Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong đã hình thành từ rất lâu, trải qua nhiều thăng trầm, có lúc

“nóng” lúc “lạnh” và cũng có lúc dường như vắng bóng Ấn Độ tại khu vực này. Sau Chiến tranh Lạnh,

Tiểu vùng sông Mekong với vị trí, vai trò và tiềm năng phát triển đã nổi lên như một điểm sáng ở khu

vực, thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc trong đó có Ấn Độ. Đến nay, mối quan hệ đó vẫn tiếp

tục phát triển tốt đẹp với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Là nước có vị trí quan trọng trong Tiểu vùng

và là đối tác chiến lược toàn diện của Ấn Độ, Việt Nam đóng vai trò then chốt trong quan hệ Ấn Độ -

Tiểu vùng sông Mekong. Trong bài viết này chúng tôi làm rõ hai vấn đề: quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng

sông Mekong và vị trí của Việt Nam trong quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam trang 1

Trang 1

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam trang 2

Trang 2

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam trang 3

Trang 3

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam trang 4

Trang 4

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam trang 5

Trang 5

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam trang 6

Trang 6

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam trang 7

Trang 7

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6900
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam

Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong và vị trí của Việt Nam
t chỉ trong 
vòng 3 tháng, từ tháng 12/1999 đến tháng 
2/2000 đã có nhiều chuyến thăm Ấn Độ 
của Chủ tịch nước Việt Nam (Trần Đức 
Lương), Thủ tướng Campuchia (HunSen), 
v.v. Điều đó chứng tỏ rằng, Ấn Độ thực sự 
là một đối tác tin cậy, luôn nhận được sự 
quan tâm của các nước trong Tiểu vùng 
sông Mekong. 
Bên cạnh quan hệ kinh tế, chính trị 
đóng vai trò chủ đạo, mối quan hệ văn hóa, 
khoa học kỹ thuật của hai bên cũng được 
chú trọng và đẩy mạnh. Các doanh nghiệp 
của Ấn Độ mở các trung tâm đào tạo phần 
mềm tại Việt Nam, Campuchia nhằm tạo 
ra nhân tài phần mềm cho các nước. Như 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
114 
một phần trong hoạt động văn hóa của 
MGC (Mekong - Ganga Cooperation), Ấn 
độ đã cấp 1 triệu USD xây dựng bảo tàng 
về ngành dệt truyền thống ở Siem Riep của 
Campuchia. 
Như vậy, sau khi tiến hành cải cách 
kinh tế toàn diện và triệt để, Ấn Độ đã đề 
ra “Chính sách Hướng Đông” nhằm tăng 
cường mối quan hệ với các nước khu vực 
Đông Nam Á, trong đó có các nước Tiểu 
vùng sông Mekong. Tuy nhiên, trong giai 
đoạn này mối quan hệ giữa Ấn Độ và Tiểu 
vùng sông Mekong vẫn còn “mờ nhạt”, chủ 
yếu là nằm trong mối quan hệ chung của 
khu vực. 
1.2.3. Quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông 
Mekong từ năm 2000 đến nay 
Bước sang những thập niên đầu của 
thế kỉ XXI, với mục tiêu tái định vị vai trò 
trong bản đồ khu vực châu Á - Thái Bình 
Dương, Chính phủ Ấn Độ đã ưu tiên liên 
kết, thắt chặt mối quan hệ với các nước 
láng giềng và tiếp tục “Chính sách Hướng 
Đông”, tập trung tăng cường quan hệ trên 
mọi lĩnh vực với các nước Tiểu vùng sông 
Mekong; cơ chế hợp tác chính là Hợp tác 
Mekong - sông Hằng với 5 nước Tiểu vùng 
sông Mekong là Campuchia, Lào, Thái 
Lan, Myanmar, Việt Nam. 
Tháng 7/2000, hợp tác Mekong - sông 
Hằng được hình thành với 4 lĩnh vực chủ 
yếu là du lịch, văn hóa, giao thông liên lạc 
và đào tạo. Trong những năm đầu, việc 
triển khai hợp tác không thực sự hiệu quả, 
thậm chí có lúc không tổ chức được các 
Hội nghị Bộ trưởng định kỳ. Trước áp lực 
cạnh tranh từ các cường quốc khác, nhất là 
Trung Quốc, thời gian sau Ấn Độ đã quan 
tâm đầu tư hơn cho cơ chế hợp tác này. 
Chính vì vậy, hoạt động ngoại giao giữa 
Ấn Độ và các nước Tiểu vùng cũng được 
tăng cường, thể hiện ở các sự kiện đối 
ngoại giữa các bên. Tháng 2/2001, Ngoại 
trưởng Ấn Độ Jas. Wan Singh thăm 
Myanmar - là sự kiện mở màn cho mối 
quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Từ ngày 6 
đến ngày 10/11/2002, Thủ tướng Ấn Độ 
thăm Lào, Thái Lan, Campuchia; tháng 
3/2007, Chủ tịch Hạ viện Quốc hội 
Somnath Chaterjee thăm Việt Nam, v.v. 
Các nước Tiểu vùng dành cho Ấn Độ sự 
quan tâm thể hiện bằng hàng loạt các 
chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng 
sản Việt Nam (3/2004), Thủ tướng 
Myanmar (11/2005), Thủ tướng Việt Nam 
(7/2007),v.v. Chính các chuyến thăm 
thường xuyên giữa các nước là nhân tố 
thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng ngày 
càng tốt đẹp hơn cũng như thể hiện sự 
thống nhất trên nhiều vấn đề của khu vực 
và quốc tế, khẳng định sự ủng hộ và giúp 
đỡ lẫn nhau trong quá trình hội nhập vào 
dòng chảy của thế giới, làm sâu sắc thêm 
mối quan hệ giữa hai bên. 
Về kinh tế, tại Tuyên bố chung của 
Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao hợp tác 
MGC lần thứ 8 (tháng 8/2017 - Manila, 
Philippines), Ấn Độ và các nước Mekong 
nhất trí mở rộng các lĩnh vực hợp tác, kết 
nối giao thông và thúc đẩy phát triển 
thương mại. Chính sách “Hành động ở phía 
Đông” của Ấn Độ (Thủ tướng Narendra 
Modi quyết định chuyển từ “Chính sách 
Hướng Đông” sang “Hành động ở phía 
Đông” ngày 5/10/2014) và chiến lược phát 
triển “Hướng ra bên ngoài” của các nước 
Tiểu vùng sông Mekong cho thấy, tiềm 
năng hợp tác của hai bên còn rất lớn. Ấn 
Độ chủ động thúc đẩy việc thực hiện các 
“trụ cột chính” trong “Hành động ở phía 
Đông” bằng các mối quan hệ hợp tác mạnh 
mẽ với ASEAN trên nhiều lĩnh vực. Giữa 
Ấn Độ và các nước Tiểu vùng đã có dự án 
kết nối đường bộ, đường thuỷ, rút ngắn 
VÕ THỊ THANH TUYỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
115 
khoảng cách giữa khu vực sông Mekong và 
Tây Ấn Độ. Tuyến đường cao tốc dự kiến 
dài 1400 km đi qua Ấn Độ - Myanmar - 
Thái Lan kết nối Campuchia, Lào và Việt 
Nam. Theo một số nhà nghiên cứu, tuyến 
đường này là một phần trong kế hoạch mở 
rộng “Hành lang Ấn Độ - Mekong” để thúc 
đẩy liên kết Ấn Độ và Tiểu vùng. Một 
tuyến đường giao thương xuyên Đông Nam 
Á bắt đầu được định hình. 
Tháng 6/2019, ASEAN đưa ra “Tầm 
nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, 
thúc đẩy sự hợp tác giữa Ấn Độ Dương và 
Thái Bình Dương. Ấn Độ hưởng ứng tích 
cực chủ trương này, công khai thừa nhận 
địa vị trung tâm của Đông Nam Á ở khu 
vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, 
hoan nghênh ASEAN đưa ra chiến lược 
của mình ở khu vực này. 
Như vậy, từ năm 2000 đến nay, quan 
hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong có 
nhiều bước phát triển vượt bậc. Trong bối 
cảnh khu vực có nhiều chuyển biến từ sự 
vận động “xoay trục” của các nước lớn, Ấn 
Độ cũng hướng về các “con hổ” ở khu vực 
Đông Nam Á mà các nước thuộc Tiểu 
vùng là những đối tác có lợi ích “sát sườn” 
với mình. 
2. Vị trí của Việt Nam trong quan hệ 
Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong 
2.1. Mối quan hệ giữa Việt Nam - 
Ấn Độ 
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt 
Nam - Ấn Độ được khởi nguồn từ lịch sử 
sâu xa về văn hóa, tôn giáo, thương mại. 
Kể từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ 
ngoại giao cấp Đại sứ ngày 7/1/1972, mối 
quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và 
hợp tác toàn diện Việt Nam - Ấn Độ không 
ngừng được thúc đẩy và mở rộng, vươn tới 
những mục tiêu có ý nghĩa to lớn và thiết 
thực hơn đối với cả hai nước. 
Năm 2007, Tuyên bố chung Việt Nam 
- Ấn Độ được ký kết, khẳng định nâng cấp 
quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược, 
trong đó cam kết tăng cường hợp tác quốc 
phòng ngày càng đi vào chiều sâu. Năm 
2016, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được 
nâng lên đối tác chiến lược toàn diện. Thủ 
tướng Ấn Độ tái khẳng định quan tâm của 
Ấn Độ trong việc đẩy mạnh hợp tác công 
nghiệp quốc phòng với Việt Nam và hỗ trợ 
gói tín dụng (500 triệu USD) để triển khai 
thực hiện dự án hợp tác trong lĩnh vực này; 
“Thương mại song phương Việt Nam - Ấn 
Độ trong 10 tháng đầu năm 2019 đạt 11,07 
tỷ USD. Trong đó, Ấn Độ xuất khẩu sang 
Việt Nam đạt 4,52 tỷ USD và nhập khẩu từ 
Việt Nam đạt 6,55 tỷ USD, tăng 4,77%, 
Việt Nam có mức thặng dư thương mại 
2,03 tỷ USD với Ấn Độ” (Thế giới và Việt 
Nam, 2019). 
Trong kỳ họp lần thứ 17 của Ủy ban 
Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ diễn ra ngày 
25/8/2020, hai nước tiếp tục phối hợp chặt 
chẽ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm ứng 
phó đại dịch Covid-19 ở cả các kênh song 
phương và đa phương. Hai bên tích cực 
ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức, 
diễn đàn đa phương, đồng thời khẳng định 
tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, 
ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, 
hàng không; giải quyết hòa bình các tranh 
chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc 
tế. 
Hơn 45 năm qua, Việt Nam và Ấn Độ 
đã xây dựng được quan hệ hợp tác tốt đẹp 
với độ tin cậy chính trị cao. Tuy nhiên, để 
hiện thực hóa quan hệ đối tác chiến lược 
toàn diện, hai bên cần nâng cao tinh thần 
trách nhiệm, thái độ nhiệt thành, sự thấu 
hiểu nhau thông qua các diễn đàn, đặc biệt 
là diễn đàn khoa học và trên hết là tư duy 
nhạy bén, năng động. 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
116 
2.2. Vị trí của Việt Nam trong quan 
hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông Mekong 
Việt Nam là một trong những quốc gia 
có vị thế quan trọng trong Tiểu vùng sông 
Mekong. Việt Nam đã tích cực tham gia và 
có nhiều đóng góp cho hợp tác phát triển 
Tiểu vùng sông Mekong dưới nhiều hình 
thức như tổ chức các hội nghị, hội thảo, 
xây dựng các văn bản quan trọng, xây 
dựng và thúc đẩy các sáng kiến, hỗ trợ tài 
chính cho các nước láng giềng. Sự tham 
gia tích cực, chủ động của Việt Nam đã 
góp phần quan trọng củng cố quan hệ hợp 
tác hữu nghị và láng giềng thân thiện với 
các nước trong Tiểu vùng, tạo môi trường 
quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất 
nước, từng bước nâng cao vai trò, vị thế và 
phát huy những lợi thế của Việt Nam trong 
Tiểu vùng sông Mekong. 
Việt Nam đã đánh giá cao các hoạt 
động mà hợp tác MGC đã triển khai trong 
thời gian qua và sự hỗ trợ của Ấn Độ dành 
cho khu vực sông Mekong tại Hội nghị Bộ 
trưởng MGC lần thứ 9 (2/8/2018) 
Singapore và Hội nghị Bộ trưởng MGC lần 
thứ 10 (1/8/2019) tại Bangkok, Thái Lan. 
Đồng thời, Việt Nam đưa ra nhiều sáng 
kiến cũng như đề xuất một số ưu tiên hợp 
tác trong thời gian tới, bao gồm: tăng 
cường hợp tác kết nối, tích cực nghiên cứu 
các dự án hỗ trợ phát triển mạng lưới giao 
thông đa phương thức nối liền khu vực 
Mekong và Ấn Độ, thuận lợi hóa thương 
mại và đầu tư, thúc đẩy quản lý nguồn 
nước bền vững, v.v. 
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã 
từng khẳng định, quan hệ Việt Nam - Ấn 
Độ được coi là mối quan hệ lịch sử, truyền 
thống, thủy chung và “trong sáng như bầu 
trời không một gợn mây”. Trải qua thời 
gian dài, để giữ vững mối quan hệ hữu 
nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ, 
chính phủ cùng với nhân dân hai nước đã 
không ngừng cố gắng và tiếp tục phát huy 
những thành tựu mà hai bên đã xây dựng. 
2.3. Cơ hội và thách thức trong quan 
hệ đa phương Việt Nam - Ấn Độ - Tiểu 
vùng sông Mekong 
Bối cảnh hiện nay có rất nhiều thuận 
lợi cho quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng sông 
Mekong. Thuận lợi cơ bản là, khu vực Ấn 
Độ - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục duy trì 
sự phát triển năng động nhất trên thế giới, 
cùng với sự mở rộng quy mô nền kinh tế 
của các quốc gia là quá trình tự do hóa và 
liên kết khu vực, sự phụ thuộc lẫn nhau và 
nhu cầu đối thoại, hợp tác giữa các nước. 
Các cơ chế đối thoại như Cấp cao ASEAN, 
Thượng đỉnh Đông Á... đã được thể chế 
hóa, trở thành diễn đàn thường niên để các 
nhà lãnh đạo cấp cao trong khu vực tăng 
cường gặp gỡ, chia sẻ quan điểm và xây 
dựng lòng tin. Ấn Độ cũng có những thay 
đổi theo hướng tích cực hơn về vấn đề 
Biển Đông, từ việc các nhà lãnh đạo Ấn Độ 
gần đây thể hiện lập trường rõ ràng, mạnh 
mẽ hơn trong việc bảo đảm tự do, an ninh 
hàng hải và quyền tiếp cận các nguồn tài 
nguyên trong khu vực, đến việc tăng cường 
hợp tác quốc phòng với một số nước trong 
khu vực. Sự thay đổi này cho thấy ngày 
càng có sự tương đồng rõ nét về lợi ích 
chiến lược, nhất là hợp tác hiệu quả trong 
các lĩnh vực quốc phòng an ninh, chia sẻ 
thông tin, đào tạo huấn luyện, cung cấp 
trang thiết bị, hợp tác khoa học công nghệ, 
văn hóa và giáo dục đào tạo. 
Tuy nhiên, quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng 
sông Mekong cũng đang đứng trước những 
thách thức, đặc biệt là tình hình khu vực 
đang có nhiều biến động, phức tạp, đan xen 
nhiều xu hướng khác nhau vừa cạnh tranh 
ảnh hưởng, vừa gia tăng phụ thuộc lẫn 
nhau giữa các cường quốc, đặt ra nhiều bài 
VÕ THỊ THANH TUYỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
117 
toán lợi ích cùng lúc cho mỗi quốc gia. 
Đồng thời các vấn đề an ninh phi truyền 
thống cũng đang trở thành vấn đề lớn của 
khu vực, trong đó vấn đề tội phạm xuyên 
quốc gia (khủng bố, cướp biển, an ninh 
mạng), dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh 
nguồn nước cùng với các thách thức an 
ninh nói trên là những khó khăn, bất ổn của 
kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, kết quả hợp 
tác giữa Ấn Độ và Tiểu vùng sông Mekong 
trong một số lĩnh vực trụ cột vẫn ở mức 
thấp so với khả năng và kỳ vọng của hai 
bên; còn nhiều khó khăn trong việc thúc 
đẩy quan hệ, nhất là vấn đề kết nối, tăng 
cường hiểu biết lẫn nhau, vấn đề triển khai 
hiệu quả, kịp thời những thỏa thuận đã ký. 
Mặt khác, Việt Nam và Ấn Độ cần đưa 
ra giải pháp làm cho mối quan hệ hợp tác 
phát triển hơn nữa, không chỉ về chính trị, 
an ninh quốc phòng mà còn cả về kinh tế 
và các lĩnh vực khác, nhằm khai thác sức 
mạnh toàn diện của nhau. 
3. Kết luận 
Quan hệ giữa Ấn Độ với các nước 
Đông Nam Á (ASEAN) nói chung và Tiểu 
vùng sông Mekong nói riêng đã được hình 
thành và ngày càng phát triển, nhất là từ 
sau Chiến tranh lạnh. Đông Nam Á, trong 
đó có Tiểu vùng sông Mekong, giữ vị trí 
quan trọng trong chính sách “Hành động ở 
phương Đông” của Ấn Độ và Chính phủ 
Ấn Độ đã liên tục có những điều chỉnh 
theo hướng ngày càng tham gia mạnh mẽ 
hơn vào những vấn đề ở khu vực. Với vị 
thế của mình trong khu vực, Việt Nam đã 
thể hiện thái độ tích cực, chân thành, có 
nhiều đóng góp quan trọng cho việc tăng 
cường tính gắn kết và chia sẻ giữa các 
thành viên. Tính sáng tạo và năng động của 
Việt Nam đã khẳng định và gia tăng uy tín 
của Việt Nam trong nhận thức của các 
quốc gia trong và ngoài khu vực. Có thể 
nói, Việt Nam ngày càng chứng tỏ được 
vai trò là một “cầu nối” hòa bình và tin 
tưởng để các quốc gia ngoài khu vực thiết 
lập quan hệ ngày càng sâu sắc với Tiểu 
vùng, đồng thời có quan hệ tốt đẹp với Ấn 
Độ. Do đó Việt Nam luôn giữ vị trí quan 
trọng trong quan hệ Ấn Độ - Tiểu vùng 
sông Mekong. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong. (2002). Giới thiệu khoa học môi trường trong lưu vực 
sông Mekong. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 3(25). 
Binoj Basnyat. (25/9/2020). Power Rivalry in the Indo-Pacific Region, truy xuất 
https://diplomatist.com. 
Đỗ Thanh Hà. (2019). Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đầu thế kỉ XXI đến nay. TP.HCM: 
NXB Văn hóa Nghệ thuật. 
Lê Trung Kiên. (2018). Sự can dự của một số nước tại Tiểu vùng Mekong qua các cơ chế 
hợp tác Tiểu vùng và liên hệ tới Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, 1(112). 
Lê Văn Toan. (chủ biên) (2017). Quan hệ Việt - Ấn trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, năng 
lượng. Hà Nội: NXB Thông tin và Truyền thông. 
Lê Văn Toan. (chủ biên) (2017). Việt Nam - Ấn Độ, 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm 
đối tác chiến lược. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
118 
Nguyễn Cảnh Huệ. (2003). Tìm hiểu quan điểm của chính phủ Cộng hòa Ấn Độ trong việc 
giải quyết vấn đề Campuchia (1979-1991). Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 1(77). 
Nguyễn Tiến Lực. (chủ nhiệm) (2015). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Vị 
thế của Việt Nam trong Tiểu vùng Mekong-Nhìn từ quan hệ với Nhật Bản. TP. Hồ 
Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia. 
Phạm Đức Dương. (2007). Có một vùng văn hóa Mekong. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 
Sonal Shukla. (1/10/2020). India’s Road to Economic Recovery, truy xuất 
https://diplomatist.com. 
Thế giới và Việt Nam. (2019). Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ hơn 2 tỷ USD, truy xuất từ 
https://baoquocte.vn. 
Trần Nam Tiến. (chủ biên) (2016). Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới. 
TP.HCM: NXB Văn hóa - Văn Nghệ. 
Trần Thị Lý. (chủ biên) (2002). Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 
1991 đến năm 2000. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 
Udai Bhanu Singh. (4/3/2020). Five Years of India’s Act East Policy and the way Ahead, 
truy xuất https://diplomatist.com. 
Ngày nhận bài: 03/11/2020 Biên tập xong: 15/02/2021 Duyệt đăng: 20/02/2021 

File đính kèm:

  • pdfquan_he_an_do_tieu_vung_song_mekong_va_vi_tri_cua_viet_nam.pdf