Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị)

Sự cố môi trường biển Formosa năm 2016 đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế,

xã hội của bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, trong đó có Quảng Trị. Qua kết quả

điều tra, khảo sát thực trạng sinh kế của người dân trước và sau khi xảy ra sự

cố môi trường biển này tại xã Triệu An, huyện Triệu Phong và tại thị trấn Cửa

Việt, huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, bài viết tìm hiểu các vấn đề: (ii) đời sống

của người dân trước và sau sự cố môi trường biển; (ii) tác động của tiền bồi

thường, hỗ trợ cho sự cố môi trường biển đến đời sống của người dân. Trên cơ

sở đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả công tác hỗ

trợ và đền bù trong các sự cố môi trường tương tự

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 1

Trang 1

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 2

Trang 2

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 3

Trang 3

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 4

Trang 4

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 5

Trang 5

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 6

Trang 6

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 7

Trang 7

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 8

Trang 8

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 9

Trang 9

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 2460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị)

Sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung (Nghiên cứu trường hợp sử dụng tiền bồi thường ở huyện Triệu Phong và Gio Linh tỉnh Quảng Trị)
thường cho việc đầu tư để phục hồi 
sản xuất, 23 hộ sử dụng 1 phần kinh 
phí cho tái đầu tư sản xuất. 
Trong số các hộ dùng 
toàn bộ tiền cho đầu tư 
sản xuất có 5 hộ đầu tư 
vào thuyền đánh cá (có 
2 hộ đầu tư toàn bộ tiền 
bồi thường cho thuyền 
đánh cá) với mức chi 
phí dao động từ 40 triệu 
đến 95 triệu đồng; 1 hộ 
mua nguyên liệu đầu 
vào cho nuôi trồng thủy 
sản; 1 hộ mua ngư cụ; 
2 hộ mở rộng diện tích 
nuôi trồng thủy sản; 3 
hộ cải tạo diện tích nuôi 
trồng thủy sản và 1 hộ dùng tiền để 
thuê lao động. 
“Một thời gian dài bà con không lao 
động được thì thu nhập của họ cũng 
khó khăn, nên nhiều khi họ cũng phải 
đi vay mượn. Khi có tiền bồi thường về 
thì họ lại phải trả nợ, chi trả cho những 
ngày tháng đó nữa... Ví dụ đối với 
những hộ mà làm ở ven bờ thì họ phải 
mua lưới này nọ, rồi họ chi trả chi tiêu 
cho những ngày tháng đó nữa” (TLN 
lãnh đạo, xã Triệu An). 
b) Đầu tư vào các hoạt động sinh kế 
dựa vào đất (hộ có sản xuất nông nghiệp) 
Bảng 5. Cơ cấu sử dụng nguồn tiền bồi thường theo mục 
đích sử dụng 
Nội dung chi Lớn nhất Trung bình 
Đời sống nhà cửa 100000000.00 13610736.84 
Sản xuất nông nghiệp 150000000.00 4894736.84 
Nuôi trồng đánh bắt 200000000.00 20673684.21 
Kinh doanh 70000000.00 2915789.47 
Giáo dục, y tế 65000000.00 2589052.63 
Tín dụng 25000000.00 263157.89 
Tiêu dùng khác 300000000.00 19493473.68 
Khác 225000000.00 9694736.842 
Tổng đền bù 350000000.00 74135368.42 
Nguồn: Kết quả khảo sát của Đề tài 2019-2020. 
Hình 2. Hiện trạng sử dụng tiền bồi thường của các hộ gia đình (Đơn vị tính: %) 
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả. 
KHÚC THỊ THANH VÂN – SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG 
10 
Có 11 hộ gia đình dùng tiền bồi 
thường đầu tư vào sản xuất nông 
nghiệp nói chung, đây chủ yếu là các 
hộ gia đình có trồng cây và nuôi con 
giống trên đất liền. Cụ thể, có 2 hộ 
mua công cụ sản xuất, 1 hộ cải tạo 
ruộng đất, 9 hộ mua nguyên liệu đầu 
vào cho sản xuất nông nghiệp. Trong 
đó có 4 hộ dùng toàn bộ số tiền bồi 
thường chi cho sản xuất nông nghiệp. 
Tuy nhiên, có trường hợp hộ đầu tư 
nhưng thiếu kinh nghiệm nên không 
hiệu quả. 
“Thời gian nuôi heo có nuôi gà nhưng 
hiệu quả thấp vì giống gà chọi lợi 
nhuận cao. Gia đình có chăn nuôi gà 
quy mô 300-500 con. Chi cục thú y hỗ 
trợ thuốc, khảo sát và giúp đỡ về y tế. 
Nhưng giống gà khó tính nên thành ra 
lúc bị dịch là cứ lây lan chết hết. Mình 
cũng thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật. 
Chuồng trại cũng không đảm bảo và 
khá xa với y tế (thú y). Nên cũng có 
khắc phục được nhưng lợi nhuận 
không cao Giờ chăn nuôi heo cũng 
thất bại. Không phải là không có kinh 
nghiệm nhưng dịch bệch nó cứ lăn ra 
chết” (PVS, nữ, 45 tuổi, thị trấn Cửa 
Việt). 
Trong khi đó, mô hình nuôi gà gia tăng 
với quy mô nhỏ có hiệu quả và ít rủi ro 
hơn. Thảo luận nhóm người dân cho 
biết: “Có lớp học chuyển đổi nghề 
nghiệp nuôi gà và trồng rau với 17 hội 
viên. Mỗi khu phố 1 lớp. Có nhiều gia 
đình về nuôi gà, xây chuồng trại có 
hiệu quả. Chủ yếu là các mô hình thí 
điểm” (TLN người dân, thị trấn Cửa 
Việt). 
c) Đầu tư vào các hoạt động sinh kế 
khác 
Trong địa bàn nghiên cứu có xu 
hướng chuyển lao động xuất khẩu. 
Đây là hướng chuyển dịch sinh kế 
được hỗ trợ bởi chính quyền địa 
phương. Tuy nhiên, phần lớn người 
dân tự vay tiền cho người trong gia 
đình đi xuất khẩu lao động. Chính 
sách hỗ trợ sau đó còn nhiều phức tạp 
khiến cho nhiều hộ gia đình không làm 
đủ hồ sơ nhận tiền hỗ trợ. 
“Bên Sở Lao động, Thương binh và Xã 
hội chỉ góp phần hỗ trợ tạo việc làm và 
xuất khẩu lao động. Hỗ trợ việc làm thì 
chủ yếu tư vấn miễn phí, đối thoại, mời 
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 
vào. Ngày 14/7/2016 tổ chức cuộc đối 
thoại lớn mời 10 doanh nghiệp với 120 
lao động: họ cần cái gì, doanh nghiệp 
vướng mắc cái gì để Sở tháo gỡ. Đối 
thoại được tổ chức 2 năm một lần, đặc 
biệt chú trọng đến lao động vùng biển” 
(PVS, cán bộ Sở Lao động, Thương 
binh và Xã hội). 
“Gia đình vay khoảng 200-250 triệu, 
và còn tiền đi học, đi khám sức khỏe 
cho con đi Hàn. Con mới đi được 2 
tháng, trước kia thì vào Sài Gòn lao 
động” (PVS, nữ, 44 tuổi, xã Triệu An). 
Mặc dù lao động xuất khẩu đem lại 
một khoản thu nhập tốt cho gia đình 
nhưng có những trường hợp không đủ 
trang trải cho những nợ nần của hộ 
gia đình. 
“Gia đình có con đi xuất khẩu. Năm 
đầu thì thấp, giờ được 20 triệu. Năm 
đầu là 10 triệu. Hiện trả hết tiền vay để 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (268) 2020 
11 
đi thôi. Còn nợ khác của gia đình thì 
không trả được” (PVS, nam, 45 tuổi, 
thị trấn Cửa Việt). 
Qua khảo sát cho thấy tiền bồi thường 
không cải thiện được nhiều đời sống 
và sản xuất. Số hộ đánh giá tiền bồi 
thường có hiệu quả đối với các 
chuyển đối của gia đình họ chỉ chiếm 
dưới 10% tổng số hộ khảo sát. Ý 
nghĩa lớn nhất của tiền bồi thường là 
giúp đỡ cải thiện dinh dưỡng gia đình 
(38,9% đồng tình); điều này phù hợp 
với việc phần lớn số hộ trả lời họ có 
sử dụng tiền bồi thường cho sinh hoạt 
hàng ngày. Ngoài ra, đối với các hộ có 
tàu cá, số tiền lượng bồi thường cũng 
giúp họ một phần chi phí để cải thiện 
tư liệu sản xuất. 
Như vậy, khoản tiền bồi thường đã hỗ 
trợ người dân vượt qua giai đoạn khó 
khăn nên chỉ giúp cải thiện đời sống 
của người dân trong một thời gian 
nhất định. 
4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN 
NGHỊ 
4.1. Nhận xét 
Từ năm 2017 đến năm 2018 sinh kế 
của người dân bị ảnh hưởng từ sự cố 
môi trường biển Formosa 
có sự thay đổi theo một số 
hướng sau: 
(1) Chuyển dịch sinh kế 
biển sang các loại hình 
khác mạnh mẽ nhất ở năm 
2016 cho đến giữa năm 
2017, từ năm 2017 diễn 
biến xu hướng quay trở lại 
nguồn sinh kế như trước 
kia. Ngay sau sự cố môi 
trường biển, mọi hoạt 
động sinh kế liên quan đến 
biển gần như tạm dừng, 
các tàu đánh bắt xa bờ 
vẫn hoạt động khai thác 
nhưng tiêu thụ gặp khó 
khăn; thậm chí hải sản đã 
qua chế biến trong các kho 
đông lạnh, cơ sở nước 
mắm, lò hấp đều không 
tiêu thụ được. Ảnh hưởng 
nặng nề, nghiêm trọng này 
khiến nhiều người dân có 
sinh kế liên quan trực tiếp 
Bảng 6. Nhận định về tác động của việc sử dụng tiền 
bồi thường của người trả lời 
Ảnh hưởng của việc sử dụng tiền bồi thường Ý kiến 
Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật 5 
Nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc 3 
Cải thiện dinh dưỡng gia đình 37 
Cải thiện tình trạng sức khỏe 4 
Tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển đổi nghề 10 
Mở rộng cơ hội tìm việc làm 3 
Không cải thiện gì 47 
Mở rộng diện tích đất canh tác 1 
Mở rộng diện tích đất nuôi trồng thủy sản 7 
Mở rộng diện tích đất làm muối 0 
Không giúp gì 85 
Nâng cao chất lượng tàu, thuyền đánh bắt 13 
Nâng cao chất lượng các dụng cụ đánh bắt 9 
Tăng số lượng tàu thuyền đánh bắt 1 
Tăng số lượng dụng cụ đánh bắt 7 
Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản 5 
Không giúp gì 66 
Tăng thu nhập từ lãi suất tiền gửi ngân hàng 1 
Tăng thu nhập từ lãi suất cho vay tiền 0 
Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng 1 
Không giúp gì 86 
KHÚC THỊ THANH VÂN – SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG 
12 
và gián tiếp đến biển chuyển hướng 
sang làm nghề khác như phụ hồ, lái xe 
và di cư sang địa phương khác trong 
địa bàn tỉnh để lao động. 
(2) Lao động trong nghề biển có xu 
hướng chuyển dịch từ đánh bắt xa bờ 
sang đánh bắt gần bờ và trung bờ do 
lao động trên tàu xa bờ không thỏa 
mãn với chính sách bồi thường và còn 
tâm lý lo sợ vào những sự cố bất 
thường nên chuyển hướng khai thác 
ven bờ, với tâm lý nếu còn sự cố cũng 
nhận được khoản đền bù lớn hơn. 
(3) Chuyển dịch lao động trẻ sang 
hướng đi xuất khẩu lao động, xu 
hướng này diễn ra mạnh mẽ cho đến 
cuối năm 2019 do những hộ có lao 
động xuất khẩu có kinh tế khá giả hơn 
hẳn so với người lao động tại địa 
phương. Xu hướng lao động chuyển 
hướng đi lao động ở nước ngoài gia 
tăng hơn khi xảy ra sự cố môi trường 
biển. Điều này cũng là một phần của 
chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế 
của chính quyền. 
(4) Một số các chuyển dịch khác cũng 
có xảy ra nhưng không phải là diễn 
biến điển hình. Các chuyển dịch này 
theo hướng chuyển sang một số nghề 
thời vụ khác (phụ hồ, lái xe...) hoặc 
chuyển đổi sang mô hình xây nhà nuôi 
yến, nuôi heo. 
4.2. Khuyến nghị 
Trên cơ sở phân tích và đánh giá, 
chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị 
sau: 
Một là, các chính sách hỗ trợ chuyển 
đổi sinh kế và đào tạo nghề khác giúp 
ích cho người dân bị ảnh hưởng trong 
việc chuyển đổi sinh kế tạm thời. Các 
chính sách chi trả bồi thường còn 
những điểm hạn chế, người dân 
không hài lòng với mức chi trả cho lao 
động thuyền xa bờ thấp so với thuyền 
gần bờ, khó khăn trong thủ tục và giấy 
tờ nhận tiền hỗ trợ cho lao động đi 
xuất khẩu lao động... Do đó cần bổ 
sung, củng cố khung pháp lý trong 
việc lượng giá các thiệt hại về mặt 
sinh kế khi xảy ra sự cố môi trường 
biển. Làm rõ hơn một số vấn đề liên 
quan đến tác động gián tiếp của tàu xa 
bờ, phương thức chi trả cho người lao 
động trên tàu xa bờ. 
Hai là, các định hướng xây dựng các 
hoạt động sinh kế cho cộng đồng bị 
ảnh hưởng trong thời gian tới. Tiền bồi 
thường trực tiếp tại các hộ gia đình 
không hỗ trợ nhiều cho việc hộ chuyển 
đổi sinh kế, trong khi đó các đề án 
Chuyển đổi sinh kế và việc làm và hỗ 
trợ xuất khẩu có nhiều giá trị hơn đối 
với người dân bị ảnh hưởng. Tuy 
nhiên, các sự cố môi trường không 
phải là hiện tượng xảy ra với tần xuất 
thường xuyên. Hơn nữa việc khai thác 
biển là một loại hình sinh kế tất yếu 
của đời sống ven biển. Do đó, các hỗ 
trợ cho các hoạt động sinh kế của 
cộng đồng bị ảnh hưởng cũng nên là 
các chuyển hướng tạm thời trong thời 
gian có tác động của sự cố. Đi kèm 
với đó và các hỗ trợ phục hồi sinh kế 
địa phương sau sự cố môi trường. 
Thiếu các hỗ trợ phục hồi sinh kế 
khiến người lao động chuyển dịch 
sang ngành khác dẫn đến thiếu lao 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (268) 2020 
13 
động cho nghề đánh bắt hải sản là 
một thực tế rất đáng lưu tâm tại các 
địa bàn nghiên cứu. Trong khi đó, khai 
thác xa bờ không chỉ có ý nghĩa về 
mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa lớn về 
mặt chính trị trên vùng biển Việt Nam. 
Ba là, chính sách bồi thường phù hợp 
với phát triển sinh kế cho các hộ bị 
ảnh hưởng. Cần tăng giá trị tiền đền 
bù để ít nhất đáp ứng được nhu cầu 
dinh dưỡng của hộ gia đình, sau đó 
mới có thể tính đến việc tạo ra sinh kế 
mới phù hợp với người dân. 
Bốn là, thực hiện tốt Chỉ thị số 25/CT-
CP ngày 31/8/2016 về một số nhiệm 
vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi 
trường. Sự cố môi trường Formosa 
cho thấy sự yếu kém của các cấp 
chính quyền trong việc thực hiện Chỉ 
thị số 25/CT-CP ngày 31/8/2016 về 
một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách 
bảo vệ môi trường. Nguyên nhân 
chính là sự yếu kém trong việc quản 
lý, thanh tra, giám sát việc thực hiện 
trách nhiệm xử lý chất thải của doanh 
nghiệp. Do đó, để thực hiện tốt hơn 
chỉ thị của Chính phủ cần tập trung 
vào một số hướng như: 
- Tăng cường hiệu quả của công tác 
thanh tra, giám sát về tiêu chuẩn chất 
lượng nước thải của các doanh 
nghiệp. Tăng cường cơ chế xử lý theo 
pháp luật đối với cơ quan quản lý nhà 
nước khi để xảy ra sự cố mà không 
phát hiện kịp thời. Tăng hình thức phạt 
đối với cá nhân/tổ chức có hành vi xả 
thải gây tác động nghiêm trọng đến 
môi trường. 
- Sử dụng cơ chế giám sát của cộng 
đồng và các tổ chức chính trị xã hội 
ngoài các cơ quan nhà nước có trách 
nhiệm chính trong giám sát. Có thể 
dùng cơ chế thưởng đối với cá nhân, 
cộng đồng tố cáo các hành vi xả thải 
gây hại cho môi trường xung quanh. 
Ứng dụng công nghệ thông tin và 
cổng thông tin, số điện thoại đường 
dây nóng tố cáo vi phạm về môi trường. 
- Khi diễn ra sự cố cần nhanh chóng 
có sự phối hợp kịp thời giữa các bên, 
đánh giá tác động môi trường có biện 
pháp xử lý vi phạm nhanh chóng.  
CHÚ THÍCH 
Bài viết là sản phẩm của đề tài “Đánh giá ảnh hưởng sử dụng tiền bồi thường đối với sinh 
kế của người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tỉnh miền Trung” do tác giả làm 
chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt 
Nam chủ trì. 
(1)
 Đề tài khảo sát 4 tỉnh, trong đó Hà Tĩnh và Quảng Bình đã khảo sát tháng 9/2019, tỉnh 
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế khảo sát vào tháng 1/2020. 
(2) 
Tỷ lệ phụ thuộc (được tính bằng số người ngoài độ tuổi lao động chia cho số người trong 
độ tuổi lao động: 15-55 tuổi đối với nữ và 15-60 tuổi đối với nam) của năm 2018 là 0,69, cao 
hơn năm 2016 là 0,64, một phần là do tuổi thọ của người dân ngày càng tăng lên (theo 
KSMS cơ cấu nhân khẩu theo nhóm tuổi từ 60 trở lên năm 2016 là 13,3%, đến năm 2018 
tăng lên 14,8%). Tỷ lệ phụ thuộc của nhóm hộ nghèo nhất cao hơn 1,8 lần so với nhóm hộ 
KHÚC THỊ THANH VÂN – SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG 
14 
giàu nhất. Tỷ lệ phụ thuộc cũng cao hơn ở các hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn so với 
thành thị (Tổng cục Thống kê, 2019a: 12-13). 
(3) 
Nguồn thu nhập lớn nhất = nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn 
thu. Không phải là nguồn thu nhập chính số 1, 2, hay 3 mà đã được mã hóa thành biến mới 
dựa trên các biến trên. 
(4) 
Khoản 2 Điều 1, khoản 1 Điều 2 của Quyết định 772/QĐ-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ 
tướng Chỉnh phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, 
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị. 2017. Báo cáo số 85/BC-
SNN ngày 12/5/2017. 
2. Tổng cục Thống kê. 2019a. Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018. 
Hà Nội: Nxb. Thống kê. 
3. Tổng cục Thống kê. 2019b. Thông cáo báo chí kết quả tổng Điều tra dân số và nhà ở 
Việt Nam năm 2019. https://www.gso.gov.vn/su-kien/2019/12/thong-cao-bao-chi-ket-
qua-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019/, truy cậpngày 30/9/2020. 
4. Thủ tướng Chính phủ. 2009. Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách 
hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do 
thiên tai, dịch bệnh. Hà Nội. 
5. Thủ tướng Chính phủ. 2012. Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ 
sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg. Hà Nội. 
6. Thủ tướng Chính phủ. 2016. Quyết định số 772/QĐ-TTG về hỗ trợ khẩn cấp cho 
người dân tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh 
hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường. Hà Nội. 
7. Thủ tướng Chính phủ. 2016. Quyết định số 1138/QĐ-TTG ngày 25/06/2016 về sửa 
đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng 
Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị 
và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường. Hà Nội. 
8. Thủ tướng Chính phủ. 2016. Chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo 
vệ môi trường. Hà Nội. 
9. Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Quảng Trị. 2017. Đề án 2285/ĐA-UBND ngày 30/5/2017. 

File đính kèm:

  • pdfsinh_ke_cua_nguoi_dan_bi_anh_huong_boi_su_co_moi_truong_bien.pdf