Quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh của các trường Trung học Cơ sở, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội
Xây dựng mô hình học sinh ở các trường trung học cơ sở quận giáo dục kĩ năng sống cho Đống Đa, thủ đô Hà Nội được thực hiện bằng việc khai thác nội dung của một số môn học có nhiều ưu thế như môn giáo dục công dân, môn công nghệ , trong đó có giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội. Tác giả bài báo đã phân tích sâu sắc thực trạng quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS từ đó đề xuất 7 biện pháp quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS ở quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội phù hợp, linh hoạt và hiệu quả
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh của các trường Trung học Cơ sở, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh của các trường Trung học Cơ sở, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội
dục, giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội phải có chương trình, nội dung phù hợp với yêu cầu đổi mới và trở thành hoạt động bắt buộc đối với các trường học nói chung và các trường THCS nói riêng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Giúp học sinh ý thức được hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội là hoạt động thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu của bản thân học sinh và nhu cầu của xã hội. Từ đó học sinh rèn luyện kỹ năng, trang bị cho bản thân thông qua nhận thức, hành vi, hành động, việc làm đối phó với những hậu quả do các tệ nạn xã hội gây ra, từ đó xây dựng kế hoạch hành động nhằm phòng tránh các tệ nạn xã hội gây ra với môi trường sống hiện tại và tương lai. Giúp các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội hiểu rõ vì sao cần phải thực hiện giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội một cách chi tiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và điều kiện thực tế của các trường THCS Việc xây dựng kế hoạch nhằm hoạch định phương hướng hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội một cách chi tiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và điều kiện thực tế của các trường THCS, đồng thời xác định các kết quả cần đạt được trong tương lai của hoạt động. Việc kế hoạch hóa quá trình quản lý hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS sẽ giúp cho Hiệu trưởng định hướng mọi hoạt động trong nhà trường, dự kiến các mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ thể cần đạt được, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và dự kiến tình huống sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh. Thành lập Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo; kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường; căn cứ kế hoạch tổng thể, từng bộ phận, cá nhân được phân công nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phần việc mình được giao phụ trách cụ thể, chi tiết; Ban chỉ đạo duyệt kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường. 3.3 Biện pháp 3: Củng cố tổ chức bộ máy nhân sự, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho các lực lượng giáo dục trong trường THCS Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu văn bản, ban hành quy định bộ máy nhân sự của nhà trường tham gia hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS; có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, có phương pháp tổ chức giáo dục KNS ứng phó với phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh các tệ nạn xã hội cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được các Phòng GD&ĐT quan tâm, đã ban hành văn bản hướng dẫn các trường THCS tổ chức thực hiện. Tuy nhiên công tác tập huấn mới chỉ mang tính triển khai văn bản, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, chưa đi vào chiều sâu, chưa tổ chức thường xuyên, liên tục, nội dung chưa đa dạng, chưa thực hiện bồi dưỡng với các lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội khác trong nhà trường; tài liệu để các lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội chưa phong phú. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hộ cho học sinh THCS, Hiệu trưởng cần làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao năng lực giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho các lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường bằng các hình thức sau: Trang bị cho các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội về nội dung, phương pháp, về kỹ thuật dạy học tích cực, để CBQL, GV, CNV có đủ năng lực giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Đối với Bí thư Đoàn thanh niên: người chỉ huy cao nhất của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công tác của tổ chức Đoàn trước Hiệu trưởng, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho Bí thư Đoàn thanh niên hoàn thiện về mọi mặt, khẳng định phẩm chất đạo đức, trình độ hiểu biết về các tệ nạn xã hộitừ đó tham gia vào lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 121Số 24 - Tháng 12 năm 2018 hội cho học sinh THCS. Đối với nhân viên trong nhà trường: cần tạo điều kiện để bộ phận này tham dự các khóa tập huấn giáo dục KNS nói chung và KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng, đồng thời xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ để họ tham gia giáo dục KNS cho học sinh THCS đạt hiệu quả. 3.4 Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS Tạo sự hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia các hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội, qua đó học sinh được trau dồi, rèn các KNS, thái độ, hành vi, biết vận dụng, ứng xử các tình huống, các điều kiện môi trường và phòng tránh các tệ nạn xã hội, từ đó hình thành nhân cách, thái độ, hành vi cho các em học sinh THCS, giúp các em biết cách tự bảo vệ mình trước sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc, đề đóm, rượu chè), tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện. Nghiên cứu văn bản hướng dẫn, các tài liệu tham khảo để lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi các em, đáp ửng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Chỉ đạo các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức để phù hợp với nội dung yêu cầu, tạo cơ hội trải nghiệm, thực hành, vận dụng, tạo hứng thú cho các em học sinh. 3.5 Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS một cách thường xuyên Kiểm tra, đánh giá là biện pháp giúp nhà trường nắm được thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc, so sánh hiệu quả thực tế với mục tiêu đề ra, từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp đối với hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội. Thông qua kiểm tra đánh giá để khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, nhân rộng điển hình; khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ phong trào. Đối với những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt có nhắc nhở, phê bình, rút kinh nghiệm để thực hiện công tác giáo dục hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS hiệu quả hơn. Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong trường học. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phát động, đưa tiêu chí giáo dục phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS vào nội dung các đợt thi đua trong năm học. Tổng kết, khen thưởng CBQL, GV, NV có thành tích; nhắc nhở, phê bình hoặc sử dụng hình thức xử phạt cao hơn khi CBQL, GV, NV không thực hiện tốt hoạt động giáo dục KNS nói chung và hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng cho học sinh. Qua kết quả khảo sát, nghiên cứu thực trạng cho thấy trong các năm qua, các trường THCS chưa thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng cho học sinh THCS. Để quản lý tốt công tác giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS, nhà trường mà đặc biệt là Hiệu trưởng cần quan tâm tới công tác kiểm tra đánh giá; phải thay đổi cách kiểm tra đánh giá cho phù hợp với nội dung, hình thức tổ chức giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội. 3.6 Biện pháp 6: Xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội trong các trường THCS Tạo môi trường sư phạm khang trang, sạch đẹp; khai thác phù hợp sân chơi, bãi tập, các phòng chức năng, có đủ thiết bị phục vụ tốt cho hoạt động dạy - học giáo dục KNS nói chung và hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng. Đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng, cải tạo cảnh quan nhà trường; mua sắm phương tiện thiết bị phục vụ hoạt động dạy học, sinh hoạt tập thể và tổ chức hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hộcho học sinh THCS trong nhà trường. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ về cơ sở vật chất, tinh thần của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để có được cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Hiệu trưởng căn cứ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu học phí của nhà trường lập kế hoạch đầu tư, mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục bằng cách huy động nguồn lực từ các cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để cải tạo cảnh quan nhà trường an toàn, sạch, đẹp đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng cho học sinh THCS. 3.7 Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục, gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở Tạo sự thống nhất cao giữa các lực lượng giáo Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 122 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 dục trong và ngoài nhà trường trong các hoạt động giáo dục, từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng to lớn của các lực lượng xã hội trong quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS trở thành người công dân có ích cho xã hội. Qua thực tiễn chúng ta thấy vấn đề khó khăn nhất của quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS là phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Sự tác động của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường chưa hiệu quả đặc biệt là sự giáo dục của gia đình. Chính vì vậy đây là giải pháp rất hữu hiệu, góp phần to lớn trong quá trình giáo dục và việc phát triển nhận thức, thái độ, nhân cách và hành vi cho học sinh. Tạo sự đồng thuận giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo sức mạnh tổng thể trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Phối hợp với các tổ chức, các đoàn thể, các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục và quy định các lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Chú trọng vai trò gia đình trong công tác giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục nhân cách nhất là về nhận thức, lối sống, giao tiếp, hành vi, ứng xử Thành lập Ban tư vấn tâm lý học đường trong trường học gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động đoàn thể, Giáo viên tâm lý giáo dục, Bí thư Đoàn, Đại diện GVCN, nhân viên Y tế để hướng dẫn, chia sẻ với học sinh, chia sẻ với GVCN lớp, làm cầu nối để tổ chức giao lưu giữa các lớp, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tăng cường, đa dạng nội dung, hình thức giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Nhà trường chủ động tham mưu với Lãnh đạo địa phương, phối hợp với các đoàn thể, cơ quan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc giáo dục học sinh đặc biệt giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS trong nhà trường. Để đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nêu trên, tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, lựa chọn khách thể điều tra, lấy ý kiến khảo sát và xử lý kết quả. Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường và xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay. 4.Kết luận Hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội và quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS ở các trường THCS quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội nhằm hình thành và phát triển nhận thức, thái độ và hành vi cho các em học sinh THCS, giúp các em thấy được những nguyên nhân và hậu quả của các tệ nạn xã hội gây nên để từ đó các em hình thành thái độ và hành vi của chính mình trong phòng tránh các tệ nạn xã hội, đồng thời có ý thức tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS đang được các nhà trường quan tâm, tuy nhiên không chỉ lý thuyết xuông mà phải thực chất bởi kết quả của giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội là hình thành nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh THCS trong nhà trường và ngoài xã hội vì vậy phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và xã hội có như vậy thì các kỹ năng sống mà học sinh THCS có được mới bền vững. Từ những kết quả nghiên cứu thu được tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS ở các trường THCS trong giai đoạn hiện nay. Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho thấy các biện pháp quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS được đề xuất đều có tính cần thiết và có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn của các trường THCS của quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thanh Bình, (2011), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, NXB. Đại học Sư Phạm, Hà Nội. Nguyễn Lê Đắc, (1997), Cơ sở tâm lý của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp (NGLL) trên địa bàn dân cư, Luận án PTSKH. Nguyễn Dục Quang, (Chủ biên, 2006), HĐGDNGLL, Tài liệu bồi dưỡng GV-Bộ GD&ĐT. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 về việc ban hành quy định về quản lý giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 về việc Hướng dẫn triển khai giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
File đính kèm:
- quan_ly_phat_trien_mo_hinh_giao_duc_ky_nang_song_phong_tranh.pdf