Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967)

Quốc gia Nông tín cuộc là tổ chức nông tín công duy nhất tại Việt Nam Cộng

hòa từ năm 1957 đến đầu năm 1967. Những năm 1960, Quốc gia Nông tín cuộc

không thu hồi được nợ nên phải cải tổ thành Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp.

Thất bại của Quốc gia Nông tín cuộc là do mô hình tổ chức phức tạp, vừa đóng

vai cơ quan quản lý nhà nước vừa “kinh doanh” tín dụng, lệ thuộc nhiều vào các

tầng nấc chính quyền trong hoạt động.

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 1

Trang 1

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 2

Trang 2

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 3

Trang 3

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 4

Trang 4

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 5

Trang 5

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 6

Trang 6

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 7

Trang 7

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 8

Trang 8

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 9

Trang 9

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 4900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967)

Quốc gia nông tín cuộc và việc cung cấp tín dụng nông nghiệp (1957-1967)
 tác xã 
không thể tồn tại vì có sự “lạm dụng 
của Ban Quản trị Hợp tác xã” (Nguyễn 
Văn Ngôn, 1972: 263). Nhận thấy sự 
không hiệu quả trong chính sách nông 
tín ƣu đãi hợp tác xã, ngày 22/9/1965 
chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban 
hành Sắc lệnh số 192/QGNTC, trong 
đó Điều 26 cho phép nông tín phát 
vay theo 3 thể thức: nông tín thông 
thƣờng, nông tín đặc biệt và nông tín 
hƣớng dẫn, chấm dứt vai trò các hợp 
tác xã làm trung gian tín dụng nông 
nghiệp (Nguyễn Văn Út, 1971: 60). 
Bảng 3. Hoạt động cho vay của Quốc gia Nông tín cuộc phân theo loại hình 
Năm 
Nông tín trực tiếp Nông tín gián tiếp Tổng cộng 
(đồng) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) 
1957 
1958 
1959 
1960 
1961 
1962 
1963 
1964 
149.155.691 
562.106.643 
718.698.801 
632.543.188 
290.518.311 
492.489.465 
329.484.493 
236.691.001 
74 
86 
80 
70 
80 
88 
67 
65 
53.387.304 
89.349.197 
170.905.135 
276.688.338 
72.571.717 
66.659.100 
165.496.931 
125.110.249 
26 
14 
20 
30 
20 
12 
33 
35 
202.542.995 
651.455.840 
889.603.936 
909.231.526 
363.090.028 
559.184.565 
494.954.474 
361.801.250 
Nguồn: Nguyễn Văn Út, 1971: 60. 
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG YẾN – QUỐC GIA NÔNG TÍN CUỘC VÀ VIỆC 
61 
3.2. Hiệu quả hoạt động 
Hoạt động của Quốc gia Nông tín 
cuộc từ 1957 đến 1960 đã góp phần 
giúp kinh tế nông nghiệp tăng trƣởng 
không những giá trị tổng sản lƣợng 
của nông - lâm - ngƣ nghiệp tăng mà 
tỷ trọng trong tổng sản lƣợng quốc gia 
đã gia tăng từ 27% năm 1956 lên 
34,6% vào năm 1960 (Lê Khoa, 1979: 
117-118). Sản lƣợng lúa (thóc) từ 
3.412 ngàn tấn năm 1956 tăng lên 
4.955 ngàn tấn vào năm 1960 (Trần 
Văn Thọ, 2000: 247). Tuy nhiên, càng 
về sau hoạt động của Quốc gia Nông 
tín cuộc càng kém hiệu quả, do cơ 
cấu tổ chức nhiều lần thay đổi, chịu 
sự chi phối của nhiều tầng nấc chính 
quyền. Điều này dẫn đến tình trạng 
“tham nhũng” ở cấp cao và “biển thủ” 
của các nhân viên thừa hành cấp 
dƣới nên không cung cấp đúng đối 
tƣợng, không theo dõi đƣợc việc sử 
dụng vốn vay và kết quả là không thu 
hồi đƣợc nợ nên không đủ vốn để tiếp 
tục hoạt động. 
Bảng 4 cho thấy trong bốn năm đầu từ 
năm 1957 đến năm 1960, tỷ lệ thu nợ 
của Quốc gia Nông tín cuộc trên 70%, 
nhƣng từ năm 1961 trở đi thì tỷ lệ thu 
nợ của Quốc gia Nông tín cuộc liên 
tục giảm dần đến năm 1965 chỉ còn 
24%, một tỷ lệ quá nguy hiểm trong 
hoạt động của một thiết chế tài chính. 
Báo cáo của Ủy ban Giám sát Quốc 
gia Nông tín cuộc ngày 11/8/1964 cho 
biết: “về công tác cho vay, tại Trung 
ƣơng Quốc gia Nông tín cuộc cấp chỉ 
huy không thể nào không bị chi phối 
bởi ảnh hƣởng của chế độ và các 
đảng phái chính trị bấy giờ, làm lệch 
lạc chánh sách cho vay. Còn ở địa 
phƣơng cũng có vài Tỉnh trƣởng dựa 
trên thế lực cấp trên đã dùng uy 
quyền ép buộc các Trƣởng Ty Nông 
tín trực thuộc làm ngơ để họ tự ý thao 
túng đồng tiền nông tín, nhƣ thỉnh 
thoảng báo chí đã có dịp nêu lên và 
chỉ trích” (Ủy ban Giám sát Quốc gia 
Nông tín cuộc, 1964: 29). Cũng trong 
thời gian này thỉnh thoảng Công báo 
Việt Nam Cộng hòa đăng thông báo 
các trƣờng hợp hội viên tài chánh xã 
“kết khiếm” (biển thủ) tiền của Quốc 
gia Nông tín cuộc nay có đơn khởi tố 
phải trả lại số tiền và cả tiền lãi. 
Trong phiên họp ngày 16/9/1965, Ủy 
ban Giám đốc Quốc gia Nông tín cuộc 
đã nhìn nhận những vấn đề mà Quốc 
gia Nông tín cuộc đang gặp phải nhƣ: 
Thứ nhất, số vốn khả dụng của Quốc 
gia Nông tín cuộc còn lại quá ít. Nếu 
chỉ căn cứ vào những hoạt động Quốc 
gia Nông tín cuộc hiện đƣợc phép làm 
với tƣ cách là một cơ quan tín dụng 
của chính phủ thì số lợi tức thu hoạch 
hàng năm không đủ trang trải chi phí 
Bảng 4. Tỷ lệ thu nợ của Quốc gia Nông tín cuộc 
Năm 1957 1958 1959 1960 1961 1962 1963 1964 1965 1966 
Tỷ lệ thu nợ (%) 72 71 87 74,5 54,4 40,5 48,8 34,5 24 24 
Nguồn: Võ Thành Thật (1972: 48). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (267) 2020 
62 
điều hành và không tránh khỏi thua lỗ. 
Với những sự cải tổ đã đƣợc chấp 
thuận, tuy hoạt động của Quốc gia 
Nông tín cuộc đã đƣợc đa nhiệm phần 
nào (nông tín thông thƣờng, nông tín 
đặc biệt, nông tín hƣớng dẫn) 
nhƣng chƣa đủ tài trợ mọi chi phí của 
cơ quan gồm có trụ sở trung ƣơng và 
42 Chi cuộc địa phƣơng. 
Thứ hai, Quốc gia Nông tín cuộc lâm 
vào một tình thế bất lợi, nông dân 
quan niệm đây là một cơ quan chánh 
phủ có nhiệm vụ giúp dân nên không 
lo trả nợ (Quốc gia Nông tín cuộc, 
1965: 11). 
Nhƣ vậy, đến năm 1965 Quốc gia 
Nông tín cuộc rơi vào tình cảnh nợ thu 
đƣợc quá ít nên không còn đủ vốn 
tiếp tục hoạt động và cho vay. Trong 
Đối chiếu biểu đến ngày 31/12/1967 
của Ngân hàng Phát triển Nông 
nghiệp ở mục Tích sản có khoản “Tài 
sản chờ Thanh lý của Quốc gia Nông 
tín cuộc” là 268.378.475 đồng và mục 
Tiêu sản có khoản mục “Tiêu sản chờ 
thanh lý của Quốc gia Nông tín cuộc” 
là 492.975.885 đồng (Ngân hàng Phát 
triển Nông nghiệp, 1967: 18). Dù 
đƣợc Ngân hàng Phát triển Nông 
nghiệp tích cực xử lý nợ tồn đọng, lập 
dự phòng nợ khó đòi nhƣng vẫn chƣa 
thể xử lý hết, kết thúc năm 1971 vẫn 
còn đọng 90.106.876 đồng trong 
khoản mục “Tích sản chờ thanh lý của 
Quốc gia Nông tín cuộc” trên bản Kết 
toán niên để năm 1971 của Ngân 
hàng Phát triển Nông nghiệp (Bảng 5). 
3.3. Cải tổ để trở thành Ngân hàng 
Phát triển Nông nghiệp 
Trƣớc thực trạng hoạt động nghiệp vụ 
của Quốc gia Nông tín cuộc, Tổng 
Giám đốc (cuối cùng) Nguyễn Văn 
Hảo và nhiều giới chức chính quyền 
Việt Nam Cộng hòa có liên quan nhận 
thấy Quốc gia Nông tín cuộc khó kiểm 
soát chặt chẽ, hoạt động không hiệu 
Bảng 5. Phân tích danh mục Tích sản chờ thanh lý của Quốc gia Nông tín cuộc trên bản 
Kết toán niên để năm 1971 
Danh mục 
Kết số đến 
31/12/1970 
Vận chuyển trong năm Kết số đến 
31/12/1971 Khiếm Hữu 
Nợ nông tín Sắc lệnh 192 25.617.074 - 5.207.117 20.409.957 
Nợ nông tín Sắc lệnh 67 793.988.771 12.000 17.232.760 776.768.011 
Dự phòng nợ khó đòi (730.000.000) - - (730.000.000) 
Nhà máy cộng đồng 18.784.450 - 940.000 17.844.450 
Nợ biển thủ 11.527.355 8.550 56.331 11.479.574 
Dự phòng nợ biển thủ (10.542.598) - - (10.542.598) 
Tạm ứng nhân viên tỉnh cuộc 161.614 - - 161.614 
Các khiếm chủ khác 1.135.224 55.400 61.880 1.128.744 
Khiếm đợi điều chỉnh 39.907.124 - 37.050.000 2.857.124 
150.579.014 75.950 60.548.088 90.106.876 
Nguồn: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp (1971a). 
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG YẾN – QUỐC GIA NÔNG TÍN CUỘC VÀ VIỆC 
63 
quả nên cần phải thay đổi. 
Nhận thấy trong 14 ngân hàng tƣ của 
Việt Nam Cộng hòa vào thời điểm này 
không ngân hàng nào muốn khuếch 
trƣơng tín dụng nông nghiệp nên 
trong phiên họp ngày 16/9/1965 của 
Ủy ban Giám đốc Quốc gia Nông tín 
cuộc đã chấp thuận cho Quốc gia 
Nông tín cuộc nghiên cứu chính sách 
tín dụng mới, thiên về chức năng 
ngân hàng (Quốc gia Nông tín cuộc, 
1965: 11-14). Nguyễn Văn Hảo tổng 
kết những hạn chế của Quốc gia 
Nông tín cuộc và gửi “Tờ trình Ủy ban 
kinh tế tài chánh về việc xin cải biến 
Quốc gia Nông tín cuộc thành một 
ngân hàng nông nghiệp” nêu rõ ƣu, 
khuyết điểm của một tổ chức ngân 
hàng nông nghiệp để Chủ tịch Ủy ban 
Giám đốc đệ trình Hội đồng Nội các 
quyết định; đồng thời cử một số cán 
bộ đi tu nghiệp và học hỏi kinh nghiệm 
ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng 
nƣớc ngoài (Đài Loan, Philippines, 
Nhật Bản, Hoa Kỳ) (Nguyễn Văn Hảo, 
1966: 28-34). 
Theo những điều khoản của Sắc lệnh 
số 27-SL/CN ngày 31/1/1967 Ngân 
hàng Phát triển Nông nghiệp đƣợc 
thành lập. Ngân hàng Phát triển Nông 
nghiệp ra đời, là một tổ chức công lập 
có tƣ cách pháp nhân và tài chính tự 
trị, không trực thuộc bộ ngành nào 
trong chính phủ. Ngân hàng Phát triển 
Nông nghiệp phải tuân thủ Sắc Luật 
Ngân hàng (số 18-CT/LĐQGQL/SL 
ngày 24/10/1964); chịu sự giám sát và 
tuân thủ các quy định chung dành cho 
các tổ chức tín dụng ngân hàng của 
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; chịu 
sự giám sát trực tiếp của Bộ Canh 
nông và Bộ Tài chánh. Việc bổ nhiệm 
những chức vụ cao nhất giữ nhiệm vụ 
hoạch định kế hoạch phát triển và 
điều hành Ngân hàng Phát triển Nông 
nghiệp là Hội đồng Quản trị và Tổng 
Giám đốc thuộc quyền của ngƣời 
đứng đầu cơ quan hành pháp quốc 
gia. Tổng Giám đốc thực hiện mọi 
nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển 
Nông nghiệp trong khuôn khổ quyền 
hạn và nhiệm vụ do sắc lệnh chỉ định, 
bên cạnh sự giám sát thƣờng trực và 
trực tiếp của Hội đồng Quản trị Ngân 
hàng Phát triển Nông nghiệp. Giám 
đốc Chi nhánh và Phân cuộc do Hội 
đồng Quản trị bổ nhiệm, theo đề nghị 
của Tổng Giám đốc. Vì là thể chế 
ngân hàng nên Ngân hàng Phát triển 
Nông nghiệp có quyền thực hiện 
những nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng 
nhƣ đƣợc quyền nhận tiền gởi ký thác 
của công chúng, thực hiện các nghiệp 
vụ chiết khấu, ứng trƣớc... ; qua đó 
tăng thêm nguồn thu có thêm một 
(nguồn vốn tài trợ cho hoạt động cho 
vay bên cạnh nguồn vốn thuộc sở hữu 
ngân hàng hay nguồn do chính phủ 
cấp), góp phần tăng quy mô tín dụng 
cho vay, tăng vốn cho phát triển kinh 
tế nông nghiệp. 
4.KẾT LUẬN 
Sau một số thành công trong những 
năm đầu hoạt động, Quốc gia Nông 
tín cuộc lâm vào tình trạng không thu 
hồi đƣợc nợ từ đó thiếu vốn để tiếp 
tục hoạt động. Nguyên nhân của tình 
trạng này ở tầm vĩ mô đó là thiếu một 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (267) 2020 
64 
đƣờng lối tổng quát về tín dụng nông 
nghiệp khiến việc cấp phát tín dụng 
của Quốc gia Nông tín cuộc mang tính 
chất phô trƣơng, vì các mục tiêu chính 
trị - xã hội hơn là nhằm mục tiêu phát 
triển nông nghiệp. Bản thân Quốc gia 
Nông tín cuộc thì có cơ cấu tổ chức 
và vận hành phức tạp, phụ thuộc vào 
nhiều tầng nấc chính quyền các cấp, 
quản lý không chặt chẽ dẫn đến dễ bị 
tham nhũng, biển thủ từ các cá nhân 
khi thừa hành nhiệm vụ và không thu 
hồi đƣợc nợ cho vay. Sự ra đời của 
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp 
sau này một phần đã khắc phục hạn 
chế từ tổ chức và hoạt động của Quốc 
gia Nông tín cuộc, hoàn thiện hơn về 
chức năng ngân hàng.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Agricultural Development Bank. 1969. Agricultural Credit (1957-1969) Loans 
Extended (Millions of Piasters) Table 2-Classification by Maturity. Hồ sơ số 2957, tr. 179, 
Phông Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1954-1975), Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
2. Buttinger, Joseph. 1967. Vietnam: A Dragon Embattled- Episode II. New York: 
Frederick A. Praeger. 
3. Công báo Việt Nam Cộng hòa. 1956. Dụ số 57 ngày 22/10/1956 qui định việc cải 
cách điền địa. Công báo Việt Nam Cộng hòa, số 50 ngày 29/10/1956, tr. 2706-2709. 
4. Công báo Việt Nam Cộng hòa. 1957. Nghị định số 70-ĐTCCĐĐ/NĐ ngày 8/6/1957 ấn 
định tổ chức Quốc gia Nông tín cuộc. Công báo Việt Nam Cộng hòa, số 29/6/1957, tr. 
2279-2282. 
5. Công báo Việt Nam Cộng hòa. 1957. Sắc lệnh số 67-ĐT/CCĐĐ thiết lập Quốc gia 
Nông tín cuộc. Công báo Việt Nam Cộng hòa, số 17 ngày 13/4/1957, tr. 1232-1236. 
6. Công báo Việt Nam Cộng hòa. 1964. Sắc lệnh số 105-CTNT ngày 22/2/1964 thâu 
hẹp thành phần Ủy ban Giám đốc Quốc gia Nông tín cuộc, trong khi chờ đợi sự cải tổ ủy 
ban này. Công báo Việt Nam Cộng hòa, số 12 ngày 7/3/1964, tr. 723. 
7. Công báo Việt Nam Cộng hòa. 1967. Sắc lệnh số 27-SL/CN ngày 31/1/1967 thành 
lập Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. Công báo Việt Nam Cộng hòa, số 7 ngày 
18/2/1967, tr. 570-573. 
8. Lê Khoa. 1979. Tình hình kinh tế miền Nam 1955-1975 qua các chỉ tiêu thống kê. 
TPHCM: Viện Khoa học xã hội tại TPHCM. 
9. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. 1967. Phúc trình hoạt động năm 1967. Hồ sơ số 
25853, Phông Phủ Thủ tƣớng Việt Nam Cộng hòa, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
10. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. 1971a. Bản phân tách mục tích sản chờ thanh lý 
của Quốc gia Nông tín cuộc trên Bản Kết toán niên để 1971. Hồ sơ số 2514, tr. 49, 
Phông Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1954-1975), Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
11. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. 1971b. Phúc trình hoạt động Ngân hàng Phát 
triển Nông nghiệp năm 1971. Hồ sơ số 2956, Phông Ngân hàng Quốc gia Việt Nam 
(1954-1975), Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
12. Nguyễn Huy. 1972. Hiện hình kinh tế Việt Nam. Quyển 1, Hầm mỏ - công kỹ nghệ. Sài 
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG YẾN – QUỐC GIA NÔNG TÍN CUỘC VÀ VIỆC 
65 
Gòn: Nxb. Lửa thiêng. 
13. Nguyễn Văn Hảo. 1966. Tờ trình Ủy viên Kinh tế tài chánh về việc xin cải biến Quốc 
gia Nông tín cuộc thành một ngân hàng nông nghiệp. Hồ sơ số 403, tr. 28-34, Phông 
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1954-1975), Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
14. Nguyễn Văn Hảo. 1972. Đóng góp 1: lĩnh vực kinh tế (1965-1972). Sài Gòn: Nxb. 
Lửa thiêng. 
15. Nguyễn Văn Ngôn. 1972. Kinh tế Việt Nam Cộng hòa. Sài Gòn: Cấp tiến. 
16. Nguyễn Văn Út. 1971. Một số vấn đề phát triển kinh tế nông thôn tại Việt Nam. Sài 
Gòn: Học viện Quốc gia Hành chánh. 
17. Quốc gia Nông tín cuộc. 1965. Trích sao Biên bản phiên họp thứ 44 của Ủy ban 
Giám đốc Quốc gia Nông tín cuộc ngày 16/9/1965. Hồ sơ số 403, tr. 11-14, Phông Ngân 
hàng Quốc gia Việt Nam (1954-1975), Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
18. Sansom, Robert L. 1970. The Economics of Insurgency in the Mekong Delta of 
Vietnam. Cambrige: The M.I.T press. 
19. Thủ tƣớng phủ. 1963. Sắc lệnh số 25-CTNT ngày 5/12/1963 ấn định về dự liệu tại 
điều thứ nhất Sắc lệnh số 82-TTP ngày 7/4/1959 và điều thứ 13 Sắc lệnh số 67-CCĐĐ 
ngày 1/4/1957. Hồ sơ số 4924, tr. 18-19, Phông Phủ Thủ tƣớng Việt Nam Cộng hòa, 
Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
20. Thủ tƣớng phủ. 1964. Sắc lệnh số 105-CTNT ngày 22/2/1964 thâu hẹp thành phần 
Ủy ban Giám đốc Quốc gia nông tín cuộc. Hồ sơ số 4924, tr. 16, Phông Phủ Thủ tƣớng 
Việt Nam Cộng hòa, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
21. Tổng thống phủ. 1959a. Sắc lệnh số 41-TTP ngày 27/2/1959 thiết lập “Phủ Tổng ủy 
Hợp tác xã và Nông tín” đặt trực thuộc Phủ Tổng thống. Hồ sơ số 4924, tr. 25-26, 
Phông Phủ Thủ tƣớng Việt Nam Cộng hòa, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
22. Tổng thống phủ. 1959b. Sắc lệnh số 82-TTP ngày 7/4/1959 sửa đổi Điều thứ 6, Sắc 
lệnh số 67-ĐT/CCĐĐ ngày 01/4/1957. Hồ sơ số 4924, tr. 24, Phông Phủ Thủ tƣớng Việt 
Nam Cộng hòa, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
23. Trần Văn Chốn. 1972. Tài trợ tín dụng cho nông thôn. Sài Gòn: Học viện Quốc gia 
Hành chánh. 
24. Trần Văn Thọ. 2000. Kinh tế Việt Nam 1955-2000: Tính toán mới, phân tích mới. Hà 
Nội: Nxb. Thống kê. 
25. Ủy ban Giám sát Quốc gia Nông tín cuộc. 1964. Phúc trình số 56-TTT/6 ngày 
11/8/1964 về Kiểm soát hậu nghiệm của Ủy ban Giám sát Quốc gia Nông tín cuộc. Hồ 
sơ số 4925, tr. 23-30, Phông Phủ Thủ tƣớng Việt Nam Cộng hòa, Trung tâm Lƣu trữ 
Quốc gia II. 
26. Ủy ban Hành pháp Trung ƣơng Việt Nam Cộng hòa. 1965. Sắc lệnh số 117-CN 
ngày 25/6/1965 ấn định thành phần Ủy ban Giám đốc và Ủy ban Giám sát Quốc gia 
Nông tín cuộc. Hồ sơ số 4925, tr. 68-69, Phông Phủ Thủ tƣớng Việt Nam Cộng hòa, 
Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II. 
27. Võ Thành Thật. 1972. Tín dụng nông nghiệp và công cuộc phát triển kinh tế nông 
thôn. Sài Gòn: Học viện Quốc gia Hành chánh. 

File đính kèm:

  • pdfquoc_gia_nong_tin_cuoc_va_viec_cung_cap_tin_dung_nong_nghiep.pdf