Thử nghiệm công nghệ chưng cất màng khử mặn nước biển để cung cấp nước uống cho người dân trên các đảo nhỏ của Việt Nam
Chưng cất màng (tên tiếng Anh là Membrane Distillation, viết tắt là MD) là công nghệ khử mặn rất hứa hẹn để đáp ứng nhu cầu nước uống cho các cộng đồng dân cư ở những khu vực duyên hải ven biển xa xôi và trên các đảo, hải đảo. MD là công nghệ lai ghép giữa một chưng cất truyền thống với một quá trình tách màng, do đó công nghệ này thừa hưởng những ưu điểm của cả hai quá trình trên. Trên thế giới, công nghệ MD đã được nghiên cứu và phát triển cho các hệ thống khử mặn nước biển để cung cấp nước uống với quy mô lên đến 100 m3/ngày. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên một hệ thống khử mặn nước biển sử dụng công nghệ MD ở quy mô hiện trường (công suất 1 m3/ngày) được thiết kế, lắp đặt và triển khai nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Hệ thống khử mặn sử dụng công nghệ MD với nước cấp là nước biển được vận hành ở các điều kiện nhiệt độ và lưu lượng tuần hoàn khác nhau để khảo sát hiệu quả hoạt động của hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ dòng nước cấp và lưu lượng tuần hoàn ảnh hưởng mạnh lên thông lượng cất nước và điện năng tiêu thụ của hệ thống MD. Khi vận hành ở nhiệt độ dòng cấp là 800C, lưu lượng tuần hoàn nước là 360 L/h, hệ thống có thể cung cấp 45 L/h nước cất đạt tiêu chuẩn nước uống với điện năng tiêu thụ riêng là 96 kWh/m3 nước cất. Với giá bán điện trên đảo An Bình là 2.200 đồng/kWh, chi phí vận hành (bao gồm tiền điện và nhân công lao động) để điều chế 1 m3 nước uống từ nước biển bằng công nghệ MD là 511.200 đồng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thử nghiệm công nghệ chưng cất màng khử mặn nước biển để cung cấp nước uống cho người dân trên các đảo nhỏ của Việt Nam
cung cấp nước uống. 2.2. Thiết kế hệ thống MD ở quy mô hiện trường Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của các cấu hình cơ bản và tham khảo các nghiên cứu công bố trước đây, đã lựa chọn cấu hình AGMD cho hệ thống MD ở quy hiện trường công suất 1 m3/ngày. Hệ thống MD triển khai trên đảo An Bình bao gồm 3 mô đun màng lọc AGMD (cung cấp bởi Aquastill, Hà Lan) được bố trí song song, 1 bể chứa nước cấp, 1 bể nước nóng và 1 bình thu nước cất (Hình 2). Mỗi mô đun màng lọc có kích thước (đường kính chiều cao) là 0,6 0,5 m, với diện tích bề mặt màng là 25,9 m2. Hệ thống MD được tích hợp một trở và một máy lạnh (mỗi thiết bị có công suất là 3 kW) để cung cấp nhiệt cho bể nóng và lạnh cho bể chứa nước cấp. Nhiệt độ của nước trong bể nước nóng và trong bể nước cấp mát được đo bằng nhiệt kế PT100 gắn với bộ điều khiển và hiển thị. Điện năng tiêu thụ của hệ thống MD được ghi nhờ sử dụng một đồng hồ đo điện tích hợp trên hệ thống điều khiển và hiển thị. Trong nghiên cứu này, hệ thống MD được vận hành hoàn toàn bằng điện: điện cấp cho bơm tuần hoàn nước, điện vận hành trở và máy lạnh và điện cho hệ thống điều khiển và hiển thị. Nước biển trước khi cấp vào hệ thống MD được bơm từ một giếng đào trên bãi biển An Bình qua một lõi lọc thô (sử dụng các sợi KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 93 màng lọc có đường kính lỗ 1 m) để giảm các chất cặn bẩn lơ lửng trong nước biển. Hình 2. Hệ thống MD ở quy mô hiện trường được lắp đặt và khảo sát trên đảo An Bình, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hoạt động của hệ thống MD ở các điều kiện vận hành khác nhau Trong quá trình MD khử mặn nói chung, các thông số vận hành có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống MD bao gồm: nhiệt độ dòng cấp, lưu lượng tuần hoàn nước và độ mặn của nước cấp. Độ mặn của nước biển lấy tại đảo An Bình trong thời gian khảo sát ổn định trong khoảng 32.000 2.000 mg/L. Do đó, hoạt động của hệ thống MD trên đảo An Bình được khảo sát khi vận hành ở các điều kiện nhiệt độ dòng cấp và lưu lượng tuần hoàn nước khác nhau. Hiệu quả hoạt động của hệ thống được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: thông lượng cất nước (thể tích nước cất thu được trên một đơn vị diện tích bề mặt màng trong một đơn vị thời gian, L/m2h), điện năng tiêu thụ riêng (điện năng tiêu thụ để thu được 1 m3 nước cất, kWh/m3) và độ tinh khiết của nước cất thu được (đánh giá bằng độ dẫn điện của nước cất, S/cm). Kết quả vận hành thực nghiệm cho thấy nhiệt độ dòng cấp ảnh hưởng mạnh đến thông lượng cất nước và điện năng tiêu thụ của hệ thống MD khử mặn nước biển (Hình 3). Tăng nhiệt độ dòng cấp từ 600C lên 800C giúp tăng thông lượng cất nước gần như gấp đôi, từ 0,3 L/m2h lên 0,6 L/m2h. Tương ứng với sự tăng lên của thông lượng cất nước, điện năng tiêu thụ riêng của hệ thống MD giảm từ 140 kWh/m3 tại nhiệt độ dòng cấp là 600C xuống khoảng 87 kWh/m3 ở nhiệt độ dòng cấp là 800C. Kết quả thực nghiệm thu được phù hợp với các kết quả nghiên cứu công bố trước đây về quá trình MD trong đó năng lượng tiêu thụ chủ yếu là năng lượng dành cho việc gia nhiệt dòng cấp. Khi tăng nhiệt độ dòng cấp mà vẫn giữ nguyên nhiệt độ đầu vào của dòng làm mát, nhiệt độ chênh lệch giữa 2 bên bề mặt màng tăng lên, áp suất hơi nước bão hòa chênh lệch giữa 2 bề mặt màng lớn hơn. Hơi nước dịch chuyển qua các lỗ màng với tốc độ nhanh hơn, do đó thông lượng cất nước lớn hơn. Nâng nhiệt độ dòng cấp cũng làm tăng điện năng tiêu thụ của hệ thống (điện năng dùng cho gia nhiệt và làm lạnh), nhưng tốc độ tăng của điện năng tiêu thụ thấp hơn so với tốc độ tăng của thông lượng cất nước. Nhờ vậy, điện năng tiêu thụ riêng của hệ thống (điện năng tiêu thụ/thể tích nước cất thu được) lại giảm xuống khi tăng nhiệt độ dòng cấp. Hình 3. Thông lượng cất nước và năng lượng tiêu thụ của hệ thống MD khi thay đổi nhiệt độ đầu vào của dòng nước cấp nóng Cùng với nhiệt độ đầu vào của dòng cấp, lưu lượng tuần hoàn nước cũng là một thông số ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả hoạt động của hệ thống MD ở quy mô hiện trường. Tăng lưu lượng tuần hoàn nước cũng làm tăng thông lượng cất nước và giảm điện năng tiêu thụ của hệ thống MD (Hình 4). Có 2 cơ chế giải thích cho ảnh hưởng tích cực của lưu lượng tuần hoàn nước lên thông lượng cất nước và điện năng tiêu thụ riêng của hệ thống. Thứ nhất, khi tăng lưu lượng cất nước trong điều kiện nhiệt độ đầu vào của dòng cấp và dòng làm mát được giữ nguyên ở 800C và 250C, nhiệt độ chênh lệch giữa 2 bên bề mặt màng (giữa khoang cấp và khoang làm mát) sẽ tăng lên do thời gian lưu ở bên trong khoang làm mát của dòng làm mát ngắn hơn. Nhiệt độ chênh lệch giữa hai bên bề mặt màng tạo ra sự chênh lệch áp suất hơi nước giữa hai phía của các lỗ màng, chính là động lực cho sự dịch chuyển hơi nước từ dòng cấp sang bề mặt tấm ngưng để ngưng tụ thành nước cất. Thứ hai, trong quá trình MD khử mặn nước biển, luôn xảy ra hiện tượng phân cực nhiệt độ và phân cực nồng độ. Phân cực nhiệt độ làm cho nhiệt độ của KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 94 dòng cấp tại bề mặt màng thấp hơn so với ở bên trong dung dịch, trong khi phân cực nồng độ làm làm tăng nồng độ muối tại bề mặt màng. Cả hai hiệu ứng này đều làm giảm thông lượng cất nước của quá trình MD. Tăng lưu lượng tuần hoàn giúp tăng mức độ chảy rối của các dòng chất lỏng gần bề mặt màng, làm giảm hiện tượng phân cực nhiệt độ và phân cực nồng độ, do đó làm tăng thông lượng cất nước của quá trình MD. Hình 4. Thông lượng cất nước và năng lượng tiêu thụ của hệ thống MD khi thay đổi lưu lượng tuần hoàn nước 3.2. Hoạt động của hệ thống MD với nước biển trong thời gian thực nghiệm kéo dài Sau khi đã đánh giá được ảnh hưởng của các thông số vận hành chính lên hiệu quả hoạt động, hệ thống MD được vận hành với nước cấp là nước biển (đã được sơ lọc bằng lõi lọc kích thước lỗ 1 m) trong thời gian kéo dài 30 ngày. Trong mỗi ngày, hệ thống MD được khởi động vào buổi sáng và được vận hành ở các điều kiện không đổi là nhiệt độ dòng cấp 800C, nhiệt độ đầu vào dòng làm mát 250C, lưu lượng tuần hoàn nước là 360 L/h. Lưu lượng tuần hoàn 360 L/h được lựa chọn để đảm bảo tránh được nguy cơ ướt màng lọc của quá trình MD khi vận hành trong thời gian dài, dù lưu lượng tuần hoàn lớn sẽ giúp tăng thông lượng cất nước và giảm điện năng tiêu thụ như đã khảo sát ở trên. Tại cuối ngày vận hành, hệ thống MD được chuyển sang trạng thái ngừng tạm thời (Standby), nguồn điện và nước cấp và hệ thống MD được ngắt, nhưng nước vẫn được giữ trong các mô đun màng để tránh hiện tượng màng bị khô và bị kết tủa. Các nghiên cứu công bố trước đây đã cho thấy thời gian sử dụng của màng lọc MD kéo dài đến 5 năm mà không ảnh hưởng nhiều lên hiệu quả lọc khi màng lọc không bị khô và lắng cặn kết tủa trong quá trình vận hành. Các kết quả đo công suất cất nước, điện năng tiêu thụ và độ dẫn điện của nước cất thu được đã chứng tỏ hệ thống MD ở quy mô hiện trường có thể hoạt động ổn định trong thời gian kéo dài 30 ngày (Hình 5). Công suất cất nước của hệ thống MD ở quy mô hiện trường dao động quanh giá trị 45 L/h, tương ứng với công suất 1 m3/ngày khi hệ thống này được vận hành liên tục 24 giờ trong ngày. Điện năng tiêu thụ riêng của hệ thống duy trì ổn định ở mức 96 kWh/m3, trong khi độ dẫn điện của nước cất thu được từ hệ thống MD luôn thấp hơn 80 S/cm. Độ dẫn điện này tương đương với hàm lượng muối tan trong nước cất không quá 35 mg/L, chứng tỏ nước cất thu được có độ tinh khiết rất cao. Bên cạnh độ dẫn điện và hàm lượng muối thấp, kết quả phân tích mẫu nước tiến hành tại Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng chứng tỏ nước cất thu được từ hệ thống MD trên đảo An Bình hoàn toàn đáp ứng được các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn nước uống (QCVN 01: 2009/BYT). Tuy nhiên, để đảm bảo vị ngon của nước uống, nước cất thu được từ hệ thống MD được cho qua lõi tạo khoáng đá (lõi lọc số 6 trong hệ thống lõi lọc của thiết bị lọc nước Karofi Việt Nam). Hình 5. Công suất cất nước, điện năng tiêu thụ riêng và độ dẫn điện của nước cất thu được từ hệ thống MD khi vận hành trong thời gian kéo dài với nước cấp là nước biển Kết quả thu được từ quá trình khảo sát thực nghiệm hệ thống MD trong thời gian kéo dài chứng tỏ tính khả thi của công nghệ MD cho khử mặn nước biển cả về phương diện kỹ thuật và kinh tế. Với mức điện năng tiêu thụ riêng là 96 kWh/m3 và giá điện sinh hoạt trên đảo An Bình là 2.200 đồng/kWh, chi phí vận hành để thu được 1 m3 nước uống trực tiếp từ nước biển bằng hệ thống MD là 511.200 đồng/m3 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 95 (bao gồm tiền điện và tiền công vận hành là 300.000 đồng/ngày). Hiện tại, chi phí để mua 1 m3 nước uống được vận chuyển từ đảo Lý Sơn ra đảo An Bình là 1.250.000 đồng. Từ sự so sánh này, có thể thấy được tính khả thi về hiệu quả kinh tế của công nghệ MD cho khử mặn nước biển ở trên các đảo nhỏ như đảo An Bình. Cũng cần lưu ý là chi phí tính toán ở trên chỉ bao gồm chi phí năng lượng và nhân công vận hành, chưa tính đến chi phí đầu tư hệ thống do đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu ở quy mô hiện trường. 4. KẾT LUẬN Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát của hệ thống MD ở quy mô hiện trường công suất 1 m3/ngày đầu tiên ở Việt Nam. Hệ thống MD được thiết kế, lắp đặt và sau đó khảo sát thực nghiệm trong thời gian kéo dài 1 tháng tại đảo An Bình, huyện đảo Lý Sơn với mục đích cung cấp nước uống cho người dân trên đảo. Kết quả khảo sát thực nghiệm cho thấy rằng nhiệt độ dòng cấp và lưu lượng tuần hoàn nước là hai thông số vận hành ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống MD; tăng nhiệt độ dòng cấp và lưu lượng tuần hoàn nước đều giúp tăng thông lượng cất nước và giảm điện năng tiêu thụ riêng của hệ thống. Trong thời gian khảo sát kéo dài 1 tháng, hệ thống MD khi vận hành ở nhiệt độ dòng cấp và lưu lượng tuần hoàn nước là 800C và 360 L/h đạt công suất cất nước ổn định là 45 L/h với điện năng tiêu thụ riêng là 96 kWh/m3 nước cất. Nước cất thu được có độ tinh khiết rất cao, có độ mặn dưới 35 mg/L, đạt tiêu chuẩn nước uống theo quy định của Bộ Y tế. Với mức điện năng tiêu thụ trên, chi phí vận hành (gồm tiền điện và tiền công lao động) để thu được 1 m3 nước cất từ hệ thống MD khử mặn nước biển trên đảo An Bình là 511.200 đồng. LỜI CẢM ƠN Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài cấp Bộ Khoa học và Công nghệ, mã số KC.09.39/16-20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alsebaeai, M. K. and Ahmad, A. L., 2020. Membrane distillation: Progress in the improvement of dedicated membranes for enhanced hydrophobicity and desalination performance. J Ind Eng Chem 86, 13 - 34. 2. Andrés-Mañas, J. A., Roca, L., Ruiz-Aguirre, A., Acién, F. G., Gil, J. D. and Zaragoza, G., 2020. Application of solar energy to seawater desalination in a pilot system based on vacuum multi-effect membrane distillation. Appl Energy 258, 114068. 3. Andrés-Mañas, J. A., Ruiz-Aguirre, A., Acién, F. G. and Zaragoza, G., 2018. Assessment of a pilot system for seawater desalination based on vacuum multi-effect membrane distillation with enhanced heat recovery. Desalination 443, 110 -121. 4. Dow, N., Gray, S., Li, J.-d., Zhang, J., Ostarcevic, E., Liubinas, A., Atherton, P., Roeszler, G., Gibbs, A. and Duke, M., 2016. Pilot trial of membrane distillation driven by low grade waste heat: Membrane fouling and energy assessment. Desalination 319, 30 - 42. 5. Duong, H. C., Cooper, P., Nelemans, B., Cath, T. Y. and Nghiem, L. D., 2016. Evaluating energy consumption of air gap membrane distillation for seawater desalination at pilot scale level. Sep Purif Technol 166, 55 - 62. 6. Ghaffour, N., Soukane, S., Lee, J. G., Kim, Y. and Alpatova, A., 2019. Membrane distillation hybrids for water production and energy efficiency enhancement: A critical review. Appl Energy 254, 113698. 7. González, D., Amigo, J. and Suárez, F., 2017. Membrane distillation: Perspectives for sustainable and improved desalination. Renew Sust Energ Rev 80, 238-259. 8. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01: 2009/BYT về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành. 9. Shim, W. G., He, K., Gray, S. and Moon, I. S., 2015. Solar energy assisted direct contact membrane distillation (DCMD) process for seawater desalination. Sep Purif Technol 143, 94-104. 10. Suwaileh, W., Johnson, D. and Hilal, N., 2020. Membrane desalination and water re-use for agriculture: State of the art and future outlook. Desalination 491, 114559. 10. Wang, P. and Chung, T.-S., 2015. Recent advances in membrane distillation processes: Membrane development, configuration design and application exploring, J Membr Sci 474, 39 - 56. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 96 MEMBRANE DISTILLATION SEAWATER DESALINATION FOR DRINKING WATER PROVISION ON ISLANDS IN VIETNAM Duong Cong Hung1, Trinh Van Giap2, Tran Thi Thu Lan2* 1School of Environmental Engineerging, Le Quy Don Technical University 2Institute of Envrionmental Engineering, Vietnam Academy of Science and Technology Email: thulan180679.vn@gmail.com Summary Membrane distillation (MD) has been considered a promising desalination technology to provide drinking water to people living in remote coastal areas and on islands. MD is hybrid process that combines traditional thermal distillation and membrane filtration; thus, it inherits the advantages of these both separation technologies. In the world, MD has been developed and deployed for drinking water provision with capacity up to 100 m3/day. In this study, for the first time, a pilot seawater MD desalination system was designed, built, and trialed on an island in Vietnam. The pilot MD system was operated with real seawater at different water temperatures and water circulation rates to examine the performance of the system. The experimental results demonstrate strong influences of the feed inlet temperature and water circulation rates on the water flux and specific energy consumption of the system. When operated under the feed inlet temperature of 800C, water circulation rate of 360 L/h, the system could produce 45 L/h of high quality distillate with the specific energy consumption of 96 kWh/m3. The estimated production cost (i.e. for electricity and labor) of the pilot MD system for 1 m3 of drinking water was 511,200 VND. Keywords: Membrane distillation, membrane process, desalination, seawater desalination. Người phản biện: GS.TS. Nguyễn Xuân Cự Ngày nhận bài: 17/8/2020 Ngày thông qua phản biện: 18/9/2020 Ngày duyệt đăng: 25/9/2020
File đính kèm:
- thu_nghiem_cong_nghe_chung_cat_mang_khu_man_nuoc_bien_de_cun.pdf