Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại

1.1. Khái niệm và vai trò của môn học

1.1.1. Khái niệm

- Dịch hại cây trồng: trên cơ thể cây trồng và xung quanh cơ thể cây trồng có nhiều

sinh vât cùng tồn tại, có loài cần cho hoạt động sống của cây, có loài lấy cây trồng làm

thức ăn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

- Dịch hại cây trồng có ý nghĩa kinh tế: Dịch hại có ý kinh tế là loài dịch hại làm

giảm năng suất cây trồng ở tỷ lệ xác định, thông thường từ 5 - 10%.

- Phức hợp dịch hại: thông thường trên mỗi ruộng hay mỗi cây trồng bị phức hợp

các loài dịch hại tấn công như, sâu bệnh, cỏ dại, tuyến trùng, nhện, chim, các sinh vật

khác. Để phòng chống phức hợp dịch hại cần xác định một cách cẩn thận và phân định

loại chủ yếu.

1.1.2. Vai trò của môn học

Ở nước ta trong nền sản xuất thâm canh sử dụng những giống mới năng xuất cao

những có tính mẫn cảm với sâu bệnh, tăng cường sử dụng phân đạm, lạm dụng thuốc bảo

vệ thực vật và thay đổi chế độ canh tác theo hướng chuyên canh, tăng vụ đã là những yếu

tố tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp mới ngày càng xa với tự nhiên. Do vậy, tác động

mạnh mẽ đến thành phần, số lượng quần thể các loài dịch hại và và luôn có những biến

động theo mùa, giai đoạn sinh trưởng của cây, cũng như khả năng chống chịu của cây.

Đó chính là biển hiện mối quan hệ tương hỗ giữa ba nhân tố “dịch hại - cây trồng - ngoại

cảnh”. Các biện pháp phòng chống chỉ có thể xây dựng có hiệu quả trên cơ sở hiểu biết

đầy đủ, toàn diện về mối quan hệ tương hỗ này.

Trong những năm qua, kỹ thuật bảo vệ thực ngày càng được tăng cường đầu tư,

trình độ khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật được nâng cao và phổ biến rộng rãi trong quần

chúng nông dân, tổ chức chỉ đạo và quản ly dịch hại theo IPM trên lúa, rau, chè và các

cây trồng khác ngày càng tiến bộ. Nhờ vậy, công tác bảo vệ thực vật thể hiện rõ vai trò

quyết định và thực sự trở thành kỹ thuật thâm canh không thể thiếu được trong sản xuất

nông, lâm nghiệp.

1.2. Tác hại của sâu bệnh và tình hình phòng trừ dịch hại cây trồng trong những năm

gần đây

- Sâu hại là côn trùng lấy cây trồng làm thức ăn, làm giảm năng suất cây trồng,

giảm phẩm chất nông sản, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sản xuất. Sâu hại có ý

nghĩa kinh tế là loài làm giảm năng suất ở tỷ lệ xác định, thông thường 5-10%.

Trên mỗi ruộng, mỗi cây trồng có một phức hợp các loài dịch hại, trong đó có

nhiều loài sâu hại. Trong từng trường hợp cụ thể có loài là sâu chủ yếu, có loài là sâu thứ

yếu. Vì vậy phải xác định được đối tượng phòng chống từng nơi, từng lúc thì mới phòng

chống chúng có hiệu quả.

Sâu hại có mối quan hệ chặt chẽ với cây trồng và với các yếu tố môi trường. Mọi sự thay

đổi của cây trồng như sự diễn biến các giai đoạn sinh trưởng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên

6đồng ruộng và những tác động của con người làm thay đổi các điều kiện môi trường như tưới

nước, xới xáo, bón phân hoá học, bón vôi v.v. đều ảnh hưởng đến côn trùng.

Các loài sâu hại trên mỗi cây trồng rất đa dạng về: phổ ký chủ, phương thức gây hại,

phạm vi phân bố, tính chống chịu thuốc, đặc tính sinh học - sinh thái học và quy luật phát

sinh. Do đó cần phải tiến hành biện pháp phòng chống phù hợp với từng loài cụ thể mới

có hiệu quả mong muốn.

Bệnh hại thực vật là hiện tượng cây sinh trưởng và phát triển không bình thường do

tác động của các yếu tố ngoại cảnh phi sinh vật hoặc sinh vật ký sinh làm thay đổi sinh

lý, giải phẫu, hình thái của từng bộ phận toàn cây, thậm chí làm cho cây chết, từ đó làm

giảm năng suất, chất lượng sản phẩm, gây thiệt hại về kinh tế cho con người.

Bệnh hại, đứng trên quan điểm về hệ sinh thái và chu kỳ tuần hoàn vật chất, có thể

nói rằng: bệnh cây không làm mất cân bằng trong tự nhiên mà còn là bộ phận rất bình

thường của vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.

Hàng trăm năm nay, việc phòng trừ sâu, bệnh hại hay các sinh vật gây hại khác cho

thực vật phụ thuộc ngày một tăng vào việc sử dụng rộng rãi thuốc hóa học độc hại.

Những thuốc phòng trừ dịch hại có nguồn gốc hóa học độc hại này được phun vào cây

trồng, vào các sản phẩm mà hàng ngày chúng ta ăn hay đưa vào đất để tiêu diệt sinh vật

gây bệnh cho bộ rễ của cây. Dù áp dụng cách nào đi chăng nữa cũng ảnh hưởng đến môi

trường sống và sức khỏe của con người. Hiện nay những nghiên cứu về phòng trừ dịch

bệnh cho thực vật đều hướng tới những hoạt động tìm kiếm các giải pháp khác ít ảnh

hưởng tới môi trường trong việc phòng trừ sâu, bệnh hại.

1.3. Nhiệm vụ và nội dung của môn học

Phòng trừ dịch hại là môn khoa học nghiên cứu về đặc điểm gây hại, quy luật phát

sinh, phát triển các loại dịch hại và biện pháp phòng trừ chúng trong từng điều kiện cụ thể.

Nôi dung nghiên cứu bao gồm:

- Phạm vi, ký chủ gây hại

- Các đặc điểm điểm triệu chứng sâu, bệnh hại

- Đặc điểm các nguyên nhân gây bệnh

- Đặc điểm phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại trên đồng ruộng.

- Các biện pháp phòng chống thích hợp với từng loại sâu, bệnh trên đồng ruộng

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 1

Trang 1

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 2

Trang 2

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 3

Trang 3

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 4

Trang 4

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 5

Trang 5

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 6

Trang 6

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 7

Trang 7

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 8

Trang 8

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 9

Trang 9

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 101 trang xuanhieu 2940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại

Tập bài giảng Phòng trừ dịch hại
ệnh gây hại nặng.
- Nấm thường xâm nhập dễ dàng khi gốc rễ bị thương tổn, nấm cũng dễ dàng lan
truyền qua cây giống, hạt giống và nguồn nước tưới.
* Biện pháp phòng chống
Để phòng trừ bệnh đen thân hoa lan cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng trừ
thích hợp: chọn giống chống chịu, xử lý giá thể và chậu tưới trước khi trồng.
- Cần chú ý giàn che phải đảm bảo đủ ánh sáng vừa phải, che mưa, tránh gió và
thông thoáng có thể điều chỉnh được ánh sáng phù hợp.
- Thận trọng khi tưới nước, tưới nhẹ nhàng bằng vòi phun sương đảm bảo giữ ẩm
cho cây hoa lan nhưng không quá ướt tùy thuộc vào mùa mưa hay mùa khô
- Bón phân cân đối bằng cách tưới nước phân khóang NPK hòa loãng mỗi tuần từ 1
- 2 lần. Tỉ lệ N:P:K cân đối tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây.
Khi bệnh đã xuất hiện có thể dùng một trong các loại thuốc hóa học sau để phun:
Thuốc Rovral 750WG nồng độ 0,2% hoặc thuốc Benlate 50 WP (0,1%).
Dùng nấm đối kháng Trichoderma viride (chế phẩm T.v) bón vào gốc rễ sớm có
hiệu quả cao trong việc phòng trừ bệnh đen thân.
6.2.4. Bệnh thán thư (Đốm vàng) 
* Tác nhân: Nấm Colletotrichum glocosporioides, Saco.
* Triệu chứng
Bệnh xảy ra nặng ở vùng nhiệt đới hơn là ôn đới. Bệnh
có thể tấn công bất kỳ các phần từ nào trên mặt đất. Lá
thường bị tấn công nhiềunhất. Triệu chứng đầu tiên là lá có
chấm tròn màu nâu đỏ chuyển sang nâu, lan rộng ra thành
94
nhiều vòng đồng tâm. Có nhiều dạng tùy loại lan, có loại ở vòng ngoài có màu vàng, có
loại ở vòng ngoài có màu nâu đậm hơn ở trong, sau cùng sẽ khô cháy. 
Vết bệnh ở giả hành theo dạng hình tròn 
hoặc không đều, lõm sâu nhiều hay ít, vàng tới xanh nhạt. 
Trên các hoa già hay yếu bị các đốm nhỏ tròn từ nâu tới đen phát triển trên lá đài và cánh
hoa, các đốm này phủ lên một vùng rộng đôi lúc cả nụ hoa.
* Biện pháp phòng chống
+ Khi bệnh xảy ra, cần chăm sóc cẩn thận và cách ly các cây nhiễm bệnh.
+ Giảm nhịp độ tưới nước, nên tưới vào sáng sớm để mau khô.
+ Phun thuốc trừ nấm Thiophanate methyl (tên thương phẩm Vithi M 70 BTN)
hoặc Carbendazim (tên thương phẩm là Vicarben 50 BTN và 50 HP), pha nồng độ 1 - 2‰.
6.2.5. Bệnh thối nâu vi khuẩn (Bacterial brown)
* Tác nhân: Vi khuẩn Pseudomonas gladioii (Pseudomonas cattleya, Savulescu
* Triệu chứng
Trong suốt mùa mưa bệnh trở nên quan trọng, bệnh lan rộng nhanh và gây hại nặng.
Những cây lan thuộc giống Dendroblum hầu như đều nhiễm bệnh. Bệnh khởi đầu là một 
đốm nhỏ, ngậm nước trên lá, dưới điều kiện nóng và ẩm vết bệnh lan rộng ra dần cả lá. 
Phần bị bệnh thường có dạng nhũn, ướt trong đó vi khuẩn được lan truyền do nước văng 
tung tóe.
* Biện pháp phòng chống
+ Chỉ nên mua hoặc tách chiết các cây 
không có mầm bệnh và cách ly ít nhất 4 tuần trước
 khi nhập chung vào vườn.
+ Cách ly những cây bệnh. Tưới ít nước cho cây trong suốt thời kỳ bệnh bộc phát và
tưới vào lúc sáng sớm để mau khô.
+ Tránh gây thương tích cho cây trong suốt mùa mưa.
+ Giảm lượng phân đạm, gia tăng lượng kali.
+ Thuốc kháng sinh Streptomycin nitrate có thể hạn chế sự bộc phát bệnh, nên phun
thuốc kháng sinh vào chiều tối, tránh phun lúc nắng gắt. Thuốc có thể độc cho những
dòng lao Vanda. Thuốc trừ nấm gốc sulfate đồng hạn chế được vi khuẩn, có thể gây độc
cho một số giống lan, đặc biệt có cây ra hoa và khi nhiệt độ trên 32 0C. Có thể phun thuốc
Kasuran WP nồng độ 1 - 1,5%. tránh phun cho lan con và không phối hợp hoặc phun liền
ngay sau đó các loại thuốc có tính kiềm như lưu huỳnh, vôi và thiophanate methyl.
6.2.5. Bệnh thối nõn hoa ly, lan (Phytophtora palmivora)
* Triệu chứng
Nguyên nhân do nấm Phytophtora palmivora gây nên. Bệnh gây hại từ củ, mầm
chồi non, thân và ở lá. 
Bệnh thường gây hại ở những lá non, chồi ngọn. 
Cây bị bệnh thường sinh trưởng rất chậm. Các lá thường
95
Hình 6.2. Bệnh thán thư lan
xuất hiện bệnh từ đầu lá sau lan dần ra gân lá và thịt lá làm
cho đầu lá bị khô, lá phát triển không đều cong queo, dị 
dạng, khả năng quang hợp kém. 
* Biện pháp phòng chống
 Phòng là chính. Trước khi trồng phải làm đất thật
kĩ, nhặt sạch tàn dư thực vật. Phun VibenC hoặc tốt nhất
dùng Rydomyl với liều lượng: 25g/8lít nước, phun ướt đẫm đều mặt luống, trộn đều với 
lớp đất mặt đến độ sâu 15cm.
 Khi trồng cần sử lý củ giống bằng Rydomyl hoặc VibenC trước khi lấp đất. Khi 
bệnh đã phát sinh, phát triển cần sử lý sớm: Loại bỏ ngay các cây bị bệnh, Phun 
Rydomyl 25g/8l nước, VibenC 25g/8l nước, phun ướt đẫm thân lá. Thời gian phun: Từ 7
đến 10 ngày /lần. Hạn chế tưới nước cho đến khi bệnh không phát sinh phát triển nữa 
mới tiếp tục tưới.
6.2.6. Bệnh vàng lá
* Triệu chứng bệnh: Lá bị vàng đều trên toàn bộ phiến các lá non, cây sinh trưởng,
phát triển chậm, thân và lá nhỏ. Bệnh nặng có thể gây rụng lá.
* Nguyên nhân: do Virus gây nên.
* Biện pháp phòng chống: Sử lý đất, củ giống bằng VibenC. Khi có bệnh cần phát
hiện sớm. Dùng VibenC phun ướt đẫm thân lá. hoặc dùng Rydomyl 25 g + Streptomycin
1g pha cho 1bình 8 lít nước phun ướt đẫm lá.
6.2.7. Bệnh vết trắng lá lay ơn (Septoria gladioli)
Đây là một trong những bệnh hại phổ biến trên cây hoa lay ơn. Bệnh thường hại lá làm
lá vàng dễ rụng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây năng suất và phẩm chất hoa kém.
* Triệu chứng bệnh
Bệnh thường xuất hiện trên các lá già và lá bánh tẻ. Trên lá lúc đầu là những điểm
nhỏ như mũi kim, về sau to dần có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước từ 0,2-
0,5 mm, ở giữa màu trắng xám, bên ngoài có viền nhỏ màu nâu sẫm, xung quanh mô
bệnh thường có một quầng vàng nhỏ. Trên mô bệnh đã già, nấm thường hình thành
những chấm nhỏ màu đen, đó là quả cành của nấm gây bệnh.
* Nguyên nhân gây bệnh
Nấm gây bệnh Septoria gladioli thuộc họ Sphaeropsidaceae, bộ Sphaeropsidales,
lớp Coelomycetes. Sợi nấm không màu, đa bào và phân nhiều nhánh. Nấm sinh sản vô
tính hình thành quả cành hình cầu, đỉnh có lỗ hở hình tròn, quả cành thường nằm nửa
chìm, nửa nổi trong mô bệnh, phần đỉnh lộ ra ngoài. Bào tử nảy mầm thuận lợi trong
điều kiện có độ ẩm cao (giọt nước, giọt sương) và nhiệt độ thích hợp từ 22 - 270C. Trong
điều kiện thuận lợi về ôn ẩm độ, thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ từ 5 - 6 ngày.
Mức độ nhiễm bệnh và thời kỳ tiềm dục của bệnh ngoài yếu tố thời tiết còn phụ
thuộc nhiều vào các giống lay ơn, côn trùng và điều kiện có vết thương sây sát trên lá
cây hay không.
96
 Hình 6.4. Bệnh thối nõn 
Nguồn bệnh chủ yếu là sợi nấm và quả cành của nấm gây bệnh tồn tại trên tàn dư
thân lá cây hoa lay ơn trên đồng ruộng.
* Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Bệnh vết trắng lá lay ơn thường phát sinh phá hại nặng trong điều kiện có nhiều gió,
mưa, ẩm ướt và nhiệt độ ấm áp (22 - 270C). Bệnh thường xuất hiện phá hoại từ tháng 3
đến tháng 4 trong năm.
Các giống lay ơn đều bị nhiễm bệnh ở các mức độ khác nhau. Bệnh thường hại
nặng trên giống lay ơn Đằng Hải, Hải Phòng.
Sự phát triển của bệnh còn liên quan đến sự phá hoại của côn trùng miệng nhai.
Bệnh cũng thường phá hại nặng trên những ruộng lay ơn trũng thấp, ứ đọng nước, mật
độ trồng dầy hoặc những ruộng bón phân NPK không cân đối hoặc thiếu kali.
* Biện pháp phòng chống
Để phòng trừ bệnh vết trắng lá lay ơn cần chú y chọn giống và sử dụng các giống
lay ơn chống chịu bệnh.
- Chọn đất trồng cao ráo, có hệ thống tiêu thoát nước tốt.
- Mật độ trồng lay ơn vừa phải, không trồng quá dày
- Chú ý bón phân NPK cân đối và tăng cường phân Kali.
- Khi bệnh xuất hiện có thể dùng một trong những loại thuốc sau để phòng trừ:
Rovral 50 WP (0,1 - 0,2%), Score 300 ND (0,1%) hoặc Bavistin 50 FL (0,1%).
6.2.8. Bệnh đốm đen hoa hồng (Marssonina rosae (Lib.) Died.)
* Triệu chứng bệnh
Bệnh gây hại phổ biến nhất trên lá, thân cành, đài hoa, tràng hoa. Triệu chứng điển
hình là các vết đốm đen hình tròn to, đường kính có khi tới 12mm, có viền nâu đậm, mép
đâm tia, ở giữa vết bệnh có màu nâu xám và nhiều chấm đen nhỏ li ti là những ổ bào tử
của nấm gây bệnh. Lá bệnh úa vàng, rụng hàng loạt.
* Nguyên nhân gây bệnh 
Nấm Marssonina rosae (Lib.) Died. thuộc họ Dermateaceae, bộ Helotiales, lớp
Ascomycetes.
Nấm gây bệnh có sợi nấm đa bào, khi già có màu nâu sinh ra các vòi hút nằm trong
tế bào cây để ký sinh. Ổ bào tử nằm trên bề mặt mô bệnh trông như những chấm đen
nhỏ. Bào tử hình bầu dục, 2 tế bào, không màu, kích thước 18 - 25 x 5 - 6 ^m. Nấm có
thể sinh trưởng ở phạm vi nhiệt độ 15 - 270C. Bào tử nảy mầm xâm nhiễm thuận lợi nhất
ở nhiệt độ 18 - 200C, không nảy mầm ở nhiệt độ cao 330C. Bào tử nấm truyền lan nhờ
gió, nước mưa hoặc bám dính trên côn trùng để truyền đi xa, xâm nhiễm dễ dàng qua vết
thương cơ giới.
* Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ ấm
 áp 15 - 170C, ẩm độ cao 85%, lá ẩm ướt có vết sây sát 
nhẹ. Bệnh phát triển mạnh trên những vườn trồng trũng
thấp, ứ đọng nước, nhiều cỏ dại ẩm ướt, kém thông thoáng
97
hoặc ruộng trồng không tỉa cành lá, tưới nước ngập rãnh... 
Bệnh phá hại nặng trên các giống hoa hồng Đế sen Đà Lạt, 
Thái Lan, hoa hồng đỏ Pháp và một số giống khác. Bệnh
hại nhẹ hơn trên giống hồng vàng Hà Lan. Bệnh hại quanh
năm nhưng phát triển gây hại mạnh nhất từ tháng 9 đến tháng 12. Cây già 3 năm tuổi
bệnh nặng hơn cây 1 - 2 tuổi.
* Biện pháp phòng chống
- Chọn lọc trồng một số giống hồng có tính chống chịu bệnh.
- Vệ sinh và chăm sóc tốt vườn trồng: Kịp thời tỉa cành, không để cành quá dài, ngắt
lá bệnh và dọn sạch để tiêu huỷ, tạo cho vườn cây thông thoáng.
- Diệt trừ cỏ dại, khơi rãnh thoát nước tốt tránh để đọng nước sau mưa.
- Hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường bón phân hữu cơ, phân lân và Kali.
- Khi bệnh đã phát sinh có thể phun phòng trừ bệnh bằng một trong các loại thuốc
sau: Score 250ND nồng độ 0,1% hoặc Manage 5WP nồng độ 0,05%; Anvil 5SC (30 -
50g ai/ha). Cũng có thể sử dụng Zineb, Daconil, Topsin M nhưng hiệu quả phòng trừ
thấp hơn.
6.2.9. Bệnh phấn trắng hoa hồng (Sphaerotheca pannosa)
* Triệu chứng bệnh
Bệnh hại trên lá, thân, cành non, nụ hoa. Trên các bộ phận bị bệnh có một lớp nấm 
màu trắng bao phủ trên bề mặt trông như bột phấn trắng mịn rắc lên trên. Lá bệnh
thường biến dạng, mép lá cong cuốn, thô, dày, lá nhỏ, chồi ngọn bé, nụ hoa và lá vàng,
dễ rụng.
* Nguyên nhân gây bệnh
Nấm Sphaerotheca pannosa thuộc bộ Erysiphales,
lớp Cleistomycetes. Nấm phấn trắng là loại nấm ký sinh
chuyên tính (ngoại ký sinh) có sợi lan rộng che phủ kín
bề mặt mô bệnh tạo vòi hút trong các tế bào cây. Cành bào
tử phân sinh mọc thẳng từ sợi nấm, trên đỉnh cành sinh ra 
từng chuỗi bào tử. Bào tử phân sinh hình trứng, đơn 
bào, không màu, truyền lan nhờ gió và mưa.
* Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh 
Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 17 - 250C, trong điều kiện có ẩm độ cao
hoặc khô hạn bệnh đều phát triển. Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa đông từ tháng
1 đến tháng 5 và phát triển gây hại mạnh nhất vào tháng 3 - 4 ở các tỉnh phía bắc nước ta.
Bệnh phá hại nặng trên các giống hoa hồng đỏ Pháp, hoa hồng Đà Lạt ở những chân
ruộng trồng độc canh, bón nhiều phân đạm vô cơ.
* Biện pháp phòng chống
- Chăm sóc tốt, phân bón hợp lý, tránh bón nhiều đạm vô cơ, chú ý tỉa cành và lá
bệnh, tạo vườn thông thoáng nhiều ánh sáng.
98
Hình 6.6. Bệnh phấn trắng hoa hồng
Hình 6.5. Bệnh đốm đen
hoa hồng
- Có thể phun thuốc sớm, để phòng trừ bệnh bằng một số loại thuốc như: Score
250ND (0,1%); Anvil 5SC (30-50gai/ha); nước lưu huỳnh vôi 0,3; độ Bome hoặc Tilt
super 300ND (0,1%).
6.2.10. Bệnh gỉ sắt hoa hồng (Phragmidium mucronatum (Pers.) Schlecht.)
* Triệu chứng bệnh:
Bệnh hại trên lá, cành non, hoa quả. Ban đầu vết 
bệnh nhỏ như mũi kim, hơi vàng, sau tạo thành ổ nổi
như những chấm nhỏ màu vàng da cam hoặc màu nâu
đỏ gỉ sắt, phiến lá vàng úa, dễ rụng. Các chấm nhỏ nổi
phần lớn ở mặt dưới lá, còn ở mặt trên lá tương ứng
là các đốm nhỏ hơi vàng. Vào thời kỳ cuối đông,trên 
các ổ màu gỉ sắt có thể thấy những chấm nhỏ màu nâu
đen sẫm đó là các ổ bào tử đông của nấm gây bệnh.
* Nguyên nhân gây bệnh
Nấm gây bệnh là nấm gỉ sắt Phragmidium mucronatum (Pers.) Schlecht., thuộc bộ
Uredinales, lớp Nấm Đảm đa bào Hemibasidcomycetes. Ổ bào tử màu vàng nâu gỉ sắt là
giai đoạn hình thành bào tử hạ. Bào tử hạ (Uredospore) hình hơi tròn, màu vàng da cam,
có gai nhỏ. Ổ bào tử màu đen là giai đoạn bào tử đông. Bào tử đông (Teleutosprore) hình
thành vào cuối giai đoạn sinh trưởng trên lá già. Bào tử đông có hình trụ thon dài, trên
đỉnh có núm lồi, có nhiều ngăn ngang (5 - 6 ngăn) màu nâu đậm, có cuống dài phình rộng
ở gốc cuống.
Bào tử hạ sản sinh nhiều đợt trong giai đoạn sinh trưởng của cây, truyền lan nhờ gió
và nước mưa để tiến hành tái xâm nhiễm nhiều đợt trên cây. Bào tử đông được sinh ra
chỉ ở cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, chủ yếu để bảo tồn nguồn bệnh lâu dài từ năm
này sang năm khác. Khi bào tử đông nảy mầm sinh ra đảm và bào tử đảm.
* Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
 Nấm sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ 19 - 270C.
Thời tiết ấm áp, mưa nhiều rất thuận lợi cho bệnh gỉ sắt gây hại.
Bệnh thường phát triển từ tháng 3 đến tháng 6 song bệnh hại nặng nhất vào tháng 4
đến tháng 5. Bệnh phá hại nặng trên các giống hồng trắng Mỹ, giống hồng đỏ Hà Lan, v.v...
* Biện pháp phòng chống
- Thường xuyên cắt tỉa cành, lá bệnh, dọn vệ sinh vườn trồng, chú ý bón thêm phân
kali, canxi, lân.
- Trong trường hợp cần thiết có thể phun phòng trừ bệnh bằng một số loại thuốc
sau: Tilt supper 300ND (0,2%); Score 300ND (0,1%); Bavistin 50FL (0,1%); Avil
5SC (3050g ai/ha); Bayleton 25WP (0,1
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày về: phân bố, phạm vi cây ký chủ, triệu chứng tác hại, quy luật phát sinh
99
Hình 6.7. Bệnh gỉ sắt hoa hồng
gây hại và biện pháp phòng chống đối với các loài sâu, hại cây hoa cúc, hoa hồng
hoa lan, ly, lay ơn? 
2. Trình bày về: phân bố, phạm vi cây ký chủ, triệu chứng tác hại, quy luật phát sinh
gây hại và biện pháp phòng chống đối với các loài bệnh hại cây hoa cúc, hoa
hồng hoa lan, ly, lay ơn? 
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Hợi, (2001). Giáo trình Côn trùng nông nghiệp. Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
2. Hà Quang Hùng, (1998). Giáo trình Quản ly tổng hợp dịch hại cây trồng
nông nghiệp. hà xuất bản Nông nghiệp.
3 Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề, (2004). Giáo trình bệnh cây, NXB Nông
nghiệp HN. 
4 Tạ Quang Thu, (2009). Giáo Trình Bệnh cây học. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
5 Nguyễn Công Thuật, (1996). Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng.
Nhà xuất bản Nông nghiệp.
6 Phạm Thị Thùy, (2004). Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật. Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà nội.
7. Nguyễn Viết Tùng và Bộ môn Côn trùng, (2001). Trường Đại học Nông
nghiệp I – Giáo trình Côn trùng Đại cương và côn trùng chuyên khoa. Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
8 Viện Bảo vệ thực vật, (1997). Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Tập
I: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng . Nhà
xuất bản Nông nghiệp. 
9 Viện Bảo vệ thực vật, (2000). Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Tập
III: Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng cạn . Nhà
xuất bản Nông nghiệp.

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_phong_tru_dich_hai.pdf