Tài liệu tập huấn Sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm trong nông nghiệp (Chăn nuôi, trồng trọt) và sau khí sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ theo chuỗi giá trị
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Theo dự thảo nghị định chính phủ về quản lý phân bón ở Việt Nam, một số khái
niệm, thuật ngữ liên quan đến phân bón đượ hiểu như sau:
1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
2. Nhóm phân bón vô cơ (còn gọi là phân bón hóa học) là các loại phân bón được
sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua
quá trình hóa học hoặc khai khoáng, gồm:
a) Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất dinh dưỡng chính chứa ít
nhất 01 (một) nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức
hợp, phân bón hỗn hợp.
b) Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất dinh dưỡng
chính chứa ít nhất 01 (một) nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi,
marl, plaster, gypsum, dolimite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản
xuất thành phân bón.
c) Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất dinh dưỡng chính chứa ít
nhất 01 (một) nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.
d) Phân bón đất hiếm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium
(số thứ tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy
Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium,
Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium,
Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn Menđêlêep;
e) Phân bón khoáng hữu cơ là các loại phân bón vô cơ quy định tại các điểm a, b,
c, d của khoản này được bổ sung chất hữu cơ và có thể thêm các chất sinh học hoặc vi
sinh vật có ích, bao gồm phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng hữu cơ sinh học,
phân bón khoáng hữu cơ vi sinh.
3. Nhóm phân bón hữu cơ là các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu
chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử
lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học
(ủ, lên men, chiết), gồm:
a) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chính chỉ có chất hữu cơ và các
chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ chất hữu cơ, không bao gồm các phân bón có bổ2
sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất
điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng;
b) Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón hữu cơ được bổ sung ít nhất 01 (một)
loài vi sinh vật có ích;
c) Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón hữu cơ được sản xuất thông qua quá
trình sinh học hoặc được bổ sung ít nhất 01 (một) chất có nguồn gốc sinh học (axít
humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,.);
d) Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón hữu cơ được bổ sung ít nhất 01 (một)
chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng;
đ) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật
hoặc từ các phụ phẩm cây trồng hoặc các loại thực vật và chất thải hữu cơ sinh hoạt
khác mà không bao gồm các phân bón có bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng,
chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm
thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng.
4. Nhóm phân bón sinh học là các loại phân bón được sản xuất thông qua quá
trình sinh học trong thành phần có chứa các vi sinh vật có ích hoặc có chứa một hoặc
nhiều chất có nguồn gốc sinh học, gồm:
a) Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra
các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây
trồng có thể sử dụng được hoặc cải thiện tính chất hóa, lý, sinh học của đất tạo thuận
lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng; hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác
dụng ức chế các vi sinh vật gây hại vùng rễ cây trồng.
b) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh
học, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất có nguồn gốc sinh học như axít
humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
5. Phân bón đơn là phân bón vô cơ đa lượng trong thành phần chất chính chỉ chứa
01 một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
6. Phân bón phức hợp là phân bón vô cơ đa lượng trong thành phần chất chính có
chứa ít nhất 02 (hai) nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các
liên kết hóa học;
7. Phân bón hỗn hợp (còn gọi là phân bón hỗn hợp đa lượng, phân bón NPK) là
phân bón vô cơ đa lượng trong thành phần chất dinh dưỡng chính có chứa ít nhất 02
(hai) nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại
phân bón khác nhau.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu tập huấn Sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm trong nông nghiệp (Chăn nuôi, trồng trọt) và sau khí sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ theo chuỗi giá trị
khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất. Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt, Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng. 2.2. Sản xuất phân rác từ phế phụ phẩm trồng trọt Thân lá cây trồng được băm, chặt thành đoạn ngắn 20-30 cm, có thể ngâm nước vôi loãng 2-3 ngày trước khi ủ, được xếp thành lớp dày 30 cm, rắc một lớp vôi lên trên và tiếp tục tạo thành đống 1,0 – 1,5 m. Có thể thay vôi bột bằng phân lên men (phân bắc, phân chuồng, phân hóa học như đạm, lân) với tỷ lệ 20%. Dùng bùn ao, sông, hồ trát kín và ủ khoảng 20 ngày, sau đó đảo lại. Phân rác có thể dung bón lót sau 45-60 ngày ủ và có thể dung bón thúc, nếu ủ đến lúc phân hoai mục. 3. QUI TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ CÔNG NGHIỆP 3.1. Sản xuất phân hữu cơ từ phế thải chăn nuôi rắn Qui trình sản xuất phân hữu cơ từ phế thải chăn nuôi rắn được tóm tắt trong sơ đồ hình 1, gồm các công đoạn: Chuẩn bị nguyên liệu Phế thải chăn nuôi, nguyên liệu hữu cơ bổ sung đáp ứng các yêu cầu chất lượng được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý. Trường hợp phân lợn, phân trâu bò có độ ẩm cao hơn (phân dạng lỏng thu gom từ trại chăn nuôi sử dụng nước rửa chuồng) có thể sử dụng thiết bị ép bùn dạng băng tải để tách bớt nước. Căn cứ độ ẩm của phế thải, phối trộn phế thải chăn nuôi và nguyên liệu hữu cơ bổ sung theo một trong các tỷ lệ sau: - 80% phân gà/ phân lợn/phân bò + 20% than bùn hoặc mùn cưa; - 65% phân gà/ phân lợn/phân bò + 35% than bùn hoặc mùn cưa; - 60% phân gà/ phân lợn/phân bò + 40% than bùn hoặc mùn cưa; - 50% phân gà/ phân lợn/phân bò + 50% than bùn hoặc mùn cưa. 37 Hình 1. Tóm tắt qui trình xuất phân hữu cơ từ phế thải chăn nuôi rắn Xử lý sơ bộ Phối trộn Ủ Đảo trộn Ủ chín Đánh tơi, cân đối dinh dưỡng PHẾ THẢI CHĂN NUÔI (phân lợn, gà, trâu bò,.v.v.) Chất độn (than bùn, mùn cưa) Chế phẩm vi sinh Dinh dưỡng cho vi sinh vật Phân hữu cơ sinh học Dinh dưỡng bổ sung 38 Dung dịch dinh dưỡng và chế phẩm vi sinh vật gồm 0,5 kg rỉ đường, 0,3 kg urê vào 50 lít nước sạch và 0,5 kg chế phẩm VSV xử lý phế thải chăn nuôi được hòa đều. Trường hợp độ ẩm nguyên liệu chưa đạt 50%, có thể sử dụng lượng nước nhiều hơn. Phối trộn Phun dung dịch dinh dưỡng và chế phẩm vi sinh vật vào 1000 kg hỗn hợp phế thải chăn nuôi và nguyên liệu hữu cơ đã chuẩn bị trên thiết bị đảo trộn. Độ ẩm của hỗn hợp nguyên liệu sau khi trộn cần đạt 50-55%. Ủ và đảo trộn trong quá trình ủ Hỗn hợp nguyên liệu sau khi trộn được chuyển đến vị trí ủ trên hệ thống băng tải. Khối ủ được tạo thành dưới dạng luống có chiều cao khoảng quá 1 m, chiều rộng 2 m. Trường hợp cần thiết, có thể dùng nilon phủ kín bề mặt khối ủ để đảm bảo độ ẩm khối ủ (giảm bớt bay hơi nước). Hàng ngày kiểm tra nhiệt độ khối ủ. Trường hợp nhiệt độ trong khối ủ tăng và giữ ở mức ≥ 60oC trong 3 ngày liên tục, tiến hành đảo trộn khối ủ bằng thiết bị đảo trộn (máy xúc) theo nguyên tắc từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Tiếp tục theo dõi nhiệt độ khối ủ và đảo trộn lần 2 tương tự như lần 1, khi nhiệt độ trong khối ủ tăng và giữ ở mức ≥ 60oC trong 3 ngày liên tục. Ủ chín Sau khi đảo trộn, nếu nhiệt độ khối ủ không tiếp tục tăng mà giảm dần, giữ khối ủ trong thời gian 1 tuần để ổn định thành phần, chất lượng phân ủ. Tổng thời gian ủ đối với phân gà là 21 ngày, phân lợn, phân bò là 28 ngày. Tạo sản phẩm, đóng bao Sản phẩm cuối cùng tạo ra là phân hữu cơ hữu cơ sinh học. Để tạo sản phẩm phân hữu cơ sinh học đồng đều về kích thước, sử dụng các thiết bị nghiền, sàng đảm bảo hạt phân ≤ 5,0mm. Trường hợp độ ẩm phân bón chưa đạt theo qui định, cần tiến hành phới hoặc sấy trên thiết bị chuyên dụng, trước khi nghiền sang. Đóng bao sản phẩm với khối lượng 25 hoặc 50kg trên thiết bị đóng bao chuyên dụng. Hình 2 minh họa qui trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế thải chăn nuôi dạng rắn tại công ty TNHH nông nghiệp hữu cơ Humix. Trong thực tế hiện nay có nhiều hệ thống ủ được thiết kế với các hệ thống cấp khí khác nhau, trong đó không khí được điều chỉnh tỏa đều khối ủ trong quá trình ủ. Với hệ thống cấp khí cưỡng bức kết hợp với đảo trộn tự động, thời gian ủ có thể rút ngắn xuống còn 2 tuần. Cá biệt một số công ty thiết kế hệ thống ủ được điều khiển nhiệt độ, thời gian ủ chỉ kéo dài 1-2 ngày. Một số hệ thống ủ thổi khí có thể kể đến như sau: 39 Hình 2. Sản xuất phân hữu cơ sinh học tại công ty TNHH Hữu cơ Humix Hệ thống ủ dạng đánh luống thổi khí cưỡng bức Trong hệ thống này, dùng thiết bị thổi không khí từ dưới lên trên hoặc thiết bị hút không khí từ trên xuống đi xuyên qua đống ủ có chiều cao 1,5 - 2,0 m, khí được cung cấp bằng hệ thống phân phối đều khắp khối ủ. Thời gian ủ phân 3 - 5 tuần. Ủ phân trong thùng quay Ủ phân hữu cơ sinh học trong thùng quay nhằm mục đích tăng tốc độ quá trình ủ phân thông qua việc duy trì những điều kiện tốt nhất cho vi sinh vật hoạt động, đồng thời làm giảm thiểu hoặc loại bỏ những tác động có hại đến môi trường xung quanh. Trong quá trình hoạt động, các thùng quay có thể chuyển động quay liên tục với tốc độ 1 - 10 vòng/phút. Nguyên liệu trong thiết bị sẽ được trộn, xoay và thông khí liên tục Ủ Đảo trộn Nguyên liệu HC Phân HC SH HUMIX Phối trộn 40 trong quá trình ủ phân (compost). Thời gian ủ khoảng 2 đến 3 tuần, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Hình 3. Hệ thống ủ phân thổi khí cƣỡng bức Hình 4. Ủ phân trong thùng quay 3.2. Sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải biogas Qui trình sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải biogas được tóm tắt trong sơ đồ hình 7, gồm các công đoạn tương tự như qui trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế thải chăn nuôi dạng rắn, trong đó bổ sung them công đoạn tách nước khỏi bùn thải bằng thiết bị tách nước. Trường hợp bùn thải sau tách nước vẫn có độ ẩm cao, có thể bổ sung các nguyên liệu hữu cơ khô (than bùn, mạt cưa) hoặc tro để giảm bớt độ ẩm bùn thải, sao cho nguyên liệu ủ đạt <50%. Hiện nay trên thị trường có nhiều thiết bị tách nước từ bùn thải, trong đó thiết bị ép khô đang thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội. Sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng trọt 41 Hình 6. Một số thiết bị tách nƣớc từ phế thải chăn nuôi, bùn thải biogas Hình 7. Tóm tắt qui trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ bùn thải biogas Tách nước Phối trộn Ủ Đảo trộn Ủ chín Phơi, sấy, nghiền BÙN THẢI BIOGAS Chất độn hữu cơ, than hoạt tính, tro Chế phẩm vi sinh Dinh dưỡng cho vi sinh vật Phân hữu cơ sinh học Dinh dưỡng bổ sung Phối trộn 42 3.3. Sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng trọt Qui trình sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải biogas được tóm tắt trong sơ đồ hình 8, gồm các công đoạn: Hình 8. Tóm tắt qui trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phụ phụ phẩm trồng trọt Cắt nhỏ, phơi khô Phối trộn Ủ Đảo trộn Ủ chín Phơi, sấy, nghiền Sinh khối cây trồng Phân gia súc, gia cầm Chế phẩm vi sinh Dinh dưỡng cho vi sinh vật Phân hữu cơ sinh học Dinh dưỡng bổ sung Phối trộn 43 Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu sử dụng là các phụ phẩm trồng trọt, cỏ rác được băm nhỏ bằng dụng cụ thủ công hoặc thiết bị chuyên dụng tạo các sản phẩm dài 1 - 5 cm, được phơi héo và thu gom thành đống. Chuẩn bị men ủ vi sinh vật Dung dịch dinh dưỡng và chế phẩm vi sinh vật gồm 0,5 kg rỉ đường, 0,3 kg urê vào 50 lít nước sạch và 0,5 kg chế phẩm sử dụng cho 1 tấn nguyên liệu. Tưới đều g dịch và dung cuốc xẻng, cào trộn đều khối nguyên liệu. Trường hợp độ ẩm nguyên liệu chưa đạt 50%, có thể sử dụng lượng nước nhiều hơn. (dùng tay vắt, nước vừa rịn ra kẻ tay là vừa hoặc xác định bằng máy đo độ ẩm) Nếu không có chế phẩm vi sinh vật, có thể sử dụng phân gia súc, gia cầm với liều lượng 20% so với tổng nguồn nguyên liệu, theo đó trộn đều nguyên liệu ủ với phân gia súc, gia cầm và tưới đều nước bảo đảm đạt độ ẩm 50%. Tạo đống (khối) ủ Dùng cuốc, xẻng đánh đống khối nguyên liệu ủ theo đúng khối lượng, hình dạng (hình chóp nón hoặc dạng luống hình chữ nhật). Tùy thuộc vào khối lượng hỗn hợp nguyên phụ liệu ủ mà quyết định chiều cao đống ủ, thường có chiều cao 1,2 - 1,5 m. Che phủ khối ủ Sau khi đánh đống xong, phải che đậy đống ủ bằng bạt nilông. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 - 500C. Đảo trộn Sau 7 - 10 ngày ủ, nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 40 - 450C. Nhiệt độ này sẽ làm cho khối nguyên liệu ủ bị khô và không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần. Vì vậy, cứ khoảng 7 - 10 ngày, mở bạt ra để tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu đống ủ khô thì bổ sung nước. Sau đó đậy bạt lại để tiếp tục ủ. Ủ chín Sau khi đảo trộn, nếu nhiệt độ khối ủ không tiếp tục tăng mà giảm dần, giữ khối ủ trong thời gian 1 tuần để ổn định thành phần, chất lượng phân ủ. Tạo sản phẩm, đóng bao 44 Sản phẩm cuối cùng tạo ra là phân hữu cơ hữu cơ sinh học. Để tạo sản phẩm phân hữu cơ sinh học đồng đều về kích thước, sử dụng các thiết bị nghiền, sàng đảm bảo hạt phân ≤ 5,0mm. Trường hợp độ ẩm phân bón chưa đạt theo qui định, cần tiến hành phới hoặc sấy trên thiết bị chuyên dụng, trước khi nghiền sang. Đóng bao sản phẩm với khối lượng 25 hoặc 50kg trên thiết bị đóng bao chuyên dụng. 3.4. Kiểm tra chất lƣợng phân hữu cơ sinh học Chỉ tiêu chất lượng chính của phân hữu cơ là hàm lượng chất hữu cơ và độ hoai mục của phân bón. Hàm lượng chất hữu cơ của phân bón được kiểm tra theo TCVN 9294:2012 và đạt tiêu chuẩn qui định với hàm lượng > 20%. Tỷ lệ C/N được tính dựa trên cơ sở hàm lượng carbon tổng số và hàm lượng N tổng số trong phân bón. Tỷ lệ C/N đạt tiêu chuẩn qui định khi C/N < 12 và được kiểm tra định tính bằng phương pháp đo nhiệt độ sản phẩm theo TCVN 7185: 2002. Cách tiến hành như sau: Sử dụng nhiệt kế có mức đo nhiệt độ từ 00C đến 1000C, cắm sâu 50 cm đến 60 cm vào trong đơn vị bao gói có khối lượng không nhỏ hơn 10 kg. Sau 15 phút, đọc nhiệt độ lần thứ nhất. Đo, ghi chép và theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ trong thời gian 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày đo một lần vào một thời điểm nhất định (nên đo vào 9 giờ đến 10 giờ). Phân hữu cơ sinh học bảo đảm độ chín khi nhiệt độ của đơn vị bao gói phân bón không thay đổi trong suốt thời gian theo dõi. Độ hoai mục của phân bón hữu cơ cũng có thể xác định thông qua một số chỉ tiêu cảm quan như thành phần cơ giới: Mủn, tơi xốp; Màu sắc: Nâu đen; Mùi: Không còn mùi hôi. Phần 4. SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ 4.1. Sử dụng phân hữu cơ cải tạo đất trồng trọt Loại đất sử dụng: đất bị thoái hóa, xói mòn, rửa trôi, đất xám bạc màu Liều lượng bón: 20-30 tấn/ha. Cách bón đối với đất đang canh tác: * Bước 1: Tính toán và chuẩn bị lượng phân bón hữu cơ sinh học. * Bước 2: Cày xới đất. * Bước 3: Sử dụng dụng cụ xúc để xúc và rải phân lên toàn bộ diện tích đất chuẩn bị gieo trồng hoặc sử dụng xe tải chở và rải phân lên toàn bộ diện tích. Cách bón đối với đất bị thoái hóa, xói mòn: * Bước 1: Cày xới để làm cho đất tơi xốp. * Bước 2: Dùng xe chở phân hữu cơ sinh học để đổ đều phân trên toàn bộ diện tích cần cải tạo. 45 * Bước 3: Sử dụng xe kéo để kéo phân trải đều trên toàn bộ diện tích. 4.2. Sử dụng phân hữu cơ tại vƣờn ƣơm 4.2.1. Làm giá thể ươm cây - Liều lượng: Tùy thuộc vào loại cây cần ươm, thành phần nguyên liệu có sẵn, tỷ lệ phân hữu cơ sinh học trong bầu đất 50-70%. - Cách trộn giá thể: + Bước 1: Chuẩn bị túi bầu cho phù hợp với loại cây + Bước 2: Tính toán lượng phân hữu cơ sinh học cần bổ sung. + Bước 3: Chuẩn bị thành phần giá thể. + Bước 4: Trộn phân hữu cơ sinh học cùng với các nguyên liệu khác như xơ dừa, thuốc diệt nấmđảm bảo theo đúng tỷ lệ đã xác định + Bước 5: Cho hỗn hợp vào túi bầu và trồng cây. 4.2.2. Bón lót cho cây con trong giai đoạn vườn ươm Bón lót phân hữu cơ sinh học cho cây con ở giai đoạn vườn ươm - Liều lượng: khoảng 1 kg/1 m2 (tùy thuộc vào từng loại đất, loại cây). - Thời điểm bón: Bón lót trước khi cày lần cuối hoặc khi đã đánh luống. - Cách bón: Trải đều phân lên mặt luống, đảo đều phân với đất, sau đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống rồi gieo hạt giống. 4.3. Sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng - Đối tượng: Tất cả các loại cây trồng: cây rau, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực. - Liều lượng + Căn cứ vào giống, đất, khí hậu, kỹ thuật trồng trọt, năng suất để xác định số lần bón và liều lượng phân bón. + Đối với cây lương thực: khi xây dựng qui trình bón phân cho cây lương thực cần quan tâm tới khả năng ảnh hưởng của cây trồng trước đến tình trạng dinh dưỡng có trong đất, liên quan tới đặc điểm sinh học, điều kiện khí hậu mà nó đã trải qua và tính chất của hệ thống nông nghiệp. * Nếu cây trồng trước là cây bộ đậu hay cây có bộ rễ phát triển ở tầng đất nông hơn so với cây lương thực, có thể giảm lượng phân bón cho cây lương thực trồng sau. * Thời tiết không thuận lợi hay sâu bệnh hại làm cho cây trồng trước sinh trưởng chậm, năng suất thấp có khả năng để lại chất dinh dưỡng trong đất nên có thể giảm lượng phân bón cho cây trồng ở vụ sau. * Trồng cây lương thực trong hệ thống nông nghiệp hướng ngoại, 46 lấy khỏi đồng ruộng không chỉ sản phẩm chính mà còn cả sản phẩm phụ thì cần phải bón phân nhiều hơn + Đối với cây công nghiệp lâu năm: Tổng lượng phân bón hàng năm cho cây thường thay đổi theo độ tuổi ở thời kỳ hình thành rễ và bộ khung cành lá, còn ở thời kỳ kinh doanh và thời kỳ già tổng lượng phân bón thay đổi theo năng suất. - Cách bón: Có thể sử dụng để bón lót và bón thúc tùy theo từng loại cây trồng. + Cây rau: Bón lót toàn bộ hoặc bón thúc một phần. + Cây mía: Bón lót + Bón thúc. Ví dụ liều lượng và cách sử dụng phân hữu cơ cho rau hữu cơ đượctổng hợp trong bảng 19. Bảng 19. Hƣớng dẫn bón phân hữu cơ sinh học trong sản xuất rau hữu cơ Thời gian bón Liều lượng (kg/ 500 m 2 ) Cách bón Rau ăn lá - Bón lót (trước khi trồng 5-7 ngày hoặc bón ngay khi làm đất xong): 70%. - Bón thúc (sau khi trồng 7-10 ngày): bón toàn bộ lượng phân hữu cơ sinh học còn lại. 600-800 Bón theo hàng hoặc rãi đều phân trên mặt luống tùy theo từng loại rau, lấp đất lại rồi trồng. Rau ăn quả - Bón lót (trước khi trồng 5-7 ngày hoặc bón ngay khi làm đất xong) bón 50%. - Bón thúc: + Đợt 1 (sau khi trồng 7-10 ngày): bón 10% lượng phân. + Đợt 2 (sau khi trồng 20 ngày: bón 20%. + Đợt 3 (khi bắt đầu ra hoa): bón 20%. 800-1000 - Bón vào hốc, bón theo hàng hoặc rãi đều trên mặt luống tùy theo từng loại rau lấp đất lại rồi trồng. - Bón xung quanh gốc rồi lấp đất lại 47
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_su_dung_hieu_qua_phe_phu_pham_trong_nong_n.pdf