống tối đa là 100%, tốc độ tăng trưởng chiều dài và khối

lượng cao nhất ở H. kuda và thấp nhất ở H. barbouri. Tuy nhiên thời gian thành thục

sinh dục và sinh sản nhanh nhất là H. fuscus F1 và chậm nhất là H. kuda. Thức ăn có

ảnh hưởng đến phát triển buồng trứng và buồng sẹ của cá ngựa H. kuda bố mẹ (F1),

sử dụng thức ăn Acetes spp tươi sống cho cá, thời gian phát dục của cá đực và cá cái

sớm nhất lần lượt là 87,6±3,84 ngày và 89,2±3,71 ngày [6, 7, 8, 9, 10, 11, 12].

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 1

Trang 1

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 2

Trang 2

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 3

Trang 3

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 4

Trang 4

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 5

Trang 5

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 6

Trang 6

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 7

Trang 7

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 8

Trang 8

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 9

Trang 9

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5780
Bạn đang xem tài liệu "Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa

Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 18
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thử nghiệm 1: Nuôi cá ngựa đen thế hệ (F1) từ cá giống thành cá 
thương phẩm bằng các hình thức nuôi khác nhau 
3.1.1. Các yếu tố môi trường nuôi 
Trong nuôi trồng thủy sản, môi trường nuôi là một trong những yếu tố quan 
trọng quyết định đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của đối tượng nuôi. Một số yếu tố 
thủy lý, thủy hóa trong môi trường nuôi cá ngựa thương phẩm bằng hình thức bể xi 
măng (Bãi Tiên) và bằng lồng treo (Ninh Ích), kết quả nghiên cứu của một số tác giả 
được thể hiện trong bảng 1. 
Bảng 1. Một số yếu tố môi trường nuôi 
Hình thức 
nuôi 
Nhiệt độ 
(oC) 
Độ mặn 
(ppt) 
pH Oxy hòa 
tan (mg/L) 
Tác giả 
Nuôi bể 26-30 32-34 7,8-8,2 4,8-6,1 Kết quả thử nghiệm 1 
Nuôi lồng 24-31 30-35 7,6-8,4 4,1-5,0 Kết quả thử nghiệm 1 
Nuôi bể 27 30 >5,0 Trương Sĩ Kỳ, 1994 [17] 
Nuôi bể 26-29 30-34 8,0-8,6 4,4-5,1 Ignatius B., 2003 [6] 
Nuôi lồng 26-28 32-34 8,0-8,4 Hồ Thị Hoa, 2006 [2] 
 So sánh 2 hình thức nuôi thử nghiệm, các yếu tố môi trường trong bể nuôi ít 
biến động, ổn định trong khoảng hẹp, đặc biệt là hàm lượng oxy hòa tan cao hơn so 
với nuôi lồng do sục khí trực tiếp vào bể nuôi, tạo điều kiện tốt hơn cho tăng trưởng 
của cá ngựa. 
 So với các nghiên cứu của một số tác giả (bảng 1), thì điều kiện môi trường 
nuôi của thử nghiệm tương đồng với các công bố và phù hợp để nuôi cá ngựa đen. 
 3.1.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống 
 Sau thời gian nuôi thử nghiệm cá ngựa đen bằng 2 hình thức nuôi, tốc độ tăng 
trưởng chiều dài và khối lượng của cá được thể hiện qua bảng 2: 
Bảng 2. Tăng trưởng chiều dài, khối lượng của cá ngựa đen 
Hình thức nuôi L0(mm) LTP(mm) W0(mg) WTP(mg) 
Nuôi bể 62,5±0,84a 102,9±3,59a 691,9±30,88a 2.014,2±247,61a 
Nuôi lồng 61,9±0,92a 106,5±2,84a 681,8±21,68a 2.151,7±79,68a 
 Ghi chú: L0 là chiều dài cá thả thử nghiệm; LTP là chiều dài cá sau 14 tuần 
nuôi; W0 là khối lượng cá thả thử nghiệm; WTP là khối lượng cá sau 14 tuần nuôi; 
Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng cột có các 
chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Chiều dài và khối lượng cá thả ở hình thức nuôi bể là 62,5±0,84 mm, 
102,9±3,59 mg; và sau 14 tuần nuôi là 691,9±30,88 mm, 2014,2±247,61 mg. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 19
 Chiều dài và khối lượng cá thả ở hình thức nuôi lồng là 61,9±0,92 mm, 
106,5±2,84 mg; và sau 14 tuần nuôi là 681,8±21,68 mm, 2151,7±79,68 mg. 
 So sánh chiều dài và khối lượng cá khi thả, sau 14 tuần nuôi ở hai hình thức 
nuôi đều cho kết quả là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). 
 Kết quả phân tích tỷ lệ sống, chỉ tiêu tăng tăng trưởng chiều dài và khối lượng 
cá nuôi thử nghiệm thể hiện ở bảng 3. 
Bảng 3. Chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen 
Hình thức 
nuôi 
DLGTP 
(mm/ngày) 
DWGTP 
(mg/ngày) 
SRTP 
(%) 
Tác giả 
Nuôi bể 0,41±0,02a 13,5±0,69a 83,0±3,52b Kết quả thử nghiệm 1 
Nuôi lồng 0,46±0,02a 15,0±1,08a 76,6±2,73a Kết quả thử nghiệm 1 
Nuôi lồng 0,62 60,3-77,5 Hồ Thị Hoa, 2006 [2] 
 Ghi chú: DLGTP là tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài cá thương phẩm; 
DWGTP là tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng cá thương phẩm; SRTP là tỷ lệ 
sống cá thương phẩm. Các số liệu trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. 
Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê 
(P<0,05). 
 So sánh chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài và khối lượng của 
các nghiệm thức thử nghiệm với nhau cho kết quả là sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (P>0,05). 
 So sánh chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài và khối lượng của 
các nghiệm thức thử nghiệm với kết quả nghiên cứu đã công bố của Hồ Thị Hoa, 
2006 (bảng 3), cá thử nghiệm có tăng trưởng chậm hơn. Sự khác biệt do nhiều 
nguyên nhân như thiết kế thử nghiệm, điều kiện môi trường nuôi... 
 Tỷ lệ sống của cá nuôi bằng hình thức nuôi trên bể xi măng (đạt 83,0%), cao 
hơn so với nuôi bằng lồng trên biển (76,7%), sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
Hình thức nuôi lồng trên biển chịu ảnh hưởng của biến động các yếu tố môi trường 
lớn nên có thể dẫn đến giảm tỷ lệ sống của cá. 
Hình 1. Cá ngựa đen nuôi thương phẩm (a: bể xi măng; b: lồng treo) 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 20
 3.2. Thử nghiệm 2: Nuôi cá ngựa đen thế hệ thứ I (F1) từ cá thương phẩm 
thành cá hậu bị 
 3.2.1. Các yếu tố môi trường nuôi 
Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa trong môi trường nuôi cá ngựa thử nghiệm, và 
kết quả nghiên cứu của một số tác giả được thể hiện trong bảng 4. 
Bảng 4. Một số yếu tố môi trường nuôi 
Hình thức 
nuôi 
Nhiệt độ 
(oC) 
Độ mặn 
(ppt) 
pH Oxy hòa 
tan (mg/L) 
Tác giả 
Nuôi bể 25-30 33-34 7,8-8,2 4,8-6,0 Kết quả thử nghiệm 2 
Nuôi bể 23-28 30-32 7,0-8,0 Trương Sĩ Kỳ, 1994 [17] 
Nuôi bể 26-29 30-34 8,0-8,6 4,4-5,1 Ignatius B., 2003 [6] 
 So với các nghiên cứu của một số tác giả (bảng 4) thì điều kiện môi trường 
nuôi của thử nghiệm tương đồng với các công bố và phù hợp để nuôi cá ngựa đen. 
Hình 2. Cá ngựa đen (H. kuda Bleeker, 1852) F1 giai đoạn hậu bị 
 3.2.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống 
 Chiều dài và khối lượng cá thả nuôi thử nghiệm là 104,7±3,61 mm, 
2083±189,5 mg; sau 8 tuần nuôi là 120,2 ± 1,51 mm, 3.680±104,6 mg. 
 Kết quả phân tích tỷ lệ sống, chỉ tiêu tăng tăng trưởng chiều dài và khối lượng 
cá nuôi thử nghiệm thể hiện ở bảng 5. 
Bảng 5. Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá ngựa đen 
Hình thức 
nuôi 
DLGHB 
(mm/ngày) 
DWGHB 
(mg/ngày) 
SRHB 
(%) 
Tác giả 
Nuôi bể 0,29±0,02 27,8±2,23 87,9±2,27 Kết quả thử nghiệm 2 
Nuôi bể 0,41±0,02 13,5±0,69 83,0±3,52 Kết quả thử nghiệm 1 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 21
Ghi chú: DLGHB là tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài cá hậu bị; 
DWGHB là tăng trưởng bình quân ngày về khối lượng cá hậu bị; SRHB là tỷ lệ sống 
cá hậu bị. 
Từ số liệu trong bảng 5 nhận thấy, tăng trưởng chiều dài giai đoạn cá thương 
phẩm (0,41 mm/ngày) nhanh hơn giai đoạn cá hậu bị (0,29 mm/ngày). Ngược lại, 
tăng trưởng khối lượng giai đoạn cá thương phẩm (13,5 mg/ngày) chậm hơn giai 
đoạn cá hậu bị (31,1 mg/ngày). Tích lũy năng lượng được ưu tiên cho sinh sản ở giai 
đoạn hậu bị được đề cập ở nhiều nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá và cũng là một 
nguyên nhân cơ bản trong thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá ngựa đen F1. 
3.3. Thử nghiệm 3: Nuôi cá ngựa đen thế hệ thứ I (F1) từ cá hậu bị 
thành cá bố mẹ 
 3.3.1. Các yếu tố môi trường nuôi 
Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa trong môi trường nuôi cá ngựa thử nghiệm, và 
kết quả nghiên cứu của một số tác giả được thể hiện trong bảng 6. 
Bảng 6. Một số yếu tố môi trường nuôi 
Hình 
thức nuôi 
Nhiệt độ 
(oC) 
Độ mặn 
(ppt) 
pH Oxy hòa tan 
(mg/L) 
Tác giả 
Nuôi bể 27-30 33-34 7,6-8,3 5,2-6,0 Kết quả thử nghiệm 3 
Nuôi bể 26-29 30-34 8,0-8,6 4,4-5,1 Ignatius B., 2003 [6] 
 Từ số liệu trong bảng 6 nhận thấy, điều kiện môi trường nuôi của thử nghiệm khá 
tương đồng với công bố của Ignatius B., 2003 [6] và phù hợp để nuôi cá ngựa đen. 
 3.3.2. Các chỉ tiêu sinh sản và tỷ lệ sống 
 Kết quả sau 3 tháng nuôi, Tỷ lệ đực:cái là 1:1,1 (P<0,05); Tỷ lệ sống cá bố mẹ: 
81,1±1,36%; Tỷ lệ cá đực ôm trứng: 70,6±11,82%; Tỷ lệ đẻ: 71,1±10,08; Sức sinh 
sản của cá đực: 262 ± 85 cá con; Tỷ lệ sống cá con 2 ngày tuổi: 79,5±11,8%. 
Hình 3. Cá ngựa đen F1 thành thục (a: buồng trứng con cái; b: túi tinh con đực) 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 22
 Ignatius B. (2003) đã đưa ra kết quả nghiên cứu nuôi cá ngựa con F1 đến 
thành thục ở kích cỡ: W: 2900-3200 mg, L: 90-105 mm; Tỷ lệ đực cái: 1:0,9. Xuất 
hiện túi trứng ở con đực có kích cỡ khoảng 63 mm (sau 138 ngày tuổi). Kích cỡ túi 
chứa trứng thể hiện được các giai đoạn phát triển phôi. Sức sinh sản của cá đực 
khoảng 300 cá con kích cỡ: W: 100 mg, L: 9,0 mm. Tăng trưởng chiều dài của cá 
sau 4 tháng nuôi đầu tiên đạt 25,5 mm, 40,5 mm, 52,5 mm và 63,0 mm. Tỷ lệ sống 
sau 176 ngày nuôi đạt 46,7% [6]. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá ngựa 
Hippocampus trimaculatus trong điều kiện thí nghiệm cho thấy, cá F1 có tỷ lệ 
đực:cái là 1:1,2 (P<0,05); cá đực thành thục sớm hơn so với cá cái lần lượt là 95 
ngày và 115 ngày nuôi (P<0,05) [19]. 
 Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy triển vọng về tạo nguồn giống cá ngựa 
đen trong điều kiện nuôi nhân tạo. Theo đó, có thể nuôi dưỡng, sinh sản đàn cá ngựa 
đen bố mẹ F1 trong điều kiện nhân tạo để sinh sản đàn cá con F2, đáp ứng con giống 
cho nuôi thương phẩm. 
 4. KẾT LUẬN 
1. Điều kiện môi trường thích hợp để nuôi cá ngựa đen thế hệ (F1) từ cá giống 
thành cá thương phẩm: Nhiệt độ: 26-30oC; độ mặn: 33-34 ppt; pH: 7,8-8,2; oxy hòa 
tan: 4,8-6,1 mg/L. Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cá ở 2 hình thức nuôi 
trong bể xi măng và lồng trên biển không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(P>0,05). Tỷ lệ sống của cá nuôi bằng hình thức nuôi trong bể xi măng (83%), cao 
hơn so với nuôi lồng trên biển (76,67%), sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). 
 2. Điều kiện môi trường thích hợp để nuôi cá ngựa đen thế hệ thứ I (F1) từ cá 
thương phẩm thành cá hậu bị: Nhiệt độ: 25-30oC; độ mặn: 33-34 ppt; pH: 7,8-8,2; 
oxy hòa tan: 4,8-6,1 mg/L. Chiều dài và khối lượng cá thả nuôi là 104,7±3,61 mm, 
2083±189,5 mg; sau 8 tuần nuôi là 120,2±1,51 mm, 3680±104,6 mg. 
 3. Điều kiện môi trường thích hợp để nuôi cá ngựa đen thế hệ thứ I (F1) từ cá 
hậu bị thành cá bố mẹ: Nhiệt độ: 27-30oC; độ mặn: 33-34 ppt; pH: 7,6-8,3; oxy hòa 
tan: 5,2-6,0 mg/L. Sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ đực:cái là 1:1,1 (P<0,05); Tỷ lệ sống cá bố 
mẹ: 81,1±1,36%; Tỷ lệ cá đực ôm trứng: 70,6±11,82%; Tỷ lệ đẻ: 71,1±10,08%; Sức 
sinh sản của cá đực: 262±85 cá con; Tỷ lệ sống cá con 2 ngày tuổi: 79,5±11,8%. 
 4. Có thể nuôi dưỡng, sinh sản đàn cá ngựa đen bố mẹ F1 trong điều kiện nhân 
tạo để sinh sản đàn cá con F2, đáp ứng con giống cho nuôi thương phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Văn Hiệp, Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá 
ngựa đen (Hippocampus kuda), Báo cáo đề tài cấp Sở KHCN tỉnh Quảng 
Nam, 2017. 
2. Hồ Thị Hoa, Thử nghiệm nuôi lồng cá ngựa đen (Hippocampus kuda) tại vịnh 
Nha Trang - Khánh Hòa, Tuyển tập Nghiên cứu biển, 2006, số 15. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 23
3. Trương Sỹ Kỳ, Hoàng Đức Lư, Ngô Đăng Nghĩa, Đặng Thúy Bình và Bùi 
Văn Khánh, Cải tiến quy trình sản xuất giống cá Ngựa đen (Hippocampus 
kuda) ở vùng biển Khánh Hòa, Tuyển tập nghiên cứu biển, 2006, 15:248-253. 
4. Job S. D., H. H. Do, J. J. Meeuwig & H. J. Hall, 2002. Culturing theoceanic 
seahorse, Hippocampus kuda. Aquaculture, 214:333-341 
5. Vincent, A. C. J., Reproductive ecology of seahorses. Ph D thesis, University 
of Cambridge, 1990, p.101. 
6. Ignatius B. và I. Jagadis, Growth and reproduction of tropical seahorse 
Hippocampus kuda in captivity, Indian Journal of Fisheries, 2003, 50(3):369-
372. 
7. Lin, Q., Lu, J.Y., Gao, Y.L., Shen, L., Cai, J., Luo, J.N., 2006. The effect of 
temperature on gonad, embryonic development and survival rate of juvenile 
seahorses, Hippocampus kuda Bleeker. Aquaculture 254:701-713. 
8. Lin, Q., Gao, Y.L., Sheng, J.Q., Chen, Q.X., Zhang, B., Lu, J., 2007. The 
effects of food and the sum of effective temperature on the embryonic 
development of the seahorse, Hippocampus kuda Bleeker. Aquaculture, 
262:481-492 
9. Lipton, A.P., Thangaraj M., Sreerekha S.R., Captive breeding and nursery 
rearing of the Indian seahorse, Hippocampus kuda (Teleostei: Syngnathidae). 
Asian Fish. Sci., 2006, 19:423-428. 
10. Rachel J., 2002. Yellow or Spotted Seahorse, Hippocampus kuda. Syngnathid 
Husbandry in Public Aquariums 2005 Manual, tr.76-78. 
11. Teeramaethee J., P. Poonpium, T. Noiraksar và J. Pratoomyot, Seahorse, 
Hippocampus kuda larvae rearing by Artemia sp. fed with three kinds of 
phytoplankton, Warasan Kan Pramong, 2001. 
12. Thangaraj M., A. P. Lipton and A. C. C. Victor, Onset of sexual maturity in 
captivereared endangered Indian seahorse, Hippocampus kuda. CURRENT 
SCIENCE, VOL. 91, NO. 12, 25 DECEMBER 2006 
13. Cites, https://Cites.Org/Sites/Default/Files/Document/E-Res-10-16-R11_0.Pdf., 
2011. 
14. Cites, https://Cites.Org/Sites/Default/Files/Document/E-Res-12-08-R17.Pdf., 
2012. 
15. Cites, https://Cites.Org/Sites/Default/Files/Document/E-Res-17-07.Pdf, 2017. 
16. Koldewey H., K. Martin-Smith, A global review of seahorse aquaculture, 
Aquaculture, Volume 302, Issues 3-4, 23 April 2010, Pages 131-152 
17. Trương Sĩ Kỳ, Đoàn Thị Kim Loan, Đặc điểm sinh sản của cá ngựa đen 
(Hippocampus kuda) sống ở vùng cửa sông Cửa Bé, Tuyển tập nghiên cứu 
biển, 1994, 4:111-120. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 24
18. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, Phương pháp nghiên cứu sinh học cá, 
Giáo trình điện tử, 2004,  ?page=1.31&view=17029. 
19. Murugan A., Dhanya S., Sreepada R., Rajagopal S., Balasubramanian T., 
Breeding and mass-scale rearing of three spotted seahorse, Hippocampus 
trimaculatus Leach under captive conditions, Aquaculture, 2009, 290:87-96. 
SUMMARY 
TRIAL FOR CULTURE BROODSTOCK OF BLACK SEAHORSES 
(Hippocampus kuda Bleeker, 1852) THE 1nd GENERATION 
IN KHANH HOA PROVINCE 
Trial for culture broodstock of Black seeahorses (Hippocampus kuda Bleeker, 
1852) the 1st generation (F1) in Khanh hoa province since September, 2018 to May, 
2019 located in the experiment stations of Coastal Branch, Vietnam - Russian 
Tropical Center. The trial culture Black seahorse (F1) from seed to grow-outt fish by 
2 method: cement tank and floating cage in sea. Result: The growth of fish is same 
in 2 method (P>0.05), but the survival rate in cement tank (83.0%) is higher than in 
floating cage (76.7%). The 2nd trial: culture Black seahorse (F1) from grow out to 
mature fish, result: The size of fish start trial W: 2083±189.5 mg, L: 104.7±3.61 mm, 
after 2 months culture, harvest fish with size W: 3680±104.6 mg, L: 120.2±1.51 mm. 
The 3rd trial: culture Black seahorse (F1) from mature fish to brood stock. Sex ratio 
male:female =1:1,1 (P>0.05). The survival rate of brood stock 81.1±1.36%; The rate 
male have embryo in pouch 70.6±11.82%; Spawning rate 71.1±10.08%; Spawning 
capacity of male 262±85 fry. Survival rate of fry 2 day after spawn 79.5±11.8%. 
 Keywords: Black seahorses, hippocampus kuda, generation, culture, cá ngựa 
đen, thế hệ, nuôi nhân tạo. 
Nhận bài ngày 08 tháng 6 năm 2020 
Phản biện xong ngày 29 tháng 6 năm 2020 
Hoàn thiện ngày 16 tháng 11 năm 2020 
(1) Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 
(2) Viện Hải Dương học, Viện HLKH&CN Việt Nam 
(3) Đại học Nha Trang 

File đính kèm:

  • pdfthu_nghiem_nuoi_ca_ngua_den_hippocampus_kuda_bleeker_1852_bo.pdf