Tập bài giảng Cây lương thực

1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI

1.1.1. Nguồn gốc

Cây lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, là một trong

năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì (tiểu mạch), sắn (khoai mì)

và khoai tây. Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. cây lúa đã có

mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện cây

lúa 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử 4.000 năm. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những tài liệu để

xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt.

Mặc dù ý kiến cụ thể về nguồn xuất xứ còn khác nhau, chưa thống nhất nhưng có nhiều

tài liệu lịch sử và di tích khảo cổ đã chứng minh về phương diện sinh thái học cây lúa và nghề

trồng lúa đã có từ lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, nhất là ở Châu Á.

Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ hoà thảo (Gramineae), chi Oryza. Trong chi

Oryza có nhiều loài, sống một năm hoặc nhiều năm, trong đó chỉ có 2 loài trồng là Oryza

sativa: phổ biến ở Châu Á, chiếm đại bộ phận diện tích trồng lúa, có nhiều giống có đặc tính

tốt, cho năng suất cao và Oryza glaberrima: hạt nhỏ, năng suất thấp, chỉ trồng trên diện tích

nhỏ ở Tây Phi. Lúa trồng hiện nay là do lúa dại qua chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo lâu

đời hình thành.

Quá trình hình thành loài lúa trồng có thể được khái quát như sau: Trong thời tiền sử,

các bộ lạc sinh sống trong vùng có lúa dại O. fatua đã thuần hoá nó và trồng nó ở những nơi xa

nhau và độc lập với nhau. Trước hết, họ hái lượm ở các vùng tự nhiên có O. fatua mọc. Đến

những năm gần đây, nông dân ta ở Nam bộ vẫn còn đi gặt “lúa ma” ở Đồng Tháp Mười.

Những nông dân ở bán đảo Đông Dương có thể là những người đầu tiên đã đem hạt O. fatua

“gieo” quanh nơi cư trú. Chiến tranh, sự trao đổi, sự kết hợp nhiều lần của các bộ lạc và việc

hình thành những hình thức đầu tiên của nhà nước đã làm hỗn tạp với mức độ khác nhau

những loại hình Oryza fatua đã thuần hoá, đã làm đa dạng hoá các loại hình lúa bắt đầu được

gieo trồng. Từ đó nảy sinh vô số các loại hình và các giống lúa khác nhau mà ngày nay theo

phân loại của Carl Linné đã được gọi tên chung là Oryza sativa.

1.1.2. Phân loại

Có thể coi Linné là người đầu tiên đặt nền móng cho việc phân loại Oryza. Trong cuốn

“Các loài thực vật” (Species Plantanlm, 1753), Linné đã mô tả loài Sativa trồng ở Ấn Độ

(Goutchin G.G. 1935). Việc phân loại chỉ Oryza có nhiều ý kiến khác nhau:

- Roshevits R.U. (1931) chia chi Oryza ra làm 19 loài.

- Chaherjee, (1948) chia làm 23 loài.

- Richharia R, (1960) chia làm 18 loài.

- Gkose R.L.M và cộng sự (1962) chia làm 24 loài.

- Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI (1963) đã phân chi Oryza làm 19 loài

Nói chung các loài Oryza đều là những cây ưa đầm lầy, trừ Oryza meyriana và một số

loại hình thuộc loài Oryza oficinalis có khả năng sinh sống ở những khu rừng ẩm thấp và trong

những thung lũng ẩm.4

Đối với lúa trồng, cũng có nhiều cách phân loại khác nhau:

- Theo điều kiện sinh thái, Kato (1930) chia lúa trồng thành 2 nhóm lớn là Japonica (lúa

cánh) và Indica (lúa tiên). Đinh Dĩnh (1958) cho rằng lúa cánh bắt nguồn từ Trung Quốc nên

gọi là Suno - Japonica. Goutchin lại chia ra 3 loài phụ: Indica, japoica và Brevis.

- Theo thời gian sinh trưởng, Roxburg chia ra các giống lúa trồng ở Ấn Độ thành hai

nhóm chín sớm và chín muộn mà không quan tâm về hình thái. Watt, căn cứ vào vụ trồng ở Ấn

Độ chia thành lúa thu và lúa đông.

- Theo mùa vụ gieo cấy trong năm và thời gian sinh trưởng, người Trung Quốc chia lúa

trồng thành lúa sớm và lúa muộn hoặc lúa xuân và lúa mùa.

- Theo điều kiện tưới và gieo cấy, người ta chia lúa trồng thành 2 nhóm là lúa nước và

lúa cạn.

- Dựa vào cấu tạo hạt, Komik và Atefeld phân chia lúa ở Java (Indonexia) thành lúa tẻ

(utilissma) và lúa nếp (glutinosa).

Tóm lại, việc phân loại lúa là vấn đề phức tạp vì nó phân bố rộng, được trồng trọt trong

những điều kiện khác nhau về thời tiết, đất đai. Đến nay, trong nhiều điều kiện sinh thái khác

nhau, lúa trồng cũng đã hình thành ra nhiều loại hình và nhiều giống lúa có đặc trưng khác nhau.

Tập bài giảng Cây lương thực trang 1

Trang 1

Tập bài giảng Cây lương thực trang 2

Trang 2

Tập bài giảng Cây lương thực trang 3

Trang 3

Tập bài giảng Cây lương thực trang 4

Trang 4

Tập bài giảng Cây lương thực trang 5

Trang 5

Tập bài giảng Cây lương thực trang 6

Trang 6

Tập bài giảng Cây lương thực trang 7

Trang 7

Tập bài giảng Cây lương thực trang 8

Trang 8

Tập bài giảng Cây lương thực trang 9

Trang 9

Tập bài giảng Cây lương thực trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 131 trang xuanhieu 7360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Cây lương thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập bài giảng Cây lương thực

Tập bài giảng Cây lương thực
o và năng suất giảm khi nào trồng liên tục trên một loại đất. 
 Sắn hút nhiều kali nhất và phản ứng tốt với phân hữu cơ. 
 Bón đạm quá nhiều thì tích lũy đường bột bị trở ngại, bón nhiều lân thì củ không ngon 
 Trồng sắn cần luân canh với cây phân xanh, lấy phân xanh vùi cho sắn làm phân rất tốt. 
 Trước trồng sắn một vụ, gieo muồng với mật độ 50kg/ha hay cốt khí với mật độ 
30kg/ha hoặc đậu đen 25kg/ha. 
 Ở miền Trung nông dân dùng rong rêu làm phân xang bón vào giữa luống sắn, ở Tây 
ninh nông dân bón tro dưà, tro trấu, Nam bộ còn bón muối cho sắn. 
3.5.6.2 Liều lượng bón và phinrag pháp bón. 
 Đất có pH: < 4, bón vôi: 300 -500kg/ha 
 Phân chuồng kết hợp với phân xanh 10 - 20 tấn; N: 40 - 120kg; P2O5 30- 100 kg; K2O 
80 - 160kg. Cách bón rạch luống hoặc bổ hốc. 
 Bón Lót: phân xanh, rác bỏ xuống dưới phân chuồng lên trên + phân hóa học bằng 1/3 
lượng phân N, K + tổng số lân. 
 Bón Thúc 2 lần hoặc 1 lần. sắn dài ngaỳbón 2 lần: 
+ Lần 1 lúc sắn 1-2 tháng; bón thúc 1/3 đạm và vun nhẹ gốc + Lần 2: Lúc 4 tháng; bón 
lượng N, K còn lại và vun cao. Giống ngắn ngày thúc sớm hơn và làm cỏ lần một lúc 1,5 - 2,0 
tháng, chậm nhất: 2,5 tháng sau trồng 
3.5.7. Chăm sóc. 
3.5.7.1. Trồng dặm 
Nên trồng dặm sớm để bảo đảm mật độ, khi thấy hom bị thối (không mọc mầm) trồng 
125 
thay hom mới sau trồng 10 - 15 ngày, hoặc dừng hom giâm ở góc vườn đánh ra dặm vào nơi 
mất cây. Khi đánh kèm thêm bầu gói trong lá tránh đứt rễ. 
3.5.7.2. Làm cỏ 
Sau trồng 1-2 tháng làm cỏ kết hợp xới xáo và vun gốc + bón thúc. 
 Sau trồng 3-6 tháng (giống trung bình 3-4 tháng) làm cỏ kết hợp bón thúc và vun gốc 
cao, chú ý xới nhẹ tay tránh đứt rễ. 
 Đối với vùng đồi dốc dễ bị xói mòn tiến hành sớm hơn và không xới đất vào lúc mưa 
nhiều và kết hợp tủ gốc. 
3.5.7.3. Tỉa cây 
Từ một hom sắn nẩy nhiều mầm có khi tới 3 - 4 mầm, để phát triển tốt tránh ít củ và củ 
nhỏ phải tỉa cây kết hợp với làm cỏ đợt 2. Khi cây đã khỏe không bị sâu xám cắn gốc thì bẻ 
cây xấu, chỉ để lại một cây tốt khỏe. 
3.5.8. Phòng trừ sâu bệnh. 
3.5.8.1. Bệnh. 
a. Bệnh loang lỗ: 
- Gây hại nhiều trên các giống sắn mới, do loại ruồi Bemisia manilatis trappa làm môi 
giới truyền bệnh theo hai con đường: Truyền bệnh do những hom hay những cây đã bị bệnh 
qua ghép thân, ghép cành, truyền bằng côn trùng, siêu vi trùng. 
 - Triệu chứng: thể hiện khác nhau trên cây tùy theo mức độ phát triển của bệnh như sau: 
Cấp 0: không có hiện tượng nhiễm bệnh 
Cấp 1: Cây phát triển bình thường lá có vết loang lỗ nhưng chưa biến dạng hình thái lá, 
mới bị ở trên ngọn chiếm 1/3 diện tích lá. 
Cấp 2: Cây có dáng bình thường nhưng lá có nhiều vết vàng, cạnh nó nẩy sinh dị hình 
có khi rìa lá quăn lại về phái dưới lá, diện tích lá bị bệnh tới quang hợp giảm. 
Cấp 3 cây có dáng bình thường nhưng kích thước nhỏ hơn, 2/3 diện tích lá bị bệnh, lá 
cong queo nhiều. 
Cấp 4: cây lừn xuống, nhỏ lại dáng thẳng đứng không phân cành, lá có vết bệnh rộng và 
phồng lên thường lá quăn lại, năng suất giảm 1/2, phẩm chất củ kém. 
Cấp 5: Lá rất nhỏ và ít chỉ bằng 1/10 diện tích lá cây khỏe, lá hầu như không hoạt động 
nữa. Có khi lá không còn thịt chỉ còn cuống và gân, cây sẽ chết sau đó một thời gian và cây 
không hình thành củ. 
Có khi xẩy ra vết bệnh dừng ở một cấp bệnh nào đó không phát triển nữa, ở trạng thái 
tiềm ẩn vì điều kiện không thích hợp. Trên một cây những hom gần gốc ít và không bị bệnh, 
còn hom phía trên bị mạnh. Có trường hợp cây bị nhiễm bệnh nhưng chưa phát sinh rõ, đời sau 
mới phát sinh. Những năm nóng ẩm nhiều, bệnh này phát triển mạnh. 
 - Phương pháp phòng trừ: Phòng là chính: Chọn giống chống chịu bệnh., xây dựng 
vườn ươm hom giống riêng, chọn hom cẩn thận trước khi trồng, không bón phân N nhiều 
b. Các loại bệnh thối: 
 * Bệnh thối đỏ gây hại bởi nấm Phaseolus manihottis. Đầu tiên xâm nhập vào rê, làm 
cho rê thôi và chêt, rôi nâm tôn tại trong gôc và củ. Sợi nâm vàng dê nhận thấy, củ bị bệnh có 
mùi hôi. Bệnh này phát triển trong điều kiện đất cát nhiều hay bị úng nước. 
126 
Cách phòng trừ: Làm đất sớm trong mùa khô, phơi ải diệt mầm của nấm, ữông luân 
canh với họ hoà thảo, nếu bỏ hóa nhiều năm mới trồng thì dễ bị bệnh. Dọn sạch gốc, lá trên 
ruộng, cây bị bệnh nhổ đốt và xử lý đất bằng vôi. 
 * Bệnh thối Clytocybe do nấm Clytocybe tabesens gây nên. Mầm phát triển giữa lục bì 
và biều bì (vỏ cây), thân và củ. Sợi nấm màu trắng phát triển mạnh, củ có nhiều tinh bột, củ bị 
hại dễ bị nứt ra và tơi như vôi bột, nấm phát triển chậm. Ban đêm nấm này có màu sáng, sự lan 
truyền bị gián đoạn bởi các vụ thu hoạch. Phòng trừ: chọn giống trên cây khỏe rất quan trọng. 
Làm ải đất, vệ sinh đồng ruộng, đốt cây bị bệnh, xử lý đất. 
 Bệnh thối hom do nấm Lasiobiplodia theobromae. Phát triển ở tất cả các bộ phận của 
cây. Sợi nấm đen, củ thối, hom mới trồng khi cây còn nhỏ phát triển bền càng mạnh xuất hiện 
vết đen hay nâu sẫm ở các bộ phận sát mặt đất, có mùi thối đặc biệt. Bệnh gây hại rộng gây tổn 
thất nghiêm trọng. 
 Phòng trừ: 
 - Bảo vệ hom sắn không bị xây xát nhiều 
 - Bôi sáp vào vết cắt khi chuyên chở đi xa. 
 * Bệnh thối Agaric do nấm Armellria mellea. Bệnh phát triển ở giữa và vỏ ruột củ, sợi 
trằng ngà., phát triển nhiều tinh bột, với tốc độ nhanh phòng là chủ yếu, làm ải. 
 * Bệnh khô cành: Do nấm Gleosposium manihotis. Hại trên cành non. Hại trên cây sống 
và nhiều cây khác nhất là cam, quýt, sắn bị bệnh đầu cành khô đét lại. Bệnh xuất hiện lúc trời 
mát, cây sắn sinh trưởng chậm do đất xấu, canh tác không tốt và thiếu kali. Phòng, trừ: Dùng 
giống chống chịu, thâm canh tạo điều kiện sắn sinh trưởng mạnh và đều, bón kali. 
 * Bệnh hại lá: 
+ Do nấm Cercespora caribaeca. Triệu chứng có vết màu từ sáng đến sẫm trên lá. Trời 
ẩm bênh phát triển manh. Tác hại không nặng lắm. 
+ Do vi khuẩn Bacteriumrobiaci hại trên thịt lá xuất hiện vết màu nhạt, vết bệnh có hiện 
tượng chảy nhựa, mùa khô bệnh giảm. 
Cách phòng trừ: Bón phân kali tăng sức chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng. 
* Bệnh sinh lý nứt giữa củ: Do thiếu cân đối N, p, K gây sự phát triển không bình 
thường ở củ. Đầu tiên bị nứt một vết ở lõi, vết nứt ngang có tiết diện ngôi sao đường kính 
0,5cm. Chỗ nứt không có mùi hôi thối, kẻ nứt có dung dịch trong suốt không mùi, sau đó vi 
khuẩn hay nấm xâm nhập làm thối có mùi, phát triển trên củ sắn năm thứ hai và mùa mưa. 
Ngoài ra còn có các bệnh như: khô ngọn trên thân, bệnh khô cuống, bệnh nhiều lõi, 
linhin hóa ở củ, bệnh vết xanh ở củ, nhiễm bệnh này còn đang nghiên cứu tiếp, phát triển trên 
nương sắn bị bí nước và xãy ra vào tháng 10 trở đi nhiều hơn. 
* Bệnh thối do tuyến trùng: Phòng tốt nhất là trừ cỏ dại sạch. 
3.5.8.2 Sâu hại 
 * Nhện đỏ: Nhiệt độ cao và ẩm, mật độ dày sẽ bị nhện đỏ phá hại nhiều, nhất là miền 
Nam và Nam Miền Trung. Nhện chích hút dưới mặt la,i' làm giảm năng suất trầm trọng. Biện 
pháp: Xác định mật độ trồng thích hợp, bố trí thời vụ sao cho thân lá sinh trưởng vào mùa mưa 
sẽ hạn chế loại nhện này. 
 * Sâu xám: Prodenia litura, phá hại cắn đứt mầm sắn, suất hiện nhiều trong vụ đông 
xuân. Dùng biện pháp: Trồng đúng thời vụ, không trồng lúc còn mưa quá nhiều và thời tiết còn 
127 
lạnh. Phát hiện và giệt bắt bằng tay lúc sáng sớm và chiều gần tối, xử lý đất bằng thuốc hoá 
học nếu thật cần thiết, ruộng / nương sắn cần được thoát nước... 
 * Sâu Aonidonytilus allus: gây hại trên thân, cành lá làm rụng lá. Làm rễ phát triển rất kém 
 * Sâu Coccus làm lá cuốn lụi: Có nhiễm vệt nâu nhạt, nó gây bệnh muội lá suất hiện. 
Cây sinh trưởng kém hay bị phá hại nặng. 
 * Sâu Heterony chussp bọ cánh cứng hại cây và cành. Sâu non gặm vỏ cây làm di 
chuyển nhựa bị ảnh hưởng hoặc ngừng hẳn làm cây bị khô Nó chui vào giữa hom ăn phần non 
mầm có nhiều nước. 
 Phòng, trừ: Khi trồng đặt hom cao hơn mặt đất, dùng thuốc bột Alơride với liều lượng 
0,75kg chất hoạt động/ha... 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày giá trị dinh dưỡng và công dụng của sắn 
2. Trình bày các đặc điểm thực vật học cây sắn? 
3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển cây sắn? 
4. Nhu cầu của cây sắn về ánh sáng, nhiệt độ, nước và dinh dưỡng khoáng? 
5. Biểu hiện của cây sắn khi thiếu các nguyên tố khoáng? 
6. Trình bày kỹ thuật trọn, xử lý hom sắn; liều lượng và phương pháp bón phân; chăm sóc 
và phòng trừ sâu bệnh cho sắn? 
128 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu, nhà 
xuất bản Nông nghiệp. 
2. Nguyễn Đức Cường (2009), Kỹ thuật trồng ngô, nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công 
nghệ, Hà Nội. 
3. Bùi Huy Đáp (1989), Cây lúa Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
4. Đinh Thế Lộc và CS (1997). Cây Ngô. Giáo trình Cây Lương thực, tập 2, ĐHNN I, nhà 
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
5. Đinh Thế Lộc và CS (1997), Giáo trình cây màu, Trường ĐH Nông nghiệp I, nhà xuất bản 
Nông nghiệp, Hà Nội. 
6. Đinh Thế Lộc (1979), Kỹ thuật thâm canh cây khoai lang, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
7. Đinh Văn Lữ (1978), Giáo trình cây lúa, nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 
8. Hoàng Tuyết Minh (2002), Lúa lai hai dòng, nhà xuất bản Nông Nghiệp. 
9. Trần Ngọc Ngoan (2003), Kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc, nhà xuất bản Nông 
nghiệp, Hà Nội. 
10. Đào Thế Tuấn (1970), Sinh lý ruộng lúa năng suất cao, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ 
thuật, Hà Nội. 
129 
MỤC LỤC 
 Trang 
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................... 2 
PHẦN MỘT: CÂY LÚA .......................................................................................................... 3 
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CÂY LÚA ........................................................... 3 
1.1. Nguồn gốc và phân loại .......................................................................................... 3 
1.2. Đặc điểm thực vật học cây lúa ................................................................................ 4 
Chương 2. YÊU CẦU SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIÊN CỦA CÂY LÚA . 9 
2.1. Nhiệt độ với sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa .................................................. 9 
2.2. Ánh sáng với sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa ............................................... 10 
2.3. Ảnh hưởng của nước và độ ẩm không khí ............................................................. 11 
2.4. Sinh trưởng, phát triển của cây lúa ........................................................................ 12 
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CÂY LÚA ....................................................................... 22 
3.1. Quang hợp của cây lúa ......................................................................................... 22 
3.2. Dinh dưỡng khoáng cây lúa .................................................................................. 26 
3.3. Sinh lý năng suất lúa ............................................................................................ 30 
Chương 4. KỸ THUẬT TRỒNG LÚA .................................................................................. 33 
4.1. Kỹ thuật trồng lúa nước ........................................................................................ 33 
4.2. Các biện pháp kỹ thuật lúa gieo thẳng ................................................................... 37 
4.3. Kỹ thuật thâm canh lúa lai .................................................................................... 40 
PHẦN HAI: CÂY MÀU ......................................................................................................... 44 
Chương 1. CÂY NGÔ ............................................................................................................ 44 
1.1. Nguồn gốc và phân loại cây ngô ........................................................................... 44 
1.2. Đặc điểm thực vật học cây ngô ............................................................................. 45 
1.3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây ngô .................................................. 51 
1.4. Sự hình thành và phát triển cơ quan sinh sản ......................................................... 55 
1.5. Nhu cầu sinh thái đối với ngô ............................................................................... 57 
1.6. Giống ngô ............................................................................................................ 62 
1.7. Phân bón .............................................................................................................. 65 
1.8. Yêu cầu đất và làm đất ......................................................................................... 67 
1.9. Thời vụ trồng ....................................................................................................... 67 
1.10. Mật độ và khoảng cách trồng .............................................................................. 69 
1.11. Tưới nước .......................................................................................................... 69 
1.12. Các biện pháp chăm sóc khác ............................................................................. 70 
130 
1.13. Phòng trừ sâu bệnh ............................................................................................. 71 
1.14. Thu hoạch, bảo quản và chế biến ........................................................................ 72 
Chương 2. CÂY KHOAI LANG ............................................................................................ 75 
2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển............................................................................. 75 
2.2. Đặc tính thực vật học ........................................................................................... 76 
2.3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển..................................................................... 84 
2.4. Điều kiện sinh thái ............................................................................................... 87 
2.6. Kỹ thuật trồng khoai lang ..................................................................................... 93 
Chương 3. CÂY SẮN ........................................................................................................... 105 
3.1. Nguồn gốc, tình hình phát triển của cây sắn......................................................... 105 
3.2. Đặc tính thực vật học ......................................................................................... 106 
3.3. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sắn ................................................... 110 
3.4. Yêu cầu sinh thái................................................................................................ 117 
3.5. Kỹ thuật trồng sắn .............................................................................................. 122 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 128 
131 

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_cay_luong_thuc.pdf