Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất)

Đàm phán là một dạng giao tiếp con người đặc biệt và căn bản, nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận thức được. Đàm phán là một quá trình giao tiếp qua lại có thể diễn ra bất kỳ khi nào chúng ta muốn mọt cái gì đó từ người khác hay người khác muốn cái gì đó từ ta.

Đàm phán là một những ngành khoa học có tính chất ứng dụng cao nhất trong xã hội hiện đại. Nằm trong số những kĩ năng được phát triển rất sớm trong lịch sử loài người, cho đến ngày nay, đàm phán vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong các sinh hoạt thường nhật cũng như trong công việc. Vì vậy,việc nghiên cứu kỹ năng đàm phán trở thành một trong những nhu cầu tất yếu để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội .

Đàm phán vừa là một môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật. Vì vậy,mặc dù có những khái niệm liên quan nhất định nhưng không tồn tại một khuôn mẫu

cố định cho quá trình đàm phán. Kỹĩ năng đàm phán đòi hỏi một quá trình học tập, áp

dụng dài lâu, tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống. Việc xây dựng Tài liệu tham khảo

phục vụ Tập huấn kỹ năng đàm phán trong công tác đối ngoại bao hàm cả các nội

dung lý thuyết lẫn ví dụ minh họa trình tự cụ thể sẽ đóng vai trò cung cấp kiến thức một cách có hệ thống giúp kỹ năng này được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

 

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 1

Trang 1

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 2

Trang 2

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 3

Trang 3

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 4

Trang 4

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 5

Trang 5

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 6

Trang 6

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 7

Trang 7

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 8

Trang 8

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 9

Trang 9

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 30 trang xuanhieu 10020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất)

Tài liệu Kỹ năng đàm phán (Hay nhất)
 lại một vấn đề cho đến lúc thuận lợi hơn, hoặc đơn giản là rút lui khỏi một tình huống đang bị đe dọa. Đây là quan điểm rút lui hoặc “thua-thắng”, mà trong đó quan điểm của người đàm phán là rút lui, chấp nhận thua, cho phép bên kia thắng trong danh dự.
Chiến lược “tránh né” sử dụng tốt nhất khi:
Những vấn đề không quan trọng.
Có nhiều vấn đề cấp bách giải quyết khác.
Không có cơ hội đạt được mục đích khác.
Có khả năng làm xấu đi cuộc đàm phán hơn là đạt được những lợi ích.
Cần bình tĩnh và lấy lại tiến độ.
Phía bên kia có thể giải quyết xung đột có hiệu quả hơn.
Cần thời gian để thu thập thông tin.
1.5.2 Lựa chọn chiến thuật
a) Địa điểm đàm phán.
Đàm phán chủ trường: được tiến hành tại văn phòng của mình.
Đàm phán khách trường: Đàm phán tiến hành tại cơ sở của khách hàng.
Đàm phán ở địa điểm trung lập.
b)Thời gian đàm phán.
Lưu ý:
Cần có thời gian để giải lao.
Thời gian trống cho phép trưởng đòan và chuyên gia có ý kiến tham mưu, hay trưởng đòan hai bên tham khảo ý kiến của nhau.
Chú ý về tập quán về thời gian làm việc ở mỗi nơi ( bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ).
Hiệu quả làm việc của con người thay đổi theo thời gian và nhiệt độ, thời tiết.
c) Thái độ đàm phán.
Thái độ đơn giản và thẳng thắn: Là thái độ “nói cho nhanh, cho đỡ tốn thì giờ”, trình bày thẳng vào vấn đề. Nó có tác dụng tước vũ khí của bên kia và nhanh chóng đi đến thỏa thuận.
Chỉ sử dụng khi:
Đã quen thuộc bên kia.
Cuộc đàm phán đang bị bế tắc, cần được gỡ ra càng sớm càng tốt.
Sức ép về thời gian không cho phép kéo dài thời gian đàm phán, buộc phải kết thúc đàm phán ngay.
Thái độ gây sức ép và cương quyết: Là thái độ đề cập mạnh, xuyên qua các vấn đề nhạy cảm, cần thực hiện hết sức tinh tế, vì nếu bên kia biết được họ sẽ rất khó chịu.
Được sử dụng khi:
Ta ở thế mạnh hơn.
Phía bên kia cần kết thúc sớm.
Ta muốn khoanh vùng giới hạn đàm phán.
Thái độ thờ ơ, xa lánh: Là thái độ tỏ ra không quan tâm đến sức mạnh của đối tác, sử dụng tâm lý ngược đối với bên kia, tránh cho bên kia nghĩ là họ hớ hênh. Thái độ này làm cho đối tác bối rối không biết được tình hình của mình thế nào.
Chỉ sử dụng khi:
Phía bên kia họ mạnh hơn.
Ta đang chịu sức ép thời gian.
Ta đã có giải pháp thay thế.
1.5.3 Mở đầu đàm phán
1.5.3.1. Tạo khơng khí đàm phán
Nếu xuất phát từ góc độ có lợi cho việc đạt được thỏa thuận, nên tạo được một bầu khơng khí tin cậy lẫn nhau, thành thật hợp tác.
Cố gắng xây dựng một mối quan hệ tốt với phía bên kia ngay từ giây phút gặp mặt, dù bạn đã biết hoặc khơng biết họ trước đó. Một vài câu chuyện "xã giao" ban đầu sẽ là những cầu nối làm quen có hiệu quả trong hoàn cảnh này
1.5.3.2. Đưa ra những đề nghị ban đầu:
Sự tiến triển của cuộc đàm phán bị ảnh hưởng lớn vào những đề nghị ban đầu của 2 bên vì một số lí do sau:
- Nó truyền đạt thông tin về thái độ, nguyện vọng, sự quan tâm và nhận thức của bên kia và những vấn đề bất đồng.
- Nó có khả năng tiếp tục tạo bầu khơng khí trong đàm phán.
- Nó có thể được sử dụng để các bên thăm dị tình hình của phía bên kia trước khi đưa ra quyết định của mình.
- Nó có thể được các bên sử dụng để thiết lập vùng đàm phán.
+ Lựa chọn vấn đề “dễ trước, khó sau”.
+ Khuyến khích bên kia đưa ra đề nghị trước.
+ Không bao giờ chấp nhận một đề nghị đầu tiên mà phải luơn yêu cầu những đề nghị tốt hơn.
+ Không đưa ra đề nghị đầu tiên tốt nhất và kiên trì bảo vệ.
- Cần phải tính tốn để đưa ra đề nghị hợp lý nằm trong phạm vi có thể thỏa thuận.
- Lợi ích thực sự từ một đề nghị quá cao ban đầu phải được cân nhắc với những mất mát thể diện do phải nhượng bộ lớn để tránh thất bại lớn trong đàm phán.
- Tạo ra cạnh tranh: Cần cho bên kia biết rằng chúng ta khơng phải chỉ có một cơ hội này, họ khơng phải là đối tác duy nhất.
1.5.3.3. Lập chương trình làm việc
Đối với những cuộc đàm phán chính thức cho những vấn đề lớn, việc lập ra chương trình làm việc nên được bằng văn bản, cung cấp cho bên kia để có thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên chương trình làm việc vẫn cĩ thể đàm phán thay đổi lại.
Kỹ thuật áp dụng trong quá trình đàm phán:
1.5.4 Tạo sự hiểu biết.
1.5.4.1 Đặt câu hỏi
1.5.4.1.1 Năm chức năng của câu hỏi trong đàm phán
- Thu thập thông tin nhất định.
- Đưa ra thông tin.
- Làm cho phía bên kia chuyển hướng.
- Hướng suy nghĩ của phía bên kia đi đến một kết luận.
- Thu hút sự chú ý.
Loại câu hỏi:
- Câu hỏi mở để đạt được thông tin khái quát liên quan đến vấn đề có liên quan.
- Câu hỏi thăm dò để gợi thêm ra những thông tin.
- Câu hỏi đóng để xác minh những điểm nhất định về sự kiện và để nhận được những câu trả lời đơn giản là có và không.
- Câu hỏi giả thiết để khai thác những ý kiến của bên kia về một vấn đề nhất định.
1.5.4.1.2 Kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Không đặt nhiều những câu hỏi đóng trừ khi không cần thiết.
- Đặt câu hỏi yêu cầu trả lời bằng số liệu, chứ không nên yêu cầu trả lời bằng giải pháp.
- Ngữ điệu của câu hỏi là trung tính và thái độ bình tĩnh. Những công kích lớn tiếng hoặc áp đặt không mang lại những đáp ứng tích cực.
- Nếu định lấy thông tin khi mới hỏi, hãy đặt một loạt các câu hỏi mềm mỏng trước để tự động hỏi câu trả lời của bên kia, sau đó mới đặt câu hỏi chính.
1.5.4.2. Im Lặng.
Sự im lặng trong đàm phán có ý nghĩa:
- Buộc bên kia tiếp tục phát biểu.
- Báo hiệu rằng mình đã nói đủ.
- Thể hiện những bất bình hoặc khơng chấp nhận những quan điểm của bên kia.
- Thể hiện một sự thất vọng.
- Im lặng trong một khoảng thời gian ngắn sau một số câu nói cũng có tác dụng thu hút sự chú ý của bên kia.
- Im lặng cũng thể hiện sự miễn cưỡng.
1.5.4.3. Lắng nghe:
Lắng nghe trong đàm phán để:
- Thể hiện sự tôn trọng của ta và cũng thỏa mãn nhu cầu tự trọng của bên kia làm cho quan hệ hai bên gắn bĩ hơn, đàm phán thuận lợi hơn.
- Phát hiện sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong quan điểm, lập luận của bên kia.
- Phát hiện những điểm then chốt có giá trị (bối cảnh, thời gian, quyền lợi và nhu cầu của bên kia) để đoán được sự trung thực trong lời nói của phía bên kia.
- Biết được bên kia thực sự đã hiểu vấn đề chưa.
Muốn lắng nghe có hiệu quả cần:
- Loại bỏ tất cả những gì có thể phân tán tư tưởng.
- Phát một tín hiệu thể hiện đang lắng nghe.
- Bộc lộ thái độ chia sẻ.
- Sử dụng những câu từ, bơi trơn.
- Hãy lắng nghe cả cách nói.
- Không cắt ngang.
- Không phát biểu giúp (nói leo) khi bên kia gặp khó khăn trong diễn đạt.
- Nhắc lại hoặc chú giải về điều mà phía bên kia vừa mới nói để kiểm tra lại tính chính xác hoặc để cô đọng lại.
- Không vội phán quyết.
- Yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ.
- Sử dụng những cầu nối để chuyển sang chủ đề tiếp theo.
- Ghi chép để vạch ra những điểm cơ bản.
1.5.4.4. Quan sát
1.5.4.4.1. Diện mạo:
Quan sát diện mạo phải hết sức cẩn thận vì có thể bị nhầm lẫn. Do đó phải dùng cả kinh nghiệm, linh cảm và những thông tin thu thập được về bên kia để có cách hành động. Nói chung việc cảm nhận qua diện mạo chỉ dùng để tham khảo.
1.5.4.4.2. Thái độ:
Nếu bên kia có thái độ kiêu ngạo thì cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong không khí đối địch, nếu có thái độ thân thiện, thẳng thắn thì đàm phán sẽ diễn ra trong tinh thần hợp tác cùng giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên cũng không nên tin ngay vào các giả thiết về thái độ ngay từ ban đầu vì thái độ của họ sẽ biến đổi theo tình hình của cuộc đàm phán.
1.5.4.4.3. Cử chỉ:
• Nghe chăm chú, thể hiện:
- Mở mắt to và lanh lợi.
- Khuynh hướng hơi đổ về phía trước.
- Bàn tay mở và cánh tay duỗi.
• Thủ thế, thể hiện.
- Mở mắt và lanh lợi.
- Tư thế thẳng đứng.
- Cánh tay và chân hơi chéo nhau.
- Nắm chặt tay.
• Thất vọng, thể hiện.
- Bàn tay nắm hơi chặt.
- Xoa gáy.
- Nhìn ra lối ra hoặc bên ngồi.
• Chán ngán, thể hiện.
- Khuynh hướng ngả về sau.
- Nhìn đồng hồ.
- Vẽ nguệch ngoạc hoặc gõ ngón tay.
• Tin tưởng, thể hiện.
- Cử chỉ thư giãn và cởi mở.
- Ngồi thẳng.
• Dối trá, thể hiện.
- Ít tiếp xúc bằng mắt.
- Đột ngột thay đổi độ cao của giọng nĩi.
- Che miệng trong khi nói.
1.5.4.5. Phân tích những lý lẽ và quan điểm
Khi phân tích nên nhìn vào:
- Những nhầm lẫn hoặc bỏ sĩt thực tế.
- Thiếu logic.
- Sử dụng thống kê có chọn lọc.
- Những công việc ẩn dấu.
- Xuyên tạc những điều ưu tiên.
1.5.4.6 - Trả lời câu hỏi
• Khơng trả lời nếu:
- Chưa hiểu câu hỏi.
- Phát hiện những câu hỏi khơng đáng trả lời.
• Kéo dài thời gian suy nghĩ: khơng nên trả lời ngay khi bên kia đặt câu hỏi.
Nêu lý do chưa trả lời.
• Cĩ thể trả lời bằng cách.
- Trả lời một phần.
- Chấp nhận sự cắt ngang câu trả lời.
- Cử chỉ thể hiện không có gì để nói
- Trả lời mập mờ, không khẳng định mà cũng phủ định.
- Hỏi một đằng trả lời một nẻo.
- Buộc phía bên kia tự tìm câu trả lời.
1.5.5 Thương lượng
1.5.5.1. Truyền đạt thông tin
• Năm nguyên tắc cơ bản trong truyền đạt thơng tin:
- Truyền đạt thông tin là quá trình 2 chiều
- Biết chính xác giá trị cái mà mình muốn nói.
- Nói như thế nào thường quan trọng hơn là nói cái gì
- Quan sát bên kia khi nói với họ.
- Cách bố cục những câu nói có định hướng tác động mạnh mẽ đến đối thủ.
• 12 lời khuyên để tạo bố cục câu nĩi cĩ sức thuyết phục hơn:
- Sử dụng những lý lẽ 2 mặt.
- Rút ra kết luận.
- Ngôn ngữ diễn đạt lý lẽ rõ ràng, khúc chiết.
- Những tính từ kích động, động từ mạnh.
- Sự suy rộng.
- Tạo lý lẽ phù hợp với người nghe.
- Ngắn gọn và đơn giản. Trình bày số liệu.
- Đưa ra lý do.
- Lý lẽ mạnh nhất.
- Những câu hỏi mở ( Tại sao? Ở đâu? Khi nào?) và những câu hỏi giả thiết (cái gì.nếu?)
- Logic và mạch lạc
- Ý kiến và kết luận của mình.
1.5.5.2. Thuyết phục
- Hướng về người ra quyết định.
- Nêu ra lợi ích của phía bên kia nếu họ chấp thuận.
- Nêu ra hậu quả đối với phía bên kia nếu họ không chấp thuận.
- Dẫn chứng bằng xác nhận của bên thứ 3.
- Khuyên bảo và gợi ý:
Ví dụ : Đặt mình vào tình thế của bên kia.
- Đề nghị giá trọn gói.
- Đề nghị giá bằng số lẻ: Gây cảm tưởng thấp hơn đáng kể so với giá thực tế.
- Giữ thể diện cho bên kia.
1.5.5.3. Đối phĩ với những thủ thuật của bên kia
- Sắp xếp chỗ ngồi: Sắp xếp chỗ ngồi sao cho ta quan sát được nhiều nhất các cử chỉ, thái độ của đối thủ.
- Quan sát: Không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào của đối thủ.
- Lảng tránh: Khi không muốn trực tiếp bàn bạc, thương lượng về vấn đề.
- Đe dọa: Nhằm gây sức ép buộc đối thủ nhanh chĩng chấp nhận.
- Phản bác: Đưa ra các luận cứ chứng minh đề nghị của bên kia là vơ lý.
- Đưa ra đề nghị cuối cùng: Gây sức ép về tâm lý hoặc gửi tới đối thủ thơng điệp “chấm dứt đàm phán”.
- Giận dữ và thù địch
- Đề nghị mức giá phải chăng.
+ So sánh với mức giá trong quá khứ.
+ So sánh với giá ở nơi khác.
+ So sánh với các nhà cung cấp khác.
+ So sánh với những giá của hàng hóa khác.
+ Nêu ra quan hệ giá và chất lượng.
- Nhượng bộ.
- Câu giờ/ kéo dài thời gian.
- Tự đề cao.
- Lấn tới.
- Người tốt- kẻ xấu.
- Biết thành chuyện đã rồi.
- Động tác giả.
- Lộ thơng tin: Cố tình để lộ thơng tin.
- Chuyển trọng tâm.
- Chia để trị
- Xoa trước đánh sau.
- Leo thang thẩm quyền.
- Bao nhiêu - nếu.
1.5.5.4. Nhượng bộ
Nhượng bộ là sự thay đổi một quan điểm trước đó mà bạn đã giữ và bảo vệ một cách công khai. Nhượng bộ là cái bắt buộc phải có và luôn được trông đợi trong đàm phán.
1.5.5.4.1. Trước khi đưa ra nhượng bộ.
Trước khi đưa ra bất cứ một sự nhượng bộ nào cũng cần đặt ra 3 vấn đề:
- Có nên thực hiện bây giờ hay không?
- Nên nhượng bộ bao nhiêu?
- Sẽ được trả lại cái gì?
1.5.5.4.2. Kỹ thuật nhượng bộ.
- Nhượng bộ nhỏ
- Nhượng bộ có điều kiện
- Nhượng bộ có lý do.
- Diễn đạt bằng chính những từ ngữ và thành ngữ mà bên kia sử dụng.
1.5.5.5. Phá vỡ bế tắc
1.5.5.5.1 - Nguyên nhân bế tắc
Bế tắc có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân sau:
- Chưa hiểu biết lẫn nhau.
- Cả hai bên có những mục tiêu khác xa nhau.
- Một bên nhầm lẫn sự kiên quyết với sự cứng nhắc về quan điểm lập trường và sẽ không nhượng bộ ngay cả để giữ cho một cuộc đàm phán tồn tại.
- Vì một chiến thuật thận trọng trong đàm phán để bắt ép phía bên kia xem xét lại quan điểm của họ và nhượng bộ.
1.5.5.5.2. Xử lý bế tắc
- Quay trở lại những thơng tin thu được và tạo sự hiểu biết để tạo thêm những lựa chọn bổ sung. Có thể có một vấn đề quan trọng chưa được nêu ra:
- Tìm ra phương án khác đề cùng đạt được mục đích.
- Thông báo cho phía bên kia về hậu quả nếu không đạt được một giải pháp nào cả.
- Chuyển sang thảo luận một vấn đề khác ít quan trọng hơn cả 2 bên có thể thỏa thuận
- Nhượng bộ một điểm nào đó không quan trọng
- Tạo ra thời gian ngừng đàm phán để suy nghĩ vấn đề và đàm phán lại sau đó. Đưa ra yêu cầu nếu cần những thông tin bổ xung.
- Chuyển từ đàm phán song phương sang đàm phán đa phương và thơng báo cho đối tác biết về việc này.
- Sử dụng người thứ ba: yêu cầu một người ngồi hành động như là một người hịa giải, người dàn xếp hay người trọng tài.
- Bỏ bàn đàm phán để bên kia liên hệ lại. Sử dụng khi:
+ Phía bên kia không muốn ký kết thỏa thuận.
+ Bên kia muốn ký kết thỏa thuận mà ta không chấp nhận nổi.
+ Bên kia đưa ra những thỏa thuận mà ta không hề dự kiến.
+ Khi có những số liệu được cung cấp khiến cho việc đi đên thỏa thuận khơng còn có lợi với ta nữa.
Kết thúc đàm phán:
Khi bạn cảm thấy việc đàm phán đã đạt được những thỏa thuận chủ yếu, bạn có thể kết thúc bằng những công việc sau:
Hoàn tất thỏa thuận
Để tránh những sự bất ngờ khó chịu, trước khi ngừng vịng đàm phán cuối cùng:
- Làm cho dễ hiểu những điều kiện của thảo thuận.
- Tự hỏi những câu hỏi: Ai đạt được bao nhiêu của cái gì, khi nào?
- Lập thỏa thuận thành văn bản.
 Rút kinh nghiệm
Hãy tự hỏi những câu hỏi như sau:
- Mình có hài lòng với kết quả của cuộc đàm phán khơng?
- Ai là người đàm phán có hiệu quả nhất?
- Ai đã nhường nhịn nhất? tại sao?
- Những chiến lược và những hành động nào hữu hiệu cho đàm phán nhất?
- Những hành động nào đã cản trở cuộc đàm phán?
- Mình đã tin cậy phía bên kia chưa? Điều gì ảnh hưởng đến cảm nhận này nhất?
- Thời gian đã được sử dụng như thế nào? Liệu có thể sử dụng nó tốt hơn khơng?
- Các bên đã lắng nghe lẫn nhau như thế nào? Ai đã nói nhiều nhất?
- Những giải pháp sáng tạo có được đề nghị không? điều gì xảy ra với chúng?
- Mình đã hiểu thấu đáo những vấn đề ẩn dấu và những vấn đề có liên quan đến bên kia không? Phía bên kia liệu có hiểu mình khơng?
- Sự chuẩn bị của mình có thích đáng không? Nó ảnh hưởng đến đàm phán như thế nào?
- Những lý lẽ nào, mạnh nhất được phía bên kia nêu ra. Họ tiếp thu ý kiến và lý lẽ của mình như thế nào?
- Những điểm cơ bản nào mà mình học được từ cuộc đàm phán này? Mình sẽ làm gì khác trong lần đàm phán tới?.......
KẾT LUẬN
Nhu cầu đàm phán, thương lượng phát sinh từ các lợi ích không cùng chiều (xung đột lợi ích), nghĩa là sự thỏa mãn lợi ích của bên này có thể làm phương hại đến lợi ích của bên kia. Bất kỳ bên nào trong đàm phán, thương lượng cũng không thể không nhìn nhận lợi ích của các bên còn lại. Vì thế, mục đích của đàm phán, thương lượng là thông qua trao đổi mà các bên tiến hành bàn bạc, cùng nhau tìm ra phương án khiến cho các bên đều có thể chấp nhận được.
Tài liệu tham khảo :
Wikipedia
Nghệ thuật đàm phán (NEGOTIATIONS-Leigh Thompson)
Sách hay về đàm phán

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_ky_nang_dam_phan_hay_nhat.docx