Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật

Bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của thiết bị bù dọc điều khiển bằng thyristor (TCSC) đến rơle

bảo vệ khoảng cách trên đường dây truyền tải điện năng. Các dữ liệu đo lường dòng điện và điện áp tại

vị trí đặt rơle được thu thập và tính toán giá trị tổng trở đo trong các chế độ có và không có TCSC lắp đặt

trên đường dây. Sự cố ngắn mạch xảy ra tại các vị trí khác nhau trên đường dây tải điện được khảo sát để

từ đó tính toán và định vị vị trí sự cố xảy ra trên đường dây nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của TCSC

đến rơle bảo vệ khoảng cách. Phần mềm mô phỏng Matlab/Simulink được sử dụng để mô hình hóa sơ đồ

hệ thống điện đơn giản bao gồm một đường dây tải điện có hai nguồn cung cấp ở hai đầu, các khối nguồn,

khối đường dây, khối mô hình TCSC, khối đo lường dòng điện và điện áp, khối phân tích Fourier cũng

được tích hợp trên mô hình mô phỏng hệ thống điện đơn giản đó. Các kết quả mô phỏng đã cho thấy sự ảnh

hưởng của TCSC đến rơle bảo vệ khoảng cách trong việc xác định tổng trở đo và định vị sự cố trên đường

dây truyền tải điện.

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 1

Trang 1

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 2

Trang 2

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 3

Trang 3

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 4

Trang 4

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 5

Trang 5

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 6

Trang 6

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 7

Trang 7

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 8

Trang 8

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 9

Trang 9

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 155 trang duykhanh 9540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật

Tạp chí khoa học - Chuyên san khoa học tự nhiên và kỹ thuật
 mức phân bón kali và phân hữu cơ vi sinh tăng nhưng mức phân bón 250 kg 
K
2
O/ha làm giảm sinh khối thân lá.
Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali, phân hữu cơ vi sinh đến chiều dài dây, 
số nhánh/dây và sinh khối dây lá
CT Chiều dài dây (cm) Số nhánh/dây Khối lượng dây lá trên ô (kg)
CT1 131,67h 4,4e 21,67f
CT2 135,13g 4,53de 23,40e
CT3 138,00f 4,73cd 23,80e
CT4 141,27e 4,7cd 24,53d
CT5 155,60b 5,27a 27,00b
CT6 160,80a 5,33a 27,73a
CT7 144,67d 4,93bc 25,33c
CT8 150,87c 5,2ab 26,53b
CV(%) 6,7 11,0 7,9
LSD
0,05
1,10 0,32 0,60
139
Tập 13, Số 1, 2019
Ghi chú: các chữ cái a, b, c, d, e, f, g, h biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý 
nghĩa 5%, CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên, LSD (Least Significant Difference) là hệ số 
sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.
3.2. Số củ/dây, số củ thương phẩm/dây, khối lượng và tỷ lệ củ thương phẩm
Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali, phân hữu cơ vi sinh số củ/dây, 
số củ thương phẩm/dây, khối lượng và tỷ lệ củ thương phẩm
CT Số củ/dây (củ)
Số củ thương phẩm/dây 
(củ)
Tỷ lệ củ thương 
phẩm (%)
Khối lượng củ 
thương phẩm (g)
CT1 4,4f 3,13d 77,78c 180,63g
CT2 4,7ef 3,12d 77,94c 184,57h
CT3 4,8de 3,4cd 84,2b 187,69f
CT4 4,9cd 3,53bc 85,11ab 189,25e
CT5 5,3ab 3,93a 85,39ab 197,78b
CT6 5,4a 4,07a 87,65a 200,72a
CT7 5,2bc 3,6bc 84,77ab 191,45d
CT8 5,3ab 3,8ab 84,89ab 195,46c
CV(%) 11,4 14,3 4,7 3,5
LSD
0,05
0,33 0,30 3,02 1,28
Ghi chú: các chữ cái a, b, c, d, e, f, g, h biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 
5%, CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên, LSD (Least Significant Difference) là hệ số sai khác 
nhỏ nhất có ý nghĩa.
Kết quả thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy: số củ/dây, số củ thương phẩm/dây và tỷ lệ củ thương 
phẩm tăng từ CT1 đến CT6 tương ứng với các mức tăng phân bón kali và hữu cơ vi sinh khác 
nhau nhưng ở CT7, CT8 (mức phân bón 250 kg K
2
O/ha) các chỉ tiêu lại giảm. Các CT cùng một 
mức phân kali 100 kg K
2
O/ha (CT1, CT2), 150 kg K
2
O/ha (CT3, CT4), 200 kg K
2
O/ha (CT5, 
CT6) và 250 kg K
2
O/ha (CT7, CT8) sự sai khác giữa các CT không có ý nghĩa thống kê. Nhưng 
so sánh giữa các mức bón kali khác nhau, số củ/dây, số củ thương phẩm/dây và tỷ lệ củ thương 
phẩm thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Qua đó có thể lý giải, kali có ảnh hưởng tích cực làm 
tăng tỷ lệ củ thương phẩm do kali làm tăng tích lũy chất khô và làm tăng kích thước củ khoai lang 
[13]. Điều này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước: cây có củ nói chung và cây khoai lang 
nói riêng cần rất nhiều kali để giúp cây chuyển tinh bột tổng hợp từ quang hợp đến hình thành củ 
[6] và mức phân lớn hơn 240 kg K
2
O/ha sẽ làm giảm tích lũy sinh khối ở củ [10].
Khối lượng củ thương phẩm cũng tăng dần từ CT1 (180,63 g/củ) qua các CT có mức phân 
bón cao hơn và cao nhất ở CT6 (200,72 g/củ) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, ở 
mức phân bón 250 kg K
2
O/ha làm giảm khối lượng củ thương phẩm. Điều đó chứng tỏ bên cạnh 
kali, phân hữu cơ vi sinh cung cấp chất dinh dưỡng và hệ vi sinh vật làm tăng sự chuyển hóa các 
chất dinh dưỡng giúp cho cây hấp thụ tốt hơn làm tăng khối lượng củ. Nhưng ở mức kali quá cao 
gây mất cân bằng sinh dưỡng, gây ức chế hấp thụ Ca, Mg và đạm nên làm giảm khối lượng củ 
thương phẩm [5].
140
Nguyễn Thị Hiếu, Bùi Hồng Hải
3.3. Năng suất củ thực thu, năng suất củ thương phẩm, chỉ số thu hoạch và hiệu suất 
kinh tế
Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali, phân hữu cơ vi sinh đến năng suất, 
chỉ số thu hoạch và hiệu suất kinh tế/1 ha 
CT
Năng suất củ 
thực thu 
(tấn/ha)
Năng suất củ 
thương phẩm 
(tấn/ha)
Chỉ số 
thu hoạch 
(%)
Tổng chi 
(triệu 
đồng)
Tổng thu 
(triệu 
đồng)
Lợi 
nhuận 
(triệu 
đồng)
Hiệu 
suất 
kinh tế
CT1 23,57h 18,33h 60,37c 104,41 164,97 60,56 0,58
CT2 25,48g 19,86g 60,39c 105,81 178,74 72,93 0,69
CT3 26,19f 22,04f 60,64c 106,21 198,36 92,15 0,87
CT4 27,14e 23,08e 60,77bc 107,71 207,72 100,68 0,94
CT5 30,95b 26,42b 61,61ab 108,11 237,78 128,32 1,19
CT6 32,38a 28,38a 62,04a 111,31 255,42 144,11 1,29
CT7 28,09d 23,81d 60,81bc 112,01 214,29 106,58 0,95
CT8 29,05c 25,24c 60,52c 112,71 227,16 119,05 1,10
CV(%) 10,0 14,0 1,1 - - - -
LSD
0,05
0,63 0,06 0,80 - - - -
Ghi chú: các chữ cái a, b, c, d, e, f, g, h biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 
5%, CV (coefficient variance) là hệ số biến thiên, LSD (Least Significant Difference) là hệ số sai khác 
nhỏ nhất có ý nghĩa.
Kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 4 cho thấy: năng suất củ tươi có sự khác biệt khá lớn 
giữa các CT, dao động từ 23,57 tấn/ ha (CT1) đến 32,38 tấn/ha (CT6). Qua đó ta thấy năng suất củ 
tươi của khoai lang tăng tỷ lệ thuận với liều lượng phân kali, phân hữu cơ vi sinh trong thí nghiệm 
nhưng ở mức bón 250 kg K
2
O/ ha năng suất củ tươi giảm vì mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng 
đến năng suất củ [5]. Năng suất củ thương phẩm tăng khi tăng lượng phân kali bón, năng suất khoai 
cao nhất ở CT6 (28,38 tấn/ha) và thấp nhất ở CT1 (18,33 tấn/ha). Kết quả nghiên cứu này tương 
tự như nghiên cứu của Liu et al. (2013) trên giống khoai lang Bejing 553 (năng suất tăng khi tăng 
lượng K
2
O bón đến 240 kg/ha) [10].
Chỉ số thu hoạch giữa các CT dao động từ 60,37% (CT1) đến 62,04% (CT6) và tăng theo 
liều lượng bón phân kali nhưng ở mức 250 kg K
2
O/ha thì không tăng. Điều này phù hợp với 
những nghiên cứu trước đây, khi tăng hàm lượng kali thì chỉ số thu hoạch tăng nhưng đến mức 
phân bón cao thì không tăng [10].
Hiệu quả kinh tế chính là mức lợi nhuận thu được sau khi trừ đi chi phí đầu tư vào sản xuất. 
Chi phí sản xuất và thu hoạch tính bao gồm giống, thuê đất, phân bón, công, thuốc bảo vệ thực vật, 
điện nước, vận chuyển. Kết quả được trình bày ở bảng 4 (tính cho 1 ha) cho thấy: tăng lượng phân 
bón kali và hữu cơ vi sinh làm tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Với mức bón phân kali 200kg 
K
2
O/ha kết hợp với 900 kg phân hữu cơ vi sinh/ha (CT6) làm tăng 83,55 triệu đồng lợi nhuận so với 
60,56 triệu đồng ở ĐC (bón 100 kg K
2
O và 700 kg hữu cơ vi sinh/ha). Hiệu quả kinh tế tăng từ 0,58 
lần (CT1) lên 1,29 lần (CT6). Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng mức phân bón kali lên 250 kg K
2
O/ ha 
làm chi phí phân bón tăng lên nhưng do năng suất củ không tăng nên hiệu quả kinh tế lại giảm.
141
Tập 13, Số 1, 2019
Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali, phân hữu cơ vi sinh đến hàm lượng chất khô, 
hàm lượng tinh bột 
Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy: hàm lượng chất khô trong các nghiệm thức dao động từ 
28,34% (ĐC) đến 32,87% (CT6), sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa thống kê và nằm trong 
khoảng dao động của các giống khoai lang đã nghiên cứu trước đây (từ 13,6 đến 41,5%) [1]. Tăng 
mức phân kali và phân vi sinh làm tăng hàm lượng chất khô trong củ do kali có tác dụng gia tăng 
đáng kể quá trình quang hợp, tăng cường vận chuyển tích lũy vật chất, tăng cường quá trình tổng 
hợp đường, protein đây chính là cơ sở tăng hàm lượng chất khô trong củ khoai lang. Hơn nữa, 
kali giữ vai trò quan trọng trong điều chỉnh nước ở thực vật giúp tăng hàm lượng chất khô trong 
củ [5]. Tuy nhiên, ở mức kali 250 kg K
2
O/ ha làm giảm hàm lượng chất khô
Hàm lượng tinh bột ở các CT dao động từ 57,7% (CT1) đến 63,4% (CT6) tính trên khối 
lượng chất khô, phù hợp các nghiên cứu trước về hàm lượng tinh bột trong một số giống khoai 
lang dao động từ 52,3 - 75% chất khô [2]. Hàm lượng tinh bột tăng rõ rệt khi tăng mức phân bón 
kali và phân vi sinh, bón 200 kg K
2
O/ ha và 900 kg phân hữu cơ vi sinh/ha cho hàm lượng tinh bột 
củ cao nhất (63,4%) nhưng ở mức 250 kg K
2
O/ ha lại làm giảm. Kết quả tương tự nhiều tác giả 
cho rằng kali giữ vai trò chính trong việc thúc đẩy quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm 
quang hợp từ lá về củ, giúp tăng hàm lượng tinh bột củ, năng suất củ [5, 10].
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Sử dụng phân kali và phân hữu cơ vi sinh ở mức 200 kg K
2
O và 900 kg phân hữu cơ vi sinh/ 
ha khi trồng khoai lang Nhật giúp tăng chiều dài dây, sinh khối dây lá, số nhánh, số củ/dây, tỉ lệ củ 
thương phẩm, năng suất củ và chỉ số thu hoạch: số củ/dây cao (5,4 củ/dây), tỷ lệ củ thương phẩm 
cao (87,65%), chỉ số thu hoạch đạt 64,04%, năng suất củ đạt 32,38 tấn/ha, tăng 37,4% so với đối 
chứng (100 kg K
2
O + 700 kg hữu cơ vi sinh/ha).
3.4. Hàm lượng chất khô và tinh bột trong củ
142
Nguyễn Thị Hiếu, Bùi Hồng Hải
Đề xuất lượng phân bón với 200 kg K
2
O phối hợp 900 kg phân hữu cơ vi sinh/ha trên phân 
bón nền là phù hợp với điều kiện sản xuất khoai lang Nhật ở Vạn Ninh và một số huyện khác của 
tỉnh Khánh Hòa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Thanh Hiền, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bảo Vệ, Ảnh hưởng của 
liều lượng kali bón kết hợp với đạm đến chất lượng củ khoai lang Tím Nhật ở tỉnh Vĩnh Long, Tạp 
chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 
42 (2016), 38 – 47, (2016).
2. Nguyễn Viết Hưng, Đinh Thế Lộc, Giáo trình Cây khoai lang, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, (2010).
3. Nguyễn Thị Lân, Ảnh hưởng của tổ hợp N, P, K vô cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng 
khoai lang tại Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, 15 (6), 718 – 727, (2017). 
4. Ngô Đăng Phong (chủ biên), Nguyễn Duy Năng, Trần Văn Mỹ, Huỳnh Thị Thùy Trang, Trần Hoài 
Thanh, Hướng dẫn sử dụng MSTATC, SAS và Excel 2007 trong xử lý thí nghiệm cho ngành nông 
nghiệp và quản lý nước, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, (2013).
5. Hoàng Minh Tấn (chủ biên), Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng, Giáo trình Sinh lý thực vật, 
Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, (2016).
6. Adhikary B. H. and K. B. Karki, Effect of potassium on potato tuber production in acid soils of 
Malepatan, Pokhara, Nepal Agric. Res. J., 7, 42-48, (2006).
7. Ali M. R., Costa D. J., Abedin., M. J., Sayed M. A. and N. C. Basak, Effect of fertilizer and variety 
on the yield of sweet potato, Bangladesh J. Agril Res., 34(3), 473-480, (2009).
8. Bhagsari A. S., Relationship of photosynthesis and harvest index to sweet potato yield, J. Amer. Soc. 
Hort. Sci., 115(2), 288-293, (1990).
9. El-Baky Abd, He M. M., Ahmed A. A., El-Nemr M. A. and M. F. Zaki, Effect of Potassium fertilizer 
and foliar zinc application on yield and quality of sweet potato, Research Journal of Agriculture & 
Biological Sciences, 6(4), 386, (2010). 
10. Liu H., Shi C., Zhang H., Wang Z. and S. Chai, Effect of potassium on yield, photosynthate 
distribution, enzymes’ activity and ABA content in storage roots of sweet potato (Ipomoea batatas 
Lam.), Australian J. Crop Sci., 7(6), 735-743, (2013).
11. Lu J., Chen F., Xu Y., Wan Y. and D. Liu, Sweet potato response to potassium, Better Crops 
International, 15, 10-12, (2001).
12. Osiru M. O., Olanya O. M., Adipala E., Kapinga R. and B. Lemaga, Yield stability analysis of 
Ipomoea batatus L. cultivars in diverse environments, Australian Journal of Crop Science, 3(4), 
213-220, (2009).
13. Trehan S. P. and J. S. Grewal J. S., Effect of time and level of potassium application on tuber yield and 
potassium composition of plant tissue and tubers of two cultivars, In Potato production, marketing, 
storage and processing, Indian Agriccultual Reseach Institute, (IARI), New Delhi, (1990).
14. Uwah D. F., Undie U.L., John N.M. and G.O. Ukoha, Growth and yield response of improved sweet 
potato (Ipomoea batatas (L.) Lam.) varieties to different rates of potassium fertilizer in Calabar, 
Nigeria, Journal of Agricultural Science, 5(7), 61-69, (2013).
15. Walter R., B. K. Rajashekhara Rao and J. S. Bailey, Distribution of potassium fractions in sweet 
potato (Ipomoea batatas) garden soils in the Central Highlands of Papua New Guinea and 
management implications, Soil Use and Management, 27, 77 – 83, (2011).
1 Tập 13, Số 1, 2019
CONTENTS
1. Effect of Seismic Incidence on the Responses of Reinforced Concrete Structure 
Using Multi-Component Incremental Dynamic Analysis
 Thanh Tuan Tran, Hong An Nguyen .............................................................................. 5
2. Impact of TCSC on Distance Protection Relay on Power Transmission Lines
 Ngo Minh Khoa, Doan Duc Tung ................................................................................... 13
3. Factors Affecting the Revenue of the Electric Factory in Immediate Market and 
Through Contract for Difference
 Doan Duc Tung, Luong Ngoc Toan ................................................................................ 23
4. Control and Supervise Automatic Irrigation System Using Wireless Network in 
the Time of IoT Technology
 Le Thai Hiep, Bui Liem Tung ......................................................................................... 33
5. Loss-Minimization Control for Interior Permanent-Magnet Synchronous Motor 
Drives
 Nguyen An Toan ............................................................................................................... 45
6. A Quantum Chemical Study on Chemical Bonding of the Doped Clusters Si3M 
(M=Sc-Zn)
 Doan Thi Sang, Pham Ngoc Thach, Le Thi Cam Nhung, Ho Quoc Dai, 
 Vu Thi Ngan ..................................................................................................................... 61
7. Synthesis and Characterization of Electrocatalyst Containing Cobalt for Glycerol 
Oxidation in Alkaline Medium
 Huynh Thi Lan Phuong, Nguyen Van Luong ................................................................ 73
8. A Theoretical Study on Structure, Stability and Biological Activity of Platinum(II) 
Complexes Containing Etyleugenoxyacetate and 8-Hydroxyquinoline
 Nguyen Ta Nguyet Nu, Phan Dang Cam Tu, Nguyen Thi Thanh Chi, 
 Nguyen Tien Trung, Truong Thi Cam Mai ................................................................... 83
9. A Theoretical Study on Interaction and Stability of Complexes Between Dimethyl 
Sulfi de and Carbon Dioxide
 Truong Tan Trung, Phan Dang Cam Tu, Ho Quoc Dai, Nguyen Phi Hung, 
 Nguyen Tien Trung .......................................................................................................... 95
210. Adsorption of Carbon Monoxide on GenNi (n = 1-9) Cluster Using Theoretical 
Methods
 Le Thi Dau, Nguyen Duc Minh, Ho Quoc Dai, Nguyen Ngoc Tri, Vu Thi Ngan ......107
11. Asymptotic behaviour of solutions of Hamilton - Jacobi equations 
 Nguyen Ngoc Quoc Thuong, Bui Le Trong Thanh .....................................................119
12. Effect of Potassium and Microbial-Organic Fertilizer Dosage on the Growth and 
Tuber Yield of Japanese Sweet Potato (Beniazuma) (Ipomoea batatas Lam.) Planted 
at Van Ninh District, Khanh Hoa Province
 Nguyen Thi Hieu, Bui Hong Hai ..................................................................................135
13. Liquefaction Capacity in Sand Foundation for the Construction in Binh Dinh 
Province
 Hua Thanh Than ........................................................................................................... 143

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_chuyen_san_khoa_hoc_tu_nhien_va_ky_thuat.pdf