Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học

Mở đầu

Phát triển chăn nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập nhưng cũng gây nên ô nhiễm môi

trường tại nhiều địa phương trong cả nước, thời gian qua trong công tác khuyến nông đã

thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm BALASA No.1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi

lợn, gà. Đây là mô hình mới áp dụng tại một số địa phương nhằm mục đích nâng cao hiệu

quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi an toàn sinh học bằng

việc ứng dụng đệm lót sinh học khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch

bệnh, tiết kiệm được thuốc thú y, giảm được công việc nặng nhọc trong việc vệ sinh

chuồng, giảm nhân công, lượng nước và lượng điện dùng, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi

nơi khu dân cư, góp phần đẩy mạnh nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương.

1. PHƢƠNG PHÁP CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT LÊN MEN

1.1. Khái niệm về phương pháp chăn nuôi trên đệm lót lên men

Phƣơng pháp chăn nuôi trên đệm lót lên men: là phương pháp nuôi dưỡng động

vật trên lớp độn lót chuồng dày có chứa một quần thể các vi sinh vật có hoạt tính cao, có thể

tồn tại cùng nhau lâu dài trong độn lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế

các vi sinh vật có hại và gây bệnh nên có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm

giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm, ít

ruồi muỗi và vi sinh vật gây hại, do đó con vật sống thoải mái, giảm căng thẳng, tăng sinh

trưởng và có sức đề kháng cao

1.2. Tác dụng của đệm lót lên men

* Phƣơng pháp chăn nuôi trên đệm lót lên men có tác dụng:

- Tạo cho con vật có môi trường sống gần gũi với thiên nhiên.

- Tạo cho chuồng nuôi sạch, không bị ô nhiễm bởi mùi hôi thối, khí độc trong

chuồng nuôi hầu như không còn; giảm thiểu vi trùng gây bệnh trong nền chuồng.

- Có được một tiểu khí hậu tốt: nhiệt độ độ ẩm thích hợp, không khí trong lành.

* Trong đệm lót lên men đã tạo ra vòng tuần hoàn sinh vật:

- Gà, lợn ăn, ở, đi lại, ỉa trên đệm lót, cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật sử dụng.

- Vi sinh vật phân giải tạo thành các chất trao đổi và protein của bản thân, cung cấp

cho gà sử dụng (gà có thói quen bới tìm kiếm thức ăn) tăng dinh dưỡng và trợ giúp tiêu hóa,

nâng cao miễn dịch.

Vòng tuần hoàn luân chuyển trong thời gian dài tạo ra một môi trường không chất

thải, không cần quét dọn, không ô nhiễm, ít bị bệnh, sinh trưởng tốt

1.3. Đệm lót lên men là môi trường tự nhiên

- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên.

- Cấu trúc nền chuồng tự nhiên.

- Môi trường sạch.

1.4. Kích thích con vật sống theo bản tính nguyên thủy

- Chạy nhảy, đi lại, cào bới độn lót để tìm kiếm các thứ có thể ăn được.3

- Tạo điều kiện cho con vật rèn luyện thể chất, giảm stress, làm khỏe các cơ quan nội

tạng, tăng được năng lực tiêu hóa, cải thiện ngoại hình, tăng sức đề kháng

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 1

Trang 1

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 2

Trang 2

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 3

Trang 3

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 4

Trang 4

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 5

Trang 5

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 6

Trang 6

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 7

Trang 7

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 8

Trang 8

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 9

Trang 9

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5500
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học

Tài liệu tập huấn Chăn nuôi gà, lợn trong chuồng có đệm lót sinh học
1. - Tăng chất lượng của sản phẩm: Úm gà trên đệm lót sẽ cho gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít 
bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không 
 5 
bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Nuôi lợn có đệm lót sinh học có ưu điểm “4 không”: 
không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong 
quá trình nuôi.Lợn nái nuôi có đệm lót sinh học tránh bị trượt ngã, lợn con khỏe mạnh, sức 
đề kháng tốt, giảm bệnh tiêu chảy cho lợn con. Nuôi lợn có đệm lót sinh học giúp người 
nuôi xóa đi nỗi lo thiết kế, bố trí hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Tăng chất lượng sản 
phẩm, thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh. 
- Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi. 
+ Môi trường không ô nhiễm. 
+ Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay độn lót. 
+ Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên. 
2. THIẾT KẾ CHUỒNG TRẠI VÀ KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC 
TRONG CHĂN NUÔI GÀ 
Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền 
chuồng là đất nện, không láng lát sẽ tốt và giảm chi phí xây dựng. 
2.1. Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu 
Phương pháp này dùng trấu làm nguyên liệu để làm đệm lót dùng úm gà, nuôi gà thịt. 
Thực hiện làm đệm lót cho 30-50 m2 nền chuồng theo các bước sau: 
Bƣớc 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10 cm, sau đó thả gà vào. 
Bƣớc 2: Sau một thời gian (sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2- 3 ngày đối với gà nuôi 
thịt) quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, ta dùng tay hoặc cào cán ngắn 
để cào lớp mặt đệm lót cho tơi xốp ( lưu ý khi cào nên quây gọn gà về từng phía một khi 
làm để tránh gây xáo trộn đàn gà). 
Bƣớc 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề 
mặt độn lót, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp. 
 Làm chế phẩm men nhƣ sau: Đem 1 kg chế phẩm BALASA N0 1 trộn đều với 5 – 
7 kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 2,5 – 3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, sau 
đó cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2-3 ngày. 
Như vậy trước khi rắc men 2-3 ngày thì làm chế phẩm men. 
2.2. Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu 
Đệm lót mùn cƣa hoặc kết hợp với trấu nuôi gà có hiệu quả tốt nhất. Nuôi gà 
trắng thải phân nhiều hoặc gà đẻ có thời gian nuôi kéo dài cần dùng đệm lót này. 
Thực hiện làm đệm lót cho 30-50 m2 nền chuồng theo các bước sau: 
Bƣớc1: Rải đều lớp mùn cưa dày 10 cm lên nền chuồng (nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên 
rải 5 cm trấu, sau đó rải tiếp 5 cm mùn cưa). 
Bƣớc 2: Phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% (dùng 
tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là 
được). Thả gà vào nuôi. 
Chú ý: Phun nước phải như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều. 
Bƣớc 3: Giống như bước 2 làm đệm lót với nguyên liệu là trấu. 
 6 
Bƣớc 4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt độn lót. Sau đó dùng tay 
xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp. 
Làm chế phẩm men như đã nêu trong phương pháp làm với nguyên liệu là trấu. 
2.3. Làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng 
2.3.1. Đối với chuồng nuôi đã có sẵn 
 Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50 cm nên khó 
thao tác, vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó mới đưa 
vào chuồng. Cụ thể như sau: 
Chuẩn bị: Để làm cho 50 m2 diện tích đệm lót chuồng 
- Đem 1 kg BALASA N01 trộn 5 kg bột ngô và cám gạo cho vào thùng, thêm 180 lít 
nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày sẽ được dịch lên men. 
- Trước khi làm lấy 5 kg bột ngô hoặc cám gạo, sau đó lấy hơn 2,5 lít dịch lên men 
đã làm ở trên cho thêm vào, xoa cho ẩm đều. 
* Cách lên men mùn cƣa ở bên ngoài: 
Bƣớc 1: Rải đều lớp mùn cưa dày 10 cm lên nền nhà. 
Bƣớc 2: Rắc đều 5 kg bột ngô hoặc cám đã xử lý men lên trên mặt độn lót. 
Bƣớc 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xoa 
nhẹ lớp trên mặt. 
Chú ý: Do mùn cưa khó thấm nước nên cần tưới nước mennhiều lần để nước men 
thấm đều. 
Bƣớc 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng 
được. 
* Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi 
Bƣớc 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dày 20 cm. 
Bƣớc 2: Rải đều 10 cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt là được. 
2.3.2. Đối với chuồng làm mới 
Nếu nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30 cm, để 
nguyên đất nện không phải láng lại. 
Sẽ làm đệm lót ngay trong chuồng. Cách làm: 
Bƣớc 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dày 20 cm. Sau đó rải tiếp 10 cm mùn cưa. 
Bƣớc 2: Rắc đều 5 kg bột ngô và cám đã xử lý men lên trên mặt độn lót. 
Bƣớc 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xoa 
nhẹ lớp trên mặt. 
Bƣớc 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng 
được. 
2.4. Trường hợp đặc biệt 
 7 
Trường hợp sử dụng luôn chuồng úm gà để nuôi tiếp: Khi đạt đến 22 ngày tuổi, sau 
khi cào cho tơi trên mặt đệm lót, rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt, sau 
đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp là được. 
3. THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ BẢO DƢỠNG ĐỆM LÓT 
3.1. Thời gian sử dụng đệm lót 
Một độn lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng 
đến một năm hoặc có thể dài hơn, có nghĩa là có thể sử dụng để nuôi gà liên tục mà không 
phải thay hoàn toàn độn lót. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố sau: 
Nguyên liệu dùng làm đệm lót: Dùng độn lót mùn cưa là tốt nhất. Nếu độn lót là 
mùn cưa thì thời gian sử dụng dài và hiệu quả hơn đệm lót chỉ dùng trấu cho nên nuôi gà đẻ 
cần dùng loại này. Có thể sử riêng mùn cưa hoặc cả trấu và mùn cưa, nhưng cần chú ý là 
trấu được rải ở dưới còn mùn cưa thường được rải ở lớp trên mặt. 
Độ dày độn lót: Nếu độn lót mỏng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với độn lót 
dày. 
3.2. Bảo dưỡng đệm lót 
Chế độ bảo dưỡng: Đây là điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý. 
 - Độn lót hoạt động tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết. Cho nên sau vài ngày 
cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy 
nhanh hơn. 
- Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót. 
- Định kì bảo dưỡng đệm lót. 
Chế độ nuôi dưỡng: Cần bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống cho gà 
hoặc dùng thức ăn lên men để chăn nuôi nhằm làm tăng năng lực tiêu hóa, giảm lượng phân 
thải ra. 
- Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: Cứ sau 2 - 5 ngày cào trên bề mặt đệm lót 
một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài 
ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít (nuôi gà 
trắng phân nhiều phải cào nhiều hơn). 
Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào xuống sát nền chuồng (nên 
cách nền chuồng khoảng 2 cm). 
- Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông 
thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Trong trường hợp này gà vẫn sinh trưởng tốt, khỏe 
mạnh. 
- Để đệm lót luôn luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau một thời gian cần phải 
bảo dưỡng 1 lần. Cách làm: sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc chế phẩm men ( được 
chế như ở phần trên) đều lên mặt. 
 8 
Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gà vào những ngày nóng, thường bố trí thời gian 
để làm vào buổi chiều mát sẽ đỡ ảnh hưởng đến gà. 
- Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót. 
- Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rớt 
làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới. 
- Khi phát hiện độn lót có mùi của khí NH3 ( khai ) và thối nhẹ là tác dụng phân giải 
phân chưa tốt cần phải sử lý kịp thời. Tùy từng nguyên nhân: do đệm lót ướt quá; đệm lót bị 
nén không tơi xốp; men kém hoạt động mà có cách xử lý phù hợp, nhưng chung nhất là 
phải làm khô, xới tơi đệm lót và sau đó bổ sung chế phẩm men BALASA N01. 
- Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng 
trên dưới 50 cm còn phía trên phải để thoáng, đặc biệt trong mùa nóng. 
- Mùa nóng khi úm gà do đệm lót luôn luôn ấm vì vậy nên treo đèn cao hơn để tránh 
nhiệt độ cao làm bốc hơi nước làm cho gà bị nhiễm lạnh - ẩm dễ bị bệnh. 
* Chú ý trong việc chống nóng 
Vấn đề tồn tại lớn nhất cần giải quyết khi nuôi gà trên đệm lót lên men là việc chống 
nóng trong mùa hè. Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi 
gà rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ không quá nóng mà có biện pháp chống nóng tốt cũng sẽ 
không ảnh hưởng nhiều. 
- Vấn đề chống nóng cũng không đặt ra đối với úm gà và nuôi gà đẻ lồng tầng ở 
chuồng kín. Bởi vì: 
* Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên làm đệm lót chuồng để úm gà sẽ có 
được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm. 
* Nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm 
gà không trực tiếp sống trên đệm lót. 
- Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi thịt, gà đẻ trên nền chuồng láng 
xi măng hoặc lát gạch. Cụ thể: 
* Cần mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi 
nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh bị om nhiệt trong chuồng làm cho gà bị sỉu có thể bị 
chết. 
* Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất 
có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng định kì thay mới. Chú ý: nếu nền chuồng là đất nện 
thì cần lót ni lông để thu phân cho dễ và tránh nền bị nhiễm bẩn. 
4. KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI LỢN 
4.1. Công việc chuẩn bị 
a)Chuẩn bị mặt bằng: Nếu làm đệm lót chìm dưới mặt đất phải đào nền chuồng sâu xuống 
60cm. Chỉ đào 2/3 diện tích nền chuồng để làm đệm lót, còn lại 1/3 diện tích dùng để láng 
xi măng hoặc lát gạch cho lợn nằm khi nhiệt độ bên ngoài cao. Nếu chuồng có diện tích nhỏ 
 9 
thì làm đệm lót toàn bộ, khi nhiệt độ bên ngoài cao dùng tấm ván gỗ cơ động để cho lợn 
nằm. 
b)Cách chế 200 lít dịch men: Cho 1kg chế phẩm Balasa N01, 15 kg bột ngô, 200 lít nước 
sạch (nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15 0C thì dùng nước ấm) cho vào thùng và khuấy đều, 
đậy kín. Để chỗ ấm trong thời gian 1-2 ngày là có thể dùng được. Chuẩn bị dịch men trước 
1-2 ngày. 
c) Cách xử lý bột ngô: Lấy khoảng 2 lít dịch men đã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, xoa 
cho ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm. Chuẩn bị hỗn hợp bột ngôvà nước men này trước khi bắt 
đầu làm đệm lót 5-7 giờ. 
d)Máng ăn và vòi uống nước tự động cho lợn phải đặt ở 2 phía đối nhau để lợn tăng sự vận 
động, đồng thời làm đảo trộn chất độn giúp cho việc lên men tốt hơn. Máng ăn nên cao hơn 
bề mặt đệm lót trên dưới 20 cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. Các hộ chăn nuôi lợn lưu 
ý xây máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót. Thiết kế hệ 
thống phun nước để làm mát và giữ độ ẩm đệm lót thường xuyên. 
4.2.Cách làm đệm lót: 
- Bƣớc 1: Rải lớp trấu đã chuẩn bị với độ dầy dày khoảng 30 cm ra nền chuồng. 
-Bƣớc 2: Dùng vòi phun mưa, hoặc bình ô doa tưới nước lên lớp trấu, dùng cào đảo để cho 
trấu ẩm đều và làm phẳng mặt cho đến khi trấu đủ ẩm. Kiểm tra bằng cách nắm một nắm 
trấu, khi mở tay ra, trấu không bị tơi rời và khi bóp chặt bàn tay không thấy nước rỉ qua kẽ 
tay (đạt độ ẩm 40%) 
- Bƣớc 3: Phun, tưới đều 100 lít dịch men đã được chuẩn bị (tại mục 4.1.) lên lớp trấu, sau 
đó rải đều một nửa bã ngô có trong dịch men lên trên mặt lớp trấu. 
- Bƣớc 4: Tiếp tục rải lớp mùn cưa độ dày là 30cm lên trên lớp trấu, vừa rải vừa phun nước 
sạch đều đến khi đạt độ ẩm khoảng 30%. Dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều. Thử bằng 
cách: Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, bốc mùn cưa trên tay nắm chặt lại 
có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là đạt yêu cầu. 
-Bƣớc 5: Rải đều 5kg bột ngô đã xử lý (tại mục 4.1.) lên trên mặt lớp mùn cưa. 
- Bƣớc 6: Rắc đều hết phần bã ngô lấy từ dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đó tưới đều 100 
lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa. 
-Bƣớc 7: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ mặt lớp mùn cưa. 
-Bƣớc 8: Để lên men 3-5 ngày. Trong 1-2 ngày đầu lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 400C, 
dưới độ sâu 30 cm có thể đạt tới nhiệt độ 700C nhưng duy trì trong thời gian ngắn. Sau vài 
ngày nhiệt độ hạ dần. Bới sâu xuống 30 cm nhiệt độ khoảng 400C, không còn mùi nguyên 
liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là đệm lót có chất lượng tốt. Sau khi lên men kết thúc: 
bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn. 
Chú ý: Dù làm với bất cứ loại nguyên liệu nào thì cũng cần phải làm thành hai lớp đệm để 
xử lý men trên hai lớp đó như hướng dẫn ở trên. 
4.3. Quản lý và bảo dưỡng đệm lót 
4.3.1. Quản lý đệm lót 
- Đảm bảo độ ẩm của đệm lót:Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm trong khoảng 20% để đảm bảo 
sự lên men tiêu hủy phân tốt. Ở độ ẩm này, lợn không cảm thấy khó chịu, da được bảo vệ 
tốt, ít bị ban đỏ nổi mẩn ngứa như nuôi trên nền xi măng. Tránh tình trạng chuồng bị hắt 
 10 
nước mưa và nước từ vòi uống chảy ra làm ướt đệm lót. Luôn đảm bảo cho tầng trên đệm 
lót không khô và quá ẩm. 
- Đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót: Đệm lót tơi xốp thì sự tiêu hủy phân sẽ nhanh. Hàng 
ngày cần chú ý xới tơi đệm lót với độ sâu khoảng 15cm, đặc biệt ở chỗ có hiện tượng kết 
tảng. 
- Cần thường xuyên quan sát phân: Đặc điểm của nền đệm lót là khi phân thải sẽ được vùi 
lấp tốt do sự vận động của lợn. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần 
phải nhanh chóng dải đều và vùi lấp. Nếu lượng phân quá nhiều, không phân giải hết, có thể 
hót bớt phân đi. Cần có biện pháp để lợn không đái ỉa tập trung một chỗ. Trong trường hợp 
lợn bị bệnh ỉa chảy nặng thì cần cách ly, chỗ phân lợn bệnh cần rắc vôi hoặc phun chế phẩm 
men, sau đó vùi sâu xuống 30cm. 
4.3.2. Bảo dưỡng đệm lót 
- Cách xác định đệm lót có hoạt động tốt hay không, bằng cách khi ngửi không có mùi thối 
là đệm lót hoạt động tốt. Nếu còn phân và có mùi thối là lên men không tốt. Vì thế cần phải 
bảo dưỡng bằng cách; Xới tung đệm lót ở độ dày 15 cm để cho tơi xốp, sau đó bổ sung 
thêm dịch chế phẩm men. 
-Thường xuyên kiểm tra đệm lót bằng cách quan sát bề mặt đệm lót, quan sát độ ẩm của 
đệm lót (nên duy trì độ ẩm là 40%). Thường xuyên quan sát phân lợn, tốt nhất là lợn ỉa phân 
tán sẽ có lợi cho lên men. Cho lợn ăn một lượng thức ăn thích hợp không dư thừa. 
- Thường sau 1 hoặc 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm, cần bổ sung thêm 5 đến 10% chất 
độn và chế phẩm men. 
KẾT LUẬN 
Sử dụng chế phẩm BALASA - No1 để làm đệm lót chuồng trong nuôi gà, lợn đã 
được trình bày theo hệ thống, từ thiết kế chuồng trại, kỹ thuật làm đệm lót với các nguyên 
liệu khác nhau, cách sử dụng và bảo dưỡng đệm lót đến hiệu quả sử dụng. Rất mong các học 
viên tiếp thu và áp dụng vào thực tế của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các địa phương. 
---------------------- * --------------------- 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_chan_nuoi_ga_lon_trong_chuong_co_dem_lot_s.pdf