Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên chiếm một vị trí quan trọng về thành phần

loài tạo nên sự đa dạng của hệ thực vật tại một khu vực và có giá trị y học, kinh tế và

văn hóa [1].

Vườn quốc gia Cát Tiên (VQGCT) có diện tích 70548,36 ha. Phần Nam Cát

Tiên (NCT) thuộc xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai [2]. Đây là rừng

nguyên sinh đặc trưng của khu vực Đông Nam bộ. Tại đây đã có nhiều chương trình,

dự án của các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu về tài nguyên rừng cũng như

tài nguyên thực vật rừng, đã đánh giá khá đầy đủ giá trị tài nguyên thực vật. Tuy

nhiên, tại đây tài nguyên cây thuốc dưới tán rừng của kiểu rừng bán rụng lá và các

sinh cảnh mở, chủ yếu là các loài cây thuốc thân thảo và dây leo có vòng đời ngắn

thường có biến động theo mùa rất lớn, chưa được quan tâm và nghiên cứu sâu.

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm kê, hệ thống hóa, lập cơ sở dữ liệu phục vụ

công tác quản lý, hướng đến khai thác, phát triển bền vững và bảo tồn.

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 1

Trang 1

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 2

Trang 2

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 3

Trang 3

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 4

Trang 4

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 5

Trang 5

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 6

Trang 6

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 7

Trang 7

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 8

Trang 8

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 9

Trang 9

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 8860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên

Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên
.) Wettst. A 
69 Cây lá han Laportea interrupta (Gand.) Chew. A 
70 Mò đỏ Clerodendrum paniculatum L. A 
71 Trăm ổi Lantana camara L. A 
72 Hồ đằng hai màu Cissus javana DC. A 
73 Hồ đằng 4 cánh Cissus quadrangularis L. A 
73 Hồ đằng vuông Cissus subtetragona Pl. A 
75 Cây vác Cayratia trifolia (L.) Domino A 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 21
TT Tên Việt Nam Tên Latin 
Hình 
thức ghi 
nhận 
 Ngành (Phylum): Ngọc Lan (Magnoliophyta) 
Lớp (Class): Một lá mầm (Liliopsida) 
76 Hương phụ Cyperus rotundus L. A 
77 Cỏ mần trầu Eleusine indica (L.) Gaertn. A 
78 Cỏ tranh Imperata cylindrical (L.) P. Beauv. A 
79 Kim cang lá quế Smilax corbularia Kunth subsp. 
Corbularia 
A 
80 Gừng gió Zingiber zerumbet Sm. A 
81 Nga truật Curcuma zerumbet Roxb. A 
82 Cây địa liền Kaemferia galangal L. A 
83 Nghệ vàng Curcuma zanthorrhiza Roxb. A 
 Ngành (Phylum): Dương xỉ (Pteridoohyta) 
Lớp (Class): Dương xỉ (Polypodiopsida) 
84 Phượng vĩ thảo Pteris ensiformis (Burmf.) A 
Ghi chú: A: Có hình chụp và tiêu bản. 
Mức độ đa dạng về bậc họ của 10 họ thân thảo và dây leo có nhiều loài làm 
thuốc nhất tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4. 
Bảng 4. Các họ thân thảo và dây leo nhiều loài làm thuốc nhất tại NCT 
TT Tên họ 
Chi Loài 
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 
1 Họ Cúc (Asteraceae) 8 12,31 9 10,71 
2 Họ Đậu (Fabaceae) 4 6,15 6 7,14 
3 Họ Dền (Amaranthaceae) 3 4,62 4 4,76 
4 Họ Ráy (Araceae) 4 6,15 4 4,76 
5 Họ Bầu bí Cucurbitaceae) 3 4,62 4 4,76 
6 Họ Tiết dê (Menispermaceae) 3 4,62 4 4,76 
7 Họ Nho (Vitaceae) 1 1,54 4 4,76 
8 Họ Gừng (Zingiberaceae) 4 6,15 4 4,76 
9 Họ Hồ tiêu (Piperaceae) 2 3,08 3 3,57 
10 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 2 3,08 3 3,57 
 Tổng cộng 10 chi, họ nhiều loài nhất 34 52,31 45 53,57 
 Tổng số chi, loài điều tra được 65 100 84 100 
Ghi chú: Tỷ lệ % = Số lượng (chi, loài)*100/Tổng số chi hoặc loài thu được. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 22
Về đa dạng loài ở bậc họ, trong 10 họ nhiều loài làm thuốc thân thảo và dây 
leo nhất tại khu vực nghiên cứu chiếm 29,41% trên tổng số họ, 34 chi chiếm 52,31% 
trên tổng số chi và 45 loài chiếm 53,57% trên tổng số loài cây thuốc đã được khảo 
sát, ghi nhận tại khu vực nghiên cứu thì họ Cúc (Asteraceae) có số lượng loài được 
sử dụng làm thuốc lớn nhất (9 loài), chiếm 10,71% trên tổng số 84 loài, họ Đậu 
(Fabaceae) với 6 loài chiếm 7,14%, họ Dền (Amaranthaceae), họ Ráy (Araceae), họ 
Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Gừng 
(Zingiberaceae) mỗi họ có 4 loài chiếm 4,76%. Đây cũng là những họ có số lượng 
loài lớn trong hệ thực vật Việt Nam với nhiều loài có giá trị làm thuốc. Kết quả này 
phù hợp với các nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi (2004) và Võ Văn Chi (2019) trong điều 
tra cây thuốc trước đó [8, 9]. 
Kết quả nghiên cứu đã thống kê được trong 34 họ thực vật dây leo và thân 
thảo dùng làm thuốc được điều tra tại NCT có 15/34 họ (chiếm 44,12%) chỉ thu 
được 1 loài. Sự mất đi một loài nào đó trong các họ này sẽ làm giảm đáng kể sự đa 
dạng của thực vật thân thảo và dây leo tại đó. Tỷ lệ % của 10 họ thân thảo và dây leo 
nhiều loài làm thuốc nhất đạt 53,57% trên tổng số 34 họ khảo sát được, trong đó chỉ 
có họ Cúc chiếm tỷ lệ hơn 10,71% tổng số loài khảo sát, còn lại các họ đều chiếm tỷ 
lệ dưới 10%. 
Bảng 4 cũng cho thấy 4 chi đa dạng nhất chiếm tỷ lệ 35% trong tổng số chi 
toàn hệ, và số loài đạt được chiếm tỷ lệ 32,14% tổng số loài của hệ. Đặc biệt chi 
Cissus và chi Chirita đa dạng nhất với lần lượt 4 và 3 loài chiếm tổng 8,33%. 
Kết quả khảo sát thu được 84 loài thuộc thân thảo và dây leo trong khu vực 
nghiên cứu, có 62 loài thân thảo chiếm 73,81%; cây dây leo chiếm 26,19%. Chi tiết 
được trình bày ở bảng 5. 
Bảng 5. Số lượng và tỷ lệ cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT 
Dạng sống Thân thảo Dây leo Tổng số loài thu được 
Số lượng loài 62 22 84 
Tỷ lệ (%) 73,81 26,19 100 
Ghi chú: Tỷ lệ % = Số lượng loài*100/Tổng số loài thu được. 
Nhóm cây thân thảo chiếm ưu thế và phát triển tốt, nhất là khu vực đường mòn 
và trảng cỏ, dưới tán rừng bán rụng lá chủ yếu tập trung ở các họ Asteraceae, 
Araceae, Poaceae, Zingiberaceae... Nhóm thứ 2 là dây leo với 22 loài chiếm 26,19% 
các loài chủ yếu mọc ở các trảng cây bụi, dưới tán rừng, nơi những cây gỗ lớn gãy 
đổ, thuộc các họ Apocynaceae, Menispermaceae, Piperaceae, Vitaceae. 
Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc. Tùy mỗi loài cây mà bộ phận sử 
dụng làm thuốc có thể khác nhau: có cây chỉ sử dụng được một bộ phận, có cây 
dùng được hai hay nhiều bộ phận hoặc toàn bộ cây. Điều này phụ thuộc vào các hợp 
chất hóa học có tác dụng trong điều trị các bệnh khác nhau của cây thuốc. Căn cứ 
theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi (2004) [8] và Võ Văn Chi (2019) [ 9], sự đa dạng về bộ 
phận sử dụng được thể hiện ở bảng 6. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 23
Bảng 6. Đa dạng cây thuốc theo bộ phận sử dụng tại NCT 
TT Bộ phận dùng làm thuốc Số lượng loài Tỷ lệ (%) 
1 Toàn cây 18 21,43 
2 Thân, lá, hoa, quả 55 65,48 
3 Rễ, củ 11 13,10 
Tổng số loài khảo sát 84 100 
Ghi chú: Tỷ lệ % = Số lượng loài*100/Tổng số loài thu được. 
Kết quả bảng 6 cho thấy, bộ phận dùng là thân, lá, hoa, quả có tới 55 loài 
chiếm 65,48% số loài được khảo sát. Chúng được sử dụng dưới dạng khô hoặc tươi 
như Nở ngày đất (Gomphena celosioides Mart), Mào gà dại (Celosia argentea L.), 
Thiên niên kiện (Homalomena romatica (Roxb.) Schott), Ngải dại (Artemisia 
vulgaris var. indica (Willd.) DC.), Hạ khô thảo nam (Blumea lacera (Burm.f.)DC.), 
Cải tàu bay (Gynura crepidioides Benth.), Vông vang (Hibiscus abelmoschus L.). Sử 
dụng toàn cây có 18 loài chiếm 21,43% các loài như Trầu rừng (Pipe chaudocanum 
C. DC.), Diệp hạ châu (Phyllathus urinaria L.), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon 
juventas Merr.), Sâm lông (Cyclea barbata Miers.), Kim tiền thảo (Desmodium 
gangeticum Merr.),. Sử dụng rễ và củ có 11 loài chiếm 13,1% các loài nhưGừng gió 
(Zingibe zerumbet Sm.), Địa liền (Kaemfeia galanga L.), Nghệ đen (Curcuma 
zedoaria Rosc.), Củ mài (Dioscrorea pesimilis Prain et Burk.). 
Dựa theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi (2004) [8], Võ Văn Chi (2019) [9] đã thống 
kê được 12 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc khảo sát tại NCT. Trong đó 5 
nhóm bệnh có số loài chữa bệnh trên 10 loài. Nhóm bệnh tiêu hóa, gan cao nhất 31 
loài (36,9%) trên tổng số 84 loài khảo sát; nhóm bệnh xương khớp có 21 loài (25%); 
nhóm cây chữa tiết niệu, thận có 19 loài (22,62%); nhóm cây chữa hô hấp có 13 loài 
(15,48%), nhóm bệnh hạ sốt 12 loài (14,29%). Các nhóm bệnh còn lại như nhóm 
bệnh huyết áp; nhóm bệnh ngoài da; nhóm bệnh tiểu đường; nhóm bệnh phong thấp, 
phù tim; nhóm chữa bệnh côn trùng, rắn cắn; nhóm bệnh bướu cổ, tuyến giáp; nhóm 
bệnh tim mạch, an thần ít hơn, chi tiết được thể hiện ở bảng 7. 
Bảng 7. Đa dạng các nhóm công dụng của cây thuốc chữa bệnh tại NCT 
TT Nhóm công dụng của cây thuốc Số lượng loài Tỷ lệ (%) 
1 Bệnh tiêu hóa, gan 31 36,90 
2 Bệnh xương khớp, nhức mỏi 21 25,00 
3 Bệnh tiết niệu, thận 19 22,62 
4 Bệnh hô hấp 13 15,48 
5 Hạ sốt 12 14,29 
6 Bệnh huyết áp 9 10,71 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 24
TT Nhóm công dụng của cây thuốc Số lượng loài Tỷ lệ (%) 
7 Bệnh ngoài da 7 8,33 
8 Bệnh tiểu đường 6 7,14 
9 Bệnh phong thấp, phù tim 4 4,76 
10 Chữa rắn, côn trùng cắn 3 3,57 
11 Bệnh bướu cổ, tuyến giáp 2 2,38 
12 Bệnh tim mạch, an thần 1 1,19 
 Tổng số loài khảo sát 84 100 
Ghi chú: Tỷ lệ % = Số lượng loài*100/Tổng số loài thu được. 
Theo thống kê tại bảng 7 thấy rằng, nếu cộng tổng số loài chữa bệnh sẽ là 128 
loài so với 84 loài khảo sát được. Có sự chênh lệch con số này vì có một số loài 
đồng thời chữa được từ 2 nhóm bệnh trở lên, nhưng cũng có những loài chỉ chữa 
được một nhóm bệnh. 
3.2. Sự biến động cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT theo theo sinh 
cảnh và theo mùa 
Sinh cảnh sống của cây thuốc thân leo và thân thảo được chia làm 2 sinh cảnh 
là đường mòn, trảng cỏ và rừng (bảng 8). 
Bảng 8. Phân bố cây thuốc thân thảo và dây leo theo sinh cảnh ở NCT 
TT Sinh cảnh sống Số lượng loài Tỷ lệ (%) 
1 Đường mòn, trảng cỏ 48 57,14 
2 Rừng (tự nhiên, tái sinh, trồng) 36 42,86 
 Tổng số loài khảo sát 84 100 
Ghi chú: Tỷ lệ % = Số lượng loài*100/Tổng số loài thu được. 
Có 48 loài thu được ở sinh cảnh đường mòn, trảng cỏ, hoặc nơi những cây gỗ 
lớn bị gãy đổ. Điển hình như các loài Ngải dại (Artemisia vulgaris var. indica (Willd.) 
DC.), Cải trời (Blumea lacera (Burm.f.) DC.), Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L.), 
Cải tàu bay (Gynura crepidioidesBenth.),Cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.), Cam thảo 
nam (Scoparia dulcis L.), Cỏ xước (Achyranthes aspera L.). 
Có 36 loài khác gặp ở sinh cảnh rừng như Ngưu tất (Achyranthes bidentata 
Blume.), Mào gà trắng (Celosia argentea L.), Hà thủ ô nam (Streptocaulon grifflthii 
Hook.f.), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.), Trầu rừng (Piper 
chaudocanum C. DC). Một số loài như Sâm lông (Cyclea barbata Miers.),Ruột gà 
có khớp (Borreria articularis (L.f.) F. N. Will), Thiên niên kiện (Homalomena 
romatica (Roxb). Schott.), Ráy leo (Rhaphidophora hongkongensis), Kim cang lá 
quế (Smilax corbularia Kunth.) mọc trong rừng nguyên sinh. Các loài cây thuốc 
mọc trong rừng tự nhiên thường đóng vai trò quan trọng trong các bài thuốc dân 
gian và là đối tượng cần quan tâm bảo tồn. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 25
Nghiên cứu sự biến động cây thuốc theo mùa tại NCT thấy có 40 loài gặp vào 
mùa mưa, có 44 loài gặp cả 2 mùa (bảng 9). 
Bảng 9. Phân bố cây thuốc theo mùa ở NCT 
TT Mùa phân bố Số lượng loài Tỷ lệ (%) 
1 Cả 2 mùa (mưa và khô) 44 52,38 
2 Chỉ gặp mùa mưa 40 47,62 
 Tổng số loài khảo sát 84 100 
Ghi chú: Tỷ lệ % = Số lượng loài*100/Tổng số loài thu được 
Mùa khô gặp các loài dây leo có rễ củ sâu như củ mài (Dioscorea 
persimilis Prain et Burk.); các loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae); Sâm lông 
(Cyclea barbata Miers.); Kim cang lá quế (Smilax corbularia Kunth); Trầu rừng 
(Piper chaudocanum C. DC); Trâm ổi (Lantana camara L.); Hà thủ ô nam 
(Streptocaulon juventas Merr.).Mùa mưa các cây gặp vào mùa khô tiếp tục phát 
triển, đồng thờigặp các cây thân thảo thuộc họ Cúc, họ Nho, họ Rau đắng đất, họ 
Vòi voi, họ Bầu bí, họ Thầu dầu, họ Tai voi, họ Lúa, họ Cà phê. 
Các loài thực vật gặp trong môi trường khắc nghiệt của mùa khô là cây sống 
đa niên hoặc có rễ dài và thường mọc ở trong rừng, là những loài cần được quan tâm 
bảo tồn. 
4. KẾT LUẬN 
- Bước đầu đã xác định được 84 loài thân thảo và dây leo thuộc 65 chi và 34 
họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là Mộc lan (Magnoliophyta) và Dương xỉ 
(Polypodiophyta) có tác dụng làm thuốc tại NCT. Trong đó, Ngành Mộc lan chiếm 
98,81% số loài, 98,46% số chi và 97,06% số họ cây thuốc điều tra. Có 15 họ đơn 
loài, 19 họ có từ 2 đến 9 loài. Có 58 chi đơn loài, 2 chi có 3 loài và 10 chi 2 loài. Hai 
lớp trong ngành Mộc lan có sự phân hóa mạnh: 87,95% số loài; 81,82% số chi và 
84,38% số họ thuộc lớp 2 lá mầm. Tỷ lệ loài giữa lớp Mộc lan và lớp Hành là 4,5; 
bậc chi là 5,4 và bậc họ là 7,3. 
- Ghi nhận 62 loài thân thảo, 22 loài dây leo dùng làm thuốc. Ba nhóm bộ 
phận của cây dùng làm thuốc là toàn cây, thân lá hoa quả; rễ, củ lần lượt là 21,43%, 
65,48%, và 13,1%. 
- Các loài cây thuốc tại đây có khả năng chữa trị 12 nhóm bệnh khác nhau. Có 
42,86% cây thuốc mọc ở trong rừng, 57,14% mọc ở trảng cỏ, đường mòn. Có sự 
biến động tài nguyên cây thuốc theo mùa, có 40 loài chiếm 47,42% chỉ mọc vào 
mùa mưa, có 44 loài chiếm 52,38% mọc cả mùa khô và mùa mưa. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Tiến Bân và cs., Sách đỏ Việt Nam (phần II-Thực vật), Nxb. Khoa học 
Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2007, 305 tr. 
2. Đỗ Huy Bích và cs., Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I-II,Nxb. 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1993, Tập 1 tr.79-1061, Tập 2 tr.75-1157. 
3. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, 2004, tr.30-
936. 
4. Nguyễn Nghĩa Thìn, Thực vật có hoa, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2007, tr.125-149. 
5. Nguyễn Nghĩa Thìn, Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. ĐHQG Hà 
Nội, 2007, tr.5-19. 
6. Nguyễn Thị Vân,Nghiên cứu khả năng thích ứng với điều kiện ánh sáng của 
loài sâm lông (Clyclea barbata Miers) trồng thử nghiệm từ hạt và rễ tại Vườn 
Quốc gia Cát Tiên,Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, 2016, 2(10):61-70. 
7. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, tập I, II, II, Nxb. Trẻ, 2003, tập 1 tr. 11-
991, Tập 2 tr. 11-929, Tập 3 tr.11-979. 
8. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam,(Bộ mới), tập I, II,Nxb. Y học, 2019, 
Tập 11760tr.; Tập 21622tr. 
9. WHO-IUCN-WWF (1993), Guidelines on The conversation of medicinal 
plants, IUCN, Switzerland, tr.4-15. 
10.  (Danh lục Thực 
vật Cát Tiên), 2020. 
SUMMARY 
RESOURCES OF HERBACEOUS AND CLIMBING MEDICINAL PLANTS 
IN NAM CAT TIEN, CAT TIEN NATIONAL PARK 
This study investigates the diversity and seasonal composition variation of 
medicinal plants, including herbaceous and climbing species, in Nam Cat Tien in 
order to find new sources of medicinal herbs and record data for management and 
biodiversity conservation. The study was conducted from November 2019 to 
November 2020 using the field survey methods to examine five pathways in Nam 
Cat Tien. Overall, the survey identified 84 species of medicinal plants belonging to 
34 families of Polypodiophyta and Magnoliophyta, these were collected from natural 
forest, planted forest and and trails in Nam Cat Tien. Specifically, Magnoliophyta 
accounted for the highest number of species with 83 species belonging to 33 
families. The surveyed species could be classified into two groups regarding their 
growth habits in which the highest group was herbaceous plant (62 species), the 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 27
climbing plants with 22 species. Most plants were densely located along the trails 
(48 species) and inside the forest (36 species). Almost all the plant parts like leaves 
(55 species), roots (9 species) and even whole plants have reported containing 
medical properties to alleviate 12 groups of diseases. Species composition of 
herbaceous and climbing medicinal plants in Nam Cat Tien have seasonal variations. 
Keywords: Cây dược liệu, thân thảo, dây leo, biến động theo mùa, đa dạng 
thành phần loài, Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên. 
Nhận bài ngày 14 tháng 12 năm 2020 
Phản biện xong ngày 18 tháng 01 năm 2021 
Hoàn thiện ngày 24 tháng 02 năm 2021 
(1) Chi nhánh phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 
(2) Viện Sinh thái học miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 

File đính kèm:

  • pdftai_nguyen_cay_thuoc_than_thao_va_day_leo_tai_nam_cat_tien_v.pdf