Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ

1.1. Khái niệm và lược sử về phân bón và sử dụng phân bón

1.1.1. Khái niệm

Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón

chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân

là: đạm (N), lân(P), và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi

lượng.

Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ)

và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là

những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.

Khái niệm một số loại phân bón: Hiện nay theo phân loại phân bón của Bộ

NN&PTNT có các loại phân bón như sau: Phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân

bón khác.

- Phân bón vô cơ: là loại phân được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hoá

học, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung

lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định quy chuẩn quốc gia. Trong đó:

Dinh dưỡng đa lượng: các chất bao gồm đạm tổng số (Nts) hoặc P2O5 hữu hiệu

hoặc K2O hữu hiệu ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

Dinh dưỡng trung lượng: bao gồm các chất Canxi (Ca), Lưu huỳnh, Magie,

Silic hữu hiệu ở dạng cây trồng có thể hấp thu được

Dinh dưỡng vi lượng bao gồm Bo, Coban, Đồng, Kẽm, Molipden, Sắt, Magan

hữu hiệu để cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

- Phân hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có

các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ và các loại phân

bón khác không thuộc hai loại trên bao gồm:

Phân bón hữu cơ khoáng là loại phân bón được sản xuất ra từ nguyên liệu hữu

cơ được bổ sung các yếu tố dinh dưỡng khoáng có nguồn gốc hữu cơ.

Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ được bổ sung ít nhất một loại

vi sinh vật có ích.Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất bằng công nghệ sinh học

hoặc có nguồn gốc tự nhiên có chứa ít nhất một trong các chất có nguồn gốc sinh học

sau: axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.

Phân bón vi sinh vật là loại phân bón có ít nhất một loại vi sinh vật có ích.

Phân bón có chất giữ ẩm là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác ở trên

được phối trộn với chất giữ ẩm.

Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón

khác được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng, có tác dụng tiết kiệm lượng

phân bón sử dụng ít nhất là hai mươi phần trăm.

Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là loại phân bón hữu cơ hoặc

phân bón khác có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện

ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại.

Phân bón cải tạo đất là loại phân bón chứa những chất có tác dụng cải thiện tính

chất lý, hóa, sinh học của đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát

triển.

Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón sản xuất ra có nguyên liệu nguồn

gốc hữu cơ như: Phân của trâu bò, lợn, gà; các chế phẩm từ trang trại hữu cơ và các

loại phân xanh

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 1

Trang 1

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 2

Trang 2

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 3

Trang 3

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 4

Trang 4

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 5

Trang 5

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 6

Trang 6

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 7

Trang 7

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 8

Trang 8

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 9

Trang 9

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 62 trang xuanhieu 6320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ

Tài liệu đào tạo Sản xuất phân bón hữu cơ
 những cơ 
cấu nhất định với các loài cây trồng, vì vậy cần lựa chọn những cơ cấu cây trồng hợp lý 
với thành phần cây phân xanh phù hợp để trồng xen, trong vƣờn cây ăn quả hoặc trong 
các ruộng canh tác hữu cơ. 
 Đối với canh tác hữu cơ thì cây phân xanh rất có giá trị, tuy nhiên việc dung cây 
phân xanh trong canh tác hữu cơ cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc. 
 - Cây phân xanh đƣợc trồng và lấy sinh khối sử dụng vùi vào đất trƣớc khi trồng 
các loại cây trồng chính. Tuy nhiên không đƣợc trồng cây phân xanh có cùng họ với cây 
trồng chính vì sẽ làm tăng thêm sâu bệnh cho cây trồng chính. 
 - Thời vụ trồng phân xanh phù hợp với từng loài để có thể tạo đƣợc sinh khối lớn 
nhất. 
 - Các loại phân bón cho phân xanh cũng cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc của 
canh tác hữu cơ. 
4.3. Các loại phân xanh có thể sử dụng 
4.3.1. Cây họ đậu 
Nhìn chung đƣợc xem nhƣ loại cây cố định đạm nhƣng điều này chỉ xảy ra khi có 
sự tham gia của chủng vi khuẩn Rhizobium. Đối với các giống cây phân xanh phổ biến 
thì vi khuẩn hiện diện ở trong đất một cách tự nhiên nhƣng một số giống không phổ biến 
chúng có thể đƣợc cấy vào hạt giống trƣớc khi gieo. 
A. Lạc dại B. Đậu kiếm C. Đậu nho nhe D. Đậu mèo 
Hình 4.1. Các loại cây phân xanh họ đậu (Nguồn: Hà Đình Tuấn, 2008) 
4.3.2. Cỏ/ cây ngũ cốc 
Các loại cây này không cố định đạm nhƣng có thể cho hiệu quả cao trong việc 
ngăn ngừa sự lắng lọc của đạm, bổ xung chất hữu cơ vào đất và che lấp cỏ dại. 
Hình 4.2. Các loại cỏ dùng làm cây phân xanh (Nguồn: Hà Đình Tuấn, 2008) 
4.3.3. Cây họ cải 
Các cây họ cải có thể ngƣời sản xuất không thích sử dụng vì chúng dễ bị bệnh 
giống nhƣ các bệnh của cây rau cùng họ. Tuy nhiên, khi chúng bị phân hủy, chúng phóng 
thích ra một loại hóa chất có thể ức chế các mầm bệnh ở trong đất, sâu hại và cỏ dại. 
Cách này đƣợc gọi là “Khử trùng sinh học”. 
Một số loại cây phân xanh đƣợc sử dụng phổ biến trong sản xuất đƣợc trình bày tại bảng 4.1. 
Bảng 4.1. Danh mục các loại cây phân xanh thƣờng dùng 
Tên Tiếng Ann Tên Latin Tên Việt Nam 
Common peanut Arachis hypogaea Lạc củ 
Perennial peanut Arachis pintoi Lạc dại 
 Brachiaria ruziziensis Cỏ ruri 
Pigeon pea Cajanus cajan Đậu triều 
Jack bean Canavalia ensiformis Đậu kiếm 
Centro Centrosema pubescens Centro 
Cỏ Ruzi 
Cỏ Ghine 
Cỏ Goatemala 
Butterfly pea Clitoria ternatea Đậu biếc 
Sunhemp Crotelaria juncea Súc sắc 
Desmodium Desmodium triangulare Ba chẽ 
 Gliricidia sepium Muồng cọc rào 
Soybean Glycine max Đậu tƣơng 
 Indigofera teysmanii Muồng lá nhọn 
Lablab bean Lablab purpureus Đậu ván 
 Leucaena leucocephala Keo dậu 
Velvet bean Mucuna pruriens var. utilis Đậu mèo 
Guinea grass Panicum maximum Cỏ ghine 
Elephant grass Pennisetum purpureum Cỏ voi 
Common bean Phaseolus vulgaris Đậu cô ve 
Winged bean Prosocarpus tetragonolobus Đậu rồng 
Stylo Stylosanthes guianensis Đậu Stylo 
White tephrosia Tephrosia candida Cốt khí 
Guatemala grass Tripsacum fasciculatum Cỏ Guatemala 
Broad bean / Horse bean Vicia faba Đậu răng ngựa 
Mung bean Vigna radiata Đậu xanh 
Rice bean Vigna umbellata Đậu nho nhe 
Cowpea Vigna unguiculata Đậu đen 
 Các loại cây này khi trồng với mục đích là làm phân xanh thì chúng ta thƣờng thu 
hoạch khi chúng có thể cho sinh khối xanh lớn nhất. Tuy nhiên có rất nhiều loại cây có đa 
tác dụng, vừa làm phân xanh, vừa là cây che phủ đất, vừa lấy sản phẩm. 
 Các loại cỏ nhƣ cỏ Ruri, Ghine, cỏ Voi, v.v... Đƣợc trồng làm thức ăn chăn nuôi, 
làm hàng rào băng chắn. 
 Một số loài cây họ đậu có giá trị thƣơng phẩm cao ngoài giá trị cải tạo đất và làm 
phân xanh nhƣ cây Lạc, Đậu tƣơng, Đậu xanh, Đậu nho nhe. 
4.4. Sử dụng cây phân xanh 
 Có nhiều cách sử dụng phân xanh, thông thƣờng có một số cách sau: 
 - Khi cây phân xanh ra hoa, cày vùi chúng vào đất vì lúc này cây phân xanh có 
năng suất sinh khối cao, cây chƣa có hạt nên hạt chƣa rụng xuống đất mọc thành cây con 
gây trở ngại cho việc trồng cây chính vụ sau. 
 – Dùng cây phân xanh bón lót cho cây trồng lúc làm đất. 
 – Đƣa vào hệ thống luân canh, sau một số vụ trồng cây trồng chính, ngƣời ta 
trồng một vụ cây phân xanh để làm tốt đất và loại trừ một số loài sâu bệnh của cây trồng 
chính. 
 – Tủ gốc, phủ luống, “ép xanh” cho cây lâu năm. 
 CHƢƠNG 5: SẢN XUÂT CHẾ PHẨM DINH DƢỠNG 
5.1. Giới thiệu chung về chế phẩm dinh dƣỡng 
 Dung dịch dinh dƣỡng có tác dụng cung cấp những dinh dƣỡng vi lƣợng cho cây 
trồng. Phân bón dung dịch có thể đƣợc sản xuất tại các hộ nông dân từ các vật liệu động 
thực vật khác nhau. 
 Cách phổ biến là cho vật liệu thực vật, phân ủ hoai và một ít đƣờng (tùy thuộc loại 
dung dịch mà có thành phần khi ngâm ủ khác nhau. Cụ thể từng loại dung dịch đƣợc 
chúng tôi trình bày tại nội dung “ hƣớng dẫn ngâm ủ dung dịch dinh dƣỡng” dƣới đây) 
vào cùng một cái xô sau đó đổ nƣớc vào nguấy đều lên và để khoảng 12 – 24 giờ. Từ 
dung dịch này lấy ra khoảng 1 lit hòa với 10-20 lít nƣớc. Có thể bón, tƣới hoặc phun khắp 
cả cây. Nên sử dụng dung dịch ngay sau đó là tốt nhất. Nếu dung dịch để lâu đã có mùi 
hãy đƣa vào đống ủ. 
 Phân dung dịch có thể đƣợc tƣới hàng tuần qua các giai đoạn phát triển chính của 
cây. Khi một cây trồng nhƣ rau xà lách đã cuốn bắp thì nên dừng bón nhƣng các loại rau 
ăn quả nhƣ cà chua thì có thể bón thúc hỗ trợ trong suốt vụ sinh trƣởng vì nó cho quả 
trong cả một thời gian dài hơn. Việc bổ xung dinh dƣỡng cho cây trồng phải đảm bảo 
thời gian cách ly trƣớc thu hoạch tối thiểu là 10 ngày để tránh tồn dƣ NO3 trong rau 
 Cũng có các loại dung dịch dinh dƣỡng hoặc phân bón lá thƣơng mại có bán trên 
thị trƣờng nhƣng nông dân phải cẩn thận để biết chắc chắn rằng chúng có tuân thủ theo 
các tiêu chuẩn hữu cơ hay không. 
 Có nhiều loại dung dịch dinh dƣỡng đƣợc sử dụng trong sản xuất hiện nay. Chúng 
tôi giới thiệu một số phƣơng pháp sản xuất chế phẩm dinh dƣỡng đơn giản quy mô hộ gia 
đình nhƣ sau: 
5.2. Phƣơng pháp sản xuất dung dịch gốc 
5.2.1. Sản xuất dung dịch dinh dưỡng từ thực vật 
a. Nguyên liệu 
 - Rau muống, ngải cứu, thân cây chuối 
 - Đƣờng đỏ 
b. Cách làm 
 Thái nhỏ từng loại thực vật khoảng 2-3 cm và để riêng 
 Trộn riêng từng loại với đƣờng đỏ theo tỉ lệ 1: 0,5, bớt lại một ít đƣờng 
 Cho từng loại đã trộn đƣờng vào chum riêng biệt, rải một lớp đƣờng còn lại lên 
trên bề mặt để giữ ẩm, dùng một hòn đá đặt lên trên để giảm thể tích nguyên liệu và đậy 
kín chum lại. 
 Sau 5-7 ngày, tách riêng phần nƣớc và bã. Phần nƣớc cho vào chai đậy kín, đƣợc 
giữ ở nơi tối và mát, làm dung dịch nguyên chất để pha loãng dùng dần, phần bã dùng để 
ủ phân. 
 Dùng để hỗn hợp và cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng bằng cách phun qua lá. 
 Lƣợng dùng 60-80 ml cho bình 10 lít nƣớc. 
5.2.2. Sản xuất dung dịch dinh dưỡng từ các loại quả 
Để pha phối hợp, cung cấp nguồn dinh dƣỡng cho cây bằng phƣơng pháp phun qua lá 
a. Nguyên liệu 
 Chuối quả 
 Đu đủ 
 Đƣờng đỏ 
b. Cách làm: 
 Chuối tiêu chín thái lát cả vỏ, trộn đều với đƣờng theo tỉ lệ 1kg chuối / 0,5kg 
đƣờng sau đó cho vào chum, rải một lớp đƣờng lên bề mặt và đậy kín để từ 5-7 ngày. 
 Đu đủ cắt dọc 1/3 quả, sau đó đổ đầy đƣờng vào trong với tỉ lệ 10 kg quả / 0,5 kg 
đƣờng và đậy lại bằng chính1/3 quả vừa cắt rời, đặt vào một vật chứa bằng nhựa giữ 
nƣớc quả không chảy ra ngoài, để từ 5-7 ngày. 
 Sau 5 -7 ngày, tách riêng phần chất lỏng nguyên chất cho vào chai đậy kín, giữ 
trong bóng mát để pha loãng dùng dần, bã dùng để ủ phân. 
 Lƣợng dùng 60-80 ml cho bình 10 lít nƣớc. 
5.2.3. Sản xuất dung dịch dinh dưỡng từ động vật 
Để pha phối hợp, cung cấp nguồn dinh dƣỡng cho cây bằng phƣơng pháp phun qua lá. 
a. Nguyên liệu: 
 Cá biển hoặc cá sông hoặc đầu, đuôi, ruột cá hoặc các loại ốc. 
 Đƣờng đỏ 
b. Cách làm: 
 Cắt cá khoảng từ 2-3 cm + đƣờng theo tỉ lệ 1 kg cá / 0,5-0,7 kg đƣờng 
 Trộn đều cho vào chum, sau đó phủ một lớp đƣờng lên bề mặt và đậy kín 
 Để trong 12 -14 ngày sẽ đƣợc một dung dịch cá 
 Tách riêng phần lỏng và bã 
 Phần lỏng đƣợc giữ ở chai lọ đặt nơi bóng mát, tránh ánh sáng 
 Lƣợng dùng 60-80 ml cho bình 10 lít nƣớc. 
5.2.4. Sản xuất dung dịch dinh dưỡng từ đậu tương không biến đổi gen. 
Để pha phối hợp, cung cấp nguồn dinh dƣỡng cho cây bằng phƣơng pháp phun qua 
lá, bón thúc. 
a. Nguyên liệu: 
 Đậu tƣơng: Hạt đậu tƣơng đƣợc canh tác hữu cơ, không là các giống biến đổi gen 
 Đƣờng đỏ/chế phẩm EM 
b.Cách làm: 
 Nghiền nhỏ đậu tƣơng + đƣờng theo tỉ lệ 1 kg đậu tƣơng / 0,5-0,7 kg đƣờng 
 Trộn đều cho vào chum, sau đó phủ một lớp đƣờng lên bề mặt và đậy kín 
 để trong 12 -14 ngày sẽ đƣợc một dung dịch đậu tƣơng 
 Tách riêng phần lỏng và bã 
 Phần lỏng đƣợc giữ ở chai lọ đặt nơi bóng mát, tránh ánh sáng 
 Lƣợng dùng 80-100 ml cho bình 10 lít nƣớc. 
5.2.5. Sản xuất dung dịch dinh dưỡng từ xương (có thể kết hợp thêm vỏ trứng) 
Để pha phối hợp, cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng qua lá hoặc gốc. 
a. Nguyên liệu: 
 Xƣơng trâu/ bò/ lợn 
 Dấm gạo, không dung dấm công nghiệp 
b. Cách làm: 
 Xƣơng đƣợc đốt thành than 
 Đập nhỏ và cho vào chum 
 Cho dấm trắng vào với tỉ lệ 1 kg xƣơng / 10 lít dấm 
 Ngâm trong 2 tuầnLƣợng dùng 40-60 ml/bình 10 lít 
5.3. Cách pha dung dịch sau chiết xuất 
5.3.1. Hỗn hợp 1 (HH1) 
 Dung dịch thân chuối 
 Dung dịch rau muống 20 gr mỗi loại 
 Dung dịch ngải cứu Hoà với 10 lít nƣớc. 
 Dung dịch xƣơng dấm 
 Dung dịch gừng 10 gr mỗi loại 
 Dung dịch tỏi (nếu có nhiều sâu hại) 
Cách dùng: HH1 thƣờng đƣợc phun cho cây trồng ở giai đoạn đầu phát triển của 
cây, giúp cây nhanh ra rễ và lá mới, phục hồi nhanh sau khi trồng. 
Lƣợng dùng 60-80 ml/bình 10 lít nƣớc 
5.3.2. Hỗn hợp 2 (HH2) 
 Dung dịch thân chuối 
 Dung dịch rau muống 
 Dung dịch ngải cứu 20 gr mỗi loại 
 Dung dịch măng tre Hoà với 10 lít nƣớc 
 Dung dịch cá 
 Dung dịch quả chuối 
 Dung dịch xƣơng dấm 10 gr mỗi loại 
 Dung dịch vi sinh vật 
 Cách dùng: HH2 thƣờng đƣợc phun cho cây ở giai đoạn cây đang tăng trƣởng 
nhanh về thân lá cành. (giai đoạn phát triển thân lá) 
 Lƣợng dùng 60-80 ml/bình 10 lít nƣớc 
5.3.3. Hỗn hợp 3 (HH3) 
 Dung dịch đu đủ 
 Dung dịch rau muống 20 gr mỗi loại 
 Dung dịch ngải cứu Hoà với 10 lít nƣớc 
 Dung dịch xƣơng dấm 
 Dung dịch gừng 10 gr mỗi loại 
 Dung dịch tỏi (Nếu có nhiều sâu hại) 
 Cách dùng: HH 3 thƣờng đƣợc phun phối hợp với HH 2 cho cây rau ăn quả ở 
giai đoạn sinh trƣởng sinh thực, đảm bảo dinh dƣỡng cho cây ra hoa kết trái. Không trộn 
lẫn 2 hỗn hợp với nhau mà phun xen kẽ nhau. 
Chú ý: 
 Việc cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng phải căn cứ vào tình trạng sinh trƣởng 
và phát triển thực tế của cây trồng và các yếu tố ngoại cảnh tác động khác. 
 Cách tổ chức tiến hành sản xuất các chế phẩm nên đƣa vào hoạt động nhóm. Có 
thể phân công một số thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm sản xuất ra các chế phẩm 
để cung cấp cho tất cả các thành viên trong nhóm sử dụng có sự hỗ trợ và giám sát của 
nhóm. 
 Để tránh lãng phí, chỉ nên phối hợp dung dịch thảo mộc với các dung dịch khác 
khi trên ruộng có nhiều sâu hại có khả năng làm ảnh hƣởng tới năng suất 
Lƣợng dùng 60-80 ml/bình 10 lít nƣớc 
5.4. Sản xuất Dấm gỗ 
Dấm gỗ là một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất than củi. Nó là một dung 
dịch đƣợc hình thành từ khí đốt củi tƣơi trong điều kiện yếm khí. Khi khí đốt bị nguội đi, 
nó ngƣng tụ thành dung dịch lỏng. Trong nƣớc cốt dấm gỗ có hơn 200 chất hóa học nhƣ 
axit axetic, phomalđehit, Valeric-êtylic, Metanol, hắc ín vv... Dấm gỗ cải tạo chất lƣợng 
đất, loại trừ dịch hại và kiểm soát sự sinh trƣởng của cây trồng, nhƣng nó hơi độc đối với 
cá và rất độc đối thực vật nếu sử dụng quá nhiều. Nó thúc đẩy sự sinh trƣởng của rễ, thân, 
củ, lá, hoa và quả. Trong một số trƣờng hợp nào đó, nó có thể kìm hãm sự sinh trƣởng 
của cây nếu sử dụng dấm gỗ ở những khối lƣợng lớn khác nhau. Nghiên cứu cho thấy sau 
khi phun dấm gỗ trong vƣờn quả đã làm tăng số lƣợng quả trên cây. Dấm gỗ an toàn đối 
với các vật chất sống trong chuỗi thức ăn đặc biệt là các côn trùng giúp thụ phấn cho cây. 
Dấm gỗ đƣợc tạo ra bởi việc đốt cháy 63-83 kg củi tƣơi trong lò than củi đƣợc 
làmtừ một thùng phi đựng dầu có dung tích 200 lit, và một ống thông khói bằng bê tông 
cao khoảng 120 cm có đƣờng kính 4 inch ( 10cm). Củi để làm dấm tốt nhất là những củi 
có nhiều phần gỗ lõi. 
5.4.1. Tiến trình 
1. Phơi củi còn cả lõi và vỏ 5-15 ngày. Chất củi vào trong lò. Đóng lò và đậy tất 
cả các lỗ bằng đất sét. Đốt lò ở nhiệt độ 120-4300C. 
2. Sau 1 tiếng, đặt một mái che ở phần bên trên của lỗ thông khói. Nếu xuất hiện 
các giọt nƣớc màu nâu hoặc nâu tối trên mái, lúc đó ta cho khói bay qua một ống tre để 
hơi nóng có thể đƣợc ngƣng tụ lại thành chất lỏng. 
3. Đặt một bình hoặc lọ để thu lại các giọt dấm chảy từ ống tre. 
4. Nếu đốt củi 12-15 tiếng trong lò có dung tích 200-lít dầu, sẽ sản xuất từ 2-7 lít 
dấm. Lúc này nó đƣợc gọi là cốt dấm. 
5. Để cốt dấm trong 3 tháng cho lắng xuống. Dấm sẽ chuyển sang màu vàng nhƣ 
dầu thực vật. Sau chuyển màu nâu sáng và hắc ín sẽ lắng đọng lại. Phần trên cùng sẽ là 
một là lớp màu dầu sáng trong. Lấy đi phần nhựa (hắc ín) và phần có màu dầu sáng cũng 
nhƣ phần đục có màu nâu tối thì phần còn lại sẽ là dấm chua. 
5.4.2. Sử dụng 
Pha dấm vào nƣớc với tỷ lệ 1:50 (1 lít dấm gỗ với 50 lít nƣớc), hoặc pha đến tỉ lệ 
1:800 (1 lít dấm gỗ với 800 lit nƣớc). Phun hỗn hợp pha lên trên các chồi cành non. Dấm 
gỗ nhƣ hoocmon kích thích sẽ đƣợc thấm vào trong các cành, thân hoặc lá. Cây sẽ khỏe 
hơn, lá sẽ xanh hơn và kháng lại sâu bệnh hại.Lƣợng dùng 50-80 ml/bình 10 lít nƣớc 
5.4.3. Lợi ích 
1. Nông dân có thể sản xuất dấm gỗ từ các cành đƣợc xén tỉa trên cây. 
2. Dấm gỗ an toàn đối với con ngƣời, động vật, thực vật và môi trƣờng. 
3. Dấm gỗ giúp cây trồng phát triển tốt hơn, khỏe hơn và kháng lại sâu bệnh. 
4. Sản phẩm cây trồng có chất lƣợng cao và an toàn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ADDA, 2014. Bài giảng Nông nghiệp hữu cơ 
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007. Quyết định 36/2007/QĐ- BNN 
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014. Thông tƣ số 41/2014/TT-BNNPTNT 
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Modul Sản xuất phân hữu cơ sinh học - Chƣơng trình đào 
tạo nghề ngắn hạn 
5. Chính phủ, 2003: Nghị định 113/2003/NĐ- CP 
6. Chính phủ, 2013. Nghị định 202/2013/ NĐ-CP 
7. Nguyễn Lân Hùng, 2004. Hướng dẫn nuôi giun đất, giun quế. NXB Nông nghiệp 
8. Nguyễn Lân Hùng, 2013. Nghề nuôi giun đất - Chƣơng trình 100 nghề cho nông dân 
9. Nguyễn Nhƣ Hà, 2009. Bài giảng phân bón - Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1 
10. Nguyễn Thanh Hiền, 2003. Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân ủ. NXB Nghệ An 
11. PGS (Participatory Guaranty System). Hệ thống giám sát có sự tham gia 
12. Đào Châu Thu. Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ và phế thải nông 
nghiệp. 
13. Hà Đình Tuấn, 2008 Một số loài cây che phủ đấy phục vụ phát triển bền vững nông 
nghiệp vùng cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
14. IFOAM, 2012. The IFOAM norms for organic production and processing - Version 
2012 
15.  
16. https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_fertilizer ]. 
17.  
18.  

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dao_tao_san_xuat_phan_bon_huu_co.pdf