Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê

1.1. ĐIỀU KIỆN VƯỜN CÀ PHÊ TÁI CANH

Vườn cà phê cần tái canh khi có các điều kiện sau:

- Diện tích cà phê già cỗi nằm trong vùng quy hoạch trồng cà phê được

cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Vườn cà phê trên 20 năm tuổi, sinh trưởng kém và năng suất bình

quân nhiều năm liền dưới 2,0 tấn nhân/ha, không thể áp dụng biện

pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo được.

Thực hiện tái canh theo phương pháp cuốn chiếu, mỗi năm, từ 30 - 50%

diện tích cà phê già cỗi cần tái canh tùy thuộc vào khả năng đầu tư của

người trồng (Bảng 1).

1.2. KỸ THUẬT LÀM ĐẤT

a) Vườn tái canh ngay

Vườn tái canh ngay là vườn cà phê có tuổi vườn cây trước thanh lý >20

năm tuổi, sinh trưởng kém, bộ rễ bình thường hoặc có một vài vết thâm

đen ở đầu rễ nhưng không bị vàng lá, chết cây do tuyến trùng và nấm gây

hại. Năng suất thấp <1,5 tấn="" nhân/ha.="" mật="" độ="" tuyến="" trùng="" ký="" sinh="" tổng="">

trong 100 g đất hoặc trong 5 g rễ cà phê < 250="">

Nhổ cây: Nhổ bỏ cây cà phê ngay sau khi thu hoạch (tháng 12, tháng 1).

Thu gom và đưa toàn bộ thân, cành, rễ ra khỏi lô.

Cày và xử lý đất: Thời gian cày đất ngay sau khi kết thúc mùa mưa. Cày đất

2 lần ở độ sâu 30 - 40 cm theo chiều ngang và chiều dọc của lô. Sau 1,5 - 2

tháng phơi đất, tiến hành bừa ở độ sâu 20 - 30 cm theo chiều ngang và

Hình 1. Một số biện pháp nhổ cây7

Hình 2. Cày đất lần 1 (a) và lần 2 (b)

a b

chiều dọc lô. Trong quá trình cày bừa tiếp tục gom nhặt rễ còn sót lại và

đốt để tiêu hủy nguồn bệnh, trước khi bừa lần 1, bón rãi đều trên bề mặt

đất 1.000 kg vôi bột/ha.

b) Vườn luân canh, cải tạo đất

Vườn cần phải luân canh 1 năm: Tuổi vườn cây trên hoặc dưới 20 năm tuổi,

sinh trưởng kém, bộ rễ có nhiều vết thâm đen hoặc u sưng ở đầu rễ, tỷ lệ

cây chết và vàng lá trước khi thanh lý <10%, năng="" suất="" thấp=""><1,5 tấn="">

ha. Mật độ tuyến trùng ký sinh tổng số trong 100 g đất và trong 5 g rễ cà

phê từ 250 - 350 con.

Vườn cần phải luân canh 2 năm: Tuổi vườn cây trên hoặc dưới 20 năm tuổi,

sinh trưởng kém, bị nhiễm bệnh ở mức trung bình, tỷ lệ cây chết, cây vàng

lá trước khi thanh lý 10 - < 20%.="" năng="" suất="" thấp="">< 1,5="" tấn="" nhân/ha.="">

độ tuyến trùng ký sinh tổng số trong 100 g đất và trong 5 g rễ cà phê từ

>350 - 450 con.

Vườn cần phải luân canh ≥3 năm: Tuổi vườn cây trên hoặc dưới 20 năm tuổi,

sinh trưởng kém, bị nhiễm bệnh nặng, tỷ lệ cây chết, cây vàng lá trước khi

thanh lý > 20%. Năng suất thấp < 1,5="" tấn="" nhân/ha.="" mật="" độ="" tuyến="" trùng="">

sinh tổng số trong 100 g đất và trong 5 g rễ cà phê > 450 con.

Các biện pháp nhổ cây, cày đất và xử lý đất thực hiện tương tự như kỹ thuật

chuẩn bị đất trồng cho tái canh ngay.

Luân canh: Cây trồng được sử dụng để luân canh là cây không phải là ký chủ

của tuyến trùng. Một số loại cây có thể luân canh như đậu đỗ, ngô, lúa cạn,

bông vải. hoặc cây phân xanh họ đậu. Sau mỗi vụ luân canh, đất cần được

cày phơi vào mùa nắng hàng năm, tiếp tục gom nhặt rễ cà phê còn sót lại

và tiêu hủy để loại bỏ nguồn bệnh.

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 1

Trang 1

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 2

Trang 2

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 3

Trang 3

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 4

Trang 4

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 5

Trang 5

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 6

Trang 6

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 7

Trang 7

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 8

Trang 8

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 9

Trang 9

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang xuanhieu 6440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê

Tài liệu Kỹ thuật tái canh cây cà phê
cần lấp đất lại. Lần bón sau rãnh được đào theo 
hướng khác và luân phiên nhau.
f) Tạo hình, tỉa cành, tạo tán, đánh chồi vượt
Kỹ thuật tạo hình cơ bản: Tạo hình cơ bản nhằm mục đích tạo bộ khung tán 
vững chắc từ 1 - 2 thân chính với các cành cơ bản sinh trưởng khỏe có khả 
năng phát triển các cành thứ cấp. Để bảo đảm cho các cành cơ bản mọc 
khoẻ, cây phải được bấm ngọn 2 - 3 lần.
Nuôi thân: Nếu trồng 1 cây/ hố phải tiến hành nuôi thêm 1 thân phụ 
ngay từ năm đầu tiên ở vị trí càng sát mặt đất càng tốt. Trong trường hợp 
trồng 2 cây/ hố thì không được nuôi thêm thân phụ trừ trường hợp cây 
bị khuyết tán.
Hãm ngọn: Hãm ngọn có tác dụng tập trung chất dinh dưỡng vào thân và 
các cành cơ bản.
- Lần đầu: Đối với cây thực sinh, độ cao hãm ngọn từ 1,2 - 1,4 m. Đối 
với cây ghép, do có khả năng cho quả sớm và cho năng suất cao ở 
Hình 6. Phương pháp bón phân hóa học cho cà phê
20 Kỹ thuật tái canh cây cà phê
vụ thu hoạch đầu tiên nên cây cần được hãm ngọn thấp hơn cây 
thực sinh. Cây ghép cần hãm ngọn lần đầu ở độ cao từ 1,0 - 1,1 m để 
tránh hiện tượng kiệt sức và khô cành cấp 1. Khi hãm ngọn cần cắt 
thân chính ở vị trí cách đốt trên cùng 4 - 5 cm và đoạn thân này có 
tác dụng hạn chế nguy cơ thân chính bị tách đôi do trọng lượng của 
2 cành phía trên.
- Lần thứ hai: Khi có 50 - 70% cành cấp 1 phát sinh cành cấp 2 thì có 
thể tiến hành nuôi chồi vượt trên đỉnh tán cũ. Mỗi thân nuôi một chồi 
cao 0,3 - 0,4 m và duy trì độ cao của cây từ 1,6 - 1,7 m. Các chồi vượt 
phải được đánh bỏ thường xuyên.
g) Kỹ thuật cắt tỉa cành
Việc tỉa cành được tiến hành 2 lần trong năm cách nhau từ 5 - 6 tháng. Một 
trong những mục đích chính của việc cắt cành là loại bỏ các đoạn cành già 
cỗi và kích thích sự phát sinh các đoạn cành tơ, đồng thời hạn chế được 
hiện tượng ra quả cách năm, duy trì sự cân bằng giữa sinh trưởng cành lá 
và hoa quả. 
Thời gian: 
- Lần đầu: Ngay sau khi thu hoạch, cần cắt bỏ các cành vô hiệu, gồm 
cành khô, cành sâu bệnh, cành già cỗi, cành nhỏ yếu, một số cành thứ 
cấp ở phần trên của tán, các cành mọc sát hay chạm đất. Cắt ngắn các 
cành già cỗi để tập trung dinh dưỡng nuôi các cành thứ cấp bên trong.
- Lần thứ hai: Vào giữa mùa mưa (tháng 6, 7), tiến hành tỉa thưa các 
cành thứ cấp mọc ở các vị trí không thuận lợi: cành nằm sâu trong tán 
lá, cành mọc ngược, mọc chen chúc nhiều cành thứ cấp trên cùng một 
vị trí, mọc thẳng đứng, để tán cây được thông thoáng. Giai đoạn này 
có thể lựa chọn và nuôi dưỡng các cành dự trữ khỏe, có vị trí thuận lợi 
để mang quả cho vụ sau. 
Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên trong năm.
21
II. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH 
HẠI CÀ PHÊ
22 Kỹ thuật tái canh cây cà phê
Thường xuyên kiểm tra vườn và khuyến khích áp dụng các biện pháp quản 
lý cây trồng tổng hợp (sử dụng giống kháng bệnh, thuốc bảo vệ thực vật có 
nguồn gốc sinh học, kỹ thuật làm đất, bón phân, luân xen canh cây trồng 
hợp lý, vệ sinh đồng ruộng)
2.1. SÂU HẠI CÀ PHÊ
Rệp vảy xanh và rệp vảy nâu
Cây cà phê bị rệp vảy xanh và rệp vảy nâu gây hại thường phát triển kém 
và có sự xuất hiện của nhiều loài kiến và nấm muội đen. Chồi non và quả 
non thường bị rệp gây hại nặng và phủ kín nấm muội đen, làm giảm khả 
năng quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật chỉ được phun khi cần 
thiết và chỉ phun những cây bị rệp gây hại. Nên dùng các thuốc có hoạt chất: 
Chlorpyrifos Ethyl (thuốc Mapy 48EC), Profenofos (thuốc Selecron 500 EC); 
Cypermethrin + Profenofos (thuốc Polytrin P 440 EC); Imidacloprid (thuốc 
Admire 200 OD); Spirotetramat (thuốc Movento 150 OD); Dinotefuran 
(thuốc Cheer 20 WP).
Rệp sáp hại quả
Nấm muội đen bao phủ trên các chùm quả, cành mang quả, lá cà phê. Khi bị 
rệp gây hại nặng lá cà phê úa vàng, quả cà phê khô dần rồi rụng nhiều. Khi 
bị gây hại nặng thường làm cây còi cọc, kém phát triển.
Biện pháp phòng trừ: Khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp 
có thể cắt đốt cành bị rệp. Khi bị nặng, ngoài những biện pháp canh tác 
(cắt tỉa cành thông thoáng, làm sạch cỏ dại...), có thể tiến hành phun một 
số thuốc hóa học có các hoạt chất: Profenofos (thuốc Selecron 500 EC); 
Cypermethrin + Profenofos (thuốc Polytrin P 440 EC); Imidacloprid (thuốc 
Hình 7. Rệp vảy xanh, vảy nâu gây hại chồi (a) 
và rệp vảy xanh quan sát dưới kính lúp (b)
a b
23
Admire 200 OD); Spirotetramat (thuốc Movento 150 OD); Dinotefuran 
(thuốc Cheer 20 WP)... Khi phun thuốc cần chú ý phun thật kỹ vào các chùm 
quả sao cho thuốc có thể tiếp xúc được trứng và rệp non.
Rệp sáp hại rễ 
Triệu chứng tương tự như khi bị rệp sáp hại quả.
Biện pháp phòng trừ: Trong mùa mưa nên kiểm tra định kỳ phần cổ rễ cà 
phê ở dưới mặt đất (đặc biệt ở những vùng có tiền sử rệp sáp hại gốc) để 
phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp. Nếu thấy mật độ rệp sáp ở cổ rễ lên 
cao có nguy cơ lây lan xuống rễ (khoảng >100 con/gốc) thì có thể dùng 
những loại thuốc hóa học BVTV tương tự như thuốc dùng để phòng trừ rệp 
sáp hại quả. Đối với các cây cà phê bị rệp gây hại nặng dưới gốc (rễ đã bị 
măng sông) thì nên đào bỏ, thu gom và đốt tiêu hủy nguồn rệp. 
Mọt đục quả
Thông thường quả cà phê bị mọt gây hại 
sẽ bị mất hẳn một nhân. Tuy nhiên cũng 
có trường hợp mất cả hai nhân nếu mật 
độ mọt trên vườn nhiều.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng 
ruộng; thu hái các quả chín trên cây bất 
cứ lúc nào để hạn chế tác hại và cắt đứt 
sự lan truyền của mọt. Cần bảo quản hạt 
cà phê ở ẩm độ < 13%. Ở vùng bị mọt đục quả, phá hoại nặng nhiều năm 
liền có thể dùng thuốc hóa học để phun trên toàn vườn.
Mọt đục cành
Cành cà phê bị mọt đục thường có biểu hiện qua 3 giai đoạn: (1) các vảy bao 
Hình 8. Rệp sáp hại quả cà phê (a) và trứng 
rệp sáp trong các nách quả (b) 
ba
Hình 9. Lỗ đục của mọt đục quả
24 Kỹ thuật tái canh cây cà phê
hình tam giác, ở các đốt của cành cà phê đen lại, một vài cặp lá ở gần lỗ đục 
tiến về phía đầu cành bị rụng; (2) cành bị mọt đục có hiện tượng héo, trên 
cành chỉ còn vài cặp lá ở phía đầu cành; (3) cành chết khô.
Biện pháp phòng trừ: Cắt bỏ sớm các cành mới bị mọt đục ở vị trí cách lỗ đục 
ít nhất 8 cm về phía trong gốc cành cà phê và đốt bỏ để loại bớt nguồn mọt. 
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ mọt đục cành gây hại cà phê. 
Ve sầu
Cây cà phê vàng úa và còi cọc do ve sầu gây hại, thường có một số lượng 
rất lớn các lỗ nhỏ dưới bồn cà phê (> 500 lỗ đục/bồn). Triệu chứng do ve 
sầu gây hại nặng thường rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng thiếu dinh dưỡng 
và bệnh vàng lá thối rễ nếu chỉ quan sát tán lá cà phê. 
Biện pháp phòng trừ: Bảo vệ các loài kiến (kiến đen, kiến vàng ...) trên vườn 
cà phê. Sử dụng các loại chế phẩm sinh học có nấm ký sinh Metarhizium 
anisopliae để tưới quanh gốc cà phê vào đầu và giữa mùa mưa hàng năm. 
Hạn chế sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật để phòng trừ ve sầu vì 
hiệu quả phòng trừ không cao và không mấy an toàn cho môi trường sống. 
2.2. BỆNH HẠI CÀ PHÊ
Bệnh gỉ sắt 
Mặt dưới của lá cà phê bị bệnh có những chấm màu vàng nhạt. Càng về sau 
lớp bột này có màu vàng cam sáng và làm cháy khô tế bào lá tại vị trí có 
vết bệnh. Các vết cháy liên kết lại với nhau và làm cháy toàn bộ lá, làm cho 
lá khô và rụng.
Biện pháp phòng trừ: Biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng các giống 
cà phê có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao như Cartimor, TR4, TR5, TR6, 
TR9, TR13. Cần loại bỏ ngay các cây con bị bệnh gỉ sắt trong vườn ươm cây 
giống. Có thể sử dụng một số thuốc hóa học để phun như Difenoconazole, 
Propiconazole, v.v... 
Hình 10. Lá cà phê bị bệnh gỉ sắt gây hại (a) 
và vết bệnh phía dưới mặt lá cà phê (b)
a b
25
Bệnh thán thư (cháy lá, khô cành, khô quả, thối cuống quả)
Những đốm cháy đen trên lá liên kết lại làm cho lá cháy khô hoàn toàn khi 
bệnh nặng. Trên quả vết bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ vị trí nào trên bề 
mặt quả cà phê (thường gặp nhất là ở vị trí cuống quả). Cuống quả bị bệnh 
thường thối đen làm rụng quả. Trong trường hợp bệnh phát triển nhanh và 
không phòng trị kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng khô cành - khô quả.
Biện pháp phòng trừ: Thực hiện tốt biện pháp canh tác như làm cỏ, cắt cành 
tạo tán, rong tỉa cây chắn gió, che bóng, ... tạo thông thoáng vườn cây. Bón 
phân cân đối và hợp lý để tránh hiện tượng kiệt sức và dễ bị nhiễm bệnh 
trong thời kỳ cây nuôi trái.
Trường hợp bệnh gây hại quá nặng nên áp dụng biện pháp phun thuốc hóa học 
như Propineb, Tebuconazole, Trifloxystrobin, Azoxystrobin, Difenoconazole, 
Carbendazim, Copper Hydroxide. Thời điểm phun thuốc phòng bệnh thích 
hợp từ tháng 6 - 8, phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Bệnh tảo đỏ 
Cành cà phê bị bệnh “tảo đỏ” gây hại thường có rất nhiều chấm loang lổ 
(chấm bi, chấm lớn vòng tròn không đều) xuất hiện trên mặt phía trên của 
cành. Quan sát kỹ có thể thấy rất nhiều hệ sợi xếp sát nhau, màu sắc của 
vết bệnh có thể là xanh rêu hoặc đỏ gạch.
Biện pháp phòng trừ: Thực hành tốt các biện pháp canh tác trên đồng ruộng 
(làm cỏ sạch, cắt cành tạo tán thích hợp, rong tỉa cây che bóng - chắn gió ...) 
để làm thông thoáng vườn cây trong mùa mưa. Cắt bỏ các cành cà phê bị 
bệnh “tảo đỏ” gây hại nặng làm khô cành. Trong trường hợp bệnh “tảo đỏ” 
xuất hiện và gây hại > 30% tán cây, cần phải áp dụng biện pháp phun thuốc 
hóa học để phòng trị bệnh.
Bệnh nấm hồng 
Thường gây hại trên cành cà phê mang quả. Vết bệnh đầu tiên là những 
Hình 11. Thán thư - thối cuống quả (a) 
và thán thư - khô cành khô quả (b)
a b
26 Kỹ thuật tái canh cây cà phê
chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Số lượng chấm nhỏ nhiều lên 
và tạo thành một lớp phấn mỏng có màu hồng. Vết bệnh thường phát triển 
chạy dọc theo mặt dưới của cành, cuống quả và làm cành cà phê chết khô, 
quả héo rồi rụng rất nhanh.
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê để phát hiện cây 
bị bệnh sớm và cắt bỏ, thiêu hủy các cành bệnh kịp thời. Có thể dùng thuốc 
hóa học để phun phòng trừ bệnh như Validacin 3SC, Tung vali 3SL... pha 2% 
hoặc thuốc Anvil 5SC pha 0,2%. Phun thuốc hóa học lúc vết bệnh chưa xuất 
hiện bột màu hồng.
Bệnh thối nứt thân 
Cây cà phê bị bệnh thối nứt thân thường phát triển kém, lá héo rũ nhanh rồi 
chết khô. Vết bệnh trên thân thường bị thối nhũn, rất dễ bóc rời khỏi phần 
thân gỗ, mạch gỗ bị khô làm tắc đường vận chuyển nước và dinh dưỡng 
trong cây. Vết bệnh có thể phát hiện ở bất cứ vị trí nào trên thân cây. 
Biện pháp phòng trừ: Áp dụng tốt các biện pháp làm cành, rong tỉa cây 
che bóng - chắn gió, làm cỏ... để vườn cây thông thoáng hạn chế nấm bệnh 
phát triển. Đầu mùa mưa hàng năm (tháng 4 - 5) nên áp dụng biện pháp 
quét vôi lên thân cây cà phê cách mặt đất 40 - 60 cm để phòng tránh bệnh 
phát triển và lây lan. Một số chế phẩm sinh học của nấm Trichoderma cũng 
có thể được dùng để phun lên thân cây vào đầu mùa mưa để phòng tránh 
bệnh phát triển và lây lan.
Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Nếu thấy có các 
vết thối trên thân dễ bóc vỏ khỏi thân gỗ thì phải tiến hành cạo sạch phần 
vỏ thân bị bệnh thu gom, tiêu hủy và quét thuốc hóa học lên vết cạo để 
phục hồi cây. Nên dùng thuốc hóa học có hoạt chất như Copper Hydroxide.
Bệnh lở cổ rễ 
Bệnh xuất hiện và gây hại nhiều trên cây cà phê trong vườn ươm và cà phê 
KTCB. Triệu chứng điển hình của bệnh là phần cổ rễ cây cà phê thường bị 
thối đen và thắt lại, cây héo rũ - chết.
Biện pháp phòng trừ: Trong vườn ươm cần phải lưu ý một số biện pháp 
kỹ thuật như: (1) Không nên tưới nước quá ẩm; (2) Không che vườn ươm 
quá dày, dùng lưới che 50% ánh sáng; (3) Xới xáo bằng việc bóp bầu, luân 
chuyển bầu để tạo thông thoáng trong bầu; (4) Kiểm tra và nhổ bỏ sớm 
các cây bị nhiễm bệnh; (5) Nên sử dụng một số chế phẩm sinh học có nấm 
đối kháng Trichoderma để phun định kỳ. Khi cần sử dụng thuốc hóa học để 
phun, nên dùng thuốc có hoạt chất Validamycin A.
27
Trên đồng ruộng cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: 
(1) Chọn vùng đất trồng cà phê phải có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, 
mực nước ngầm thấp; (2) Sử dụng cây giống tốt không có triệu chứng của 
bệnh lở cổ rễ; (3) Tránh tạo vết thương trên phần gốc cây trong quá trình làm 
cỏ và đánh chồi vượt sát gốc; (4) Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát 
hiện cây vừa chớm bị bệnh và tưới thuốc hóa học như trên để phục hồi cây.
Bệnh vàng lá thối rễ
Cây cà phê bị nhiễm bệnh có biểu hiện sinh trưởng rất kém, lá vàng úa và 
khô đầu lá. Triệu chứng chung trên rễ của các cây bị bệnh là rễ có các vệt 
thối đen hoặc rễ có những nốt sưng từ nhỏ tới lớn. Những cây cà phê bị 
tuyến trùng gây hại nặng thường bị mất rễ cọc và dễ bị đổ gãy khi gặp gió. 
Các triệu chứng trên thường xuất hiện cục bộ thành từng vùng trên vườn 
cà phê (khác với triệu chứng vàng lá toàn vườn do cây bị thiếu dinh dưỡng). 
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng một số chế phẩm sinh học có nấm Trichoderma, nấm 
Paecilomyces lilacinus để phòng tránh sự bùng phát gây hại bệnh 
vàng lá thối rễ.
- Không được sử dụng đất nhiễm tuyến trùng để vào bầu ươm cây 
giống. Phải thay đổi vị trí của vườn ươm qua các năm. Đất dùng vào 
bầu cần được xử lý để tiêu diệt nguồn tuyến trùng trong đất. 
- Trồng cây cà phê giống khỏe mạnh và sạch nguồn tuyến trùng ký 
sinh. Trong trường hợp giống cây không rõ nguồn gốc cần phải được 
xử lý thuốc hóa học để đảm bảo tính sạch bệnh của nguồn giống và 
để tiết kiệm chi phí xử lý thuốc sau khi trồng. Xử lý các bầu cây giống 
bằng biện pháp tưới dung dịch thuốc trị tuyến trùng với một trong 
các hoạt chất Ethoprophos, Abamectin,... Sau đó 2 ngày tiến hành 
tưới dung dịch thuốc trị nấm với hoạt chất như Copper oxychloride... 
Biện pháp xử lý này cần được tiến hành 2 lần cách nhau 10 - 15 ngày. 
- Vườn cà phê kinh doanh bị nhiễm bệnh cần được phát hiện và xử 
lý thuốc hóa học kịp thời để tránh hiện tượng lây lan. Xử lý các loại 
thuốc hóa học để phòng trị tuyến trùng và trị nấm như đã nói ở trên 
với lượng dung dịch thuốc tưới là khoảng 3 - 4 lít/gốc cà phê, nếu 
thuốc trị tuyến trùng bằng hạt thì rải 50 g thuốc hạt/hố trồng cà phê, 
rải quanh mép tán cà phê. 
- Nhổ bỏ cây cà phê có triệu chứng vàng lá và rễ cọc bị thối hoàn toàn. 
Đào và phơi hố trong mùa khô sau đó xử lý hố trồng bằng các loại 
thuốc hóa học như đã nói ở trên trước khi trồng dặm 45 ngày. 
 LỜI NÓI ĐẦU 3
I. KỸ THUẬT TÁI CANH CÀ PHÊ VỐI 5
1.1. Điều kiện vườn cà phê tái canh 6
1.2. Kỹ thuật làm đất 6
1.3. Chuẩn bị cây giống 9
1.4. Chuẩn bị hố trồng 10
1.5. Kỹ thuật trồng cây cà phê 11
1.6. Kỹ thuật trồng cây chắn gió và cây che bóng 12
1.7. Chăm sóc cây cà phê sau tái canh 14
II. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÀ PHÊ 21
2.1. Sâu hại cà phê 22
2.2. Bệnh hại cà phê 24
MỤC LỤC
In 1.000 bản khổ 14,5 x 20,5 tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thiết kế Á Âu
Địa chỉ: Khu 9, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội
Giấy phép xuất bản số 30B/GB-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành 
cấp ngày 08/12/2017
ISBN: 978-604-9803-11-6
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2017
Xuất bản phẩm không bán.
KỸ THUẬT TÁI CANH 
CÂY CÀ PHÊ

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_ky_thuat_tai_canh_cay_ca_phe.pdf