Tài liệu sửa chữa LCD

Nhiều bạn hỏi tôi, tại sao không có bài viết về “LCD và các hư hỏng thường” gặp như

loạt bài viết về các thiết bị phần cứng mà tôi từng viết như Monitor CRT, Mainboard, bộ

nguồn ATX, mouse

Vì thật ra, LCD không như các thiết bị khác, các “hư hỏng thường gặp” chỉ có thể xử lý

bởi “thợ” hoặc “vọc sỹ loại pro” mà thôi. Bài viết này tôi viết theo yêu cầu của các bạn

đang “ngâm cứu” về “kỹ thuật phần cứng” chính xác hơn là “vọc sỹ Pro” mà tôi vừa nêu

trên.

Yêu cầu các “vọc sỹ” muốn nắm bắt mảng LCD này thì phải qua các “chiêu” sau:

• Điện tử cơ bản

• Nguồn ATX

• Monitor CRT

Về cấu tạo:

LCD được chia làm 6 phần chính

1. Bo nguồn (Power Supply Circuit)Đúng với tên gọi, nó giữ nhiệm vụ cung cấp nguồn cho toàn bộ màn hình LCD. Thường

thì nó sẽ có 2 nguồn chính là nguồn 12V và 5V. Một số đời LCD bo nguồn này nằm rời

ra bên ngoài dưới dạng 1 Adapter (Như cục xạc pin của máy laptop).

Thật ra thì bên trong nó cũng giống như cục xạc của máy laptop mà thôi. Mà cục xạc

cũng chỉ là một “bộ nguồn” gồm 1 hoặc 2 nguồn ngỏ ra (Đơn giản hơn nguồn ATX

nhiều).

Đó chính là lý do mà tôi yêu cầu các “vọc sỹ” phải ngâm cú nguồn ATX trước.

Mạch nguồn 5V sẽ cấp nguồn cho các mạch ổn áp 3.3V hay 2.5V cấp cho các mạch và

IC xử lý.

Gần 70% hư hỏng thường rơi vào khu vực “bo nguồn” này. Nếu bạn chịu khó qua bài

“Nguồn ATX” thì “bo nguồn” này cũng dễ mà thôi.

Tài liệu sửa chữa LCD trang 1

Trang 1

Tài liệu sửa chữa LCD trang 2

Trang 2

Tài liệu sửa chữa LCD trang 3

Trang 3

Tài liệu sửa chữa LCD trang 4

Trang 4

Tài liệu sửa chữa LCD trang 5

Trang 5

Tài liệu sửa chữa LCD trang 6

Trang 6

Tài liệu sửa chữa LCD trang 7

Trang 7

Tài liệu sửa chữa LCD trang 8

Trang 8

Tài liệu sửa chữa LCD trang 9

Trang 9

Tài liệu sửa chữa LCD trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 67 trang xuanhieu 11820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu sửa chữa LCD", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu sửa chữa LCD

Tài liệu sửa chữa LCD
3. Dạng nữa cầu – Half Bridge Inverter (Lái trực tiếp) 
- Dạng này thì cũng tương tự như như dạng kéo đẩy nhưng khác nhau ở chổ chỉ cần 1 
cuộn dây bên sơ mà thôi. 
4. Dạng toàn cầu – Full Bridge Inverter (Lái trực tiếp) 
 - Lọai này thường thấy trong các LCD đời mới, nó chạy đến 2 MOSFET đôi 8 chân cho 1 
bóng cao áp. 
Những lỗi thường gặp trong bo cao áp: 
1) Khô hoặc phù tụ (Rất phổ biến trong các mạch dạng buck choke) 
2) Chạm hoặc đứt cuộn dây cao áp 
3) Đứt hoặc chạm các transistor kéo đẩy 
4) Lỗi các tụ dập xung 
5) Chết MOSFET 
6) Đứt các cầu chì cấp nguồn cao áp 
7) Lỗi các tụ xuất 
Chạm bóng cao áp 
- Các IC Inverter thường ít khi chết hơn. Một vài IC inverter thông dụng như TL1451 
ACN, 0Z960, 0Z962, 0Z965, BIT3105, BIT31 06, TL5001 
Các thắc mắc liên quan vui lòng gởi vào box monitor của forum. 
Lê Quang Vinh 
Monitor LCD: Logic board – AD board – 
Mainboard 
Monitor LCD: Mainboard – Logic board – Scalar board – AD board 
 Theo tiếng Việt thì gọi là bo hình – bo xử lý – bo giao tiếp nhiệm vụ chính là nhận tín 
hiểu RGB Analog rồi chuyển đổi thành tín hiệu Digital cấp cho mạch điều khiển, mạch 
lái rồi xuất lên LCD Panel. 
Trên bo gồm có: IC giao tiếp (Scalar), MCU (microcontroller unit), EEprom, thạc anh, 
mạch ổn áp, và một số linh kiện dán (SMD). Các mạch ổn áp nguồn trên bo bao gồm: 
2v5, 3v3 và 5v. Trên bo còn có các đường tín hiệu khác như: không hiển thị (no display), 
tự động cân chỉnh 
Chức năng của các IC trên bo: 
1. IC giao tiếp: 
- Nó bao gồm Pre-Amp, ADC (chuyển đổi analog sang digital), tự động cân chỉnh (Auto 
Adjustment), PLL (Phase Locked Loop), các hiển thị trên màn hình (On Screen Display -
OSD) Chuyển đổi tín hiệu màu RGB sang 8 bit hay 16 bit tùy thuộc vào MCU đang 
dùng để cấp cho IC điều khiển panel LCD. Chức năng tự động cân chỉnh tần số, phase, vị 
trí ngang / dọc và cân bằng trắng khi chuyển đổi độ phân giải. Ở các monitor LCD đời 
củ, các chức năng này không nằm chung 1 IC mà chia thành nhiều IC khác nhau. 
 2. MCU (Microcontroller Unit): 
- Nó là một vi xử lý bao gồm cả CPU, SRAM, DAC, ADC và 64K FlashROM. Điều 
khiển mọi họat động trên bo như một máy tính thu nhỏ. 
3. EEprom: 
- Lưu các đoạn chương trình như là BIOS của mainboard máy tính. Và dĩ nhiên, nó cũng 
có thể bị lỗi và cũng được xả ra nạp lại bằng các máy nạp ROM thông dụng như PCB50 
của TME hay Máy ProTool U580như chính BIOS mainboard máy tính. 
 Vị trí thực tế của EEprom 
- Nếu lỗi EEprom: sẽ Không lên hình, sai khuông hình ngang dọc, không thể lưu các cài 
đặt, cân chỉnh của người dùng, một số chức năng điều chỉnh âm thanh, ánh sáng không 
họat động, không hiển thị các màn hình chức năng điều khiển hoặc hiện các màn hình 
chức năng hòai mà không tắt. 
- Việc nạp lại ROM này chủ đọc từ ROM máy tốt để dành nạp lại hoặc lên mạng tìm 
hoặc xin nhé. 
- Các chip EEprom thông dụng là: 24C02, 24C21, 24C04, 24C08, 24C16 
Hình dáng thực tế của EEprom 
4. Thạch Anh: 
- Cấp giao động cho MCU, thạch anh hư MCU không họat động và LCD sẽ không lên 
hình. 
5. Các mạch ổn áp 2v5, 3v3, 5v: 
- Để cấp nguồn cho tòan bộ bo, nếu mất sẽ không lên Led báo nguồn. 
LCD Panel pinout – cách độ cáp 20 pin – 
30 pin 
Vừa sưu tầm được pinout của Panel LCD và cách độ chân từ 20 pin sang 30 pin và ngược 
lại. 
Monitor: Panel LCD các hư hỏng thường 
gặp và cách xử lý 
1 – Màn hình bị chết điểm mầu 
• Biểu hiện: 
Trên màn hình có một hoặc nhiều điểm mầu không thay đổi được độ sáng trong 
mọi hoàn cảnh. 
• Phương pháp kiểm tra: 
- Bạn hãy thiết lập cho màn hình toàn mầu đen để phát hiện các điểm mầu chết ở 
dạng “không tắt được” 
- Thiết lập cho màn hình toàn mầu trắng để phát hiện các điểm mầu “không sáng 
được” 
Cách thực hiện: 
- Kích phải chuột lên màn hình Desktop / chọn Properties / chọn Desktop 
- Trong mục Background chọn [None] 
- Trong mục Color: chọn mầu đen rồi OK 
Khi đó cả màn hình sẽ đen, bạn hãy quan sát kỹ trên màn hình, nếu phát hiện thấy 
một chấm mầu đỏ hay mầu xanh hay mầu trắng v v thì đó là điểm mầu bị chết 
“không tắt được” 
Một số điểm mầu bị chết “không tắt được” tạo ra các điểm mầu xanh, đỏ trên nền 
đen 
 Một số điểm mầu bị chết “không sáng được” tạo ra các điểm mầu xanh, đỏ trên 
nền trắng 
• Nguyên nhân chết điểm: 
- Nguyên nhân của hiện tượng trên là do bị chết các Transistor điều khiển các 
điểm mầu trên màn hình, khiến cho điểm mầu đó không thay đổi được độ sáng 
khi có tín hiệu điều khiển. 
• Khắc phục: 
- Bạn không thể khắc phục được các điểm chết trên màn hình, các hãng sản xuất 
thường phải giảm từ 10 đến 20% giá thành của Monitor cho khách hàng khi phát 
hiện trên màn hình có từ 2 đến 3 điểm chết. 
2 – Có đường kẻ mầu dọc hoặc ngang màn hình 
• Biểu hiện: 
Trên màn hình có một hoặc nhiều đường kẻ có mầu sắc không đổi dọc hoặc 
ngang màn hình 
 Hiện tượng chết đường kẻ dọc màn hình 
Hiện tượng chết đường kẻ ngang màn hình 
• Kiểm tra: 
Hiện tượng trên hiển thị ngay trên màn hình trong mọi hoàn cảnh, vì vậy bạn 
không cần kiểm tra bạn cũng nhìn thấy. 
• Nguyên nhân: 
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do đứt mạch in từ sau IC Drive điều khiển 
đường ngang và đường dọc của màn hình đến màn hình. 
Nguyên nhân của đường kẻ dọc không đổi mầu sắc là do đứt mạch ở sau IC Drive 
hoặc đứt trên màn hình 
 Nguyên nhân của đường kẻ ngang không đổi mầu sắc là do đứt mạch ở sau IC 
Drive hoặc đứt trên màn hình 
• Khắc phục: 
- Nếu đứt mạch bên trong tấm LCD Panel thì bạn không thể nối lại được 
- Nếu đứt mạch ở ngay sau IC Drive thì việc nối mạch cũng vô cùng phức tạp bởi 
đường mạch rất mảnh 
3 – Màn hình bị mất một phần hình ảnh 
• Biểu hiện:* Màn hình bị mất một phần hình ảnh dọc màn hình 
 Màn hình bị mất một phần hình ảnh dọc màn hình 
Màn hình bị mất một phần hình ảnh ngang màn hình 
• Nguyên nhân: 
Hiện tượng trên thường do hỏng các IC Drive điều khiển đường dọc và đường 
ngang màn hình 
Hỏng IC điều khiển đường dọc sẽ dẫn đến mất một phần hình ảnh dọc màn hình 
Hỏng IC điều khiển đường ngang sẽ dẫn đến mất một phần hình ảnh ngang màn 
hình 
• Khắc phục: 
* Với trường hợp này, sự khắc phục duy nhất là bạn vệ sinh chân Connect từ 
mạch LVDS giao tiếp với các IC Drive điều khiển đường ngang và đường dọc 
màn hình. 
* Thay đèn hình hoặc thay tấm LCD 
- Khi thay đèn hình, bạn cần phải thay cả mạch LVDS bởi mạch này thường đi 
liền theo đèn hình. 
- Bạn cần thay một đèn hình đúng với Model của máy, bạn khó có thể thay thế 
đèn hình như kiểu màn hình CRT bởi vì nó còn liên quan đến kích thước, vị trí 
các chân tín hiệu từ mạch Scaling tới, chúng có khoảng 12 đến 24 chân tín hiệu 
mầu Digital cho ba mầu, bốn chân tín hiệu điều khiển, chân cấp nguồn VDD và 
một số chân Mass 
4 – Màn hình bị vỡ tấm LCD 
• Biểu hiện: 
Một phần của màn hình bị sáng trắng hay có mầu sắc không thay đổi được, phần 
khác vẫn có hình. 
Màn hình bị vỡ một góc 
• Nguyên nhân: 
- Nguyên nhân thường do va chạm, do vận chuyển hoặc bị đánh đổ từ trên bàn 
xuống đất. 
- Một nguyên nhân mà do các bạn thợ gây ra là do tháo vỏ máy, dùng tô vít cậy và 
có thể vỡ đèn. 
• Khắc phục: 
- Với đèn bị vỡ bạn chỉ có thể thay đèn hình hoặc thay tấm LCD 
 Đèn hình gồm tấm LCD và phần tạo ánh sáng nền 
5 – Bị một nốt đen hoặc nốt mầu ở khu vực hiển thị hình ảnh 
• Biểu hiện: 
- Trên màn hình có một nốt đen không hiển thị hỉnh ảnh 
 Màn hình có một nốt đen 
• Nguyên nhân: 
- Do có một vật ném váo đèn hình hoặc khi sửa chữa do sơ xuất mà bạn để quên 
một con ốc vít dưới bàn rồi úp đèn hình đè lên chúng làm vỡ các điểm mầu trên 
màn hình. 
• Khắc phục: 
- Trường hợp này bạn phải thay đèn hinh hoặc thay tấm LCD 
6 – Màn ảnh sáng trắng, không có hình 
• Biểu hiện: 
Màn ảnh sáng trắng không có hình. 
 • Nguyên nhân: 
- Hiện tượng này thường do hỏng mạch LVDS mạch này được gắn liền với đèn 
hình 
• Khắc phục: 
- Với bệnh này bạn có thể sửa được sau khi bạn tìm hiểu mạch LVDS đi liền với 
đèn hình 
7 – Các trường hợp sau thường không phải lỗi do đèn hình. 
1. Bị mất ảnh, trên màn hình chỉ còn các đường sọc đen trắng ngang màn hình. 
- Hiện tượng này thường không phải lỗi của đèn hình mà do lỗi của khối xử lý tín 
hiệu ảnh 
- Khi bị mất tín hiệu H.Blank từ mạch Scaling đưa sang mạch LVDS thì sẽ sinh 
ra hiệ tượng dưới đây 
 2. Màn hình bị sai mầu, hình ảnh bị lang ben. 
- Khi hỉnh ảnh bị loang mầu trông giống bệnh lang ben hay giống vết dầu loang 
thì đó thường không phải lỗi đèn hình 
- Nguyên nhân của hiện tượng dưới đây thường do mất một hoặc nhiều đường tín 
hiệu mầu Digital từ mạch Scaling đưa sang mach LVDS 
 3. Màn hình có các đường kẻ sọc mầu dọc màn hình 
- Hiện tượng này thường không phải lỗi của đèn hình mà do lỗi của khối xử lý tín 
hiệu ảnh 
- Khi bị mất tín hiệu Pixel Clock từ mạch Scaling đưa sang mạch LVDS thì sẽ 
sinh ra hiệ tượng dưới đây 
 4. Màn hình đen thui, mặc dù vẫn có đèn báo nguồn. 
Có hai trường hợp dẫn đến hiện tượng này 
a) Trường hợp mất ánh sáng nền (mất đèn cao áp) 
- Khi đó màn hình tối đen nhưng khi bạn lấy bóng đèn soi vào màn hình bạn vẫn 
thấy có hình ảnh mờ mờ phía trong đèn hình. 
 b) Trường hợp bị mất tín hiệu Video 
- Trường hợp bị hỏng mạch xử lý tín hiệu Video cũng gây ra hiện tượng đen thui 
màn hình, với trường hợp này bạn nhìn từ một góc nghiêng thì thấy màn hình vẫn 
sáng. 
8 – Câu hỏi thường gặp 
1. Câu hỏi 1 – Khi mua một màn hình LCD cũ thì cần kiểm tra như thế nào ? 
Trả lời: 
Khi mua màn hình LCD cũ bạn cần lưu ý các điểm sau: 
- Nhìn độ sáng màn hình có đạt với yêu cầu của bạn không ?, thông thường các 
màn hình có độ sáng tốt thì cho hình ảnh rực rỡ hơn. 
- Chỉnh độ Contras lên cao nhất xem có bị loá không, một số màn hình kém khi 
chỉnh Contras lên cao thì chi tiết sáng bị loá đi và không còn nhìn thấy chi tiết 
ảnh. 
- Đưa màn hình về đen 100% và trắng 100% để quan sát xem có điểm mầu chết 
không ?, cứ mỗi điểm chết bạn hãy trừ đi 10% giá thành nếu bạn chấp nhận mua 
nó. 
- Bạn nhìn từ một góc nghiêng xem có thấy rõ hình không ?, một số màn hình 
kém có góc nhìn hẹp khi bạn nhìn nghiêng nó bị sai mầu hoặc không rõ hình. 
- Bạn nhìn các chi tiết nhỏ nhất trên màn hình có tinh xảo không ?, ví dụ như nét 
chữ, đường kẻ chúng càng mảnh thì thì thể hiện độ nét của màn hình càng cao. 
- Chỉnh tăng độ phân giải trên máy tính lên xem màn hình có thể hiển thị được độ 
phân giải tối đa là bao nhiêu, nếu màn hình có độ phân giải thấp thì khi tăng độ 
phân giải ở máy tính lên cao hơn độ phân giải cực đại của màn hình nó sẽ mất 
hình, vì vậy độ phân giải của màn hình càng cao càng tốt. 
- Mở một hình phong cảnh xem mầu sắc có rực rỡ không, nếu mầu càng rực rỡ thì 
thể hiện độ sâu mầu càng cao. 
2. Câu hỏi 2 – Màn hình có những lỗi gì và có khắc phục được không ? Trả lời: 
Màn hình thường có những lỗi sau đây mà bạn không thể khắc phục được hoặc rất 
khó khắc phục: 
- Màn hình bị chết điểm mầu (trên màn hình có những điểm có mầu sắc không 
thay đổi trong mọi tình huống) 
- Màn hình có đường kẻ sọc mầu dọc hoặc ngang màn hình 
- Màn hình có nốt đen hoặc thâm trên màn hình 
- Màn hình vị vỡ, bị dập. 
3. Câu hỏi 3 – Màn hình bị mất mầu xanh lá, chỉ còn màn hình mầu tím ngắt, 
có thể do hỏng đèn không ? Trả lời: 
- Với màn hình CRT thì hiện tượng trên có thể do hỏng Ka tốt G, còn màn hình 
LCD thì hiện tượng trên không phải do đèn. 
- Trên đèn CRT thì các điểm mầu có phát sáng hay không là phụ thuộc vào các 
dòng tia điện tử phát ra từ các Katốt tương ứng, còn trên màn hình LCD thì các 
điểm mầu đều do một tín hiệu chung là xung Pixel Clock điều khiển, nếu mất 
xung này thì sẽ mất hình ảnh chứ không phải chỉ sai mầu 
- Hiện tượng mất một mầu trên màn hình LCD thường chỉ do mất một tín hiệu 
mầu từ Card Video đưa tới, có thể do đứt cáp tín hiệu. 
4. Câu hỏi 4 – Bạn hãy so sánh hai loại đèn hình LCD và đèn hình CRT Trả lời: 
Giống nhau: 
- Cả hai loại màn hình đều sử dụng nguyên lý quét để tạo ra hình ảnh động. 
- Cả hai loại màn hình đều có thể hiển thị được vô số mầu sắc nhưng thực chất chỉ 
có ba mầu cơ bản là : đỏ – xanh lá và xanh lơ. 
Khác nhau: 
- Đèn hình CRT dùng tia điện tử để kích thích cho chất phospho phát sáng tạo ra 
ánh sáng trực tiếp từ lớp phospho đó, có ba loại phospho và chúng có khả năng 
phát ra ba mầu đỏ, xanh lá và xanh lơ khi có tia điện tử kích thích. 
- Đèn hình LCD thì lại dùng điện áp điều khiển các tinh thể lỏng cho phép ánh 
sáng xuyên qua nhiều hay ít, sau mỗi phần từ tinh thể lỏng là các tấm lọc mầu để 
lọc ra mầu đỏ, xanh lá hay xanh lơ. 
- Đèn hình CRT sử dụng các cuộn lái tia để lái tia điện tử quét theo chiều ngang 
và theo chiều dọc màn hình, cuộn lái dòng thì điều khiển tia điện tử quét từ trái 
qua phải màn hình còn cuộn lái mành thì điều khiển cho tia điện tử quét từ trên 
xuống dưới màn hình. 
- Đèn LCD lại sử dụng các xung điện để dịch chuyển sự điều khiển sang các điểm 
ảnh kế tiếp, mỗi xung Pixel Clock xuất hiện là nó dịch chuyển sang để điều khiển 
điểm ảnh kế tiếp ở bên phải, mỗi khi xung H.Blank xuất hiện là nó chuyển xuống 
dòng kế tiếp và mỗi xung V.Blank xuất hiện là nó quay về điểm xuất phát để thực 
hiện quét một màn hình mới. 
- Do mầu sắc được phát ra trực tiếp từ lớp phospho nên màn hình CRT thường 
sáng hơn và mầu sắc rực rỡ hơn màn hình LCD 
- Màn hình CRT sử dụng từ trường để lái dòng tia điện tử và không tránh khỏi 
hiện tượng cong đường biên hay gọi là méo gối khiến cho khi bạn thiết kế độ hoạ 
thì các đường thẳng bị cong đi, còn trên màn hình LCD thì các đường thẳng luôn 
luôn thẳng tuyệt đối. 
- Trên màn hình CRT có hiện tượng nhoè hình khi thời tiết bị ẩm làm sai điện áp 
Focus còn trên màn hình LCD thì không bao giờ có hiện tượng đó. 
- Đèn hình CRT khi độ phát xạ của các ka tốt bị yếu đi khiến hình ảnh mờ và sai 
mầu, khi đó bạn phải thay đèn hình, còn trên màn hình LCD, khi ảnh tối đi bạn có 
thể thay thế bóng cao áp với giá thành rất nhỏ so với phải thay đèn hình. 
- Đèn hình CRT có điện áp HV lên tới 15.000V đến 20.000V còn đèn hình LCD 
thì điện áp HV chỉ có từ 1000 đến 1500V vì vậy nó an toàn hơn cho các bạn thợ. 
- Đèn hình CRT có thể phát ra các tia tử ngoại có hại cho sức khoẻ của người sử 
dụng còn màn hình LCD thì không. 
- Đèn hình CRT còn có hiện tượng nhiễm từ gây ra loang mầu còn màn hình LCD 
thì không bị ảnh hưởng bởi từ trường. 
5. Câu hỏi 5 – Hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa đèn hình Monitor 
LCD và Tivi LCD Trả lời: 
Giống nhau: 
- Cả hai loại màn hình đều có nguyên lý hoạt động như nhau 
- Cả hai loại màn hình đếu có cấu tạo như nhau 
- Các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của hai loại đèn có một số điểm tương 
đồng 
Khác nhau: 
- Đèn hình Monitor LCD thường có độ phân giải cao hơn nhiều so với đèn hình 
Tivi LCD 
- Các tần số Pixel Clock, H.Lank và V.Blank của Monitor LCD cao hơn của Tivi 
LCD 
- Công nghệ sản xuất đèn hình Monitor LCD tinh vi hơn đèn hình Tivi LCD 
- Độ sáng max của màn hình Monitor LCD thường yếu hơn của màn hình Tivi 
LCD 
Nguồn: hocnghe.com.vn 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_sua_chua_lcd.pdf