Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Thực hành, thực tập đóng vai trò quan trọng với sinh viên nói chung, sinh viên

ngành Công tác xã hội nói riêng trong suốt quá trình học tập và rèn luyện kĩ năng nghề

nghiệp. Bài viết đề cập quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công

tác xã hội của trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đồng thời, đề xuất một số kiến nghị nhằm

nâng cao chất lượng của hoạt động này

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 1

Trang 1

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 2

Trang 2

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 3

Trang 3

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 4

Trang 4

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 5

Trang 5

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 6

Trang 6

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 7

Trang 7

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 8

Trang 8

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 5860
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Quy trình tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
được mạng lưới đối tác với các Trung 
tâm, các cơ sở hoạt động về công tác xã hội ở khắp các tỉnh thành. Các cơ sở thực hành 
công tác xã hội đã dần chủ động tiếp nhận sinh viên thực tập, tuy nhiên khối lượng công 
việc và các trách nhiệm của giảng viên thực hành vẫn còn rất nặng nề, từ xây dựng chương 
trình, liên hệ cơ sở đến hướng dẫn, giám sát, đánh giá sinh viên... Đây là công việc đặc biệt 
quan trọng đối với giảng viên thực hành và bộ môn, nó quyết định đến sự thành công của 
đợt thực hành và chất lượng tay nghề của sinh viên. Nắm bắt được thực tế đó, nhà trường 
và khoa chúng tôi cũng đã có những chiến lược phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh 
viên trong quá trình thực hành. Quy trình thực hành tại cơ sở bao gồm các bước sau: 
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thực hành, thực tập 
Mục tiêu của hoạt động thực hành công tác xã hội hướng đến đó là sinh viên có khả 
năng tổng hợp, đánh giá giữa lí thuyết công tác xã hội với thực tiễn, từ thực tiễn giúp sinh 
viên phân tích và vận dụng phù hợp những lí thuyết đã học để thực hành. Do vậy, sinh viên 
có thể phân tích được các nguyên tắc hành động, quy chuẩn đạo đức của nghề công tác xã 
hội và các phẩm chất năng lực cần có của nhân viên công tác xã hội. Qua trải nghiệm, sinh 
viên có khả năng ứng dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế tại cơ sở thực 
hành. Trong quá trình này, sinh viên có khả năng vận dụng được các lí thuyết về cá nhân, 
nhóm, tổ chức và phát triển cộng động đã học để tổ chức các hoạt động thực hành tại cơ 
sở; vận dụng được các kĩ năng quan sát, điều phối, tham vấn, kĩ năng nhận diện vấn đề, lên 
kế hoạch giải quyết vấn đề với thân chủ. Thêm nữa, sinh viên có khả năng vận dụng các 
triết lí, quy điều đạo đức, các lí thuyết tiếp cận vào quá trình nghiên cứu và thực hành nghề 
nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên tự tin, nghiêm túc trong quá trình thực hành theo các 
nguyên tắc và quy trình công tác xã hội tại các cơ sở thực hành; say mê nghiên cứu về lĩnh 
vực công tác xã hội và muốn gắn bó với nghề công tác xã hội. 
176 TRNG I HC TH  H NI 
Dựa vào mục tiêu của đợt thực tập, khoa chúng tôi tiến hành xây dựng hồ sơ thực tập 
phù hợp với từng năm. Trong đó, hồ sơ bao gồm: mục đích, yêu cầu, nội dung, kế hoạch 
thực tập cụ thể của từng ngày, từng tuần; văn bản hướng dẫn cách đánh giá kết quả thực 
tập; tiêu chí khen thưởng, kỉ luật; các mẫu văn bản, báo cáo sinh viên phải nộp về khoa 
cuối mỗi đợt thực tập. 
Bước 2: Liên hệ thực tập 
Ngay từ năm thứ nhất, chúng tôi đã đưa sinh viên xuống các cơ sở thực tập với tư cách 
là tình nguyện viên để các em sớm hình dung ra công việc cụ thể của nghề công tác xã hội 
và giúp các em sớm có định hướng trong học tập. 
Chương trình thực hành công tác xã hội của sinh viên hệ cao đẳng chính quy ngành 
công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội được thực hiện theo cách thức tập trung 
(4 tuần, học kì 4; 9 tuần, học kì 6) vào ngay sau khi nghỉ Tết Âm lịch. 
Ngay từ khi thành lập mã ngành, dựa trên tình hình và điều kiện thực tế của nhà 
trường và sinh viên, đơn vị chúng tôi đã phân công các giảng viên hướng dẫn thực hành và 
sinh viên chủ động tìm hiểu, liên hệ với các cơ sở thực tập – nơi có các kiểm huấn viên đã 
được đào tạo bài bản về chuyên ngành công tác xã hội. Với sinh viên năm thứ 2 – thực tập 
về công tác xã hội cá nhân, đó là các cơ sở như Trung tâm bảo trợ xã hội I, Làng Hữu nghị 
Việt Nam, Trung tâm Hy Vọng, Trường mầm non Ánh Sao Mai, Trung tâm Phúc Tuệ, làng 
trẻ Birla, Trung tâm nhân đạo Hoà Bình, trường dạy trẻ khiếm thính Nhân Chính... Với 
năm thứ 3 – thực tập về CTXH nhóm và phát triển cộng đồng là UBND các phường trên 
địa bàn thành phố Hà Nội như: UBND phường Liễu Giai, Nghĩa Đô, Quan Hoa, Long 
Biên... Chúng tôi đã chủ động liên hệ trước Tết âm lịch ít nhất 1 tháng và xây dựng cam 
kết với cơ sở để đảm bảo đợt thực hành diễn ra đúng tiến độ và hiệu quả. Từ đó, đưa ra các 
đánh giá về tính chuyên nghiệp của cơ sở và dần hình thành mạng lưới hỗ trợ thực hành; 
thống nhất cơ chế hợp tác, kiểm tra, giám sát để từng bước nâng cao hiệu quả thực hành, 
thực tập của sinh viên nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội 
nói chung. 
Bước 3: Tổ chức hướng dẫn chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp 
Trước khi dẫn đoàn xuống các cơ sở thực hành, giảng viên trưởng đoàn sẽ chủ động 
họp đoàn để triển khai các nội dung như: mục đích, yêu cầu, nội dung, địa điểm, thời gian, 
hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch thực tập cá nhân, viết báo cáo, nhật kí thực tập... Mỗi 
sinh viên sẽ được phát một cuốn Hồ sơ thực tập với đầy đủ các nội dung cần thiết trong 
quá trình thực tập. 
Đơn vị chúng tôi chia mỗi lớp sinh viên thành các nhóm thực tập, mỗi nhóm gồm 6 − 
8 sinh viên, mỗi nhóm thực tập này sẽ có một giảng viên phụ trách chính làm trưởng nhóm 
và nhóm phó là một sinh viên. Trưởng nhóm tổ chức họp riêng nhóm mình phụ trách và 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 177 
phổ biến nội quy, yêu cầu cụ thể của cơ sở thực tập, mô tả khái quát về địa điểm để sinh 
viên nắm được tình hình, tính chất, đặc thù của đơn vị thực tập và xây dựng kế hoạch thực 
tập cá nhân cho phù hợp. 
Bước 4: Tổ chức hỗ trợ và giám sát thực tập 
Trong quá trình sinh viên thực hành, các trưởng nhóm xuống các cơ sở thực tập từ 2 – 
3 lần/tuần để kiểm tra, đánh giá cũng như hướng dẫn, hỗ trợ thực hành các kĩ năng cho 
sinh viên. Thêm nữa, thông qua các kiểm huấn viên − người hướng dẫn sinh viên thực 
hành nghề tại cơ sở, giảng viên có thể điều chỉnh kế hoạch thực tập, hỗ trợ kịp thời trong 
những trường hợp cụ thể. 
Bên cạnh đó, khoa chúng tôi cũng thành lập các đoàn kiểm tra để rà soát, nắm bắt tình 
hình thực tập của từng nhóm; từ đó có những động viên, khuyến khích cũng như kịp thời 
rút kinh nghiệm cho sinh viên của mình nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng nghề 
nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội. 
Trong quá trình thực hành, mỗi sinh viên phải ghi nhật kí thực hành hàng ngày nhằm 
phản ánh đầy đủ các hoạt động thực hành của mình. 
Bước 5: Tổ chức báo cáo kết quả thực tập 
Kết thúc đợt thực tập, mỗi sinh viên phải nộp một báo cáo thực tập cá nhân. Báo cáo 
thực tập phải được thực hiện theo đúng các yêu cầu và hình thức quy định. Nội dung báo 
cáo phải đảm bảo các yêu cầu: Thể hiện được các hoạt động sinh viên đã thực hiện tại cơ 
sở thực hành; thể hiện các kết quả đạt được trong quá trình thực hành; phản ánh được 
những lí luận, phân tích, suy nghĩ của sinh viên trong suốt quá trình thực hành. 
Báo cáo kết quả thực tập được tổ chức thực hiện tại đơn vị vào cuối đợt thực hành. 
Sinh viên trực tiếp báo cáo những việc mình đã, chưa làm được, bài học kinh nghiệm mà 
các em tích luỹ được trong quá trình thực hành tại cơ sở với sự tham gia của các kiểm huấn 
viên, cán bộ cơ sở, giảng viên trưởng nhóm và sinh viên. Từ đó, các cán bộ cơ sở nhận xét, 
đánh giá, giải đáp những thắc mắc của sinh viên vào buổi tổng kết đợt thực tập. Sau khi 
hoàn thành đợt thực tập, sinh viên tổ chức buổi tổng kết tại lớp và hoàn thành hồ sơ thực 
tập, nộp các báo cáo cho trưởng đoàn thực tập. 
Bước 6: Đánh giá kết quả 
Khoa chúng tôi tổ chức chấm báo cáo thực hành qua 2 hình thức: chấm điểm từng báo 
cáo và vấn đáp nhóm thực tập theo biểu điểm và các tiêu chí đã công bố trước đợt thực hành. 
Bước 7: Tổng kết thực tập, đánh giá, rút kinh nghiệm. 
Đơn vị chúng tôi phân công các giảng viên là trưởng đoàn thực tập báo cáo kết quả 
của nhóm mình phụ trách. Đây cũng là một hoạt động được đơn vị chúng tôi hết sức lưu ý 
bởi qua đây các giảng viên hướng dẫn thực hành có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong quá 
178 TRNG I HC TH  H NI 
trình thực hành cùng sinh viên, từ đó các em học hỏi thêm nhiều bài học quý báu từ các 
nhóm bạn, tự trau dồi các kĩ năng nghề nghiệp cho bản thân. 
Bên cạnh đó, việc khen thưởng cũng được khoa chúng tôi chú trọng để ghi nhận, biểu 
dương, khuyến khích, động viên các cá nhân có thành tích tốt trong đợt thực hành. Các cá 
nhân xuất sắc ngoài việc được Nhà trường ghi nhận bằng các giấy khen còn được khoa 
khen thưởng bằng hiện vật. Đó cũng là động lực để các em cố gắng hơn trong các lần thực 
tập tiếp theo và làm gương cho các em khoá dưới phấn đấu. 
2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai hoạt động thực hành, thực tập 
2.3.1. Thuận lợi 
Về phía nhà trường: Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, đã có 
những đổi mới trong việc sắp xếp chương trình, thời khoá biểu dành nhiều thời gian cho 
sinh viên thực hành, thực tập. Bên cạnh đó, nhà trường còn hỗ trợ thực hiện kế hoạch, cấp 
giấy giới thiệu, ban hành các văn bản pháp lí phục vụ công tác thực tập. 
Về phía khoa đào tạo: Ban chủ nhiệm khoa, các bộ môn đã rất nỗ lực trong việc triển 
khai và thực hiện kế hoạch thực tập, nâng cao chất lượng thực tập cho sinh viên. Ban chỉ 
đạo thực tập của khoa giám sát chặt chẽ công tác thực tập, luôn đồng hành cùng với các 
giảng viên hướng dẫn thực hành để có những biện pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời, hiệu 
quả. Qua trao đổi với lãnh đạo của cơ sở thực tập, của nhà trường, khoa tiếp thu các ý kiến 
và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng thực tập qua từng năm. 
Về phía các giảng viên hướng dẫn thực hành: Các giảng viên tham gia hướng dẫn thực 
tập là những người có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết, tinh thần 
trách nhiệm cao. Họ thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, giám sát, tổ chức các buổi trao 
đổi, lượng giá, rút kinh nghiệm cho sinh viên qua từng tuần thực tập. Trên cơ sở đó, giảng 
viên có thể đánh giá được năng lực thực tế của sinh viên, cũng như tự rút kinh nghiệm cho 
bản thân để tự điều chỉnh, bổ sung trong những tiết dạy lí luận, phương pháp gắn với thực 
tiễn hơn nữa. 
2.3.2. Khó khăn 
Trên thực tế, trong công tác triển khai, hướng dẫn thực hành, vẫn còn tồn tại một số 
hạn chế làm giảm hiệu quả thực hành của sinh viên. 
Một là, đội ngũ kiểm huấn viên còn thiếu và yếu, chưa được đào tạo chuyên sâu về 
công tác xã hội và hoạt động thực hành nên chưa đảm nhận tốt vai trò hướng dẫn sinh viên. 
Hai là, tính chủ động và sáng tạo trong sinh viên trong quá trình lập kế hoạch, đi thực 
hành chưa cao. Xuất phát từ thực tế đó, khoa và các giảng viên, một mặt bồi dưỡng, nâng 
cao tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề cho sinh viên năm nhất qua các trải nghiệm tham 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 179 
quan thực tế một số cơ sở thực tập; mặt khác, đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn 
sinh viên lập kế hoạch qua các tình huống giả định trong một số học phần để nâng cao tính 
chủ động cho các em. 
Ba là, việc cam kết hợp tác giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành hầu hết còn dựa trên 
cơ sở tinh thần là những lời hứa bằng miệng nên đôi khi làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực 
tập của sinh viên. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, khoa đã đề xuất với nhà 
trường tổ chức hội nghị trao đổi với lãnh đạo các cơ sở thực tập, kí cam kết hợp tác để 
nâng cao chất lượng thực hành cho sinh viên. 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Thực hành, thực tập có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với 
cả sự nghiệp của sinh viên sau này. Nó giúp sinh viên được tiếp cận với nghề nghiệp mà 
sinh viên đã lựa chọn khi bước chân vào trường đại học. Các hoạt động thực tiễn thêm một 
lần nữa giúp sinh viên hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào sau khi ra trường và 
có những điều chỉnh kịp thời, cùng với chiến lược rèn luyện phù hợp hơn. Để chất lượng 
thực hành, thực tập mang lại hiệu quả thiết thực cho sinh viên, giảng viên, đơn vị đào tạo, 
cơ sở thực hành thì việc xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập cũng là nhiệm vụ 
cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được yêu cầu thực tiễn đó, khoa Tâm lí – 
Giáo dục, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực xây dựng được một mạng lưới thực 
hành, thực tập công tác xã hội cho sinh viên mà ở đó sinh viên, giảng viên hướng dẫn thực 
hành, cơ sở đào tạo, cơ sở thực tập có sự gắn kết chặt chẽ, sự trao đổi qua lại lẫn nhau,... để 
chất lượng tay nghề của sinh viên ngày một tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội 
đặt ra. 
Bên cạnh những nỗ lực của cơ sở đào tạo, cơ sở thực tập để nâng cao chất lượng thực 
hành, đặc biệt là trong thực hành công tác xã hội với trẻ em thì sự nhiệt thành, dám dấn 
thân của sinh viên cũng là một yếu tố không thể thiếu. Vì vậy, mỗi sinh viên ngay từ khi 
còn ngồi trên ghế nhà trường cần trang bị cho mình những kiến thức vững vàng về nghề, 
long yêu nghề, sự dấn thân, trau dồi các kĩ năng mềm thông qua thực hành, thực tập và 
tham gia các hoạt động xã hội, dự án phát triển cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã 
hội về một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. 
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp cho sinh 
viên đào tạo chính quy, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: 
Một là, đào tạo kiểm huấn viên là giải pháp vô cùng quan trọng cần được quan tâm 
giải quyết ngay nhằm thúc đẩy công tác tổ chức thực hành cho sinh viên tại cơ sở ngày một 
chuyên nghiệp và có hiệu quả. Vì vậy, cần có sự liên kết đào tạo đội ngũ kiểm huấn viên 
cơ sở thông qua các hình thức như tập huấn, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm. 
180 TRNG I HC TH  H NI 
Hai là, sinh viên cần phải chủ động, sáng tạo hơn nữa trong quá trình lập kế hoạch, đi 
thực hành trên cơ sở nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của thực hành, thực tập, lòng 
say mê, yêu nghề và sự giám sát chặt chẽ của các giảng viên hướng dẫn thực hành, các 
kiểm huấn viên. 
Ba là, cần phải chủ động liên hệ, mở rộng mạng lưới các cơ sở thực hành trên tinh 
thần hợp tác hai bên cùng có lợi. Xây dựng cam kết hợp tác trong đào tạo giữa cơ sở xã hội 
và trường đại học bằng văn bản có tính pháp lí trên cơ sở tính toán thù lao hợp lí cho đội 
ngũ kiểm huấn viên tại cơ sở. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự kết hợp giám sát, kiểm tra 
giữa kiểm huấn viên cơ sở và kiểm huấn viên tại trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Trọng Đàm, Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và giải pháp đổi 
mới giai đoạn tới, 
phap-doi-moi-giai-doan-toi_t221c151n1540tn.aspx, truy cập ngày 19/06/2016. 
2. Mai Tuyết Hạnh (2010), "Một số kinh nghiệm triển khai thực hành CTXH tại trường Đại học 
KHXH&NV", Kỉ yếu hội thảo xây dựng mạng lưới thực hành công tác xã hội các trường đại 
học tại Việt Nam, Đại học Lao động xã hội. 
3. Trần Đình Tuấn (2009), Công tác xã hội – Lí thuyết và thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
THE PROCESS OF ORGANIZATION ON PRACTICING AND 
INTERNSHIP FOR SOCIAL MAJOR’S STUDENTS AT HA NOI 
METROPOLITAN UNIVERSITY 
Abstract: Practicing and internship play important roles for students in general, students 
of social work major in particular during the process of learning and training. The 
article mentions to the process of practicing organization for students of social work 
major at Hanoi Metropolitan University, as well proposes recommendations to improve 
the quality of this activity. 
Keywords: social work, social work practice. 

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_to_chuc_thuc_hanh_thuc_tap_cho_sinh_vien_nganh_con.pdf