Tài liệu Điều tra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Định nghĩa
Tai nạn lao động- Là sự cố xảy ra trong quá trình làm việc, hoặc gắn liền với công việc
gây chấn thương, hoặc tử vong, ví dụ: ngã từ trên cao hoặc tiếp xúc với các máy móc
đang chuyển động.
Bệnh nghề nghiệp - Bao gồm bất cứ bệnh nào mắc phải do sự tiếp xúc với các yếu tố
có hại phát sinh trong quá trình làm việc, hoặc gắn liền với công việc, ví dụ mắc bệnh
hen khi tiếp xúc với bụi gỗ hoặc hóa chất.
Sự cố nguy hiểm - Là sự cố đã được nhận biết, được quy định bởi luật pháp, có nguy
cơ gây ra chấn thương hoặc gây bệnh đối với người tại nơi làm việc hoặc cho cộng
đồng, ví dụ: cần cẩu bị đổ nhưng chỉ gây thiệt hại về tài sản.
Sự cố suýt tai nạn - Là một sự cố, không nhất thiết phải được quy định bởi luật pháp,
suýt gây hại cho người tại nơi làm việc hoặc cho cộng đồng, ví dụ: một viên gạch rơi ra
khỏi giàn giáo nhưng không trúng ai.
Trong tài liệu hướng dẫn này, bất kỳ tham chiếu về "điều tra tai nạn" có thể tham khảo các
khái niệm ở trên trừ các trường hợp được nêu cụ thể.
Yếu tố nguy hại - Là bất cứ thứ gì có khả năng gây tổn hại, chẳng hạn như hóa chất,
điện, làm việc trên thang, máy móc không có bộ phận bảo vệ, ngăn kéo mở, công việc
căng thẳng, v.v.
Rủi ro - Rủi ro là khả năng, có thể cao hoặc thấp, mà người nào đó có thể bị tổn hại bởi
yếu tố nguy hại nào đó, cùng với chỉ số mức độ nghiêm trọng của tổn hại có thể xảy ra.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Điều tra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
ưa từng nhìn thấy tấm chắn như trong sơ đồ 6, và cũng chưa từng thấy và không biết tác dụng của cần đẩy ở sơ đồ 8. Là thanh tra viên, giờ là lúc bạn phân tích những thông tin đã có. Bước 3: Phân tích thông tin Khi đã biết những sự việc đã xảy ra, bạn lập sơ đồ theo thời gian như sau: Thông tin này có được từ những báo cáo mà bạn nhận được. Sau đó bạn có thể lập sơ đồ phân tích hình cây. Bằng cách đặt câu hỏi "tại sao" (Tại sao sự kiện này xảy ra?), bạn sẽ có thể thể hiện các thông tin sau đây trên cơ sở lời khai của nhân chứng hoặc từ những gì bạn quan sát được: 08.00 JONES bắt đầu làm việc 09.30 HADDAD giao việc cho YAMADA và JONES 10.00 Nghỉ giải lao buổi sáng 10.15 YAMADA và JONES bắt đầu vận hành máy cưa 10.45 JONES gặp tai nạn Nghiên cứu trường hợp: Một nhân viên bị thương khi đang sử dụng bàn cưa tròn 41 Lư ỡi c ưa đ an g qu ay Lư ỡi c ưa q ua y để c ắt g ỗ Ya m ad a v à J on es đ an g sử d ụn g m áy cư a JO N ES b ị c ắt c ụt m ột p hầ n củ a 4 ng ón ta y sa u kh i b àn ta y tiế p xú c vớ i l ưỡ i c ưa đ an g qu ay . Để cắ t g ỗ Lư ỡi c ưa k hô ng đư ợc c he c hắ n Jo ne s, Ya m ad a an d H ad da d Kh ôn g hề b iế t đế n sự c ần th iế t c ủa tấ m c hắ n Cô ng ty X YZ đ ã kh ôn g đà o tạ o đầ y đủ ch o ng ườ i l ao đ ộn g Kh ôn g có tấ m c hắ n an to àn n ào H ad da d (Q uả n đố c) g ia o vi ệc n ày c ho h ọ Jo ne s v ấp p hả i sợ i d ây c áp đ iệ n tr ên sà n D ây c áp k hô ng đ ượ c gắ n ch ặt x uố ng s àn Ta y củ a Jo ne s đ ã ch ạm p hả i l ưỡ i c ưa Tạ i s ao Tạ i s ao Tạ i s ao Tạ i s ao Tạ i s ao Tạ i s ao Tạ i s ao Kh ôn g có h ệ th ốn g an to àn và sứ c kh ỏe n gh ề ng hi ệp ở n ơi là m v iệ c Cô ng ty X YZ đ ã kh ôn g đà o tạ o đầ y đủ ch o ng ườ i l ao đ ộn g Tạ i s ao Tạ i s ao Tạ i s ao Tạ i s ao Ya m ad a l à n gư ời vậ n hà nh m áy cư a c òn Jo ne s l à n gư ời tr ợ gi úp Điều tra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 42 Bước 4: Xác định các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro Nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân gốc rễ là gì? Nguyên nhân trực tiếp: Bàn tay của người bị thương va phải lưỡi cưa không được bảo vệ do anh ta ngã khi vấp phải dây cáp không được che chắn và cố định. Nguyên nhân cơ bản: Không có bộ phận che chắn, bảo vệ an toàn cho lưỡi cưa. Có các nguy cơ vấp ngã ở gần khu vực máy cưa vì dây cáp điện và vì các nguy cơ khác như gỗ vụn trên sàn. Không gian hạn hẹp xung quanh máy cưa. Công ty XYZ không hề đào tạo công nhân về cách vận hành cưa. Vai trò của người giám sát không rõ ràng. Không có hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để xác định các mối nguy và bảo đảm các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp được triển khai, áp dụng. Các biện pháp kiểm soát rủi ro: Lắp đặt tấm chắn an toàn cho máy cưa. Đi lại dây cáp nguồn của máy cưa, nếu không được thì phải cố định cáp xuống sàn và che chắn bảo vệ. Nếu có thể thì phải sắp xếp lại xưởng để tăng không gian xung quanh máy cưa. Tăng tần suất dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo khu vực quanh máy cưa luôn gọn gàng, sạch sẽ. Huấn luyện cách sử dụng máy cưa an toàn cho tất cả nhân viên liên quan. Huấn luyện các quản đốc, người giám sát về trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo hệ thống an toàn được tuân thủ bằng cách kiểm tra định kỳ vị trí làm việc. Thiết lập một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp có thể xác định tất cả những mối nguy hiểm hiện diện và những biện pháp kiểm soát thích hợp. Rà soát hệ thống khi được áp dụng để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống này. • • • • • • • • • • • • • • Nghiên cứu trường hợp: Một nhân viên bị thương khi đang sử dụng bàn cưa tròn 43 Bước 5: Triển khai kế hoạch hành động Đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát rủi ro được xác định ở trên sẽ được thực hiện. Khung thời gian cho các doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ này có thể khác nhau. Một số bước có thể được thực hiện ngay lập tức, một số bước khác có thể mất thời gian hơn, tới vài tháng. Bước 6: Báo cáo điều tra Phần A – Chi tiết cuộc điều tra Tên doanh nghiệp (tên đầy đủ của pháp nhân): Công ty TNHH XYZ Địa chỉ của doanh nghiệp (Đối với công ty, ghi rõ địa chỉ văn phòng đăng kí, với cá nhân, ghi rõ chi tiết thân nhân): 35 Đường Green, Blue Square, Flat Country. Vai trò của người chịu trách nhiệm (người sử dụng lao động, tự làm chủ, nhà thầu, v.v.): Người sử dụng lao động Địa chỉ, địa điểm xảy ra sự cố: 35 Đường Green, Blue Square, Flat Country Ngày điều tra: 25/09/2009 Mã số cuộc điều tra: A30697 Sự cố được điều tra (tóm tắt ngắn gọn đầy đủ đối tượng của báo cáo): Anh Xavier JONES bị thương do chạm phải lưỡi cưa máy hiệu PPPP model 123 khi đang sử dụng bàn cưa tròn, làm mất một phần của 4 ngón tay trên bàn tay trái Ngày xảy ra sự cố: 25/9/2009 Tên và địa chỉ của người bị thương và/hoặc người chết: Xavier JONES, chung cư số 3, đường Busy, Flat Country Tên, cơ quan và địa chỉ cơ quan của thanh tra viên: Carlos Florez Sánchez, Bộ Lao động, Thanh tra lao động, số 25 đường High, Flat Country Tên các thanh tra viên khác cùng bộ phận với thanh tra viên chủ trì điều tra: Không Tên và địa chỉ liên lạc của thanh tra viên/điều tra viên khác: Không Ngày điều tra tiếp theo: 27 và 29/09/2009 A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12 A13 Điều tra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 44 Phần B - Báo cáo Thực tế B1 Mô tả các yếu tố thực tế và tình huống dẫn đến tai nạn/sự cố Phần này dành cho các thông tin thực tế, có trích dẫn các phần trả lời cũng như mô tả, tài liệu, phác thảo và hình ảnh. Cung cấp một bản kê khai toàn diện về sự kiện đã thật sự xảy ra. Trong trường hợp nội dung các bản kê khai có sự khác biệt, không được bình luận về giá trị của bản nào. Nếu thích hợp, bản kê khai nên được phân chia thành các mục nhỏ, bao gồm: • Nhà xưởng, thiết bị và các loại vật liệu • Hệ thống công việc • Huấn luyện, hướng dẫn và giám sát • Đánh giá rủi ro • Kết quả, hậu quả. Ví dụ: mức độ nghiêm trọng của vết thương Anh Xavier JONES, làm việc cùng anh Taro YAMADA (lời khai số 1 và 3) đã gặp tai nạn khi vấp phải dây điện trong lúc đang sử dụng máy cưa PPPP Model 123, số seri 987456 và bị cắt mất một phần của 4 ngón tay trên bàn tay trái (lời khai 3) do tay chạm phải lưỡi cưa đang quay mà không có bộ phận che chắn, như đã thấy trong hình CFS 1 và 2, được chụp bởi thanh tra Carlos FLOREZ SÁNCHEZ (trình bày 4). JONES, YAMADA và quản đốc là Karim HADDAD (lời khai 1, 2 và 3) không hề biết về việc mỗi máy cưa phải được lắp đặt bộ phận bảo vệ lưỡi cưa như trong hướng dẫn sử dụng KH1 (vật chứng 1), được cung cấp bởi HADDAD. JONES, YAMADA and HADDAD (lời khai 1, 2 và 3) nói rằng không có chương trình đào tạo cho công nhân về vận hành máy cưa và HADDAD (lời khai 3) cho rằng anh ta không hề biết về các hồ sơ huấn luyện. Các biện pháp phòng ngừa được thực hiện bởi người có trách nhiệm TRƯỚC KHI xảy ra tai nạn (Mô tả các biện pháp kiểm soát an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được áp dụng trước khi xảy ra tai nạn) KHÔNG Quản lý an toàn và sức khỏe (cho một số tai nạn và cho phạm vi áp dụng không được bao quát bởi các phần trên, mô tả hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại hiện trường trước khi xảy ra tai nạn, bao gồm cả sự sắp xếp công việc giữa những người có trách nhiệm có liên quan đến việc điều tra). Không có bằng chứng gì về việc có hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trước khi tai nạn xảy ra. Các biện pháp phòng ngừa được thực hiện bởi những người có trách nhiệm SAU KHI xảy ra tai nạn (mô tả các biện pháp thực hiện sau tai nạn nhằm đảm bảo sự tuân thủ. Đề cập các biện pháp cần làm từ kết quả điều tra, bao gồm cả các hành động cưỡng chế.) B2 B3 B4 Công ty TNHH XYZ lắp đặt tấm chắn bảo vệ cho các máy cưa và bảo đảm cáp dây cáp điện được che chắn kỹ càng. Cấm sử dụng máy cưa cho đến khi lắp bộ phận bảo vệ phù hợp và các nguy cơ vấp ngã xung quanh khu vực máy cưa được loại bỏ. Công ty cũng triển khai chương trình tập huấn cho tất cả các thợ vận hành cưa gỗ và làm rõ vai trò giám sát của HADDAD cũng như đào tạo cho anh ta để thực hiện tốt vai trò của mình. Sự thay đổi về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp SAU KHI tai nạn xảy ra (mô tả bất kì thay đổi nào chưa được nhắc đến trong các phần trên. Nêu rõ liệu đó có phải là kết quả từ việc điều tra, bao gồm cả các biện pháp cưỡng chế.) Công ty XYZ lập ra một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, xác định các mối nguy hiểm tại nơi làm việc và đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp. Phần C - Phân tích các sự kiện và sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý Thanh tra đưa ra kết luận về nguyên nhân xảy ra tai nạn (mô tả kĩ các nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản của sự việc. Sau khi phân tích thông tin thực tế, các thanh tra có thể đưa ra các ý kiến của họ về sự cố và nguyên nhân xảy ra sự cố.) Nguyên nhân trực tiếp: Bàn tay người bị thương tiếp xúc với lưỡi cưa không có bộ phận bảo vệ vì vấp phải dây cáp điện của máy cưa trong khi dây cáp không được cố định và che chắn. Nguyên nhân cơ bản và gốc rễ: Không có bộ phận che chắn, bảo vệ an toàn cho lưỡi cưa. Có các nguy cơ vấp ngã ở gần khu vực máy cưa vì dây cáp điện và vì các nguy cơ khác như gỗ vụn trên sàn. Không gian hạn hẹp xung quanh máy cưa. Công ty XYZ không hề đào tạo công nhân về cách vận hành cưa. Vai trò của người giám sát không rõ ràng. Không có hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để xác định các mối nguy và bảo đảm các biện pháp kiểm soát rủi ro thích hợp được triển khai, áp dụng. Nguyên nhân của tai nạn đã được tóm tắt phía trên. Tai nạn không xảy ra khi công nhân cưa gỗ, mà xảy ra khi người bị thương, JONES, vấp ngã khi đến gần máy cưa. Tuy nhiên, nếu máy cưa được lắp đặt bộ phận che chắn, bảo vệ, khả năng xảy ra tai nạn sẽ thấp hơn, kể cả khi công nhân vấp ngã. Những công nhân đã làm việc không tuân theo một hệ thống an toàn nào, và họ cũng không được đào tạo bài bản. Họ không tháo các bộ phận bảo vệ ra mà là do không có bộ phận nào được lắp đặt cho những người sử dụng. Thực tế, cho dù trước đây chưa có tai nạn xảy ra không có nghĩa là doanh nghiệp đã tuân thủ hệ thống làm việc an toàn. Người quản đốc HADDAD không hề biết đến việc lắp đặt các thiết bị bảo vệ, vì thế không thể đảm bảo là đã tuân thủ hệ thống an toàn. Anh ta cũng không biết rằng vài trò giám sát của mình là đảm bảo hệ thống an toàn cho công việc. Doanh nghiệp đã quan tâm tới việc tạo ra sản phẩm hơn là sự an toàn trong dây chuyền sản xuất. Nghiên cứu trường hợp: Một nhân viên bị thương khi đang sử dụng bàn cưa tròn 45 B5 C1 • • • • • • Các yêu cầu pháp lý (Liệt kê các quy định pháp luật có liên quan.) Mục này không nêu rõ các yêu cầu pháp lý vì luật pháp giữa các quốc gia luôn có sự khác biệt. Áp dụng luật pháp – Thanh tra phải xác định được điều luật nào được ghi trong phần C2 bị vi phạm. Mục này không nếu rõ quy định luật pháp vì luật pháp giữa các quốc gia luôn có sự khác biệt. Phần D – Thực hiện hành động hoặc đưa ra đề xuất Thanh tra phải ghi lại tất cả các hành động đã được lên kế hoạch hoặc đã được thực hiện để tuân thủ pháp luật liên quan và ngăn chặn sự việc tái diễn. Việc này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau bao gồm tư vấn trực tiếp, văn bản, cảnh báo cải thiện, thông báo cấm (lệnh cấm) hoặc truy tố. Pháp luật của các quốc gia luôn có sự khác biệt, trong nhiều trường hợp, cần tới các hình thức xử phạt. Ví dụ dưới đây là một hành động hợp lý: Ngày 25/9/2009, ra lệnh cấm sử dụng máy cưa PPPP cho đến khi nó được lắp đặt các bộ phận bảo vệ an toàn và loại trừ rủi ro từ dây cáp điện. Doanh nghiệp đã được hướng dẫn là phải đào tạo về hệ thống an toàn cho toàn bộ thợ vận hành máy chế biến gỗ. Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rà soát các hệ thống làm việc khác áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm soát hợp lý. Điều tra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 46 C2 C3 D1 Nghiên cứu trường hợp: Một nhân viên bị thương khi đang sử dụng bàn cưa tròn 47 Phụ lục 1: Thông tin về các nhân chứng đã cung cấp thông tin Phụ lục 2: Thông tin về chứng cứ thu được Số thứ tự Báo cáo Số thứ tự 1 2 3 4 1 2 3 Thu được ngày Ký hiệu 25/09/2009 25/09/2009 27/09/2009 29/09/2009 KH1 CFS1 CFS2 Tên đầy đủ của nhân chứng Mô tả chứng cứ Taro YAMADA Karim HADDAD Xavier JONES Carlos FLOREZ SÁNCHEZ “Tài liệu hướng dẫn vận hành máy cưa PPPP model 123” 15 trang. Hình ảnh của máy cưa PPPP model 123 Hình ảnh dây cáp điện của máy cưa PPPP model 123 Vai trò, công việc Người cung cấp, ngày, giờ cung cấp Nhân chứng và số lời khai Trang, đoạn trong lời khai Nơi lưu giữ Nhân viên, người vận hành máy cưa Nhân viên, Quản đốc Người bị thương, nhân viên, trợ lý vận hành máy cưa Thanh tra lao động Ông Karim HADDAD 25/9/2009 3 giờ chiều 25/09/2009 25/09/2009 Ông Karim HADDAD lời khai 2 Thanh tra viên CFS Báo cáo 4 Thanh tra viên CFS Báo cáo 4 Trang 2, đoạn 6 Trang 1, đoạn 3 Trang 1, đoạn 3 Kho giữ vật chứng Kho giữ vật chứng Được lưu giữ Điều tra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 48 Phụ lục 3: Sổ nhập thông tin bắt buộc, mẫu ghi các quyết định, v.v.: KHÔNG Điều tra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Hướng dẫn thực hành cho thanh tra lao động ILO ước tính rằng mỗi ngày có khoảng 6.300 người chết và 860.000 người bị thương hoặc gặp vấn đề về sức khỏe do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mặc dù những con số này thật đáng kinh ngạc, nó cũng không thể chuyển tải hết được những mất mát mà người lao động và gia đình họ phải chịu đựng, cũng như những thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp và xã hội trên toàn cầu. Dù ý thức rằng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể phòng ngừa được, việc rút ra các bài học kinh nghiệm từ các tai nạn đã xảy ra cũng hết sức quan trọng. Việc này cho phép người lao động và sử dụng lao động triển khai những biện pháp phòng ngừa để cải thiện điều kiện làm việc, và từ đó sẽ dẫn đến việc giảm số lượng các sự cố tương tự. Hướng dẫn này được phối hợp xây dựng với Trung tâm Đào tạo Quốc tế ILO nhằm cung cấp thông tin, chỉ dẫn và phương pháp thực hiện cho thanh tra lao động và những người tham gia khác có thể tiến hành một cuộc điều tra tai nạn lao động hiệu quả. Ban Quản lý lao động, Thanh tra lao động và An toàn – Sức khỏe nghề nghiệp Vụ Quản trị và Hợp tác ba bên Tổ chức Lao động Quốc tế Route des Morillons 4 CH-1211 Geneva 22 Thụy Sĩ TEL. +41 22 7996715 FAX. +41 22 7996878 Email: labadmin-osh@ilo.org www.ilo.org
File đính kèm:
- tai_lieu_dieu_tra_tai_nan_lao_dong_va_benh_nghe_nghiep.pdf