Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ

1.Giá trị kinh tế

Quế là loài cây đa tác dụng.Vỏ và quả Quế dùng làm thuốc, lá và vỏ khô cho tinh dầu và

làm gia vị, gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ dùng gia đình. Đây là loài cây cho hiệu quả kinh

tế cao và được trồng ở nhiều nơi

Theo tài liệu thống kê cho thấy: Nếu 1ha Quế sau chu kỳ 15-20 năm thu được 1,5-2 tấn

vỏ trị giá 15-20 triệu đồng tương ứng với 10 tấn thóc. Để thu đượ 10 tấn thóc phải canh tác trên

10ha lúa nương (sản lượng lúa nương 1tấn/ha/năm) hoặc 20 ha sắn hoặc ngô.

Tuy nhiên trồng cây trên đất dốc không tiến hành liên tục trong 10 năm được vì sau 3-5

năm lại bỏ hoang rồi mới trở lại canh tác. Như sau trong 10 năm 1ha lúa nương chỉ canh tác

được 3-5 năm và cho sản lượng 3-5 tấn thóc.

Ngoài ra trồng cây lương thực trên đất dốc liên tục còn làm tăng xói mòn

đất, giảm độ phì đất, trong khi đó rừng Quế thuần loài ở 5 - 6 tuổi đã khép tán, dưới tán rừng

Quế cây bụi thảm tươi phát triển, đất được bảo vệ và lượng lá rơi rụng có tác dụng cải tạo đất.

Trong những năm 2000-2001 tại Yên Bái trồng Quế với mật độ ban đầu là 3300 cây/ha.

- Chi phí cho 4 năm đầu là 7-8 triệu đồng/ha

- Lợi nhuận bình quân : 20- 22 triệu đồng/ha. Xác định hiệu quả trồng Quế tại Na Mèo,

Thanh Hóa cho thấy: Sau 15 năm lợi nhuận thu được từ 1ha quế là > 21 triệu đồng.

Như vậy trồng Quế ở các địa phương đều mang lại hiệu quả kinh tế cao

2. Công dụng của quế

2.1. Trong y học

- Theo nghiên cứu của hội hóa học Hoa Kỳ “Mùi hương của tinh dầu Quế giúp cải thiện

trí tuệ con người”. Khi ngửi mùi hương này giúp nâng cao sức tập trung, ghi nhớ và xử lý các

hình ảnh nhanh và chính xác khi đang làm việc với máy tính.

- Có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, hô hấp tăng lên, kích thích tăng bài tiết, tăng

cường co bóp tử cung, tăng nhu động ruột.

- Tinh dầu quế dùng để xoa bóp vùng đau bầm tím do chấn thương, đánh gió khi cảm.

- Tinh dầu quế có tác dụng làm ấm toàn thân, khử mùi hôi, trừ cảm cúm, cảm lạnh, tiêu

chảy, có tác dụng kích dục, giảm buồn phiền, chống đau cơ.

- Quế được coi là một trong bốn vị thuốc rất có giá trị (Sâm, Nhung, Quế, Phụ). Quế có

vị ngọt cay, tính nóng, thông huyệt mạch làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng

hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, yếu (trụy mạch, huyết áp hạ) và dịch tả nguy cấp.

- Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh làm ức chế nhiều loại vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn

tả. Ở các nước Châu Âu quế được sử dụng là thuốc chữa các bệnh đau bụng tiêu chảy, sốt rét,

ho và một số bệnh khác.

2.2. Trong công nghiệp, thực phẩm

- Quế được sử dụng một khối lượng lớn để làm gia vị vì quế có vị thơm, cay và ngọt có

thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được

tiêu hoá.- Quế còn được sử dụng trong các loại bánh kẹo, rượu: như bánh quế, kẹo quế, rượu quế

được sản xuất và bán rất rộng rãi. Bột quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia

súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm.

- Quế được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương

khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều

nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi.

- Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, đế lót dầy có quế.

- Một số dân tộc Châu Á dùng quả chín và nụ hoa quế lấy hương thơm làm bánh và ướp

chè hay thay nước hoa.

 

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 1

Trang 1

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 2

Trang 2

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 3

Trang 3

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 4

Trang 4

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 5

Trang 5

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 6

Trang 6

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 7

Trang 7

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 8

Trang 8

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 9

Trang 9

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang xuanhieu 2840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ

Tài liệu nghề Trồng quế hữu cơ
bông lại.
3.1.2. Sâu đo ăn lá quế
a. Đặc điểm và phân bố
Sâu đo hại lá quế xuất hiện và phá hoại ở hầu hết các vùng trồng quế
ở nước ta như Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi...
- Sâu đo ăn trụi lá quế trông như cây chết. Sâu hại làm giảm sinh
trưởng của rừng quế và làm cây suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho những
loài sâu hại thứ cấp xâm nhập, phá hoại.
b. Hình thái:
- Sâu trưởng thành: thân dài 18 - 20mm, sải cánh rộng 72 - 75mm,
cánh trước có đốmvân màu xanh nhạt, giữa cánh có đốm lửa trong suốt,
cánh sau màu nâu xám, đầu hình sợi chỉ, bụng nhọn gần về cuối.
- Trứng: hình bầu dục màu xám trắng.
- Sâu non: dài 5cm, biến màu theo cây chủ, đầu có màu xanh, với
những chấm nổi màu vàng. Thân màu xanh sẫm, bụng có hai đường chéo
trắng. Cuối bụng có 2 sừng đuôi. Đốt chân đuôi uốn cong.
- Nhộng: Màu nâu đen bóng. Phía trước thân nhộng có u lồi.
c. Tập tính sinh hoạt:
- Mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa kéo dài tùy theo điều kiện thời tiết. Nói chung
thời kỳ trứng 7ngày, sâu non 29 ngày, nhộng 25 ngày, trứng được đẻ ở mặt
sau của lá.
- Mỗi con cái có thể đẻ 1000 - 1500 trứng. Chúng thường đẻ trên kẽ hở
thân cây, kẽ lá, sắp xếp thành đám không theo thứ tự. Sâu non hoạt động
mạnh, nhả tơ di chuyển theo gió.
- Loài sâu đo ăn lá quế chỉ tập trung chủ yếu ở sườn đồi và chân đồi là
chính. Nơi này có nguồn thức ăn dồi dào và có điều kiện nóng ẩm thích nghi
với điều kiện ngoại cảnh của loài sâu hại này.
d. Biện pháp phòng trừ:
- Có thể dùng một số loại thuốc hóa học có bán trên thị trường để diệt
3.1.3. Bọ xít nâu sẫm
a. Đặc điểm và phân bố
- Bọ xít nâu sẫm xuất hiện ở các vùng trồng quế ở nước ta. Đặc biệt
tập trung nhiều ở vùng quế Yên Bái, Quảng Ninh.
- Các cành non và chồi có các vết chích của bọ xít. Sau 1 - 2 tuần các
vết chích cùng với vết loang chuyển sang màu đen, khô dần và nứt ra theo
chiều dọc của cành, chồi. Cành, chồi của cây quế có thể khô héo và chết.
b. Hình thái và tập quán sinh hoạt:
- Bọ xít trưởng thành: có kích thước trung bình dài từ 0,8 - 0,9cm, rộng
0,4 – 0,5cm; có màu nâu sẫm, ngực trước rất phát triển.
- Bọ xít chủ yếu gây hại trên phần gốc của chồi, cành và các chồi ngọn
ở thời kỳ bánh tẻ.
- Bọ xít sống tập trung ở nách chồi và điểm gốc cành. Các vết chích
cùng với vết loang to lan gần hết hoặc kín nách chồi, rất có thể đây là chất
bài tiết của bọ xít hoặc 1 loại bệnh gây hại.
- Các vết chích cùng với vết loang sau 1 - 2 tuần chuyển sang màu
xám đen, hơi lõm xuống sau đó chuyển màu nâu xám, khô dần, nứt ra theo
chiều dọc của cánh, chồi. Phần gỗ tiếp giáp với vỏ cũng chuyển màu hơi
xám.
- Những gốc cành hoặc phần ngọn bị nhẹ thì ở phía trên vết hại sùi to
dần với nhiều hình dạng khác nhau, phía dưới vết hại không sùi hoặc hơi sùi,
đoạn giữa vỏ quế chết dần và chỉ còn lại gỗ. Phần lớn các cành này sẽ chết
dần dần.
c. Biện pháp phòng trừ:Bắt giết bọ xít khi mới nở còn sống tập trung,
ngắt các ổ trứng bọ xít
3.1.4. Phòng trừ sâu róm
- Sâu róm Quế phân bố rộng ở vùng Đông Nam Châu Á. Loài này ăn lá
Quế, Keo, Trẩu, Cao su, Tếch
- Phòng trừ
+ Sử dụng các loài thiên địch như: Ong mắt đỏ, ong tầm đen
+ Dùng dung dịch Dipterex 6% pha loãng thành 3% phun lên cây diệt
sâu non
+ Nhặt kén, quét dọn, đốt lá khô, diệt nhộng qua đông
3.2. Bệnh hại cây quế và các biện pháp phòng trừ
3.2.1. Bệnh khô lá quế
a. Triệu chứng
- Bệnh khô lá quế ban đầu lá xuất hiện đốm vàng nhỏ, lớn dần lên đến
mép lá phần bị bệnh khô dần biến thành màu nâu xám.
- Bệnh lan rộng dần đến lá khác và tạo ra đốm khác.
- Bệnh nặng làm cho lá rụng, cây chết khô. Bệnh còn hại trên cả cành
non.
b. Vật gây bệnh
- Bệnh do nấm đĩa gai. gây ra. Nấm thuộc họ nấm đĩa, bộ nấm đĩa,
ngành phụ nấm bất toàn.
- Đặc điểm cơ bản của nấm là trên đốm bệnh xuất hiện các chấm nhỏ
màu đen. Chấm đen là đĩa bào tử. Trong đĩa chứa các bào tử hình thoi. Bào
tử có 5 tế bào, 2 tế bào hai đầu không màu, 3 tế bào giữa màu nâu sẫm.
Trên đỉnh bào tử có 3 đến 4 lông roi không màu. Lông roi dài bằng kích
thước của bào tử.
c. Điều kiện phát triển bệnh:
- Bệnh khô lá quế cũng như các bệnh khô lá khác, bệnh liên quan chặt
chẽ với độ ẩm và nhiệt độ không khí.
- Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển thường 26 – 30 0 C, khi nhiệt
độ thấp dưới 100C thường không phát triển.
- Độ ẩm cao trên 80% rất có lợi cho đĩa bào tử nở ra bào tử bay ra
ngoài thực hiện lây lan.
- Bệnh thường phát triển vào các tháng 4 - 11.
d. Các biện pháp phòng trừ:
- Để giảm bớt nguồn lây bệnh cần tiến hành cắt lá bệnh ngay từ khi
mới xuất hiện đốm bệnh, nếu còn có đốm bệnh thì phải tiến hành cắt tiếp lá
bệnh.
- Cắt cả cành bị bệnh nhặt hết lá rụng trên luống.
- Cải thiện điều kiện môi trường bằng cách tăng cường che bóng, che
gió cho cây.
- Bón phân tưới nước kịp thời. Thông thường nên bón phân lân và phân
ka li.
- Đầu mùa xuân, khi lá non mới nhú cần phun thuốc Booc đô 1% hoặc
zineb 0,2%, 7 -10 ngày phun 1 lần, phun khoảng 2 - 3 lần.
3.2.2. Bệnh đốm lá và khô cành quế
a. Triệu chứng:
- Bệnh gây hại chủ yếu là lá, quả và cành. Trên lá và quả xuất hiện các
đốm tròn màu nâu sẫm.
- Lá non bị bệnh thường xoăn lại. Về sau trên đốm bệnh có các chấm
nhỏ màu đen, đó là các đĩa bào tử.
- Cành non bị bệnh thường xuất hiện các đốm hình bầu dục và bị khô
héo, đốm bệnh màu nâu tím dần dần thành màu đen, bộ phận bị bệnh lõm
xuống, nối liền nhau và làm cho cành cây khô héo.
- Trong điều kiện ẩm ướt, các đốm bệnh cành non và lá xuất hiện khối
bào tử nhầy màu hồng. Mùa xuân trên đốm có thể hình thành vỏ túi thể hiện
giai đoạn hữu tính.
b. Vật gây bệnh:
- Do nấm vỏ túi và nấm đĩa bào tử gây ra
- Đĩa bào tử hoặc vỏ túi qua đông trên lá hoặc cành bệnh.
- Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 22 – 250C. Nhiệt độ dưới
120C và trên 330C bào tử thường không nẩy mầm.
- Nhiệt độ và độ ẩm cao thường có lợi cho bệnh phát triển. Đất khô,
rắn, kết vón bệnh dễ phát sinh, bón nhiều phân Nitơ bệnh sẽ nặng thêm.
- Cành non rất nhạy cảm với bệnh này;
- Trồng dày hợp lý, cây chóng khép tán bệnh sẽ giảm.
c. Biện pháp phòng trừ:
- Cắt bớt lá bệnh để giảm nguồn lây nhiễm.
- Trồng cây quế nơi thoát nước, nhiều mùn với độ dày hợp lý.
- Có thể trồng hỗn giao theo đám, xúc tiến khép tán sớm để giảm
bệnh.
- Khi lá mới nhú, phát hiện có bệnh có thể phun thuốc Boócđô 1% hoặc
Benlat 0,1% để hạn chế bệnh.
3.2.3. Bệnh tua mực
Bệnh tua mực quế là bệnh nguy hiểm nhất hiện nay ở 2 tỉnh Quảng
Nam và Quảng Ngãi. húng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng cây,
hàm lượng và chất lượng tinh dầu quế, nhất là không hình thành vỏ quế
nguyên vẹn.
a. Triệu chứng:
-Lúc đầu trên thân cây xuất hiện một số khối u trên vỏ cây, khối u lớn
dần; trên khối u hình thành các tua dài ngắn khác nhau.
- Số lượng tua trên khối u lồi rất khác nhau. Có cây tua mực rải đều
trên thân, cành và gân lá, có cây chỉ có 1 vài u lồi mà chưa có tua.
- Những cây ra nhiều tua thường bị các sinh vật khác xâm nhiễm trên
tua như nấm mốc, mọt; tua héo dần nên khi xác định thường có các vi
khuẩn và nấm mốc (điều này gây khó khăn cho việc xác địnhvật gây bệnh).
Tua mực trên u hoặc trên cây quế thường có màu hồng nâu.
b. Vật gây bệnh: Có nhiều quan điểm về bệnh này, có tác giả cho rằng
bệnh tua mực do một loại nấm gây ra, có tác giả cho rằng do vi sinh vật gây
nên
c. Biện pháp phòng trừ:
- Tăng cường sức khỏe cho cây bị nấm, vi khuẩn hay địa y đến tấn
công khi cây có sức sống kém.
- Cần chú ý biện pháp liên hoàn từ khâu chọn giống đến khâu trồng và
chăm sóc nhằm chống bệnh tua mực.
- Chặt bỏ những cây, những cành bị bệnh. Chặt bỏ phần thân và cành
có búi tua mực.
- Các tua mực khi được phát hiện vào tháng 8 - 9 hàng năm, cần kiên
quyết xử lý kịp thời, thu gom đốt, cây quế sẽ sinh chồi, mọc tiếp.
3.2.4. Bệnh thối cổ rễ
- Bệnh này thường xuất hiện ở vườn ươm và rừng non mới trồng. Do
mưa nhiều, độ ẩm trong đất quá cao gây nên bệnh thối cổ rễ
- Phòng trừ: Khi phát hiện bệnh cần nhổ hết cây bị bệnh đem đốt hay
tưới bằng thuốc Booc đô 1%
3.2.5. Bệnh thối gốc hay tượng tầng cành:
- Cây bị thối gốc, sau một thời gian cây chết. Một số cây phần tượng
tầng ở cành hoặc ở thân bị thâm đen dần và sau đó cây cũng chết
- Hiện nay, chưa có nghiên cứu về hiện tượng này nên chưa rõ nguyên
nhân tại sao
- Hiện tượng này có ở một số khu trồng Quế ở xã Đại Sơn, huyên Văn
Yên, tỉnh yên Bái
3.2.6. Bệnh cháy lá
- Bệnh cháy lá do nấm ký sinh gây ra. Bệnh phân bố nhiều ở Ấn Độ, ở
nước ta bệnh này khá phổ biến
- Phòng trừ: Cắt bỏ lá bị bệnh và phun thuốc Booc đô 1%
3.3. Phòng chống cháy rừng và tác hại khác
- Triệt để phòng chống cháy rừng, những nơi dễ gây hỏa hoạn phải có
đường ranh cản lửa, tuyệt đối cấm việc đun nấu hoặc đốt ong trong rừng
Quế.
- Không được để người và súc vật vào phá hoại rừng trồng, phải có
bảng nội quy bảo vệ rừng bên ngoài mỗi khu vực trồng Quế.
Bài 4: Khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm
1. Khai thác vỏ quế
1.1. Mùa khai thác
- Vụ xuân vào các tháng 2 - 3 thời tiết ít mưa, nắng ấm, rất thích hợp
cho khai thác, chế biến và bảo quản vỏ quế.
- Vụ thu vào các tháng 8- 9 thường có mưa nhiều, thời tiết âm u, dễ
làm cho vỏ quế bị mốc , bị mục ải, vào mùa bóc vỏ, lượng nước và tinh dầu
trong vỏ tăng lên làm cho vỏ quế dễ bị bóc ra khỏi thân cây, vỏ không bị
gẫy,bị sát lỏng hay bị vỡ.
1.2. Phương pháp khai thác
- Khai thác một phần: Trên một cây quế có thể tiến hành khai thác một
phần vỏ về một phía, sau đó tiếp túc nuôi cây để tiến hành các lần khai thác
sau. Phương thức khai thác này thường chỉ được áp dụng cho các cây quế
quý hiếm và yêu cầu sử dụng vỏ quế không nhiều.
- Khai thác trắng: Trong sản xuất do yêu cầu số lượng sản phẩm nhiều
nên thường áp dụng phương thức khai thác toàn bộ vỏ của cây trong một
mùa khai thác (Khai thác trắng ) ưu điểm là thu được nhiều sản phẩm, dễ áp
dụng.
- Ngoài ra còn có phương thức khai thác chọn, chỉ khai thác những cây
có đường kính cấp kính định trước trong một mùa khai thác, phương thức
này thu được sản phẩm theo ý muốn nhưng khó bố trí khai thác, chu kỳ kinh
doanh kéo dài.
1.3. Các bước khai thác
- Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thử thăm dò một số cây.
- Bóc vỏ khoanh gốc thường có chiều dài 40 – 60 cm
- Chặt cây
- Bóc vỏ ra khỏi thân cây theo qui cách đã xác định: Thao tác bóc vỏ
cần chú ý để bóc được nhiều khoanh vỏ đẹp hợp quy cách, khi lột vỏ ra khỏi
thân cây cần nhẹ nhàng không để lòng thanh quế bị xây xát, hai đầu không
bị nứt, không bị thủng lỗ, mắt chết.
1.4. Phân loại vỏ quế
Vỏ quế khai thác trên một cây thường được chia ra các loại sau đây:
- Vỏ quế bóc ở thân cây: Đoạn cách gốc 1m đến nơi cây tỉa cành, vỏ
dày, lượng dầu trong vỏ cao, vỏ thẳng đẹp ít bị thủng do mắt chết, ít cong
vênh. Nhân dân thường gọi là vỏ quế Trung Châu, là loại vỏ quế tốt nhất.
- Vỏ quế bóc từ ngọn cây và các cành lớn thường gọi là quế Thượng, vỏ
thường bị cong vênh, có nhiều lỗ thủng do mắt cành, hàm lượng tinh dầu
trong vỏ thấp hơn vỏ quế Trung châu.
- Vỏ quế hạ căn là vỏ bóc từ đoạn thân sát gốc, đặc điểm là vỏ dày,
nhưng hàm lượng tinh dầu thấp, lớp biểu bì bên ngoài dầy và cong vênh.
- Vỏ quế chi: Là vỏ quế bóc từ những cành nhỏ của cây.
Quế trồng sau sáu, bảy năm đã tiến hành khai thác tỉa thưa, với chu kỳ
khai thác 15 năm cần phải tiến hành khai thác tỉa thưa 2 – 3 lần để điều
chỉnh mật độ thích hợp. Sau 15 năm rừng quế đã có thể tiến hành khai thác
chính được, tuy nhiều sản phẩm tỉa thưa chủ yếu dùng vào công nghiệp chế
biến thực phẩm và hương liệu. Các loại quế tốt dùng để làm thuốc chu kỳ
khai thác thường kéo dài trên 20 năm.
2. Chế biến vỏ quế
2.1. Sấy khô
- Vỏ tươi thu về trải ra sân phơi nắng cho khô bớt (lưu ý úp lòng Quế
xuống dưới) rồi bó thành bó 20-25kg để đem sấy.
- Lò sấy thiết kế to nhỏ tùy quy mô sản xuất mỗi hộ trồng, thường 1
mẻ đủ sấy cho 5-10 tạ vỏ tươi.
- Theo kinh nghiệm sấy Quế trải 1 lớp cám gạo xuống dưới đáy lò,
phun nước chè 2 đầu bó vỏ, xếp các bó chồng khít xếp chặt lên nhau, trên
cùng phủ 1 lớp cám gạo rồi phủ bao tải lên trên cùng để không cho Quế bốc
hơi ra ngoài khi sấy. Cứ ủ như vậy trong quá trình sấy, sau 21 ngày thì bốc
dỡ Quế ra khỏi lò để hồi ẩm. Sấy ở nhiệt độ bình quân 70-75°C.
2.2. Tạo dáng, phơi khô
Để tạo dáng đẹp cho thanh vỏ quế, trước khi cho thanh quế lên bàn
kẹp để uốn hình, vỏ quế thường được ủ 3 – 4 ngày cho vỏ dai, mềm dễ uốn,
tinh dầu trong vỏ đã tương đối ổn định.
Trong khi ủ không để lòng thanh quế bị ẩm mốc, có nơi nhân dân
thường dùng rượu hoặc cồn lau sạch lòng thanh quế. Bàn kẹp gồm một số
thanh tre hoặc ỗ dùng để uốn thanh quế thành hình theo ý muốn.
Trong quá trình tạo hình dáng vỏ quế được phơi nơi khô ráo thoáng
gió, tránh ánh nắng trực diện hoặc tránh nơi có nhiệt độ cao, khi phơi lòng
thanh quế úp xuống phía dưới để hạn chế sự bay hơi của dầu.
Quá trình phơi thường kéo dài tròng 8 – 10 ngày, bàn kẹp luôn luôn
phải siết chặt để giữ cho thanh quế theo hình định uốn. Khi vỏ quế đã khô
và định hình thì tháo bàn kẹp ra, tu sửa lại thanh quế, phân loại và đem bảo
quản. Có nơi nhân dân vát hai đầu thanh quế lộ ra phần nhục quế hoặc
dùng sáp ong để bịt hai đầu thanh quế. Quế được bảo quản trong hộp kẽm
hoặc trong các hòm gỗ có bọc nhiều lớp vải mỏng và mềm, làm như vậy có
thể bảo quản được quế rất lâu không bị mất dầu và mùi vị.
2.3. Chưng cất tinh dầu
Các bộ phận của cây Quế đều có thể cất tinh dầu, song vỏ Quế là sản
phẩm có giá trị cao hơn nên ít khi sử dụng để cất mà chủ yếu là dùng thuốc.
Lá quế hái về đem phơi khô, bó thành từng bó 10kg cất giữ trong kho 1
tháng sau đem cất tinh dầu. hông hái lá Quế vào mùa Xuân và trước lúc bóc
vỏ Quế.
Thiết bị chưng cất tinh dầu thường dùng hiện này là các thiết bị cất
bằng hơi nước, hiệu suất nhìn chung còn thấp: 100 kg vỏ quế thường cất
được khoảng 2 lít tinh dầu; 1000kg cành , lá, ngọn quế cất được khoảng 1 lít
tinh dầu. Hàm lượng Aldehuyt Cinamic trong tinh dầu lá thường chỉ đạt 60 -
70 %.
Tinh dầu Quế nặng hơn nước, sau khi chưng cất sẽ thu được hỗn hợp
và tinh dầu Quế. Tinh dầu sẽ chìm xuống dưới, cần phải giữ yên một thời
gian để dầu lắng hoàn toàn, nếu để ở nơi có nhiệt độ thấp quá trình lắng
trong sẽ diễn ra nhanh và triệt để hơn. Tách nước phía trên để thu hồi tinh
dầu Quế bên dưới. Trong phần nước lọc tách ra vẫn còn một lượng nhỏ tinh
dầu quế khi uống thấy thơm ngọt, hơi cay và rất ấm bụng, có thể thu gom
lại để bán cho những cơsở mua làm thuốc chữa bệnh.
3. Bảo quản
- Vỏ quế bóc xong , đem phơi khô, phân loại và đóng vào các hòm gỗ
có bọc túi olytylen hoặc giấy hút ẩm. Yêu cầu chính là quế không bị mốc,
không bị mất mùi vị, đảm bảo các tiêu chuẩn về thực phẩm. Bảo quản nơi
khô ráo, nhiệt độ thích hợp, không để quế lẫn xăng dầu, hoá chất, nước
mắm, cá
- Tinh dầu Quế có khả năng ăn mòn kim loại, cao su, nhựa nên sản
phẩm thu được phải đựng trong thùng tráng men, hoặc lọ thủy tinh sẫm
màu. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp. Thùng
đựng tinh dầu Quế phải kín có thể để một lớp nước mỏng ở trên để hạn chế
tinh dầu bốc hơi đồng thời ngăn cản tiếp xúc với ôxi của không khí.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_nghe_trong_que_huu_co.pdf