Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

Nghiên cứu thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 01/2018 nhằm đánh giá tác động kinh tế - Xã hội đối với cộng đồng sau khi thành lập Khu Bảo tồn (KBT) Loài-Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Sự thay đổi kinh tế - xã hội tại xã Phú Mỹ được phân tích, đánh giá từ kết quả điều tra năm 2017 và so sánh với kết quả điều tra năm 2006 và 2011. Kết quả cho thấy, từ năm 2006 đến 2017 trình độ học vấn của người dân đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Tổng thu nhập của nông hộ vào năm 2017 là 61.925.000 đồng/năm, tăng 61,3% so với năm 2006 và tăng 46,7% so với năm 2011. Trong đó, hai ngành nghề đem lại thu nhập chính của người dân là làm ruộng (6,6%) và khai thác cỏ Bàng (43,4%). Với diện tích đất sản xuất lúa có xu hướng tăng, tuy nhiên không mang lại thu nhập ổn định. Diện tích cỏ Bàng (Lepironia articulata) có giá trị kinh tế giảm còn 498,89 ha so với năm 2004 là 753 ha, nhưng thu nhập từ cỏ Bàng vào năm 2017 cao hơn so với năm 2006 và 2011. Tỷ lệ người tham gia làm nghề liên quan tới cỏ Bàng ngày càng tăng với mức tăng từ 10,6% năm 2006, lên 31% năm 2011, lên 42,25% năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy cỏ Bàng đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của người dân địa phương do đó việc thành lập KBT không ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, mà còn mang lại nhiều cơ hội sinh kế hơn so với trước khi thành lập khu bảo tồn

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trang 1

Trang 1

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trang 2

Trang 2

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trang 3

Trang 3

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trang 4

Trang 4

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trang 5

Trang 5

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trang 6

Trang 6

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trang 7

Trang 7

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trang 8

Trang 8

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3760
Bạn đang xem tài liệu "Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

Tác động tích cực đến sinh kế của cộng đồng sau khi thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang
ịnh nhất nhưng nó lại mang đến nguy cơ khai thác 
cỏ Bàng quá mức, đặc biệt là sau khi thành lập KBT. 
Trong các hoạt động kinh tế liên quan đến cỏ Bàng, 
hoạt động làm trung gian buôn bán cỏ Bàng mang lại 
thu nhập cao nhất, kế đến là hoạt động trồng cỏ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 130 
Bàng. Đối với hoạt động nhổ cỏ Bàng và đan các sản 
phẩm từ cỏ Bàng có thu nhập trung vị bằng nhau, 
nhưng hoạt động nhổ cỏ Bàng có thu nhập trung 
bình cao hơn so với hoạt động đan các sản phẩm từ 
cỏ Bàng vì ở hoạt động nhổ cỏ Bàng người dân sau 
khi khai thác có thể bán ngay cỏ Bàng tươi hoặc phơi 
khô. Đồng thời thu nhập từ hoạt động nhổ cỏ Bàng 
còn phụ thuộc vào tần suất đi nhổ cỏ Bàng, bên cạnh 
đó người dân còn có thể trữ lại cỏ Bàng để đan đệm 
hoặc làm các sản phẩm khác để bán cho thương lái 
hay KBT. Đối với hoạt động đan các sản phẩm từ cỏ 
Bàng có thu nhập thấp hơn là do việc đan thành sản 
phẩm cũng tương đối tốn thời gian hơn khai thác cỏ 
Bàng và một số nông hộ phải bỏ vốn để mua thêm 
Bàng làm nguyên liệu. 
Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi có thu nhập trung 
bình là 4.200.000 đồng/năm, làm công nhân có thu 
nhập trung bình là 39.579.000 đồng/năm, làm thuê 
có thu nhập trung bình là 29.633.000 đồng/năm, 
buôn bán có thu nhập trung bình là 60.343.000 
đồng/năm, công chức có thu nhập trung bình là 
46.000.000 đồng/năm. Bên cạnh đó còn có các nghề 
khác có tổng thu nhập trung bình là 10.000.000 
đồng/năm. 
3.2.1. Những thay đổi liên quan đến sản xuất lúa 
Thay đổi về diện tích đất canh tác: Từ kết quả 
khảo sát nông hộ về diện tích đất năm 2017, tổng hợp 
và so sánh diễn biến thay đổi diện tích đất qua các 
năm được thể hiện ở bảng 7. 
Bảng 7. Diễn biến diện tích đất canh tác của hộ dân qua các năm 
 2006* 2011** 2017 
Diện tích (m2) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 
1.000 – 5.000 10 10 19 17,1 25 26,3 
5.000 -10.000 24 24 28 25,2 30 31,6 
10.000 – 20.000 33 33 27 24,3 19 20,0 
20.000 – 30.000 18 18 13 11,7 6 6,3 
> 30.000 13 13 18 16,2 15 15,8 
Không có đất 2 2 6 5,4 0 0 
Tổng cộng 100 100 111 100 95 100 
(Nguồn: * Lê Hồng Thía, 2006 và **Trần Triết và ctv, 2011) 
Bảng 7 cho thấy số hộ dân không có đất canh 
tác năm 2017 đã không còn so với 2% của năm 2006 
và 5,4% năm 2011, tỷ lệ diện tích 1.000 - 5.000 m2 (10 
công = 01 ha), 5.000 - 10.000 m2 tăng lần lượt 16,3%; 
7,6% so với năm 2006 và tăng lần lượt 9,2%, 6,4% so với 
năm 2011. Đối với số hộ dân có diện tích từ 10.000 m2 
đến 30.000 m2 ở năm 2017 giảm 24,7% so với năm 
2006, số hộ dân có diện tích >30.000 m2 năm 2017 lại 
tăng 2,8% so với năm 2006. Tuy nhiên số hộ dân có 
diện tích lớn hơn 10.000 m2 ở năm 2017 lại giảm 
10,1% so với 2011 (10.000 - 20.000 m2 giảm 4,3%, 
20.000 - 30.000 m2 giảm 5,4%, > 30.000 m2 giảm 0,4%) 
một điều cho thấy số hộ có diện tích dưới 10 công 
ruộng lại chiếm tỷ lệ khá cao so với các tỷ lệ người có 
diện tích lớn hơn. Như vậy đối với những hộ không 
có đất hoặc ít đất canh tác có xu hướng mua thêm 
đất sản xuất, còn những hộ có diện tích đất giảm 
chủ yếu do chia cho con, bán đi hoặc giao đất cho 
KBT. Năm 2017 có tổng cộng 95 hộ tham gia sản 
xuất, trong đó ấp Trần Thệ chiếm tỷ lệ cao nhất với 
61,3% tăng 3% so với năm 2011 (Trần Triết và ctv, 
2011) và tăng 1,7% so với năm 2006 (Lê Hồng Thía, 
2006); thấp nhất là ấp Kinh Mới có tỷ lệ hộ dân 
tham gia thấp nhất 6,3%. Nguyên nhân là do ấp Kinh 
Mới vùng này bị nhiễm phèn nhiều, không thích 
hợp cho việc trồng lúa, người dân phải tốn nhiều chi 
phí cho việc cải tạo đất. 
Thay đổi kinh tế trong sản xuất lúa: 
Bảng 8. Thu nhập từ sản xuất lúa trong một năm 
(đơn vị tính: đồng/1000 m2/năm) 
Thu nhập Trần Thệ Kinh Mới Trà Phọt 
Thấp nhất -960.000 6.620.000 -5.770.000 
Cao nhất 20.000.000 24.360.000 24.370.000 
Trung 
bình 
6.900.000 13.150.000 7.100.000 
Trung vị 5.410.000 11.610.000 6.790.000 
Kết quả khảo sát cho thấy thu nhập từ hoạt động 
sản xuất lúa trong một năm tính trên 1000 m2 đất 
canh tác, trung bình thu nhập sản xuất lúa tại ấp 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 131 
Kinh Mới cao nhất là 13.150.000 đồng/1000 m2/năm, 
kế đến là ấp Trà Phọt có thu nhập trung bình là 
7.100.000 đồng/1000m2/năm và thấp nhất là ấp Trần 
Thệ có thu nhập trung bình là 6.900.000 đồng/1000 
m2/năm. Hơn nữa, tổng thu nhập trung vị của 1 năm 
canh tác lúa của ấp Kinh Mới có thu nhập cao nhất là 
134.500.000 đồng/năm, trong đó ấp Trần Thệ và ấp 
Trà Phọt thu nhập trung vị bằng nhau là 9.000.000 
đồng/năm. Kết quả khảo sát (Bảng 9) cho thấy qua 3 
năm 2006, 2011, 2017 thu nhập từ sản xuất lúa ở ấp 
Kinh Mới cao nhất so với 2 ấp Trần Thệ và Trà Phọt. 
Mặc dù ấp Trần Thệ có tỷ lệ nông hộ tham gia sản 
xuất lúa nhiều nhất (chiếm 61,05%) nhưng thu nhập 
trung bình lại thấp nhất, ngược lại ấp Kinh Mới có tỷ 
lệ nông hộ tham gia sản xuất lúa thấp nhất (chiếm 
6,32%) nhưng lại có năng suất lúa cao nhất và thu 
nhập trung bình từ sản xuất lúa cao nhất. Nguyên 
nhân là do ảnh hưởng bởi điều kiện thổ nhưỡng, thủy 
văn, hình thức canh tác và sự tiếp thu khoa học kỹ 
thuật, lựa chọn giống lúa cho canh tác. 
Bảng 9. So sánh thu nhập từ sản xuất lúa qua các 
năm 2006, 2011, 2017 (đơn vị: đồng/năm) 
Thu nhập (đồng/năm) 
Ấp Trung vị 
2006 
Trung vị 
2011 
Trung vị 
2017 
Trần Thệ 8.758.000 35.750.000 9.000.000 
Kinh Mới 16.000.000 66.528.000 134.500.000 
Trà Phọt 9.000.000 33.679.000 9.000.000 
(Nguồn: Lê Hồng Thía, 2006 và Trần Triết và 
ctv, 2011) 
Về giá bán lúa, kết quả điều tra cho thấy thị 
trường giá lúa qua các năm có nhiều biến động 
không ổn định, giá lúa năm 2006 là 2.400 đồng/kg 
đến năm 2011 giá lúa tăng lên 5.282 đồng/kg nhưng 
đến năm 2017 giá lúa biến động giảm còn 4.850 
đồng/kg. Qua phân tích kinh tế, làm ruộng không 
mang lại thu nhập ổn định cho cộng đồng và những 
thay đổi kinh tế về sản xuất lúa trong những năm gần 
đây có thể xuất phát từ quá trình sản xuất của người 
dân. 
3.2.2. Những thay đổi liên quan đến cỏ Bàng 
 Thay đổi về diện tích: Năm 2004 tổng diện tích 
đất cỏ Bàng có giá trị kinh tế có thể khai thác được 
khoảng 753 ha (Trần Triết và ctv, 2004). Tuy nhiên 
theo khảo sát năm 2017, diện tích cỏ Bàng tự nhiên 
498,89 ha, giảm 254,11 ha so với năm 2006, ngoài ra 
trong số 112 hộ khảo sát có tổng cộng 24,62 ha diện 
tích đất của 11 hộ dân, tập trung tại ấp Trần Thệ có 6 
hộ (chiếm 54,6%), ấp Trà Phọt có 6 hộ (36,3%) và ấp 
Kinh Mới có 1 hộ (chiếm 9,1%). Qua quá trình điều 
tra khảo sát cho thấy hiện nay do nhu cầu cỏ Bàng 
ngày càng nhiều nên xuất hiện tình trạng người dân 
khai thác cỏ Bàng quá mức, người dân thường nhổ 
luôn cả cỏ Bàng nhỏ không đủ kích thước cho phép 
để làm nguyên liệu, điều này đe doạ khả năng phát 
triển và tự phục hồi của đồng cỏ Bàng. Thêm vào đó, 
hiện nay việc nhổ cỏ Bàng trong KBT đã không còn 
cấm nên số lượng hộ dân nhổ cỏ Bàng trong KBT 
ngày một gia tăng. Xã Phú Mỹ nằm giáp ranh 
Campuchia nên không tránh khỏi việc người dân 
nước bạn qua bên xã Phú Mỹ nhổ cỏ Bàng, điều này 
gây sức ép rất lớn đến KBT. 
Bảng 10. Thu nhập từ các hoạt động khai thác cỏ Bàng năm 2017 
Thu nhập (đồng/năm) 
Hoạt động 
Thấp nhất Cao nhất Trung bình Trung vị 
Nhổ cỏ bàng 1.000.000 113.950.000 13.558.000 7.000.000 
Đan các sản phẩm từ cỏ Bàng 600.000 40.000.000 8.626.000 7.000.000 
Trồng cỏ Bàng 10.400.000 31.200.000 20.533.000 20.000.000 
Làm trung gian mua bán cỏ Bàng 30.000.000 240.000.000 122.000.000 96.000.000 
Thay đổi về mặt kinh tế: Các hoạt động về khai 
thác cỏ Bàng cũng đem lại nguồn thu nhập khá ổn 
định cho nông hộ được thể hiện ở bảng 10. Hiện nay 
đối với những người dân khai thác cỏ Bàng từ đất của 
Khu bảo tồn thì không phải trả chi phí. Trung bình 
thu nhập từ hoạt động nhổ cỏ Bàng là 13.558.000 
đồng/năm, đan các sản phẩm cỏ Bàng là 8.626.000 
đồng/năm, hoạt động trồng cỏ Bàng khoảng 
20.533.000 đồng/năm, hoạt động làm trung gian mua 
bán sản phẩm từ cỏ Bàng là 122.000.000 đồng/năm 
(Bảng 9). Đa phần các nông hộ xem làm ruộng là 
nghề chính mang lại thu nhập, các hoạt động cỏ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 132 
Bàng chỉ là phụ, tuy nhiên sau khi phân tích thì các 
hoạt động khai thác cỏ Bàng đem lại cho họ nguồn 
thu lớn so với làm lúa khi họ bị thất mùa, năng suất 
thấp hay các hộ có diện tích sản xuất lúa nhỏ. 
Đối với việc nhổ cỏ Bàng giai đoạn 2006 - 2011 
có thu nhập trung bình tăng 45,8% và tiếp tục tăng 
61,4% (2011-2017), thu nhập trung vị qua các năm 
2006, 2011, 2017 cũng tăng khá cao lần lượt là 
2.200.000 đồng/năm, 4.500.000 đồng/năm, 7.000.000 
đồng/năm (Lê Hồng Thía, 2006 và Trần Triết và ctv, 
2011). Đối với hoạt động đan các sản phẩm từ cỏ 
Bàng năm 2006 có thu nhập trung bình tăng 69,3% so 
với năm 2011 và năm 2017 tăng 8% so với năm 2011. 
Thu nhập trung vị từ hoạt động đan các sản phẩm cỏ 
Bàng qua các năm 2006, 2011, 2017 cũng tăng lần 
lượt là 2.013.000 đồng/năm, 6.300.000 đồng/năm, 
7.000.000 đồng/năm (Lê Hồng Thía, 2006 và Trần 
Triết và ctv, 2011). Thu nhập từ hoạt động khai thác 
cỏ Bàng và đan các sản phẩm từ cỏ Bàng ngày càng 
tăng nguyên nhân là do nhận thức xã hội hướng tới 
sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và duy 
trì các làng nghề truyền thống. 
Như vậy, việc thành lập KBT không ảnh hưởng 
đến sinh kế của người dân trong khu vực. Người dân 
chỉ không được phép tiếp cận sâu vào trong khu bảo 
vệ nghiêm ngặt, còn các khu còn lại thì họ vẫn được 
đi lại bình thường. Trong khi đó, ranh giới của khu 
bảo vệ nghiêm ngặt được xác định dựa trên ranh giới 
giữa khu vực người dân khai thác cỏ Bàng và khu vực 
người dân không khai thác. Do đó, khu bảo vệ 
nghiêm ngặt được thành lập trên khu vực mà người 
dân chưa khai thác giá trị kinh tế của nó. Ngược lại, 
tạo nhiều cơ hội sinh kế hơn cho cộng đồng xung 
quanh như thúc đẩy du lịch sinh thái phát triển thì 
tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương. Tuy 
nhiên, vì nhu cầu thị trường về các sản phẩm cỏ 
Bàng ngày càng tăng sẽ kéo theo việc người dân khai 
thác cỏ Bàng làm nguyên liệu ngày càng tăng, đây sẽ 
là yếu tố đe doạ khả năng sinh trưởng và phục hồi tự 
nhiên đồng cỏ Bàng tại KBT Phú Mỹ. 
4. KẾT LUẬN 
Từ năm 2006 đến 2017 đời sống cộng đồng 
người dân sống xung quanh khu vực KBT thuộc xã 
Phú Mỹ đã có nhiều thay đổi về mặt xã hội và kinh 
tế. Trình độ học vấn ở năm 2017 đã được cải thiện 
nhưng vẫn còn ở mức thấp. Tại địa phương có hơn 11 
ngành nghề trong đó tỷ lệ người dân làm công việc 
liên quan đến cỏ Bàng chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu 
hướng tăng so với năm 2006. Tổng thu nhập của các 
nông hộ từ năm 2006 đến 2017 có xu hướng ngày 
càng tăng chủ yếu dựa vào việc khai thác cỏ Bàng. 
Năm 2017, diện tích cỏ Bàng tự nhiên hiện tại ở Khu 
bảo tồn giảm còn khoảng 498,89 ha với mức độ khai 
thác ngày càng tăng. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt 
động liên quan đến cỏ Bàng cao hơn so với năm 
2006 và 2011. Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra 
rằng việc thành lập khu bảo tồn và tổ chức quản lý 
tốt việc khai thác cỏ Bàng có thể giúp cộng đồng 
dân cư cải thiện sinh kế, góp phần phát triển bền 
vững khu bảo tồn. Cần phải có giải pháp ổn định 
diện tích, năng suất cỏ Bàng trong khu bảo tồn để 
đảm bảo yêu cầu duy trì và gia tăng sinh kế cộng 
đồng đặt ra vấn đề nghiên cứu các mô hình dưỡng 
cỏ Bàng trong tương lai nhằm duy trì sự phát triển 
ổn định của khu bảo tồn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Văn Ni, 2013. Báo cáo dự án “Thành 
lập Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ, Giang 
Thành, Kiên Giang”. Trung tâm Nghiên cứu, Thực 
nghiệm, Đa dạng sinh học Hòa An. 
2. Lê Hồng Thía, 2006. Bảo tồn đồng cỏ Bàng 
(Lepironia articulata) bằng việc phát triển kinh tế - xã 
hội cho cộng đồng tại xã Phú Mỹ, huyện Kiên 
Lương, Tỉnh Kiên Giang. 
3. Trần Triết và ctv, 2001. Bảo tồn và sử dụng 
tài nguyên đa dạng sinh học vùng đất ngập nước Hà 
Tiên - Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Trường Đại học 
Khoa học Tự nhiên. 
4. Trần Triết và ctv, 2004. Báo cáo Dự án 
nghiên cứu khả thi khai thác bền vững đồng cỏ Bàng 
kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương, xã Phú 
Mỹ, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Hội Sếu 
quốc tế, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành 
phố Hồ Chí Minh 
5. Trần Triết và ctv, 2011. Xây dựng kế hoạch 
thành lập Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ, 
Kiên Giang. 
6. United Nations Development Programme, 
2012. Phu My Lepironia Wetland Conservation 
Project, Viet Nam. Equator Initiative Case Study 
Series. New York, NY. 
7. Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, 2010. 
Quyết định số 1380/VP-KTCN về việc thành lập Khu 
Bảo tồn Thiên nhiên Phú Mỹ. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 133 
POSITIVE IMPACT ON COMMUNITY'S LIVELIHOOD AFTER THE ESTABLISHMENT OF THE 
SPECIES-HABITAT CONSERVATION IN PHU MY COMMUNE, GIANG THANH DISTRICT, 
KIEN GIANG PROVINCE 
Nguyen Thanh Giao1, Huynh Thi Hong Nhien1, Tran Le Ngoc Tram1, Duong Van Ni1 
1College of Environment and Natural Resources, Can Tho University 
Email: ntgiao@ctu.edu.vn 
Summary 
The study was conducted from july 2017 to january 2018 to assess the economic and social impacts to the 
community after establishing the species-habitat conservation area in Phu My commune, Giang Thanh 
district, Kien Giang province. The socio-economic changes in Phu My commune were analyzed and 
evaluated using the results of the current study and compared with the survey data of 2006 and 2011. The 
results showed that the education level of the community from 2006 to 2017 has been improved but it is still 
low. The total income of the households in 2017 was 61,925,000 VND/year, increased by 61.3% compared to 
that of 2006 and increased by 46.7% compared to 2011. In which, the two activities that provide the main 
income for people are rice cultivation (6.6%) and harvest of bang grass (Lepironia articulata) (43.4%). The 
area of rice production land tended to increase, but it did not bring stable income for the farmers. The area 
of Lepironia articulata decreased to 498.89 ha compared to that of 2004 (753 ha), but the income from 
harvesting Lepironia articulata in 2017 was higher than those in 2006 and 2011. The percentage of people 
involved in Lepironia articulate harvesting increased from 10.6% in 2006 to 31% in 2011, to 42.25% in 2017. 
The findings indicated that Lepironia articulate plays important role in serving income for the local people, 
therefore, the establishment of the conservation does not affect people's livelihoods, but bring about more 
livelihood opportunities compared to the time before the conservation established. 
Keywords: Rice production, Lepironia articulata, socio-economic, Phu My Species - Habitat Conservation 
Area. 
Người phản biện: TS. Chu Văn Hách 
Ngày nhận bài: 17/02/2020 
Ngày thông qua phản biện: 18/3/2020 
Ngày duyệt đăng: 25/3/2020 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_tich_cuc_den_sinh_ke_cua_cong_dong_sau_khi_thanh_la.pdf