Tập bài giảng Cây công nghiệp

1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI

1.1.1. Nguồn gốc

Lạc Arachis hypogaea - còn gọi là đậu phộng và có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Nhờ khảo cổ

học và địa thực vật học người ta có thể xác định nguồn gốc cây lạc. Năm 1977, Skiê

(E.O.Squler) tìm thấy những quả lạc được chôn trong các ngôi mộ cổ Ancon gần Lima, thủ

đô Pê ru. Lạc được đựng trong các vật cùng với một số thực phẩm khác. Niên đại của các

ngôi mộ cổ này có từ năm 1200 - 1500 trước công nguyên. Theo Engen thì lạc được trồng

cách đây khoảng 3800 năm, thuộc thời kỳ tiền đồ gồm ở Las Haldas.

Theo các nhà sử học, người Inca - thổ dân Nam Mỹ đã trồng lạc như một loại cây thực

phẩm ở dọc vùng duyên hải Pêru với tên “Ynchis”. Krapovikat (1968) cho rằng, vùng

Bolovian (Nam Bolovia - Tây Bắc Achentina) là vùng nguyên sản của loài lạc trồng.

Tóm lại, từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường - lạc đã được đưa đi

khắp nơi trên thế giới và nó nhanh chóng thích ứng với các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và

vùng có khí hậu ẩm. Đặc biệt lạc đã tìm được mảnh đất phát triển thuận lợi ở châu Phi và

vùng nhiệt đới châu Á. Lạc được trồng rộng rãi ở châu Phi rồi từ đây, theo các thuyền buôn

nô lệ, lạc lại được đưa trở lại châu Mỹ (cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ) và châu Âu. Chính sự giao

lưu chéo rộng rãi này đã hình thành nhiều vùng gen thứ cấp và làm phong phú thêm hệ gen

của lạc.

1.1.2. Phân loại

Lần đầu tiên loài lạc trồng Arachis hypogaea được mô tả như một loài thực vật là do

Linnaeus công bố năm 1753 và trong một thời gian dài người ta chưa biết một loại trong

chi Arachis, tức là loại lạc trồng.

Waldron dựa vào dạng cây, chia lạc làm 2 loài phụ: loài phụ Fastigrata có thân dạng

đứng và loài phụ Procombens có thần dạng bò. Gregory (1951) dựa trên cơ sở đặc điểm

phân cành: Thứ tự ra cành dinh dinh dưỡng và cành sinh thực, chia lạc trồng làm 2 nhóm:

Nhóm phân cành xen kẽ và nhón phân cành liên tục với 3 dạng: Dạng Virginia thuộc nhóm

phân cành xen kẽ; dạng Valencin và Spanish thuộc nhóm phân cành liên tục.

Gần đây kết hợp các phương pháp phân loại trên, các tác giả Krapovikat (1958) và

Gregory (1980) đã mô tả 4 dạng thực vật của loài lạc trồng và xếp thành 2 loài phụ với 4

thứ như sau:

Loài lạc trồng Arachis hypogaea gồm 2 loài phụ:

- Loài phụ Hypogaea gồm 2 thứ:

+ Thứ Hypogae: Dạng Vlrginia (Bolivlan, Amszonla")

+ Thứ Hirsuta (Peruvian)

- Loài phụ Fastigiata gồm 2 thứ:

+ Thứ Vulgaris: Dạng Spanish (Gregoryl 1951) (Ouaranlan, Golas và Minas

Gerais.Peruvian)

+ Thứ Vulgarls: Dạng Spanith (Guaranian, Goiaa và Minas Gerais: Tây Bắc Braxin)

Hệ thống phân loại dựa trên cơ sở tập phân cành của Gregory (1951) được phổ biến

rộng rãi hơn cả. Theo hệ thống phân loại này thì loại phụ Hypogaea có thứ Hypogae thuộc

dạng Virginia - phân nhánh xen kẽ. Loài phụ Fastigiata có đặc điểm phân nhánh liền hoa

với 2 dạng: Valencia và Spanish.1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ

Bộ phận sử dụng chủ yếu của cây lạc là hạt. Hạt lạc từ lâu đã được sử dụng làm thực

phẩm cho người. Với hàm lượng dầu cao, hạt lạc là loại hạt có dầu quan trọng. Thành phần

sinh hóa của hạt lạc như sau: Nước 8 - 10%, Dầu thô 40 - 60%, Protein thô 26 - 34%, Gluxit

6 - 22%, Xenlulo 2 - 4,5%.

Như vậy, giá trị dinh dưỡng chủ yếu của hạt lạc là lipit và protein. Trong công nghiệp

ép dầu, người ta thu được hai sản phẩm chính là dầu thô và khô dầu - toàn bộ protein của

hạt nằm ở khô dầu.

1.2.1. Dầu lạc là dầu thực phẩm

Thành phần dầu lạc chủ yếu là axit béo chưa no chiếm khoảng 80%, còn lại khoảng

20% là axit béo no.

Trong dầu lạc người ta quan tâm đến tỷ lệ axit oleic/axit linoleic. Tỷ lệ này biến động

trong khoảng 1,2 - 1,5 có thể lên đến 2. Tỷ lệ này càng cao dầu càng dễ bảo quản.

Ngoài ra trong thành phần của dầu lạc còn có cacbua thơm với hàm lượng khoảng

1,8mg/1 tấn dầu, gây mùi thơm đặc trưng của lạc.

Với thành phần và tính chất như trên, dầu lạc là loại dầu thực phẩm tốt, dầu lạc tinh

luyện có màu trong, hơi vàng có thể được hấp thu tốt.

1.2.2. Protein của lạc

90 - 95% protein của lạc là 2 loại globulin: Arachin chiếm 2/3, conarachin chiếm 1/3

hợp thành. Protein của lạc có đủ 8 axit amin không thay thế.

Về mặt cung cấp năng lượng: Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng lượng cung

cấp rất lớn. Trong 100g hạt lạc cung cấp 590cal. Trong khi trị số này ở hạt đậu tương là 411,

gạo tẻ là 353 và thịt lợn nạc là 286.

Do giá trị dinh dưỡng của lạc, từ lâu loài người đã sử dụng lạc như một nguồn thực

phẩm quan trọng: sử dụng trực tiếp, ép dầu làm dầu ăn, khô dầu để chế biến nước chấm và

các mặt hàng thực phẩm khác. Gần đây, nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta đã

chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc.

1.2.3. Giá trị trong chăn nuôi

Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân lá

làm thức ăn xanh và việc tận dụng phế liệu lạc để làm thức ăn gia súc.

Khô dầu lạc: Trong thành phần thức ăn khô dầu lạc chiếm 25 - 30%. Như vậy, khô dầu

lạc là nguồn thức ăn dầu protein dùng trong chăn nuôi. Hiện nay sản lượng khô dầu lạc trên

thế gới đứng hàng thứ 3 trong các khô dầu thực vật dùng trong chăn nuôi và đóng vai trò

phát triển ngành chăn nuôi.

Thân lá xanh của lạc: với năng suất 5 - 15tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể

dùng chăn nuôi đại gia súc.

Cám vỏ quả lạc: vỏ quả lạc chiếm 25 - 35% trọng lượng quả. Trong chế biến thực

phẩm người ta thường tách khỏi vỏ quả, vỏ quả trở thành sản phẩm phụ, dùng để nghiền

thành cám cho chăn nuôi. Cám của vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương đương cám

gạo dùng để nuôi lợn, gà, vịt rất tốt.

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 1

Trang 1

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 2

Trang 2

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 3

Trang 3

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 4

Trang 4

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 5

Trang 5

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 6

Trang 6

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 7

Trang 7

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 8

Trang 8

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 9

Trang 9

Tập bài giảng Cây công nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 94 trang xuanhieu 7120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Cây công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập bài giảng Cây công nghiệp

Tập bài giảng Cây công nghiệp
 cây con sẽ không bị mưa to hoặc nắng gắt, vụ xuân
không bị gió mùa đông bắc hoặc sương muối, đảm bảo cho cây con sống và phát triển tốt.
- Tưới nước: nhu cầu nước ở các giai đoạn khác nhau:
+ Từ gieo đến mọc phải tưới liên tục, mỗi ngày tưới vào buổi sáng 4-5 thùng/10m2 luống.
+ Từ cây con đến 2 lá cứ 2 ngày tưới 1 lần: 3 - 4 thùng/10m2 luống.
+ Các giai đoạn sau cứ 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Ngừng tưới trước khi trồng 5-6 ngày.
- Bón phân thúc: Nguyên tắc bón thúc cho vườn ươm là phải tăng dần sau giai đoạn
chữ thập. Lần 1 với lượng thích hợp là 0,5kg sunfat đạm + 0,5kg sunfat kali + 50 lít nước
cho 100m2 vườn ươm. Hoặc nếu cây con xấu thì có thể dùng 100 - 150g urê/10m2 luống + 3
thùng nước để tưới, sau đó phải rửa lá bằng 6 thùng nước khác.
- Tỉa cây: Để chủ động và đảm bảo mật độ cần tỉa nhiều lần: Lúc chữ thập tỉa ít, lúc có
lá thật tỉa thưa hơn để cuối cùng có khoảng cách cây thích hợp 4 - 5cm.
- Phòng trừ sâu bệnh: Đề phòng bệnh thán thư bằng cách phun Boocđo với nồng độ 0,5
-1% định kỳ 10 ngày phun 1 lần, hoặc Zinép 130g + 100 lít nước; phun 2 - 4 lít/10m2 luống.
4.4.2. Kỹ thuật trồng ra ruộng sản xuất
4.4.2.1. Chọn đất và làm đất
Nhìn chung thuốc lá yêu cầu đất đai không khắt khe lắm. Tính chất đất đai ảnh
hưởng rất nhiều đến năng suất và phẩm chất thuốc lá. Cây thuốc lá yêu cầu những loại đất
nhẹ cát pha, tơi xốp, thoát nước, có độ pH 6,5 - 7. 
Ngoài ra, chân đất trồng thuốc lá không được luân canh những cây trồng trước là cây
họ cà. Sau đó cần tiến hành làm đất ải kỹ, cày sâu 25cm. Có thể làm luống hoặc rạch hàng
tùy điều kiện từng nơi từng vụ. Nếu nơi mưa nhiều phải làm luống rộng 1 - 1,2m, cao 0,2 -
0,25m để thoát nước.
4.4.2.2. Bón phân lót
Các loại phân cần được ủ kỹ và trộn đều, bón ở độ sâu 10-12cm cho 1ha, 10 - 12 tấn
phân chuồng + 100 - 120kg sunfat đạm + 300kg supe lân + 100kg kali sunfat. Không nên
dùng phân clorua kali vì ảnh hưởng xấu đến phẩm chất thuốc lá.
4.4.2.3. Kỹ thuật trồng
 Mật độ trồng thuốc lá là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng nhiều đến
năng suất và phẩm chất thuốc lá. Nếu trồng mật độ quá thưa thì năng suất thấp và phẩm chất
kém. Nếu trồng mật độ quá dày thì năng suất có thể hơn nhưng phẩm chất kém. Do vậy, cần
xác định mật độ trồng thích hợp để vừa cho năng suất cao phẩm chất tốt. Về mật độ khoảng
cách trồng thuốc lá ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, chưa xác định đầy đủ cho từng vùng. 
Trước đây theo quy trình chung của Bộ Nông nghiệp đề ra mật độ 30.000 - 35.000 cây/ha
với khoảng cách (50 - 60) x 40cm. Đó là mật độ trồng của những giống thuốc lá cũ. Gần đây có
nhiều nơi trồng mới, do vậy mật độ trồng thưa hơn. Theo quy trình của Liên hiệp thuốc lá Việt
Nam đề nghị mật độ trồng 22.000 - 25.000 cây/ha với khoảng cách 80 - 50cm.
4.5. QUẢN LÝ CHĂM SÓC
4.5.1. Dặm kịp thời
Đối với cây con ở vườn ươm khi mới trồng còn non yếu, lại gặp điều kiện thời tiết bất
thuận như hạn, rét hoặc sâu bệnh phá hại. Do vậy, cần phải kiểm tra thường xuyên và dặm
kịp thời để đảm bảo mật độ trồng. Cần có lượng cây con dự trữ để dặm và chú ý chăm sóc
cây đã dặm đảm bảo sự sinh trưởng đồng đều trong quần thể.
4.5.2. Vun xới làm cỏ
Trong điều kiện đất tơi xốp thoáng khí, bộ rễ sẽ phát triển tốt. Do đó cần vun xới kết
hợp làm cỏ. Đặc biệt lần vun xới cuối cùng sau trồng 40 ngày nhằm kích thích bộ rễ bất định
xuất hiện và phát triển tăng cường tính chống đổ cho cây dẫn đến năng suất tăng 10-30%.
Như vậy có thể tiến hành vào 3 đợt:
- Sau khi trồng 10 ngày xới nông 3-5cm.
- Sau khi trồng 20-25 ngày xới sâu 5-7cm.
- Sau khi trồng 40 ngày xới sâu 7-10cm vun cao.
4.5.3. Tưới nước
Đối tượng thu hoạch của cây thuốc lá là bộ lá trên thân, trong lá thuốc chứa hàm lượng
nước khá cao 85 - 90%. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu cho biết nhu cầu nước ở các giai đoạn
sinh trưởng là khác nhau, trong đó cần nhiều nhất vào giai đoạn phát triển thân lá đòi hỏi độ
ẩm đất đạt 80%, còn các giai đoạn khác ít hơn. Bởi vậy, kỹ thuật tưới cho thuốc lá là rất cần
thiết và ảnh hưởng nhiều đến năng suất và phẩm chất thuốc lá. Về phương pháp tưới: Trong
thực tế sản xuất, người ta vẫn áp dụng tưới hốc cho cây sau khi trồng và tưới rãnh khi cây
thuốc ở giai đoạn phát triển thân lá.
4.5.4. Bón phân thúc
Bón phân cho thuốc lá là một khâu rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm
chất thuốc lá. Căn cứ vào tình hình khí hậu, tính chất đất đai, tình hình sinh trưởng và nhu
cầu dinh dưỡng của cây.
Phương pháp bón phân: 
- Thời kỳ bón: Căn cứ nhu cầu dinh dưỡng của cây thuốc lá ở các thời kỳ khác nhau,
cần tập trung bón hai đợt chính:
+ Sau trồng 15 - 20 ngày: 50 - 100kg sunfat đạm + 50 - 100kg sunfatkali cho 1ha
+ Sau trồng 30 - 35 ngày: 50kg sunfat đạm + 50kg sunfat kali cho 1ha
Chú ý kết thúc bón thúc sớm, không bón muộn sẽ kéo dài độ chín của thuốc.
- Cách bón: Thông thường là bón phân qua đất, có thể hòa nước tưới hoặc bón rải rồi
lấp đất. Ngoài ra còn có biện pháp phun phân lên lá. Ruộng để giống nếu được phun năng
suất hạt sẽ tăng 50%. Nếu phun đạm đơn thuần thì phun vào lúc 4 - 5 lá đã tăng năng suất
13,3%. Tốt nhất là phun hỗn hợp: 0,5kg nitratamon + 1kg supe photphát + 0,5kg sunfat kali
hòa với 100 lít nước.
4.5.5. Ngắt ngọn đánh chồi và nuôi chồi tái sinh
- Ngắt ngọn: Trong trường hợp cây thuốc lá không để giống, khi nụ hoa xuất hiện thì
có thể ngắt ngọn kịp thời để tập trung dinh dưỡng nuôi bộ lá trên thân chính.
- Đánh chồi nách: Thường xuyên kiểm tra đánh chồi nách kịp thời từ 3 - 5 ngày một
lần, kể cả các chồi phụ khác.
- Nuôi chồi tái sinh: Trong điều kiện thu hoạch thuốc lá đông quá muộn (quá 15/3) sẽ
gặp khó khăn cho vụ tiếp. Vậy có thể nuôi chồi tái sinh, có thể tận dụng thêm vụ thuốc nữa,
đỡ tốn công, nhanh cho thu hoạch, năng suất có thể bằng 2/3 chính vụ nếu áp dụng tốt các
biện pháp kỹ thuật.
Cụ thể: Trước một tuần thu hoạch cần bấm ngọn và bón phân: 3 tấn phân chuồng +
50kg sunfat đạm cho 1ha, sau đó bẻ gập cây cách mặt đất 12 - 15cm, rồi chặt cây để cách
mặt đất 6 - 7cm, tiếp tục chăm bón với lượng phân; 3 tấn phân chuồng + 50kg sunfat đạm +
50kg supe lân + 50kg sunfat kali cho 1ha. Sau 50 ngày sẽ cho thu hoạch.
4.5.6. Phòng trừ sâu bệnh
Có nhiều loại sâu bệnh hại thuốc lá, sau đây là những sâu bệnh hại chính:
- Sâu xám: Loại này cắn đứt ngang cây lúc mới trồng, phát triển mạnh vào thời tiết ấm
ẩm, có thể bắt bằng tay, bẫy bướm hoặc dùng thuốc Aldrin 25% hòa với nước nồng độ 0,5%.
- Rệp thuốc: Loại này thường bám mặt dưới lá hoặc phần ngọn. Chúng hút nhựa làm
đọt bị quăn queo lốm đốm vàng. Có thể ngắt ngọn đánh chồi hoặc dùng Wofatox 0,01%,
sunfat nicotin 0,1% để phun.
- Bệnh đốm mắt cua: Vết bệnh trên lá có màu nâu, giữa vết có màu trắng xám, xung
quanh có viền nâu đỏ và có thể bị khô làm thủng lá. Có thể xử lý hạt và phun Boocđo.
- Bệnh đen thân: Do một loại nấm gây ra, trước hết vết bệnh đen ở phần sát gốc rồi
toàn thân bị lụi khô chết, trong ruột thân bị đen, rễ đen, để phòng tránh cần chú ý luân canh.
4.6. THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN
4.6.1. Thu hoạch
4.6.1.1. Thời kỳ chín: Cần xác định đúng độ chín của lá thuốc:
- Độ chín kỹ nghệ: Được xác định chủ yếu dựa vào vật chất khô được tích lũy trong
giai đoạn chín của lá thuốc. Khi lá thuốc đúng độ chín kỹ nghệ thì hàm lượng các vật chất
như hydratcacbon, dầu thơm đạt cao nhất, hàm lượng protit thấp nhất.
- Độ chín hình thái: Biểu hiện bên ngoài của lá thuốc:
Lá chuyển màu xanh sang vàng đều, gân lá màu trắng sữa, giòn, bẻ dễ gãy. Lông rụng,
mặt lá trơn ánh, ít dính. Phía ngọn lá và 2 bên rủ xuống, đầu ngọn lá bắt đầu khô. Khi thuốc
chín theo thứ tự từ dưới lên trên của cây, từ ngoài vào trong của lá. Mưa nhiều và bón nhiềm
đạm sẽ kéo dài độ chín của lá.
4.6.1.2. Kỹ thuật hái thuốc
Cần đảm bảo nguyên tắc là Lá đúng độ chín mới được hái. Hái làm nhiều đợt trong
một vụ, xếp riêng cùng loại lá, cùng cỡ lá. Không để đống và đem sấy ngay.
4.6.2. Kỹ thuật sấy thuốc lá
Sấy thuốc lá thực chất là quá trình khống chế độ ẩm thích hợp nhằm sấy kho lá thuốc
và đảm bảo có màu vàng đều thích hợp. Quá trình sấy trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tiểu hỏa: Mục đích là khống chế ẩm độ thích hợp để phân giải hoàn toàn
các diệp lục tố, do đó lá thuốc có màu vàng đều. Nhiệt độ sẽ tăng dần lên 40 0C với ẩm độ
không khí 70% là đủ.
- Giai đoạn trung hỏa: Dùng nhiệt độ cao hơn làm ngừng các quá trình biến đổi màu
sắc của thuốc lá, cố định màu vàng thích hợp. Cần điều khiển nhiệt độ tăng dần lên đến 55-
600C và ẩm độ không khí 60% là đủ.
- Giai đoạn đại hỏa: Dùng nhiệt độ cao sấy khô lá thuốc để hàm lượng nước trong lá
còn 12-16% là vừa. Cần tăng dần nhiệt độ lên 65-700C.
Sau đó tiến hành phân cấp theo nhà máy quy định và đưa về nơi sản xuất thuốc điếu.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày đặc điểm thực vật học cây thuốc lá?
2. Các giai đoạn sinh trưởng và yêu cầu ngoại cảnh của các giai đoạn đó?
3. Trình bày kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến thuốc lá?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, (1979), Giáo trình cây lạc, NXB Nông Nghiệp.
2. Đinh Xuân Đức, (2009), Bài giảng cây công nghiệp dài ngày, Trường ĐH Nông Lâm Huế.
3. Đoàn Thị Thanh Nhàn,(1996), Giáo trình cây công nghiệp - Trường ĐHNNI Hà Nội,
NXB Nông Nghiệp.
4. Trần Văn Lài (chủ biên) Trần nghĩa, Ngô Quang Thắng, Lê Trần Tùng, Ngô Đức
Dương (1993), Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng, NXB Nông Thôn. 
5. Lê Tất Khương,(2003), Giáo trình cây chè, NXB Nông Nghiệp.
6. Kỹ thuật trồng cây cao su - Hiệp hội cao su Việt Nam
7. Quy trình kỹ thuật cây cao su, (2004), Tổng công ty cao su Việt Nam.
8. Quy trình kỹ thuật trồng chè. Vụ trồng trọt. Bộ Nông nghiệp
9. Ma Thị Phương, (2008), Bài giảng cậy lạc- Cây đậu tương, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
10.
quy-4-2011-du-bao-tinh-hinh-nam-2012
11.
option=com_content&view=article&id=112:quy-trinh-bon-phan-cho-cay-che&catid=2:so-
tay-khoa-hoc-ky-thuat&Itemid=6
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................................2
BÀI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................2
Chương 1: CÂY LẠC.........................................................................................................................2
1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI................................................................................................2
1.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ.....................................................................................................................2
1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN...........................................................................2
1.4. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY LẠC..................................................................................2
1.5. KỸ THUẬT TRỒNG LẠC.........................................................................................................2
1.6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH.........................................................................................................2
1.7. BẢO QUẢN LẠC........................................................................................................................2
Chương 2: CÂY CHÈ.........................................................................................................................2
2.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI................................................................................................2
2.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ.....................................................................................................................2
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ Ở VIỆT NAM.........................................................................2
2.4. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC....................................................................................................2
2.5. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CHÈ..................................................................................2
2.6. CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG CHÈ................................................................................2
2.7. KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ........................................................................................................2
2.8. KỸ THUẬT CHĂM SÓC CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN........................................................2
2.9. CHĂM SÓC CHÈ KINH DOANH............................................................................................2
2.10. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHÈ.....................................................................................2
2.11. THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN CHÈ.......................................................................................2
Chương 3: CÂY CAO SU..................................................................................................................2
3.1. NGUỒN GỐC..............................................................................................................................2
3.2. PHÂN LOẠI THỰC VẬT..........................................................................................................2
3.3. CÔNG DỤNG - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU Ở VIỆT NAM......................................2
3.4. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CÂY CAO SU..........................................................................2
3.5. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CAO 
SU.........................................................................................................................................................2
3.6. CÁC LOẠI ĐẤT TRỒNG CAO SU CHỦ YẾU TẠI VIỆT NAM.........................................2
3.7. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAO SU....................................................................2
3.8. QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHAI THÁC MỦ..........................................................................2
3.9. SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CAO SU VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ...................................2
Chương 4: CÂY THUỐC LÁ............................................................................................................2
4.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ................................................................2
4.2. ĐẶC ĐIỂM THƯC VẬT HỌC..................................................................................................2
4.3. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA 
CÂY THUỐC LÁ...............................................................................................................................2
4.4. KỸ THUẬT TRỒNG THUỐC LÁ............................................................................................2
4.5. QUẢN LÝ CHĂM SÓC..............................................................................................................2
4.6. THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN...................................................................................................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................2

File đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_cay_cong_nghiep.pdf