Tài liệu Lắng nghe tiếng nói của lao động nữ di cư
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là
Luật số 72) được ban hành năm 2007 nhằm hỗ trợ công tác bố trí và quản lý lao động di cư
Việt Nam. Đây là văn bản luật chính quản trị quy trình di cư tại Việt Nam. Năm 2018, Chính
phủ Việt Nam đã bắt đầu hoạt đồng rà soát Luật này nhằm mục đích kiện toàn luật này.
Pháp luật Việt Nam quy định tất cả hoạt động rà soát luật phải bảo đảm lồng ghép vấn đề
bình đẳng giới. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật liên quan đến di cư lao động
là quan trọng bởi vì phụ nữ phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản khác nhau so với
nam giới, trong tiếp cận các cơ hội di cư an toàn, bình đẳng và hợp pháp để tìm được việc
làm tốt. Pháp luật di cư không đáp ứng giới (mù giới) có thể gia tăng tình trạng bất bình đẳng
cơ cấu, khiến phụ nữ phải chịu thiệt thòi và bị hạn chế về khả năng tiếp cận cũng như cơ hội
của họ. Để thực hiện ý kiến đóng góp dựa trên bằng chứng cho dự án sửa đổi Luật số 72 từ
góc độ giới, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới
và Nâng cao quyền năng cho Phụ nữ (UN Women) đã hỗ trợ nhóm chuyên gia của Trung tâm
nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) thực hiện một nghiên cứu. Nghiên
cứu này đã thu thập các câu chuyện về trải nghiệm cũng như nguyện vọng của các lao động
nữ di cư, có liên quan đến quá trình thực hiện Luật số 72 cũng như tác động của luật này.
Để cung cấp các khuyến nghị nhằm hoàn thiện Luật số 72 từ quan điểm có trách nhiệm giới
và dựa trên quyền, báo cáo này xem xét các lĩnh vực đề xuất Chính phủ Việt Nam sửa đổi,
so sánh với tiêu chuẩn quy phạm quốc tế, đặc biệt là Khung đa phương về Di cư Lao động
của ILO và Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ - CEDAW (Khuyến
nghị chung số 26 về Lao động nữ di cư). Khung đa phương là sự đáp ứng đối với nhu cầu về
hướng dẫn thực hành và hành động trong quản trị di cư lao động và đúc kết từ các nguyên
tắc có trong các văn kiện quốc tế có liên quan, trong đó có các công ước có liên quan của
ILO. Khuyến nghị chung số 26 cung cấp một nền tảng vững chắc để hỗ trợ xây dựng các
chính sách di cư dựa trên quyền và có trách nhiệm giới. Khuyến nghị này cũng dựa trên nền
tảng các nguyên tắc của CEDAW mà Việt Nam đã phê chuẩn. Báo cáo này sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính để minh họa các phát hiện pháp lý quan trọng.
Báo cáo đưa ra khuyến nghị về các đề xuất sửa đổi đối với Luật số 72, nhằm các mục đích
sau đây:
1. Đưa vào các yêu cầu trên cơ sở giới cho các cơ quan tuyển dụng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài trước khi được cấp giấy phép về kiến thức cũng như
năng lực giải quyết các vấn đề về giới cũng như đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh cụ
thể của lao động nữ di cư bao gồm cả những rủi ro về bạo lực và quấy rối.
2. Hoàn thiện các quy định liên quan đến các cơ quan tuyển dụng nói chung và công tác
đào tạo cũng như bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài
nói riêng nhằm bảo đảm hoạt động tuyển dụng và đào tạo là dựa trên quyền và có
trách nhiệm giới, đồng thời lồng ghép các thông tin về xác định và ứng phó với các rủi
ro về bạo lực và quấy rối.
3. Tăng cường nguyên tắc dựa trên quyền và có trách nhiệm giới của luật thông qua việc
xóa bỏ nghĩa vụ phải trả các loại chi phí nhất định.
4. Hoàn thiện các quy định liên quan đến Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để sử dụng
quỹ này cung cấp các dịch vụ phúc lợi có trách nhiệm giới cho người di cư tại quốcTăng cường lồng ghép giới trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) Trang 5/44
gia đến, bao gồm bảo đảm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người lao động bị bạo lực
và quấy rối.
5. Bảo đảm quyền của nam và lao động nữ di cư được trở về nước hoặc thay đổi công
việc trong trường hợp có vi phạm quyền lao động hoặc quyền con người, đặc biệt
trong trường hợp người lao động bị bạo lực và quấy rối.
6. Bổ sung thêm các nghĩa vụ có liên quan đến quản lý nhà nước về di cư, bao gồm
các nghĩa vụ liên quan đến hoạch định chính sách quốc gia và song phương, nhằm
bảo đảm các chính sách có trách nhiệm giới và dựa trên quyền cũng như quan tâm
đến các biện pháp phòng chống mua bán người và lao động cưỡng bức.
7. Bảo đảm các hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài là dựa trên quyền và có trách nhiệm giới, cũng như phù hợp các
tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.
8. Bảo đảm các quy định liên quan đến dịch vụ hỗ trợ việc làm và tạo việc làm sau
khi trở về cũng như các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng là dựa trên quyền, có
trách nhiệm giới và có thể được tiếp cận như nhau, cũng như có thể đáp ứng nhu cầu
của người lao động bị bạo lực và quấy rối.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Lắng nghe tiếng nói của lao động nữ di cư
nào đó, cũng như các điều kiện sinh sống và làm việc tồi tàn khiến phụ nữ có nguy cơ cao hơn về bạo lực, quấy rối hoặc bóc lột. Để xác định được các rào cản giới mà phụ nữ phải đối mặt và xử lý được các rào cản đó, luật pháp cần có trách nhiệm giới, giải quyết được tình trạng bất bình đẳng cơ cấu trong quá trình di cư, khiến cho phụ nữ bị thiệt thòi. Trong bối cảnh luật di cư lao động chính của Việt Nam đang được rà soát và sửa đổi bổ sung, báo cáo tận dụng cơ hội này để xem xét các sửa đổi đề xuất này nhìn từ góc độ giới. Chính vì vậy, báo cáo này đã được soạn thảo trên cơ sở phân tích tiếng nói và nguyện vọng của lao động nữ di cư cũng như các khuyến nghị theo các tiêu chuẩn quy phạm quốc tế, đặc biệt là Khung đa phương của ILO cũng như Công ước CEDAW. 1. Khi xem xét các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép của các cơ quan tuyển dụng, báo cáo đưa ra các khuyến nghị: a. Đưa vào các yêu cầu trên cơ sở giới cho các cơ quan tuyển dụng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thể hiện kiến thức cũng như năng lực giải quyết vấn đề về giới cũng như bảo đảm trách nhiệm về giới, phân biệt đối xử cũng như đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể của lao động nữ di cư trước khi được cấp giấy phép, bao gồm liên quan đến rủi ro bạo lực và quấy rối; b. Báo cáo khuyến nghị chính phủ xây dựng văn bản pháp luật kèm theo, trong đó xác lập cụ thể các yêu cầu bảo đảm trách nhiệm giới của các doanh nghiệp dịch vụ về kiến thức cũng như năng lực giải quyết các vấn đề giới và nêu thông tin chi tiết về bằng chứng mà họ cần phải cung cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. 2. Luật sửa đổi tìm cách hoàn thiện các điều khoản về bồi dưỡng đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài và trách nhiệm của các doanh nghiệp dịch vụ. Báo cáo này nhấn mạnh thực tế rằng phụ nữ di cư lấy thông tin di cư từ các nhà môi giới không được kiểm soát và ít được hưởng chế độ bồi dưỡng đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, tuyển dụng mang tính phân biệt đối xử có thể khiến phụ nữ bị hạn chế trong các công việc tay nghề thấp và trả lương thấp. Khuyến nghị tập trung tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tuyển dụng, doanh nghiệp dịch vụ phải đáp ứng hoàn cảnh và nhu cầu của lao động nữ di cư; và bảo đảm rằng công tác đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải bao quát được tất cả các thông tin mà lao động nữ di cư có thể cần, trong đó có các thông tin về nguy cơ và các dịch vụ. Báo cáo đưa ra các khuyến nghị: a. Hoàn thiện các quy định liên quan đến cơ quan tuyển dụng, doanh nghiệp dịch vụ nói chung và bồi dưỡng và đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài nói riêng nhằm bảo đảm rằng các hoạt động tuyển dụng và đào tạo là dựa trên quyền và có trách nhiệm giới; Trang 39/ 44 Tăng cường lồng ghép giới trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) b. Báo cáo khuyến nghị chính phủ làm việc với các cơ quan tuyển dụng, doanh nghiệp dịch vụ để tăng cường lồng ghép trách nhiệm về giới trong quy định của các tổ chức này; c. Ngoài ra, báo cáo cũng khuyến nghị chính phủ làm việc để hỗ trợ công tác xây dựng nội dung tối thiểu bảo đảm trách nhiệm giới cho các khóa đào tạo bồi dưỡng trước khi đi làm việc ở nước ngoài, gồm có thông tin về xác định rủi ro bị bạo lực và quấy rối cũng như ứng phó với các rủi ro này. 3. Đề xuất sửa đổi tìm cách hoàn thiện các quy định về chi phí mà người lao động cần trả. Báo cáo này nhấn mạnh rằng người lao động hiện nay phải trả các chi phí và lệ phí đặc biệt cao và thường phải vay mượn đáng kể. Chi phí di cư có thể trở thành một gánh nặng lớn cho phụ nữ, nhưng người có thể ít có nguồn lực để chi trả cho quá trình di cư hoặc phải tìm cách vay mượn với điều kiện cho vay ngặt nghèo. Trong trường hợp phụ nữ bị nợ nần quá mức, có thể dẫn đến hậu quả là họ không thể rời bỏ môi trường bạo lực và bóc lột. Báo cáo đưa ra các khuyến nghị: a. Tăng cường nguyên tắc dựa trên quyền và có trách nhiệm giới của luật thông qua việc xóa bỏ nghĩa vụ phải trả các loại chi phí nhất định, trong đó có tiền môi giới. 4. Các đề xuất sửa đổi tìm cách cải thiện hoạt động của Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Báo cáo này nhấn mạnh rằng, hiện tại có các quy định liên quan đến việc sử dụng quỹ này để cung cấp các dịch vụ phúc lợi cho người lao động tại các quốc gia đến. Báo cáo đưa ra các khuyến nghị: a. Hoàn thiện các điều khoản liên quan để Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để sử dụng quỹ này cung cấp các dịch vụ phúc lợi có trách nhiệm giới cho người di cư tại quốc gia đến. b. Việc này bao gồm xây dựng các chính sách bảo đảm quỹ là hoàn toàn minh bạch và được dùng vào các dịch vụ phúc lợi dựa trên quyền và có trách nhiệm giới, đặc biệt dành cho người di cư bị bạo lực, quấy rối hoặc bóc lột. 5. Để giải quyết tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng hoặc không trở về sau khi hết hạn hợp động lao động, đề xuất sửa đổi tìm cách yêu cầu người lao động phải thông báo chính quyền địa phương sau khi trở về. Báo cáo này nêu bật một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định ở lại nước ngoài của người lao động, đặc biệt trong trường hợp người lao động bị bạo lực hoặc bóc lột mà không nhận được sự hỗ trợ và bị buộc phải thôi việc và tìm giải pháp thay thế là cư trú trái phép. Chính vì vậy, báo cáo này đưa ra các khuyến nghị: a. Bảo đảm quyền của người lao động di cư là nam và nữ được trở về nước hoặc được thay đổi công việc trong trường hợp có vi phạm quyền lao động và quyền con người, đặc biệt trong trường hợp người lao động bị bạo lực và quấy rối. 6. Chính phủ có các đề xuất tìm cách tăng cường hoạt động giám sát và kiểm tra các cơ quan tuyển dụng, báo cáo này nêu bật nhu cầu cần phải gia tăng trách nhiệm của nhà nước trong xóa bỏ phân biệt đối xử trong quá trình di cư và xây dựng các chính sách ứng phó có trách nhiệm giới, bao gồm các thỏa thuận song phương. Báo cáo này đưa ra các khuyến nghị: a. Bổ sung thêm các nghĩa vụ có liên quan đến quản lý nhà nước về di cư, bao gồm các nghĩa vụ liên quan đến hoạch định chính sách quốc gia và song phương, nhằm bảo đảm các chính sách có trách nhiệm giới và dựa trên quyền cũng như quan tâm đến các biện pháp phòng chống mua bán người, bạo lực và lao động cưỡng bức; b. Việc này bao gồm mở rộng các hành vi nghiêm cấm đối với những hành vi phân biệt đối xử với người lao động nhập cư trên cơ sở giới và bảo đảm rằng quản lý nhà nước Trang 40/ 44 Tăng cường lồng ghép giới trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) luôn luôn phù hợp với quyền lao động và quyền con người của người lao động di cư nam và nữ. 7. Luật pháp hiện hành có quy định các hướng dẫn về nội dung của hợp đồng giao kết giữa cơ quan tuyển dụng tại Việt Nam và người môi giới hoặc người sử dụng lao động tại quốc gia đến. Các điều khoản của hợp đồng này nhằm mục đích cung cấp thông tin để soạn thảo hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng cần phải có hợp đồng lao động chuẩn rõ ràng cho lao động nữ di cư. Cụ thể, nêu được các nguy cơ rủi ro như hiện tượng thay thế hợp đồng; điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tồi tàn; giờ làm việc kéo dài; thiếu tiếp cận bảo hiểm xã hội và sức khỏe; hạn chế di chuyển; thu giữ hộ chiếu và chỗ ở tồi tàn và không an toàn. Báo cáo này xác định rằng trong trường hợp các vấn đề trên không được bảo đảm thì có thể khiến lao động nữ di cư phải chịu nhiều rủi ro bạo lực và bóc lột. Báo cáo đưa ra khuyến nghị: a. Bảo đảm các hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và hợp đồng lao động là dựa trên quyền và có trách nhiệm giới, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. b. Cụ thể, thông qua việc xây dựng một danh sách các thuật ngữ tiêu chuẩn và cần phải giải thích rõ ràng các thuật ngữ này trong tất cả các hợp đồng cho người di cư. 8. Ghi nhận rằng phụ nữ di cư có thể phải đối mặt với tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử nghiêm trọng khi trở về, đó là một rào cản khiến họ không tiếp cận được các cơ hội việc làm và phát triển kỹ năng, báo cáo này tìm cách hoàn thiện các quy định liên quan đến trở về và tái hòa nhập. Báo cáo đưa ra các khuyến nghị: a. Bảo đảm các quy định liên quan đến dịch vụ hỗ trợ việc làm và tạo việc làm sau khi trở về cũng như các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng là dựa trên quyền, có trách nhiệm giới và nam nữ có thể tiếp cận như nhau; b. Cụ thể, việc này bao gồm bảo đảm dữ liệu về những người di cư trở về được phân tách theo giới và thiết lập các thực hành cần thiết để bảo đảm rằng nam giới và phụ nữ trở về có thể tiếp cận cơ hội như nhau. c. Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm xây dựng các chương trình hỗ trợ người lao động di cư trở về, những người cần thông tin và sự trợ giúp để hỗ trợ quá trình tái hòa nhập của người lao động, trong đó gồm các dịch vụ có trách nhiệm giới giải quyết các nhu cầu của người lao động di cư bị bạo lực, quấy rối, lạm dụng hoặc bóc lột, đặc biệt là trợ giúp pháp lý, tiếp cận công lý và các dịch vụ xã hội, y tế, tâm lý có phối hợp. Trang 41/ 44 Tăng cường lồng ghép giới trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) Tài liệu tham khảo Actionaid. 2016. Để ngôi nhà trở thành tổ ấm, tóm tắt thảo luận chính sách (Hà Nội). Có thể truy cập tại: Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA). Chưa xuất bản/2012. Báo cáo tổng hợp: Lao động di cư trở về tại Việt Nam. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). 2010. Chiến lược lồng ghép giới trong thúc đẩy việc làm tốt: Công cụ xây dựng chương trình (Bangkok). Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và UN Women. 2017. Bảo vệ hay là gây nguy hại? Cấm đoàn và hạn chế trong lao động di cư của phụ nữ tại các quốc gia khối ASEAN (Bangkok). Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM). 2017. Rủi ro và lợi ích: Tác động của di cư lao động ở Đông Nam Á (Bangkok). Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). 2019. Nhiều lựa chọn hơn, nhiều quyền lực hơn: Cơ hội trao quyền cho phụ nữ về di cư lao động ở Việt Nam (Bangkok). Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). 2019(b). Nguyên tắc chung và hướng dẫn triển khai hoạt động đảm bảo tuyển dụng công bằng và định nghĩa về lệ phí tuyển dụng và các chi phí liên quan (Geneva). Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Chưa xuất bản. Đánh giá độc lập về tình hình thực thi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 72) năm 2007. Tổ chức Quốc tế về Di cư (IOM), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và UN Women. 2015. Tóm tắt thảo luận chính sách: Để người lao động di cư trở về đóng góp tích cực cho Việt Nam. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA). 2015. Báo cáo đề xuất sửa đổi Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. UN Women. 2016. Tài liệu thảo luận chính sách công việc chăm sóc không lương: những vấn đề đặt ra và gợi ý chính sách cho Việt Nam (Hà Nội). UN Women. 2018. Tóm tắt thảo luận chính sách #1: Để công tác quản trị di cư lao động quốc tế có trách nhiệm giới đối với lao động nữ di cư từ khu vực Nam Á (Bangkok). UN Women and Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (DOLAB). 2012. Phụ nữ Việt Nam di cư lao động quốc tế: Phân tích tình hình. Trang 42/ 44 Tăng cường lồng ghép giới trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) Phụ lục: Phân bố mẫu điều tra tại Hà Nội, Hải Dương và Thanh Hóa # Người tham gia phỏng vấn chính Thanh Hóa Hải Dương Hà Nội Tổng cộng 1 Lao động nữ di cư (WMWs) 9 9 18 Lao động nữ di cư đã trở về 7 người từ Ả Rập Xê-út (5 người di cư chính thức và 2 người di cư tự do) 7 người từ Đài Loan (Trung Quốc)/Malaysia (5 người di cư chính thức và 2 người di cư tự do) 7 7 14 Lao động nữ di cư tiềm năng (2 người di cư lần đầu; 2 người di cư lần thứ hai) 2 2 4 2 Gia đình của lao động nữ di cư đang làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia hoặc Ả Rập Xê- út 1 1 2 3 Các bên liên quan khác 9 Cán bộ/lãnh đạo của Sở Lao đông - Thương Binh và Xã hội tại tỉnh Thanh Hóa và Hải Dương 1 1 2 Cán bộ/lãnh đạo của 2 huyện tại Thanh Hóa và Hải Dương 1 1 2 Cán bộ của Cục quản lý lao động ngoài nước phụ trách thị trường lao động: Đài Loan (Trung Quốc) và Ả Rập Xê-út, một cán bộ từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 3 3 Lãnh đạo từ các doanh nghiệp cung ứng lao động 2 2 Tổng cộng 29 Trang 43/ 44 Tăng cường lồng ghép giới trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) Văn phòng ILO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Tầng 11, Tòa nhà Liên hợp quốc Đại lộ Rajdamnern Nok, Bangkok 10200, Thailand ĐT.: +662 288 1234 Fax: +662 280 1735 Email: BANGKOK@ilo.org Website: www.ilo.org Văn phòng UN Women khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Tầng 5, Tòa nhà Liên hợp quốc, Đại lộ Rajdamnern Nok, Bangkok 10200, Thailand ĐT.: +662 288 2093 Fax: +662 280 6030 Email: info.th@unwomen.org Website: Lắng nghe tiếng nói của lao động nữ di cư - Tăng cường lồng ghép trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) Một thực tế được thế giới công nhận rộng rãi là phụ nữ và nam giới phải đối mặt với những khác biệt giới trong trải nghiệm di cư cũng như hoàn cảnh di cư. Giới có thể ảnh hưởng đến quyết định di cư, thông tin và các lựa chọn sẵn có, cũng như ngành nghề và trình độ công việc mà người di cư đảm nhận. Chẳng hạn, phụ nữ từ Việt Nam có nhiều xu hướng được tuyển dụng cho các công việc tay nghề thấp và trả lương thấp hơn so với nam giới. Phụ nữ có thể phải đối mặt với các rào cản trong tiếp cận di cư an toàn và chính thức để kiếm được việc làm tốt. Chính các rào cản đó có thể ngăn cản phụ nữ tiếp cận các thông tin về cơ hội di cư chính thức và có thể bao gồm các thực hành tuyển dụng mang tính phân biệt đối xử, không tuyển dụng phụ nữ vào một số công việc đặc thù, cũng như các điều kiện sinh sống và làm việc tồi tàn khiến phụ nữ có nguy cơ cao hơn bị bạo lực và bóc lột. Để xác định được các rào cản giới mà phụ nữ phải đối mặt và xử lý được các rào cản đó, luật pháp cần có trách nhiệm giới, giải quyết được tình trạng bất bình đẳng cơ cấu trong quá trình di cư, khiến cho phụ nữ bị thiệt thòi. Trong bối cảnh luật di cư lao động chính của Việt Nam đang được rà soát và sửa đổi bổ sung, báo cáo này xem xét từ góc độ giới các sửa đổi được đề xuất. Chính vì vậy, báo cáo này đã được soạn thảo trên cơ sở phân tích tiếng nói và nguyện vọng của nữ lao động di cư cũng như các khuyến nghị theo các tiêu chuẩn quy phạm quốc tế, đặc biệt là Khung đa phương về Di cư lao động của ILO cũng như Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW). ISBN 9789220321669 (print) 9789220321676 (web pdf)
File đính kèm:
- tai_lieu_lang_nghe_tieng_noi_cua_lao_dong_nu_di_cu.pdf