Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Minh Long là huyện miền núi với trên 80% diện tích là đồi núi. Tổng diện tích đất tự

nhiên là 216,89km2. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, từ lâu cây chè đã thích

nghi và phát triển rất tốt trên đất Minh Long. Giống chè trồng ở Minh Long chủ yếu là giống

bản địa, lâu đời, phát triển tự nhiên, chất lượng tốt, hương vị thơm, ngọt dịu đặc trưng không

lẫn với bất cứ loại chè xanh nào hiện có trên thị trường.

Để bảo tồn giá trị, phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương, tạo điều kiện

người nông dân an tâm sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cần có chính sách quản

lý, phát triển thị trường và khai thác thương mại thích hợp; đòi hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc,

thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm chè phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật phù hợp.

II. MỤC TIÊU

Thiết lập cơ chế quản lý và khai thác nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long nhằm nâng

cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm chè Minh Long trên thị trường trong và ngoài tỉnh;

Nâng cao giá trị sản phẩm chè của địa phương trên thị trường, tăng nguồn thu nhập cho

người dân trên địa bàn huyện, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái rừng đa tầng, lưu giữ

nguồn gene giống quí trên địa bàn huyện.

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long trang 1

Trang 1

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long trang 2

Trang 2

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long trang 3

Trang 3

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long trang 4

Trang 4

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long trang 5

Trang 5

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long trang 6

Trang 6

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long trang 7

Trang 7

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long trang 8

Trang 8

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 6260
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long
 điểm hình thái sinh học cây chè Minh Long
2.1. Đặc điểm nguyên liệu sản phẩm chè tươi Minh Long
Sản phẩm mang nhãn hiệu “Chè Minh Long” được lấy từ 100% giống chè bản địa, sản 
phẩm là cành chè tươi có 6 – 8 lá. Chè có tên khoa học Camellia sinensis, họ Theaceae, dạng 
bán thân gỗ, phân cành khỏe, bản lá to, răng cưa sâu, mặt lá gồ ghề được trồng tại huyện 
Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. 
2.2. Tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm chè tươi Minh Long
2.2.1. Đặc tính cảm quan sản phẩm chè tươi Minh Long:
- Ngoại hình: Chè dạng cành tươi, không phân cành, mỗi cành có từ 6-8 lá, lá có màu 
xanh tự nhiên, không sâu bệnh
- Màu nước: Xanh vàng và sánh
- Mùi: Thơm tự nhiên, đặc trưng cho sản phẩm không có mùi lạ
- Vị: Chát dịu, có hậu
2.2.2. Đặc tính hóa học của sản phẩm chè tươi Minh Long
Bảng 1: Đặc tính hóa học 
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Chỉ số công bố Ghi chú
1 Tanin % 25,46 Phân tích 10 mẫu 
ngẫu nhiên đại diện 
địa điểm triển khai 
dự án, cành chè 6 
– 7 lá do người dân 
thu hoạch.
2 Catechin mg/gck 124,36
3 Chất hòa tan % 39,54
4 Axit amin % 2,11
5 Đường tổng số % 2,07
Kết quả phân tích đánh giá tính chất, chất lượng của sản phẩm chè tươi Minh Long làm 
căn cứ khoa học để công bố tiêu chí chất lượng sản phẩm khi lưu thông trên thị trường.
2.3. Kết quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức quản lý, khai thác sử 
dụng chứng nhận chè Minh Long
120
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Để có cơ sở hình thành và ban hành quy định về quản lý, tổ chức, khai thác sử dụng 
nhãn hiệu chứng nhận Chè Minh Long đúng quy định pháp luật, khả thi trong áp dụng vào 
thực tiễn và phát huy nhãn hiệu trong sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân có nhu cầu, 
dự án đã xây dựng 4 chuyên đề sau:
- Xây dựng mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận Chè Minh Long.
- Tổ chức và hoạt động của tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận Chè Minh Long.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Chè Minh Long
- Quy chế cấp (trao) quyền sử dụng, thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Chè 
Minh Long.
2.4. Kết quả xây dựng mô hình sơ chế, đóng gói, bảo quản và phát triển sản phẩm 
chè tươi Minh Long
2.4.1. Kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm chè tươi Minh Long (CTML)
Hướng dẫn kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm chè Minh Long do cơ quan 
tư vấn là Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chè thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm 
nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam xây dựng và được UBND 
huyện Minh Long ra quyết định ban hành số 27/QĐ-UBND, ngày 31/5/2018.
2.4.2. Xây dựng mô hình tổ chức, thực hiện sơ chế, đóng gói, bảo quản chè tươi Minh 
Long
- Tổ chức bộ máy:
HTX dịch vụ nông nghiệp Long Hiệp, có 35 hộ xã viên, canh tác trên 42ha chè, là 
đơn vị trực tiếp tổ chức sơ chế, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm chè tươi Minh Long 
(CTML) với bộ máy quản trị, quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 
- Đầu tư cơ sở vật chất, nhà xưởng sản xuất:
Bảng 2: Tổng hợp kết quả đầu tư xưởng sản xuất sơ chế, đóng gói, bảo quản chè tươi 
Minh Long
STT Mục đầu tư ĐVT Số lượng
I Xây lắp nhà xưởng m2 100
1 Nhà xưởng 1 m2 70
2 Nhà xưởng 2
II Thiết bị
1 Máy hút chân không Cái 01
2 Máyđóng gói Cái 01
3 Hệ thốngđiện nước Hệ thống 01
4 Tủ trưng bày Cái 10
5 Tủ máy Sanaky Cái 01
6 Ghế ngồi Cái 20
121
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
7 Rổ nhựa Cái 20
8 Khay nhựa Cái 50
9 Cân lò xo Nhơn Hòa 0-10kg Cái 02
10 Cân lò xo Nhơn Hòa 0-60kg Cái 01
11 Kéo Cái 10
12 Giá để ráo Inox Cái 02
13 Khung giá xếp bằng sắt Cái 02
14 Bàn sơ chế Inox Cái 02
15 Bàn đóng gói Inox Cái 02
- Kết quả hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè tươi Minh Long.
Bảng 3: Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè tươi Minh Long kỳ dự án. 
STT
Năm sản 
xuất
Nguyên 
liệu 
mua vào 
(tấn) 
Thành 
phẩm 
(tấn)
Tỷ lệ 
thành 
phẩm 
(%)
Sản 
phẩm 
tiêu 
thụ 
(tấn)
Tỷ lệ 
tiêu thụ 
(%)
Giá thành 
sản phẩm 
(Trđ/tấn)
Giá bán 
sản phẩm 
(trđ/tấn)
1 2017 18,2 9,1 50,0 9,1 100 22,00 23,00
2 2018 23,5 14,1 60,0 14,1 100 20,53 23,50
3 1-6/2019 23,0 14,95 65,0 14,95 100 20,74 24,00
Tổng cộng/Bình 
quân
64,7 38,15
58,96
38,15 100 20,96 23,5
- Chất lượng sản phẩm chè tươi Minh Long: 
Bảng 4: Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu chè tươi Minh Long.
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Phương pháp thử
1 Màu sắc Màu xanh tự nhiên
TCVN 3218:2012
2 Mùi vị
Mùi thơm tự nhiên, 
đặc trưng cho sản 
phẩm. Vị chát dễ 
chịu
3 Trạng thái
Chè tươi nguyên 
cành
4 Độ ẩm % khối lượng 62,43 FAO FPN 14/7
5 Hàm lượng Tanin
% khối lượng 
theo chất khô
25,9 AOAC 955.35 (2002)
6
Hàm lượng Asen 
(As)
Mg/kg KPH (≤0,05) AOAC 986.15 (2002)
122
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
7
Hàm lượng 
Cadimi (Cd)
Mg/kg KPH (≤0,02) AOAC 999.11 (2002)
8 Hàm lượng Chì 
(Pb)
Mg/kg KPH (≤0,1) AOAC 999.11 (2002)
9
Hàm lượng Thủy 
ngân (Hg)
Mg/kg KPH (≤0,01) AOAC 974.14(2002)
10
Tổng số bào tử 
nấm men, mốc
Mg/kg KPH TCVN 8275:2010
11 E.Coli Mg/kg KPH TCVN 6846:2007
Bảng 5: Tính chất hóa học của sản phẩm chè xanh Minh Long.
STT
Tanin 
(%)
Chất hòa 
tan (%)
Acidamin tổng 
số (%)
Catechin tổng 
số (mg/g)
Đường 
khử (%)
1 25,46 39,54 2,11 124,36 2,03
Từ kết quả phân tích đánh giá nêu trên, sản phẩm chè tươi Minh Long đảm bảo an toàn 
vệ sinh thực phẩm (không phát hiện có kim loại nặng, vi khuẩn, thuốc bảo vệ thực vật), hàm 
lượng các chất đặc trưng của chè khá, màu nước hợp nhãn, mùi tự nhiên đặc trưng, vị chát 
dịu, có hậu phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nhất là người trung niên và lớn tuổi. 
- Công bố sản phẩm chè tươi Minh Long:
Sản phẩm đã được Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi xác nhận công 
bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo Giấy xác nhận số 17/2017/YTQNg-XNCB 
ngày 04/4/
2.4.3. Hiệu quả kinh tế mô hình sơ chế, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm CTML.
Bảng 6: Hiệu quả kinh tế đối với HTX nông nghiệp Long Hiệp trong kỳ dự án (cơ sở 
chế biến, đóng gói, tiêu thụ).
STT Năm
Sản lượng tiêu thụ
Đơn giá 
bán
Đơn 
Giá 
thành
Doanh số
 (triệu 
đồng)
Lợi nhuận
(triệu 
đồng)
Tấn Gói trđ/tấn trđ/tấn
1 2017 9,1 18.200 23,00 22,00 209,30 9,10
2 2018 14,1 28.200 23,50 20,53 331,35 41,82
3 1-6/2019 14,95 29.900 24,00 20,74 358,80 48,76
Tổng cộng/ 
Bình quân
38,15 76.300 23,5 20,96 899,45 99,68
Nhận xét: Bảng 6 cho thấy bước đầu sau gần 3 năm sơ chế, đóng gói, tiêu thụ sản phẩm 
CTML đã có lãi (99,68 triệu đồng), tuy mức lãi chưa cao song cũng khẳng định được hiệu 
quả sơ chế, tiêu thụ của HTX nông nghiệp Long Hiệp trong quá trình thực hiện dự án.
 Bảng 07: Hiệu quả kinh tế tăng thêm cho nông dân bán nguyên liệu chè tươi trong 
kỳ dự án.
123
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
STT Năm
Sản lượng 
chè nguyên 
liệu bán ra 
cho HTX
(tấn)
Đơn giá 
bán cho 
HTX
(đ/kg)
Doanh 
thu khi 
bán cho 
HTX
(triệu 
đồng)
Đơn 
giá bán 
cho tư 
thương 
(đ/kg)
Doanh 
thu khi 
bán cho 
tư thương
(triệu 
đồng)
Thu nhập 
của xã 
viên HTX 
tăng lên 
trong kỳ 
dự án
(triệu 
1 2017 18,2 4.500 81,90 3.000 54,60 27,30
2 2018 23,5 7.000 164,50 5.000 117,50 47,00
3 1-6/2019 23,0 8.000 184,00 6.000 138,00 46,00
Tổng cộng/ 
Bình quân
64,7 6.652 430,4 4.792 310,1 120,30
Nhận xét: Từ bảng 07 thấy rằng thu nhập của nông dân trồng chè tham gia dự án đã 
tăng lên rất rõ (tăng 1860,0đ/kg so với bán thương lái) nguyên nhân của gia tăng là nhờ có 
HTX chế biến, đóng gói, tiêu thụ và thương mại hóa nhãn hiệu chứng nhận hàng hóa Chè 
Minh Long. 
2.5. Kết quả xây dựng nhãn hiệu thương mại sản phẩm và quảng bá, giới thiệu sản 
phẩm chè tươi mang nhãn hiệu chứng nhận “chè Minh Long”
2.51. Thiết kế, xây dựng nhãn hiệu thương mại hóa sản phẩm
- Mã số sản phẩm:
Sản phẩm chè tươi Minh Long đã được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ 
Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận được quyền mã số sản phẩm 8938514574 vào 
ngày 10/2/2019.
- Logo nhãn hiệu chứng nhận Chè Minh Long
2.5.2. Hoạt động quảng bá, marketing giới thiệu sản phẩm chè tươi Minh Long
- Quảng bá nhãn hiệu chứng nhận “Chè Minh Long” bằng băng rôn, panô, tờ rơi giới 
thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Minh Long”
- Trưng bày giới thiệu sản phẩm tại 2 Hội chợ; tại các hội nghị khu vực Duyên hải miền 
Trung và Tây nguyên, Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13/NQ/TW ngày 
18/3/2002; các phiên chợ hàng Việt do Sở Công Thương tổ chức và tại siêu thị Coop Mart 
(TP. Quảng Ngãi), phối hợp với Công ty TNHH MTV SPSH tại TP. Quảng Ngãi giới thiệu 
sản phẩm tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam), thị xã Tam Quan (Bình Định).
- Giới thiệu sản phẩm trực tiếp tại các chợ nông thôn trong tỉnh như: Chợ Thi Phổ (Mộ 
Đức), chợ Sông Vệ (Tư Nghĩa), chợ Hành Đức (Nghĩa Hành), chợ Hàng Rượu, chợ Tịnh 
Châu, chợ Tịnh Phong, chợ Tịnh Khê, chợ Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi).
Ngoài ra, Ban quản lý dự án cũng đã đưa thông tin quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè 
tươi Minh Long mang nhãn hiệu “chứng nhận Chè Minh Long” trên Báo Điện tử Quảng 
Ngãi.
124
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.6. Kết quả xây dựng mô hình trồng mới chè nguyên liệu Minh Long
2.6.1. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè Minh Long
Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè Minh Long do cơ quan tư vấn là Trung 
tâm Nghiên cứu và Phát triển chè, thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi 
phía Bắc xây dựng, thông qua hội thảo khoa học góp ý bổ sung hoàn chỉnh và được UBND 
huyện Minh Long ra quyết định ban hành số 27/QĐ-UBND, ngày 31/5/2018.
2.6.2. Xây dựng mô hình trồng mới chè Minh Long
- Quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện mô hình:
Mô hình triển khai ở 03 xã: Long Mai, Long Hiệp và Thanh An ở huyện Minh Long với 
tổng diện tích 6 ha (mỗi xã 02 ha), số cây trồng là 24.000 cây, với 38 hộ tham gia
- Kết quả quan trắc mô hình:
* Diễn biến tỷ lệ cây sống trong mô hình
Bảng 08: Tỷ lệ cây sống sau trồng từ 2-10 tháng của mô hình.
STT Địa điểm
Tỷ lệ cây sống (%)
2 tháng sau 
trồng
4 tháng sau 
trồng
6 tháng sau 
trồng
8 tháng sau 
trồng
10 tháng sau 
trồng
1 Xã long Mai 93,50 91,22 88,47 84,39 38,39
2 Xã Long Hiệp 92,64 91,25 88,54 80,42 33,09
3 Xã Thanh An 92,50 91,60 87,35 82,13 34,95
Bình quân 92,88 91,36 88,12 82,31 35,48
* Diễn biến sinh trường phát triển cây chè trong mô hình:
Bảng 09. Chiều cao cây, màu sắc lá, phân cành sau trồng.
Địa điểm
Xã Long 
Mai
Xã Long 
Hiệp
Xã Thanh 
An
Bình Quân
2 tháng 
sau 
trồng
Chiều cao cây 
bình quân (cm)
30,0 31,9 30,0 30,6
Màu sắc lá Xanh tươi Xanh tươi Xanh tươi
Phân cành Chưa Chưa Chưa
4 tháng 
sau 
trồng
Chiều cao cây 
bình quân (cm)
42,2 44,7 41,8 42,9
Màu sắc lá Xanh tươi Xanh tươi Xanh tươi
Phân cành Chưa Chưa Chưa
125
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
6 tháng 
sau 
trồng
Chiều cao cây 
bình quân (cm)
50,7 53,6 50,1 51,4
Màu sắc lá
Xanh đậm 
hơi vàng
Xanh đậm 
hơi vàng
Xanh đậm 
hơi vàng
Phân cành Bắt đầu Bắt đầu Bắt đầu
8 tháng 
sau 
trồng
Chiều cao cây 
bình quân (cm)
51,9 56,9 54,2 55,0
Màu sắc lá Vàng héo Vàng héo Vàng héo 
Phân cành Ngừng hẳn Ngừng hẳn Ngừng hẳn
10 
tháng 
sau 
trồng
Chiều cao cây 
bình quân (cm)
51,9 56,9 54,2 55,0
Màu sắc lá
Vàng héo 
khô 
Vàng héo khô Vàng héo 
khô 
Phân cành Ngừng hẳn Ngừng hẳn Ngừng hẳn
* Diễn biến sâu bệnh hại chè trong mô hình
Bảng 10: Mức độ sâu bệnh gây hại ở mô hình trồng mới.
STT Địa điểm
Sâu Bệnh
Tỷ lệ cây chết 
do khô hạn 
(%)
Rầy 
xanh
Nhện 
đỏ
Bọ 
cánh
Bọ xít 
muỗi
rệp 
Phẩy
bệnh 
đốm 
nâu
Bệnh 
thối rễ
1 Xã Long Mai x 0 0 x 0 0 0 61,61
2 Xã Long 
Hiệp
x 0 0 x 0 0 0 66,91
3 Xã Thanh An x 0 0 x 0 0 0 65,05
Toàn mô hình x 0 0 x 0 0 0 64,52
Ghi chú: 0: Không xuất hiện; x: Nhẹ; xx: Trung bình; xxx: Nặng 
2.6.3. Nhận xét đánh giá chung về kết quả thực hiện mô hình
 Sau 10 tháng thực hiện mô hình trồng mới 6ha chè theo kỹ thuật canh tác cải tiến có 
những đánh giá về kết quả mô hình trồng mới như sau:
- Mô hình đã thực hiện đủ diện tích, đúng thời vụ, dự án đã cung ứng giống, vật tư phân 
bón đủ tiêu chuẩn và kịp thời.
- Kỹ thuật trồng đã được nông dân áp dụng tốt như trồng cây con ươm bầu, đào hố bón 
lót, trồng đúng mật độ, khoảng cách (cây x cây, hàng x hàng). Đây là điểm đổi mới của nông 
dân vùng chè tiếp thu kỹ thuật mới so với kỹ thuật canh tác truyền thống tại địa phương bao 
đời nay.
- Kết quả mô hình trong năm đầu sau trồng (thời kỳ kiến thiết cơ bản) từ 1-6 tháng sau 
trồng cây sinh trưởng phát triển bình thường nhưng từ 6 tháng sau trồng trở đi tỷ lệ cây chết 
126
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
cao, sinh trưởng phát triển kém, đến thời điểm kết thúc dự án cả 6ha mô hình cần phải trồng 
bổ sung để đảm bảo mật độ, nguyên nhân của thực trạng này là do yếu tố bất lợi của thời 
tiết diễn ra vào những tháng đầu, giữa mùa khô năm 2019 với những đặc điểm là lượng mưa 
giảm nhiều, nhiệt độ tăng cao lịch sử, số giờ nắng tăng, ẩm độ không khí thấp so với TBNN, 
những yếu tố thời tiết cực đoan đó đã tác động cộng hưởng, làm cho cây chè sau trồng (bộ 
rễ chưa phát triển cả bề rộng và chiều sâu, chưa phân cành, tán lá thưa thớt) không thể chịu 
đựng được đến ngưỡng giới hạn đã làm đình trệ hoàn toàn quá trình sinh lý (quang hợp, hô 
hấp, hút, thoát nước) nên dẫn đến cây chậm, ngừng sinh trưởng phát triển và chết khô sinh 
lý. 
- Tuy nhiên để khắc phục tình trạng thiệt hại do nắng hạn gây nên ban quản lý dự án và 
nông dân đã chuẩn bị cây giống trồng bổ sung mô hình vào đầu tháng 10/2019 đảm bảo mật 
độ cây theo yêu cầu và tiếp tục hướng dẫn nông dân chăm sóc cây trong mô hình.
VI. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở áp dụng khoa học về quản lý, quản trị kinh doanh và kỹ thuật công nghệ sản 
xuất chế biến đối với Chè Minh Long dự, án đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội. 
Tăng lợi nhuận cho người trồng chè 1.860đ/kg chè nguyên liệu, đem lại lợi nhuận cho xã 
viên HTX nông nghiệp 2.610đ/kg chè thành phẩm sau chế biến; đây là tiền đề để phát triển 
vùng chè Minh Long và HTX nông nghiệp Long Hiệp trong tương lai. Góp phần giải quyết 
việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân vùng chè Minh Long, tạo thêm điểm 
tựa thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành 
nông nghiệp của huyện Minh Long và chương trình mỗi xã một sản phẩm đồng thời sản 
phẩm dự án đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức 
khỏe người tiêu dùng 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_va_phat_trien_nhan_hieu_chung_nhan_che_minh_long.pdf