Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách

Mục tiêu nghiên cứu là tìm ra cơ hội cạnh tranh thị trường một số sản phẩm gạo chính yếu theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019 về giảm số lượng và tăng chất lượng gạo xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030. Dựa vào mô hình dự báo lúa gạo toàn cầu đến năm 2028 để định vị phân khúc thị trường. Đồng thời xác định lợi thế cạnh tranh sản xuất lúa vùng theo phân khúc thị trường dự báo qua chỉ số cạnh tranh nguồn lực nội địa (DRCR) trong khung phân tích chính sách (PAM analysis) trong vụ lúa đông xuân 2017 – 2018. Kết quả chỉ ra rằng sản xuất lúa – gạo vùng ĐBSCL cần đặc biệt quan tâm phát triển thị trường gạo thơm đặc sản chất lượng cao với khoảng 14  tổng lượng và 9  tổng giá trị và gạo trắng hạt dài khoảng 19  về tổng lượng và 20  tổng giá trị trong thương mại gạo toàn cầu. Chỉ số DRCR cho phẩm cấp gạo thơm đặc sản là 0,481 và gạo trắng hạt dài thơm nhẹ là 0,618 đều <1, chứng tỏ rằng sử dụng nguồn lực nội địa trong cạnh tranh lúa gạo cho hai phẩm cấp gạo này đều có tiềm năng rất lớn trong cạnh tranh thương mại toàn cầu. Vì thế, ngành nông nghiệp cần quan tâm phát triển hai phẩm cấp gạo thơm đặc sản và gạo trắng hạt dài thơm nhẹ trong chiến lược và kế hoạch xây dựng và nâng cấp chuỗi và tổ chức sản xuất theo lợi thế so sánh của địa phương trồng lúa của vùng

Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách trang 1

Trang 1

Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách trang 2

Trang 2

Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách trang 3

Trang 3

Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách trang 4

Trang 4

Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách trang 5

Trang 5

Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách trang 6

Trang 6

Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4560
Bạn đang xem tài liệu "Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách

Thị trường, tính cạnh tranh của một số sản phẩm gạo chính ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất chính sách
i thủ cạnh tranh phẩm cấp gạo thơm đặc sản 
trong tương lai. Sản xuất gạo thơm đặc sản vùng 
trong cạnh tranh thị trường cần quan tâm tiềm năng 
nhu cầu các nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu trong 
tương lai bao gồm S. Arabia, EU, Mỹ, Singapore, 
Hong Kong, Iraq, Ghana và Iran. 
4.1.2. Phân khúc gạo trắng hạt dài. 
Kết quả được trình bày tóm tắt qua hình 3. Vị trí 
phẩm cấp gạo trắng hạt dài của vùng có tiềm năng 
cạnh tranh cao vì có sự chia sẻ 19  về tổng lượng và 
chiếm khoảng 20  về tổng giá trị thương mại toàn 
cầu theo dự báo. Tiềm năng thị trường sẽ có nhu cầu 
cao từ các nước Tây Phi khoảng 27  về lượng và 25  
về giá trị. Trung Quốc có nhu cầu khoảng 14  về 
tổng lượng và 12  về tổng giá trị. Nhưng đáng chú ý 
là Trung Quốc có chiến lược nhập khẩu gạo này từ 
Việt Nam và xuất qua các nước Tây Phi. Kế tiếp là 
Nigeria có nhu cầu 9  về tổng lượng và 10  về tổng 
giá trị, các nước Trung Đông khoảng 6  tổng lượng 
và 7  tổng giá trị. Riêng Philipine có nhu cầu khoảng 
5  cho cả hai về lượng và giá trị. Thấp nhất từ 
Malaysia, Indonesia và EU, mỗi nước có nhu cầu 
khoảng 3  cho cả hai về tổng lượng và giá trị. 
Vì thế sản xuất lúa vùng cho phẩm cấp gạo trắng 
hạt dài cần quan tâm tiềm năng thị trường như phân 
tích trên. Đồng thời cạnh tranh thị trường phẩm cấp 
gạo này cần quan tâm các đối thủ cạnh tranh từ tiềm 
năng các nước có khả năng xuất khẩu lớn như là Ấn 
Độ, Thái Lan và Pakistan. 
Nguồn: Eric Wailes và nhóm nghiên cứu lúa gạo tại Trường Đại học Cần Thơ từ 13/9-30/9/2019. 
Hình 3. Cạnh tranh thương mại toàn cầu gạo trắng hạt dài vùng đến 2028 
4.2. Lợi thế so sánh và cạnh tranh của hai dòng 
sản phẩm đã được dự báo 
Khả năng cạnh tranh của lúa gạo xuất khẩu là 
một chỉ số cần thiết được tính đến vì nó là chỉ dấu tác 
động đến quyết định chính sách xuất khẩu gạo. Chỉ 
số này càng thấp chứng tỏ khả năng càng ít phải tốn 
chi phí nguồn lực trong nước để sản xuất một đơn vị 
gạo xuất khẩu so với giá trị gia tăng thu được do sử 
dụng nguồn lực nội địa. Bảng 1 trình bày về các 
thông số chi phí, giá xuất khẩu gạo FOB và kết quả 
tính DRCR (=DRC/SER) của 3 giống lúa đại diện cho 
2 phân khúc thị trường, bao gồm: gạo thơm đặc sản 
chất lượng cao và gạo trắng hạt dài, bao gồm thơm 
nhẹ và trung bình ở vụ đông xuân 2017-2018. Kết quả 
chỉ ra rằng chi phí sản xuất 1 tấn gạo giữa 3 nhóm 
phân khúc thị trường có chênh lệch chút ít nhưng 
không nhiều, trong khi đó giá xuất khẩu FOB là yếu 
tố chênh lệch rõ rệt giữa 3 nhóm giống lúa theo 2 
phân khúc dự báo. Chính yếu tố này tạo nên sự khác 
biệt của khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu dưới 
hệ quy chiếu chi phí nguồn lực nội địa, giá trị DRCR 
của nhóm giống gạo đặc sản, chất lượng cao Jasmine 
85 là 0,481 tiếp theo là gạo trắng hạt dài thơm nhẹ là 
0,618 của giống OM5451 và 0,641 của giống gạo 
trắng hạt dài phẩm cấp trung bình của giống 
IR50404. Các trị số DRCR đều <1 cho thấy rằng 3 
nhóm giống cho hai phân khúc thị trường theo dự 
báo trên đều có lợi thế so sánh và cạnh tranh thị 
trường xuất khẩu vùng. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 7 
Bảng 1. Chỉ số cạnh tranh của 1 tấn gạo xuất khẩu theo dự báo thị trường, vụ đông xuân 2017 – 2018 
Thông số ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 
1. Chi phí nội địa Tr.đồng 6,3016 6,4630 6,3255 
1.1. Chi sản xuất Tr.đồng 2,4016 2,563 2,425 
 - Giá cơ hội của đất Tr.đồng 0,0872 0,094 0,087 
 - Hạt giống Tr.đồng 0,4951 0,497 0,481 
 - Phân bón Tr.đồng 0,5450 0,619 0,710 
 - Thuốc BVTV Tr.đồng 0,2928 0,334 0,222 
 - Tưới Tr.đồng 0,1362 0,151 0,009 
 - Làm đất Tr.đồng 0,1118 0,139 0,135 
 - Thu hoạch Tr.đồng 0,1298 0,132 0,145 
 - Nhiên liệu Tr.đồng 0,0179 0,015 0,017 
 - Thuê lao động Tr.đồng 0,2295 0,231 0,130 
 - Giá cơ hội lao động gia đình Tr.đồng 0,3510 0,345 0,489 
 - Khác Tr.đồng 0,0052 0,007 0,001 
1.2. Thu gom, chế biến và xuất khẩu Tr.đồng 3,9000 3,9000 3,9000 
2. Chi nhập khẩu USD 63,76 70,97 65,75 
 - Phân bón USD 18,36 20,86 23,92 
 - Thuốc BVTV USD 25,18 28,72 19,13 
 - Làm đất USD 4,95 6,15 5,98 
 - Thu hoạch USD 13,41 13,67 15,02 
 - Nhiên liệu USD 1,85 1,56 1,71 
3. Giá gạo xuất khẩu (FOB) US 547,0 457,0 430,0 
4. DRC VNĐ/USD 13.040 16.742 17.366 
5. OER (Tỉ giá hối đoái chính thức) VNĐ/USD 22.573 22.573 22.573 
6. SER (Tỉ giá hối đoái mờ) VNĐ/USD 27.088 27.088 27.088 
7. DRCR (=DRC/SER) Lần 0,481 0,618 0,641 
Chú thích: tỉ giá hối đoái chính thức (OER): 1 USD = 22.573 VNĐ. 
Nhóm 1: là giống lúa đặc sản; 2: là gạo hạt dài, thơm nhẹ và 3: trung bình. 
Nguồn: phân tích từ nguồn số liệu đề tài cân bằng sản xuất và tiêu thụ lúa – gạo vùng. Mã số KHCN-
TNB.ĐT/14-19/C05. 
4.3. Hàm ý chính sách sản xuất lúa gạo vùng 
4.3.1. Định hướng chính sách sản xuất và cạnh 
tranh thị trường lúa gạo vùng 
 Giảm lượng, tăng chất, thích ứng biến đổi khí 
hậu và cạnh tranh thị trường 
Do các thử thách về phát triển vùng kém bền 
vững và tác động BĐKH, Chính phủ đã ban hành 
Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát 
triển bền vững ĐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu 
định hướng đến năm 2030, năm 2045 với tầm nhìn 
dài hạn đến năm 2100 và đòi hỏi phải rà soát hàng 
loạt chính sách và cần tích hợp lại trong mọi kế 
hoạch phát triển bền vững vùng. Trong đó ngành 
hàng lúa gạo xếp thứ tự ưu tiên sau thủy sản và cây 
ăn quả. 
Đối với ngành hàng lúa gạo, Bộ Nông nghiệp và 
PTNT, 2019 đã đưa ra kế hoạch hành động thực hiện 
Nghị quyết 120/NQ-CP, 2017 theo hướng “giảm lượng 
và tăng chất lượng”. Đồng thời giảm và chuyển đối đất 
lúa liên quan bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý đến năm 2030. 
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã định hướng 
cạnh tranh thị trường là không cứng nhắc duy trì diện 
tích sản xuất lúa gạo vùng và xuất khẩu gạo với số 
lượng lớn. Chuyển đất lúa sản xuất cho mục tiêu chất 
lượng gạo cao, đặc sản phục vụ tiêu dùng trong nước và 
xuất khẩu. Giữ vững thị trường truyền thống, phát triển 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 8 
thị trường tiềm năng và khai thác thị trường trong 
nước. Vì thế cần quan tâm về kết quả dự báo khả năng 
phát triển hai phân khúc thị trường gạo thơm đặc sản 
và gạo trắng hạt dài thơm nhẹ trong thương mại toàn 
cầu và cơ hội lợi thế sinh thái và cơ cấu mùa vụ cho 
dòng sản phẩm chất lượng trung bình, nhưng thích 
nghi rộng như giống lúa IR 50404 
Tương tác kết quả nghiên cứu theo kế hoạch của 
Bộ Nông nghiệp và PTNT 
 Qua kết quả và thảo luận trình bày trên cho thấy 
vùng ĐBSCL có lợi thế cạnh tranh phân khúc thị 
trường phẩm cấp gạo thơm, đặc sản chất lượng cao 
và gạo trắng hạt dài với hai phẩm cấp là thơm nhẹ và 
trung bình. Đồng thời trong vụ đông xuân 2017 – 
2018, qua phân tích lợi thế cạnh tranh qua chỉ số 
cạnh tranh nguồn lực nội địa (DRCR) đều < 1 là tín 
hiệu rất tốt để tổ chức sản xuất và tiếp tục cải tiến sử 
dụng nguồn lực hiệu quả trong cạnh tranh thị 
trường. Trong đó, các cơ hội về tổ chức sản xuất theo 
lợi thế địa phương, phát triển HTX NN nối kết doanh 
nghiệp theo phân khúc thị trường và nâng cấp chuỗi 
gạo đặc sản và gạo trắng hạt dài thơm nhẹ, đồng thời 
giảm tối đa chi phí sản xuất, phân và thuốc bảo vệ 
thực vật và tác động môi trường và nâng chất lượng 
gạo của vùng thì cần được quan tâm theo định hướng 
giảm và chuyển đổi đất lúa vùng trong tương lai. 
4.3.2. Suy xét lồng ghép chính sách trong cạnh 
tranh thị trường 
Để nâng cao năng lực cạnh tranh lúa – gạo vùng 
theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT và 
kết quả nghiên cứu như trình bày trên, có 3 nhóm 
chính sách cần quan tâm để lồng ghép nhau trong 
cạnh tranh sản xuất lúa vùng, bao gồm: 
 Lồng ghép chính sách cạnh tranh thị trường: 
Các chính sách cần được lồng ghép nhau bao gồm: 
xây dựng thương hiệu lúa – gạo qua Quyết định số 
706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 về đề án phát triển 
thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 
đến năm 2030” và Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2017 
về chiến lược xuất khẩu và cạnh tranh thị trường lúa 
– gạo Việt Nam đến năm 2030 qua giảm lượng gạo 
chất lượng thấp sang chất lượng cao và đa dạng thị 
trường và Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, 
chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông 
nghiệp, nông thôn. 
 Lồng ghép chính sách nâng cấp chuỗi giá trị và 
tạo đường cung ổn định: Qua liên kết và lồng ghép 
nhau qua chương trình tín dụng phục vụ phát triển 
nông nghiệp như các Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, 
số 55/2015/NĐ-CP, số 116/2018/NĐ-CP về chính 
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông 
thôn lồng ghép với Quyết định 14/QĐ-TTg, về vai trò 
tín dụng nâng cấp chuỗi và liên kết chính sách sản 
xuất và tiêu thụ lúa – gạo trong chương trình cánh 
đồng lớn qua Quyết định 606/QĐ-TTg và chương 
trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo 
Quyết định 68/QĐ-CP năm 2013. 
Chính sách điều hành sản xuất và xuất khẩu 
gạo: Nghị định 107/NĐ-TTg năm 2018 cần liên kết 
các chính sách trên hiệu quả và đồng bộ trong cạnh 
tranh thị trường dựa vào các kết quả dự báo về tiềm 
năng thị trường, cơ hội tăng giá xuất khẩu và cạnh 
tranh các nước xuất khẩu phẩm cấp gạo này theo 
từng niên vụ – ngắn – trung và dài hạn. Đồng thời 
thường xuyên theo dõi: động thái thay đổi theo từng 
niên vụ và ngắn hạn tùy thuộc vào bối cảnh và chính 
sách các nước nhập khẩu và đối thủ cạnh tranh. 
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
- Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, kết quả 
đã chứng minh được rằng phát triển sản xuất lúa – 
gạo vùng cần tập trung hai phân khúc thị trường về 
gạo đặc sản, chất lượng cao và gạo trắng hạt dài 
thơm nhẹ. Tập trung phát triển hai phân khúc này, 
dự báo đến năm 2030 sẽ có nhiều cơ hội trong cạnh 
tranh thị trường toàn cầu và sử dụng nguồn lực nội 
địa trong cạnh tranh hiệu quả vì chỉ số DRCR đều <1. 
Kết quả này cho thấy đây là cơ hội tốt để áp dụng vào 
tiến trình giảm và chuyển đổi đất lúa theo lợi thế địa 
phương và tiểu vùng sản xuất lúa vùng ĐBSCL. 
 - Giảm và chuyển đối đất lúa vùng ĐBSCL. Theo 
kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019 việc 
giảm và chuyển đổi khoảng 275.000 ha đất lúa vùng 
đến năm 2030 là cơ hội sử dụng đất lúa hiệu quả 
trong thích ứng biến đổi khí hậu vùng, thực hiện tầm 
nhìn NQ120-CP, 2017. Tuy vậy tiến trình giảm và 
chuyển đổi là cả quá trình và cần nhiều nghiên cứu 
về tích hợp chính sách liên quan. 
5.2. Kiến nghị 
 Tiếp cận về phương pháp nghiên cứu trên cho 
các vụ lúa hè thu và thu đông để có cơ sở khoa học 
toàn diện hơn trong tiến trình bố trí lại cơ cấu mùa vụ 
sản xuất lúa gạo trong tiến trình giảm và chuyển đổi 
đất lúa vùng. 
 Kế hoạch Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019 về 
định hướng thị trường trong tiến trình giảm và 
chuyển đổi đất lúa vùng, cần quan tâm phát triển 
theo phân khúc thị trường gạo thơm đặc sản và gạo 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 9 
trắng hạt dài thơm nhẹ để nâng cấp chuỗi, bố trí sản 
xuất và đầu tư hiệu quả để sử dụng nguồn lực nội địa 
hiệu quả hơn. 
LỜI CẢM ƠN 
Kết quả nghiên cứu trên có được là nhờ sự hỗ 
trợ của đề tài nghiên cứu cân bằng thị trường, nâng 
cấp cấp chuỗi và xây dựng mô hình liên kết sản xuất 
lúa – gạo vùng ĐBSCL, Mã số KHCN-TNB.ĐT/14-
19/C05, thuộc chương trình nghiên cứu Khoa học và 
Công nghệ vùng Tây Nam bộ và sự giúp đỡ của Gs 
Eric J. Walies, Đại học Arkansas Hoa Kỳ và các cán 
bộ tham gia nghiên cứu đề tài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019. Tài liệu kết quả 
thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ: Hội 
nghị tổng kết sau sau 2 năm thực hiện NQ120-CP, 2017 
vào tháng 6/2019 tại TP. HCM. 
2. Eric J. Wailes và nhóm nghiên cứu lúa – gạo 
Trường Đại học Cần Thơ và Viện Lúa ĐBSCL, 2019. 
Hội thảo nhóm thảo luận về vị trí lúa – gạo vùng 
ĐBSCL theo dự báo từ ngày 13-30/3/2019, tại Trường 
Đại học Cần Thơ. 
3. Hai, Nguyen Manh and Heidhues, F. (2004). 
Comparative advantage of Vietnam’s rice sector under 
different liberalisation scenarios – A Policy Analysis 
Matrix (PAM) study. Institute for Agricultural 
Economics and Social Sciences in the Tropics and 
Subtropics (Ed.). Research in Development Economics 
and Policy, Discussion Paper No. 01/2004. ISSN 1439-
4952. 
4. IPSARD and WB (2017). Rice report. World 
Bank and Ministry of Agriculture and Rural 
Development.  
5. Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ, 2017 
về phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến 
đổi khí hậu. 
6. Nghị định số 107/NĐ-CP, 2018, thay thế NĐ 
109/NĐ-CP, 2016 về điều hành sản xuất và xuất khẩu 
gạo. 
7. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính 
sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, 
nông thôn. 
8. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, số 55/2015/NĐ-
CP, số 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục 
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn lồng ghép với QĐ 
14 TTg, về vai trò tín dụng nâng cấp chuỗi và liên kết 
chính sách sản xuất và tiêu thụ lúa – gạo trong cánh 
đồng lớn qua QĐ 606TTg và chương trình cho vay hỗ 
trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 
68/2013/QĐ. 
9. Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21-5-2015 về 
xây dựng thương hiệu lúa – gạo Việt Nam đến năm 
2030. 
10. Quyết định số 942/TTg năm 2017 về chiến lược 
xuất khẩu và cạnh tranh thị trường lúa – gạo Việt Nam 
đến năm 2030. 
MARKET COMPETITIVENESS OF SOME MAIN RICE PRODUCTS IN THE MEKONG DELTA 
AND THEIR POLICY RECOMMENDATIONS 
Nguyen Van Sanh 
Summary 
Purpose of the study is to look for opportunities of the market competitiveness of some main rice products 
in the Mekong delta, accroding to the plan of MARD, 2019 by a direction of its reduction in volume and 
increase in the value untile 2030. The Global rice prediction model was used to clarify positions of two 
products of the aromatic rice and long white grain rice in the Mekong delta rice production until 2028. The 
DRC (Domestic Resource Cost) index in the PAM (Policy Analysis Matrix) framework was applied to 
determine the competitive advantage of these two products in the winter-spring 2017-2018. Results showed 
rice production in the Mekong delta should focus on: the aromatic rice with sharing 14  in volume and 9  
in value and the long white grain rice of 19  in volume and 20  in value, yearly. The DRCRs for agromatic 
rice with value of 0.481 and the high quality of the white long grain with value of 0.618 and its medium 
quality rice of 0.641. These DRCRS were less than 1, which have been the highly potential competitive 
advantages in the Global market trading. Therfore, the relevant aricultural sector’ management should 
consider these two main rice products as the basic to improve the rice value chains and local comparative 
rice land use in the process of the the rice land transition in this region in the future. 
Keywords: Market competitiveness, domestice resource use, MD rice production. 
Người phản biện: PGS.TS. Đào Thế Anh 
Ngày nhận bài: 7/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 8/10/2020 
Ngày duyệt đăng: 15/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfthi_truong_tinh_canh_tranh_cua_mot_so_san_pham_gao_chinh_o_d.pdf