Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng

Năm 2020, trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu chuyển biến xấu

một cách nhanh chóng, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu bước

vào giai đoạn suy thoái. Mặc dù, đại dịch COVID-19 xảy ra làm cho nền kinh tế và xã hội nói

chung gặp nhiều khó khăn nhưng mặt khác lại kích hoạt gia tăng các nhu cầu đầu tư tài chính

và các phương thức giao dịch trực tuyến. Thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong những

ngành may mắn hiếm hoi có những cơ hội phát triển tốt hơn so với các ngành khác và đạt được

những thành quả đáng khích lệ trong đại dịch COVID-19. Với những đánh giá thực trạng trên cả

khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực, bài viết hướng đến những khả năng cốt lõi, tranh thủ nền

tảng thuận lợi trong và ngoài nước để có thể thúc đẩy TTCK Việt Nam ngày một ổn định, minh

bạch và phát triển.

Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng trang 1

Trang 1

Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng trang 2

Trang 2

Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng trang 3

Trang 3

Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng trang 4

Trang 4

Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng trang 5

Trang 5

Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng trang 6

Trang 6

Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3860
Bạn đang xem tài liệu "Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng

Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng
oạt hoạt động bị ảnh hưởng nghiêm trọng như du lịch, giải trí thất nghiệp gia tăng. Bất chấp 
những hoàn cảnh đặc biệt và ngay cả trong những ngày tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng, TTCK 
vẫn mở cửa và hoạt động. Sau những bất ổn trên TTCK vào tháng 3, thị trường đã nhanh chóng 
phục hồi và đến cuối tháng 7, hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều ghi nhận sự hồi 
phục nhanh chóng về mức hoạt động được thấy trước đại dịch, phản ánh niềm tin mạnh mẽ và 
40.
* Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
440
vai trò của TTCK trong việc hỗ trợ nền kinh tế. Vào cuối năm 2020, tin tức về việc phát triển và 
phê duyệt một số loại vắc xin COVID-19, thỏa thuận cuối cùng giữa Anh và liên minh châu Âu 
cũng như kết quả của cuộc bầu cử tại Mỹ dường như đã thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư và 
tổ chức phát hành, tạo nền tảng để TTCK cuối năm tăng cao. Với những đánh giá thực trạng trên 
cả khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực, bài viết hướng đến những khả năng cốt lõi, tranh thủ 
nền tảng thuận lợi trong và ngoài nước để có thể thúc đẩy TTCK Việt Nam ngày một ổn định, 
minh bạch và phát triển.
2. TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 
2.1. Thế giới và khu vực
Trên TTCK cơ sở, về vốn hóa, sau khi giảm mạnh (20,7%) trong quý I/2020, vốn hóa TTCK 
đã nhanh chóng phục hồi, đạt mức trước đại dịch vào cuối quý II/2020. Tháng 11/2020, vốn hóa 
thị trường toàn cầu lần đầu tiên vượt qua mốc 100 nghìn tỷ USD, kết thúc năm ở mức 109,21 
nghìn tỷ USD, tăng 19,7% so với cuối năm 2019 đạt 109,21 nghìn tỷ USD (châu Mỹ:1 21,7%, 
châu Á - Thái Bình Dương:2 24,3% và EMEA:3 9,7%). 
Hình 1. Vốn hóa thị trường chứng khoán
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: WFE
Về giá trị và khối lượng giao dịch, so với năm 2019, năm 2020 chứng kiến mức giá trị cao 
kỷ lục, đạt 137,63 nghìn tỷ USD, tăng 53,7% (châu Mỹ tăng 58,8%, châu Á - Thái Bình Dương 
tăng 55,8%, và khu vực EMEA tăng 26,2%). Về khối lượng giao dịch đạt 38,02 tỷ giao dịch trên 
toàn cầu, tăng 56,0%.
Về niêm yết, số lượng công ty niêm yết mới tăng 25,7% chủ yếu là các đợt IPO năm 2019 đã 
làm nổi bật vai trò dẫn vốn cho nền kinh tế của TTCK.
1 Americas - châu Mỹ
2 The Asia-Pacific (APAC) - Châu Á - Thái bình dương
3 Europe, Middle East and Africa (EMEA) - Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
441
Hình 2. Số lượng công ty niêm yết năm 2020 Hình 3. Biến động niêm yết theo năm
Nguồn: WFE
Về dòng vốn đầu tư, dòng đầu tư thông qua các công ty đã niêm yết tăng 31,8% (tương đương 
650,7 tỷ USD) so với năm 2019, châu Mỹ tăng 16,1%, châu Á - Thái Bình Dương tăng 38,1% 
và EMEA tăng 34%. Những con số này cho thấy các công ty đã niêm yết dựa vào TTCK để mở 
rộng cơ hội phát triển. Dòng vốn đầu tư thông qua các đợt IPO tăng 36,8% khi so với năm 2019, 
đặc biệt, tháng 12/2020, số vốn huy động qua IPO đạt mức 44,78 tỷ USD là mức huy động hàng 
tháng cao nhất trong 5 năm qua. 
Về sản phẩm ETP1, vốn hóa thị trường của ETP đạt gần 7,8 nghìn tỷ USD. Châu Mỹ gần 5,8 
nghìn tỷ USD (chiếm 74,35% tổng số), EMEA chỉ hơn 1 nghìn tỷ USD (chiếm 13,14% tổng số), 
châu Á - Thái Bình Dương đứng thứ ba đạt 980 tỷ USD (chiếm 12,61% tổng số). Mặc dù ảnh 
hưởng nghiêm trọng từ làn sóng COVID-19 đầu tiên vào tháng 3/2020 nhưng kết thúc năm vốn 
hóa ETP toàn cầu đã tăng 10,21% so với tháng 1/2020 trong đó, châu Mỹ tăng 7,01%, châu Á - 
Thái Bình Dương tăng đáng kinh ngạc 35,61% và EMEA ghi nhận mức tăng trưởng 9%. 
Về TTCK phái sinh, các nhà đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào các công cụ chứng khoán phái 
sinh để bảo vệ các vị thế đầu tư, nhằm mục đích ứng phó trước các rủi ro từ đại dịch toàn cầu. Do 
đó, năm 2020, giao dịch phái sinh tăng đối với hầu hết các loại hợp đồng đạt 46,28 tỷ hợp đồng, 
tăng 43% so với năm 2019 và ở tất cả các khu vực, cụ thể: hợp đồng quyền chọn tăng 48,6%, đạt 
20,96 tỷ hợp đồng; hợp đồng tương lai tăng 38,6%, đạt 25,32 tỷ hợp đồng đã giao dịch.
2.2. Bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường cơ sở, thị trường sơ cấp: Huy động vốn toàn thị trường đạt 413.700 tỷ đồng, 
tăng 30% so với cuối năm 2019, trong đó, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng 
đạt 39.895 tỷ đồng, tăng 40%; phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng tăng kỷ lục đạt 
khoảng 403.460 tỷ đồng, tăng 30,4%; huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu 
trái phiếu chính phủ cũng tăng mạnh với giá trị đạt gần 350.228 tỷ đồng, tăng 63%. Đây là năm 
huy động nhiều nhất, kỳ hạn bình quân dài nhất (gần 13,9 năm) và lãi suất thấp nhất từ trước đến 
nay (2,84%).
1 Exchange Traded Products (ETPs) - Các sản phẩm giao dịch hoán đổi 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
442
Có thể nói, TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong 10 TTCK có sức chống chịu với đại 
dịch và phục hồi tốt nhất thế giới. Chỉ số VN-Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng 
mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 
2019; chỉ số HNX Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 98,1% so với 
cuối năm 2019. 
Về vốn hóa thị trường, kết thúc năm 2020, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn 
tỷ đồng, tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 84,1% GDP năm 2020. Vốn hóa thị 
trường TPCP đạt khoảng 23% GDP năm 2020.
Hình 4. Quy mô vốn hóa TTCK Việt Nam
Đơn vị: tỷ đồng
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Vốn hóa TTCK Việt Nam (tỷ đồng) Vốn hóa TTCK/GDP
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Về giá trị giao dịch: Giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 
59,3% so với bình quân năm 2019, đặc biệt GTGD bình quân quý IV đạt mức kỷ lục 11.593 tỷ 
đồng/phiên, tăng 2,5 lần so với cuối năm 2019.
Nhà đầu tư nước ngoài: trong năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 18.390 tỷ đồng trên 
thị trường cổ phiếu nhưng mua ròng 4.134 tỷ đồng trên thị trường trái phiếu. Nhà đầu tư nước 
ngoài có rút vốn trên TTCK nhưng chỉ ở mức trên 1 tỷ USD, không nhiều so với các thị trường 
trong khu vực và không ảnh hưởng đến cán cân ngoại hối.
Hình 5. Khối lượng và giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài
Nguồn: Cophieu68
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
443
Bên cạnh đó, sự phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán đóng góp cho thị trường ổn định 
và tăng trưởng bền vững. Tính đến cuối năm 2020, toàn thị trường đã có 57 quỹ đầu tư chứng 
khoán, tăng gấp 2 lần so với số lượng quỹ năm 2015 là 28 quỹ; bao gồm: 34 quỹ mở, 07 quỹ ETF, 
13 quỹ thành viên, 02 quỹ đóng và 01 quỹ bất động sản với tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ 
là hơn 57 nghìn tỷ đồng. 
TTCK phái sinh: trong năm 2020, khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt 158.390 hợp 
đồng, gấp hơn 14 lần so với năm khai trương thị trường. Ngày 29/7/2020, khối lượng giao dịch 
nhiều nhất, đạt 356.033 hợp đồng, gấp 1,86 lần so kỷ lục giao dịch năm 2019. Ngày 30/7/2020 
là ngày có giá trị giao dịch danh nghĩa cao nhất, tương ứng hơn 25,4 nghìn tỷ đồng. Hợp đồng 
tương lai trên chỉ số giao dịch sôi động, thanh khoản tăng gần 80% và khối lượng mở OI toàn thị 
trường đạt 40.339 hợp đồng, tăng 143% so với cuối năm 2019.
Hình 6. Hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh và VN30-Index
Nguồn: HNX
Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant - CW): ngày 28/6/2019, CW được niêm yết và 
giao dịch thành công. Đây là một công cụ tài chính quan trọng không chỉ góp phần đa dạng các 
sản phẩm trên thị trường mà còn đáp ứng khẩu vị rủi ro đa dạng của nhà đầu tư, đánh dấu sự phát 
triển mới của TTCK Việt Nam. 
2.3. Một số đánh giá
Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 - 2020 với mục 
tiêu ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ; tăng quy mô và chất lượng hoạt 
động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành 
kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế. Các quy định hướng dẫn hoạt 
động công bố thông tin và quản trị công ty cũng đã được ban hành theo hướng tiếp cận dần với 
các thông lệ quốc tế và đồng bộ với các Luật có liên quan. Tăng cường tính minh bạch và nâng 
cao chất lượng quản trị công ty, giúp phản ánh chính xác hơn tình hình tài chính cũng như hoạt 
động của các doanh nghiệp. Năm 2020, TTCK Việt Nam đã trải qua giai đoạn đầy biến động 
trong nửa đầu năm, từ việc là một trong những TTCK có mức giảm sâu nhất giai đoạn đầu dịch 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
444
COVID-19 nhưng với sự quyết liệt của Chính phủ trong việc ổn định nền kinh tế và kiểm soát 
dịch COVID-19 đã tạo niềm tin lớn cho thị trường và nhà đầu tư, giúp TTCK hồi phục nhanh 
chóng trong giai đoạn cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 6. Kết quả là nửa cuối năm 2020 đã cho 
thấy sự hồi phục ngoạn mục của ngành và TTCK Việt Nam. 
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những nỗ lực không ngừng để hoàn thiện khung 
pháp lý một cách đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế được ban hành cho thị trường, tạo nền 
tảng vững chắc cho sự phát triển của thị trường. Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản quy 
định chi tiết thi hành nêu trên đã tạo khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, 
hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ tốt của quốc tế, bảo đảm nền tảng pháp lý vững 
chắc cho giai đoạn phát triển mới của TTCK. 
Cơ quan quản lý vẫn chú trọng đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát thường xuyên việc 
tuân thủ pháp luật, kiểm tra và xử lý vi phạm trên TTCK phù hợp với thời điểm đại dịch nhưng 
vẫn đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, ổn định, minh bạch. Kết quả là có tổng cộng 25 đoàn 
thanh, kiểm tra, hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 đối với các đoàn định kỳ cũng 
như triển khai một số đoàn kiểm tra đột xuất giao dịch có dấu hiệu bất thường; thực hiện xử phạt 
386 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là 22,6 tỷ (trong đó 
phối hợp với cơ quan điều tra, tố tụng đã được xét xử, kết án 02 vụ án thao túng).
Cùng với những thuận lợi, TTCK Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế, gây ảnh hưởng nhất 
định đối với quá trình phát triển của thị trường như: (i) về hạ tầng cơ sở còn hạn chế trong việc 
đáp ứng tốc độ phát triển của nhà đầu tư, sản phẩm mới và các tiêu chuẩn nâng hạng lên thị 
trường mới nổi của MSCI, FTSE Russell; (ii) về phía cầu, hệ thống nhà đầu tư tổ chức trong 
nước còn thiếu, nhà đầu tư cá nhân chiếm đến 80% giá trị giao dịch trên thị trường cổ phiếu; (iii) 
về phía cung, sản phẩm còn thiếu đa dạng, chất lượng một số hàng hóa chưa thực sự đảm bảo. 
Các doanh nghiệp niêm yết thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản chiếm khoảng 70% 
tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu. Trong khi đó, lĩnh vực công nghệ, viễn thông, khởi nghiệp - 
sáng tạo còn hiếm sẽ là lực cản cho tiềm năng tăng trưởng của TTCK Việt Nam.
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nhiều phân tích cho thấy, trong khi triển vọng ngắn hạn của nền kinh tế không mấy chắc 
chắn thì bức tranh dài hạn lại thuận lợi hơn. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (IMF) cho thấy, 
GDP của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng trong năm 2021, sau 
khi giảm 2,6% năm 2020. Với việc triển khai vắc-xin đang diễn ra, nhiều người sẽ có thể đi du 
lịch, ăn uống và mua sắm trực tiếp một cách an toàn. Ngoài ra, các gói hỗ trợ tài chính kết hợp 
với các điều kiện tài chính thuận lợi và tiến độ tiêm chủng đều đặn là tất cả những lý do để lạc 
quan rằng, nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới. Nhưng tốc độ phục hồi cũng sẽ 
phụ thuộc vào bức tranh toàn cầu và sự xuất hiện của các chủng virus mới có thể làm chậm con 
đường dẫn đến một thế giới hậu COVID, hơn một năm xảy ra đại dịch, vẫn còn quá nhiều bất ổn. 
Nhưng bất chấp những thách thức trước mắt, triển vọng dài hạn của nền kinh tế đã được cải thiện 
và các hành động quyết liệt trong thời gian vừa qua đã định vị chính sách tiền tệ tốt để hỗ trợ 
sự phục hồi mạnh mẽ, đầy đủ và đạt được các mục tiêu về việc làm tối đa, ổn định giá cả. Triển 
vọng phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn đã thúc đẩy hướng định giá tài sản rủi ro, với các dấu hiệu 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
445
khởi sắc được phản ánh trong hành vi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đường cong lợi suất TPCP tăng 
khi các nhà đầu tư định giá lạm phát cao hơn và hỗ trợ tài chính hiệu quả. Những yếu tố trên đã 
củng cố tâm lý tích cực đối với các tài sản trên TTCK, đặc biệt là ở châu Á - Thái Bình Dương. 
Về bối cảnh kinh tế vĩ mô trong năm 2021 của Việt Nam, Chính phủ vẫn sẽ đặt mục tiêu ổn 
định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu. Theo đó, GDP năm 2021 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 
khoảng 6,5% - 7,0%, tỷ lệ lạm phát sẽ vẫn nằm trong khả năng kiểm soát của Chính phủ và ở 
mức khoảng 3,0% - 3,5%. Thị trường ngoại hối và tỷ giá nhiều khả năng sẽ ghi nhận diễn biến 
thuận lợi, mặt bằng lãi suất được kỳ vọng có xu hướng giảm nhẹ và tiếp tục duy trì ở mặt bằng 
thấp. Với mục tiêu kép là kiềm chế dịch bệnh và ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho sự tăng 
trưởng của TTCK Việt Nam, cùng với các giải pháp quyết liệt cải thiện nền kinh tế, khôi phục và 
phát triển trên toàn cầu sẽ tạo niềm tin và động lực cho các bên tham gia thị trường, trên cơ sở 
đó, các chỉ số tài chính được nâng lên và tác động đến triển vọng giá chứng khoán nói riêng hay 
tổng thể TTCK nói chung ngày càng tích cực. 
 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực đầy đủ từ đầu năm 2021. Khi đi vào thực 
thi, hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK sẽ góp phần cải thiện chất lượng hàng hóa, 
chất lượng các doanh nghiệp trên TTCK, thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước 
trên TTCK, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng 
tính công khai, minh bạch, bảo đảm TTCK hoạt động bền vững, an toàn, chuyên nghiệp, hiện 
đại. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát và cưỡng 
chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường. Qua 
đó, khuyến khích mạnh mẽ tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế và các tầng lớp Nhân 
dân tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK, tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền 
kinh tế, góp phần nâng tầm TTCK Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập kinh 
tế quốc tế sâu rộng phù hợp với tình hình mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh (2021), “Kinh tế toàn cầu năm 2020”, Tạp chí Chứng khoán Việt.
2. Hoa Sơn (2021), “Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020: Thể hiện sức chống chịu 
trước đại dịch”, Tạp chí Tài chính.
3. The World Federation of Exchanges - WFE (2021), Full year 2020 market highlights. 
4. www.ssc.gov.vn 
5. www.vietstock.vn 

File đính kèm:

  • pdfthi_truong_chung_khoan_huong_den_minh_bach_on_dinh_va_tang_t.pdf