Quá trình triển khai thực hiện TBA 110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành

Trên cơ sở quyết định số 1670/QĐTTg ngày 8/11/2012 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt đề án lưới điện thông minh tại Việt Nam, EVNCPC đã có quyết

định số 1975/QĐEVNCPC ngày 24/4/2013 phê duyệt lộ trình phát triển lưới điện

thông minh của EVNCPC gồm 4 hợp phần, trong hợp phần 3 “Tự động hóa lưới điện

phân phối nhằm vận hành tối ưu hệ thống và tăng độ tin cậy”, cấu phần “Tự động hóa

để chuyển các TBA 110 kV sang vận hành không người trực” là nội dung quan trọng

nhất đã được EVNCPC tập trung chỉ đạo Công ty Lưới điện cao thế miền Trung (CGC)

triển khai thực hiện.

Mục tiêu của việc thực hiện TBA 110 kV KNT là thực hiện thu thập, giám sát đầy

đủ các dữ liệu vận hành và điều khiển từ xa các TBA 110 kV từ các Trung tâm điều

khiển (TTĐK) nhằm đảm bảo vận hành tin cậy, hiệu quả lưới điện và đồng thời nâng

cao năng suất lao động.

Bên cạnh các thuận lợi cơ bản như: CGC luôn được EVNCPC quan tâm chỉ đạo

sát sao và bố trí nguồn kinh phí thực hiện; Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của CGC có đủ trình

độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác quản lý vận hành (QLVH) cũng như kịp

thời nắm bắt và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặt biệt trong lĩnh vực tự động

hóa; CGC luôn được sự quan tâm hỗ trợ của các đơn vị bạn, đặt biệt là Công ty TNHH

MTV Thí nghiệm điện miền Trung (ETC); Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền

Trung (A3), các Công ty Điện lực , quá trình chuyển các TBA 110 kV sang KNT cũng

đối mặt không ít khó khăn, thách thức như: Trong giai đoạn đầu chưa có các quy định

của cấp trên về tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình QLVH các TBA KNT và các TTĐK;

Phần lớn các TBA 110 kV do CGC QLVH đã đưa vào sử dụng quá lâu, qua nhiều lần

nâng cấp cải tạo nên thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ, kém tin cậy nên việc nâng

cấp cải tạo đòi hỏi có giải pháp tối ưu, phù hợp trong điều kiện nguồn vốn còn nhiều

khó khăn, đặc biệt là quá trình thi công phải đảm bảo không ảnh hưởng đến cung cấp

điện an toàn liên tục cho phụ tải

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 1

Trang 1

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 2

Trang 2

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 3

Trang 3

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 4

Trang 4

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 5

Trang 5

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 6

Trang 6

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 7

Trang 7

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 8

Trang 8

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 9

Trang 9

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang duykhanh 13900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quá trình triển khai thực hiện TBA 110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quá trình triển khai thực hiện TBA 110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành

Quá trình triển khai thực hiện TBA  110 Kv không người trực tại công ty lưới điện cao thế miền trung và các thuận lợi khó khăn trong quản lý vận hành
o tác TBA. 
 Năm 2019 thành lập 36 Tổ thao tác lưu động và 21 Tổ thao tác TBA. 
7.2. Mô hình tổ chức QLVH các TBA 110 kV theo tiêu chí không người trực 
 Giai đoạn đầu khi chuyển các TBA 110 kV sang không người trực, khi hệ 
thống vận hành chưa ổn định, tại các TBA 110 kV vẫn phải duy trì 05 người. Lực lượng 
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 637 
này làm việc theo chế độ 3 ca 5 kíp. Chức năng nhiệm vụ là trực giám sát, bảo vệ, phối 
hợp thao tác, XLSC; trực PCBL, tham gia PCCC. 
 Sau khi TBA 110 kV vận hành ổn định (dự kiến sau 03 tháng), chuyển các 
TBA 110 kV sang không người trực. Riêng các TBA 110 kV xây dựng mới tại các tỉnh 
đã có Trung tâm điều khiển thì chuyển sang không người trực ngay sau khi tiếp nhận 
QLVH. 
 Tại các TBA 110 kV không có người trực, thuê bảo vệ chuyên nghiệp trực 
24/24h, đối với ca từ 22h00 đến 6h00 hôm sau có 02 nhân viên trực bảo vệ, các ca còn 
lại thì có 01 nhân viên trực bảo vệ. 
 Căn cứ lộ trình, đối với các TBA 110 kV chưa đủ điều kiện không người trực 
thì được bố trí sang vận hành 9 người/TBA. 
 Trình các cơ quan PCCC địa phương phê duyệt phương án PCCC TBA 110 kV 
không người trực (có lực lượng bảo vệ tại trạm). 
7.3. Phương án đào tạo, sắp xếp lại lao động hiện đang QLVH các TBA 
110 kV theo tiêu chí TBA 110 kV không người trực 
 Lựa chọn, đào tạo các lao động đủ điều kiện vận hành các Tổ thao tác lưu động 
theo tiêu chí TBA 110 kV không người trực. 
 Theo phương án bố trí lao động như trên, Công ty Lưới điện cao thế miền 
Trung lập phương án bố trí lao động để đảm bảo QLVH các TBA 110 kV theo tiêu chí 
TBA 110 kV không người trực giai đoạn 2016 2020 như sau: 
+ Tổng số lao động QLVH tại các TBA 110 kV và Tổ TTLĐ đến ngày 10/8/2017 
là 734 người, theo mô hình quản lý như trên thì tổng lao động dôi dư theo các giai đoạn: 
+ Năm 2017 số lao động dôi ra là 168 người; 
+ Năm 2018 số lao động dôi ra là 302 người; 
+ Năm 2019 số lao động dôi ra là 269 người. 
Nhằm ổn định tư tưởng cho CBCNV sau khi chuyển TBA 110 kV sang vận hành 
ở chế độ không người trực (KNT), CGC đã chuẩn bị phương án sắp xếp lao động dôi 
dư, trước mắt để ổn định việc làm, đời sống và cũng cố tinh thần cho CBCNV không bị 
dao động, lo lắng mất việc làm. Công ty tìm mọi biện pháp để sắp xếp bố trí người lao 
động (NLĐ) không ai bị mất việc làm. Giải pháp đề xuất để giải quyết công ăn việc làm 
cho NLĐ sau khi chuyển các TBA 110 kV sang không người trực là Thành lập các phân 
xưởng/tổ dịch vụ tại các chi nhánh trên cơ sở lao động dôi dư sau khi chuyển các TBA 
sang KNT và chuyển cho các đơn vị khác (chuyển sang vận hành các NMTĐ, chuyển 
cho các PC). 
638 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
 Lao động dôi ra sau khi chuyển các TBA sang KNT năm 2018 là 302 người, 
năm 2019 là 269 người: Bố trí cho Thủy điện Chà Val 27 người năm 2019. Bố trí cho 
các XNTĐ hiện đang thiếu người so với ĐMLĐ là 10 người trong năm 2018 và 2019. 
Thay thế cho lao động về hưu năm 2018 là 5 người và năm 2019 là 7 người. Như vậy 
lao động còn lại năm 2018 là 287 người và năm 2019 là 226 người bố trí vào các Tổ 
dịch vụ tại các CNĐCT. 
 Thành lập các Tổ dịch vụ tại các CNĐCT, thực hiện các công việc: SCL, ĐTXD 
(tự thực hiện thi công xây lắp, tư vấn đầu tư xây dựng tự thực hiện),; 
 Thành lập Xí nghiệp dịch vụ SCTN trên cơ sở XN SC TN với lao động hiện tại 
56 người, thực hiện các công việc: Thí nghiệm định kỳ; Thi công xây lắp và công việc 
ĐTXD, SCL,; 
 Thành lập Ban QLDA dự kiến khoảng từ 20 đến 30 người tách từ cơ quan công 
ty và các đơn vị (nếu cần). Thực hiện công việc quản lý các dự án,; 
Như vậy lao động thực tế chuyển sang đơn vị dịch vụ năm 2018 là 363 người 
(gồm XN DV SCTN 56 + Các tổ dịch vụ tại các CNĐCT 287 người + Ban QLDA 20 
người), năm 2019 là 302 người (gồm XN DV SCTN 56 + Các tổ dịch vụ tại các 
CNĐCT 226 người + Ban QLDA 20 người). 
8. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI CHUYỂN SANG QLVH CÁC TBA KNT 
8.1. Thuận lợi 
 EVNCPC đã có chủ trương thành lập các TTĐK tại các phòng điều độ điện lực 
tỉnh từ ban đầu và đề ra giải pháp kỹ thuật kết nối các TBA về TTĐK, do đó khi EVN 
ban hành quy định về TTĐK thì các đơn vị liên quan của CPC trong đó có CGC có 
nhiều thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. 
 6/7 TTĐK do nhân sự của CPC tự làm chủ công nghệ và phát triển do đó đã chủ 
động trong hoàn thành các công việc được giao đúng tiến độ. 
 Hạ tầng viễn thông được CPC tập trung về một đầu mối do ban CNTT chủ trì và 
lập phương án, triển khai mua sắm tập trung thiết bị và trang bị đồng bộ cho các tỉnh do 
đó đảm bảo được yêu cầu kết nối các TBA 110 kV KNT về các TTĐK. 
 Các TBA 110 kV được CPC thống nhất phương án kỹ thuật cải tạo sang không 
người trực từ sớm và quan tâm, bố trí nguồn vốn đầy đủ do đó mặc dù hạ tầng đa số cũ 
kỹ, lạc hậu nhưng đã được đầu tư đồng bộ, kịp thời với tiến độ đưa vào hoạt động của 
các TTĐK, đảm bảo các TTĐK hoạt động hiệu quả. 
 Khả năng làm chủ công nghệ: Tại các TBA 110 kV do CGC quản lý, hiện nay 
đang sử dụng phần mềm SCADA chủ yếu của 3 hãng Suvarlent, ATS, ABB. Lực lượng 
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 639 
kỹ thuật của CGC được đào tạo đầy đủ và bài bản để làm chủ công nghệ, cụ thể như 
sau: 
+ Phần mềm của công ty ATS thực hiện cấu hình tại Gateway lắp mới của các 
TBA 110 kV kết nối về TTĐK Quảng Trị, Quảng Ngãi và Bình Định thì CGC đã làm 
chủ được công nghệ sau quá trình được đào tạo bài bản (công trình đầu tiên tự thực hiện 
là tại TBA 110 kV Tam Quan). 
+ Phần mềm Suvarlent được CPC mua sắm tập trung và giao cho ETC thực hiện. 
Hiện nay CPC và ETC đang bắt đầu triển khai thực hiện nội dung đào tạo chuyển giao 
công nghệ cho CGC. Dự kiến đến năm 2018 thì CGC sẽ làm chủ được công nghệ. 
8.2. Khó khăn 
8.2.1. Lưới điện chưa đảm bảo N 1 
 CGC gặp nhiều khó khăn trong việc cắt điện thi công, đặc biệt đối với các TBA 
có 01 MBA và đường dây độc đạo, liên kết yếu. 
 Thiết bị nhất thứ của trạm gồm nhiều chủng loại, đã vận hành lâu năm, đặc biệt 
là các bộ phận cơ khí, các cơ cấu chấp hành của các DCL làm việc không tin cậy gây 
khó khăn trong việc QLVH TBA KNT. 
8.2.2. Hệ thống SCADA và viễn thông dùng riêng 
 Kết nối tín hiệu SCADA với TTĐK thường bị mất kết nối do nhiều nguyên 
nhân như hệ thống máy tính chủ, thiết bị đầu cuối thông tin tại TTĐK, đường truyền 
thông tin và thiết bị đầu cuối thông tin, gateway tại trạm bị treo hoặc hư hỏng, do đó 
việc xác định nguyên nhân hư hỏng ban đầu gặp nhiều khó khăn do có nhiều đầu mối 
quản lý vận hành. 
 Tổ thao tác lưu động có nhiệm vụ thực hiện xử lý bước đầu sự cố các thiết bị 
SCADA, viễn thông tại các TBA và các thiết bị trên lưới thuộc phạm vi quản lý. Tuy 
nhiên trong định mức lao động quy định không có bộ phận trực SCADA và VTDR, lực 
lượng làm công tác SCADA và VTDR tại các chi nhánh chỉ có 01 người làm công tác 
kiêm nhiệm. Do đó CGC gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý sự cố hệ thống thông tin 
do nhân sự của tổ TTLĐ chủ yếu làm về hệ thống điện không có chuyên môn sâu về hệ 
thống SCADA và viễn thông, trong khi phạm vi quản lý các thiết bị SCADA, viễn 
thông của các tổ TTLĐ và chi nhánh điện cao thế rộng lớn. 
 Tín hiệu SCADA đối với các TBA cũ: Do hệ thống điều khiển và bảo vệ rơle, 
cũng như thiết bị nhất thứ được thiết kế trước đây không đảm bảo tín hiệu kết nối scada 
theo data list quy định. Việc bổ sung rất tốn kém và rất khó thực hiện do không thể cắt 
điện. CGC đề nghị trong quá trình nghiệm thu tín hiệu SCADA thu thập tại các TBA 
110 kV KNT kết nối về TTĐK thì căn cứ thực tế thiết bị tại trạm, chấp nhận cho vận 
640 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
hành TBA không người trực không cần phải bổ sung đối với một số tín hiệu SCADA 
còn tồn tại do thiết bị hiện hữu của trạm không đáp ứng nhưng không ảnh hưởng đến sự 
vận hành an toàn của TBA. 
 Hiện nay nhân viên tổ TTLĐ không theo dõi, giám sát được tình hình vận hành 
của thiết bị (do không được trang bị hệ thống giám sát) nên không thể phát hiện kịp thời 
tình trạng bất thường của thiết bị trong vận hành để có thể ngăn ngừa sự cố xảy ra, cũng 
như không nắm được các thông tin sự cố kịp thời để phán đoán, xác định nguyên nhân 
và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời nên sẽ dẫn đến thời gian xử lý, khắc phục sự cố 
kéo dài. Đề xuất chia sẻ tín hiệu SCADA và hệ thống camera giám sát an ninh từ các 
TTĐK về các tổ thao tác lưu động cũng như trực ban B07 của CGC (CPC đang giao 
PEC lập đề án này). 
8.2.3. Định mức lao động 
Theo quyết định số 3827/EVN TC&NS ngày 14/9/2016 của Tập đoàn Điện lực 
Việt Nam về việc quy định định mức lao động quản lý vận hành các TBA: 
 Tổ thao tác lưu động bố trí theo từng cụm TBA, mỗi tổ phụ trách trung bình 5 
TBA KNT. Thời gian có mặt tại hiện trường để thao tác và xử lý sự cố không quá 01 
giờ. Định mức lao động 10 người/tổ (gồm 5 trực chính và 5 trực phụ, trong đó tổ trưởng 
kiêm trực chính), bố trí trực theo chế độ 3 ca 5 kíp. 
 Bố trí tổ thao tac lưu động theo từng TBA, áp dụng đối với những TBA ở xa 
trung tâm, có điều kiện đi lại khó khăn không thể bố trí theo cụm TBA để đảm bảo có 
mặt tại hiện trường không quá 01 giờ khi cần phải thao tác hoặc xử lý sự cố hoặc những 
trạm nằm trong khu vực hiểm trở dễ bị chia cắt khi xảy ra thiên tai lũ lụt ảnh hưởng đến 
vận hành và xử lý sự cố. Định mức lao động 5 người/Tổ, 1 người/ca, bố trí trực theo chế 
độ 3 ca 5 kíp, trong đó phải có 1 người sẵn sàng để huy động khi cần phải thao tác hoặc 
xử lý sự cố đảm bảo thời gian có tại hiện trường không quá 01 giờ. 
Trong quá trình QLVH trên thực tế đã phát sinh khó khăn như sau: 
 Đối với tổ TTLĐ 10 người: Khi xảy ra sự cố xếp chồng 02 TBA trở lên cần phải 
thao tác và xử lý sự cố thì 02 trực ca đương phiên không thể xử lý kịp thời được và 
trong vòng 01 giờ huy động 02 trực ca mới bổ sung để thao tác, xử lý sự cố sẽ gặp khó 
khăn, nhất là trong thời gian ban đêm, thời tiết khắc nghiệt. 
 Đối với tổ TTLĐ 5 người: Khi cần phải thao tác và xử lý sự cố thì việc huy 
động 01 người dự phòng để sẵn sàng làm việc trong thời gian không quá 1 giờ gặp khó 
khăn trong việc bố trí ca trực dự phòng. Thời gian làm thêm giờ của người lao động 
vượt quá giờ quy định của Luật Lao động. 
 Xử lý khi có nhiều công tác: Đối với công việc thao tác (đóng, cắt tiếp địa) thiết 
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 641 
bị theo kế hoạch (TTĐK Fax phiếu thao tác trước 90 phút) thì tổ TTLĐ sẽ chủ động bố 
trí người đến địa điểm trước để đảm bảo thao tác thiết bị đúng kế hoạch. Tuy nhiên, một 
số trường hợp sẽ kéo dài thời gian thao tác ảnh hưởng đến công tác trên lưới cũng như 
thời gian xử lý, khắc phục sự cố, bàn giao và hoàn trả lưới để đóng điện vận hành, cụ 
thể: Với thao tác tại nhiều trạm theo kế hoạch (do chỉ biết trước 90 phút) nên đơn vị 
không thể bố trí đủ người đến địa điểm trước, phải chờ thời gian di chuyển của nhân 
viên tổ TTLĐ. Trong khi đang chờ tại địa điểm để thao tác thiết bị theo kế hoạch tại 
TBA này mà có thao tác thiết bị đột xuất ở TBA khác để XLSC thì phải chờ vì thời gian 
di chuyển rất lâu (hoặc dừng thao tác tại điểm theo kế hoạch để đến trạm cần thao tác 
XLSC rồi quay lại địa điểm định trước để thao tác rất mất thời gian). 
 Định mức lao động của bộ phận gián tiếp tại các chi nhánh Điện cao thế phụ 
thuộc vào tỉ lệ % của số lượng nhân viên trực tiếp lao động tại đơn vị. Như vậy sau khi 
chuyển các TBA sang vận hành KNT thì số lượng người trực tiếp làm việc sẽ giảm 
xuống kéo theo số lượng lao động gián tiếp tại các Chi nhánh sẽ không đảm bảo đủ số 
lượng người để thực hiện công việc được giao. Với định mức tổ TTLĐ quy định như 
trên thì việc quản lý công tác thuật tại các tổ TTLĐ sẽ không có người làm. 
8.2.4. Sắp xếp lao động dôi dư 
Tổng số lao động dôi dư đến cuối năm 2019 sau khi hoàn thành chuyển các TBA 
sang vận hành KNT là 226 người. Đề nghị CPC sớm phê duyệt phương án thành lập các 
phân xưởng/tổ dịch vụ tại các chi nhánh trên cơ sở lao động dôi dư sau khi chuyển các 
TBA sang KNT và chuyển cho các đơn vị khác (chuyển sang vận hành các NMTĐ, 
chuyển cho các PC). 
Việc hợp đồng bảo vệ đối với các TBA vùng sâu, vùng xa quá khó khăn, nhiều 
nơi không tìm được đơn vị hợp đồng bảo vệ cho các TBA. Đề nghị CPC thống nhất cho 
CGC sử dụng lực lượng lao động dôi dư các trạm chuyển sang làm bảo vệ sau khi sắp 
xếp lại mức lương phù hợp với công việc mới. 
8.2.5. Phương tiện kiểm tra các TBA không người trực 
Để thực hiện nội dung Công văn số 5157/EVNCPC KT+CNTT+KH+AT ngày 
8/8/2017 của Tổng công ty Điện lực miền Trung về việc hướng dẫn tạm thời về tần suất 
kiểm tra TBA 110 kV không người trực tối thiểu 01 lần/tuần, kiểm tra đêm 02 lần/tuần 
và trang bị dụng cụ và phương tiện cho tổ TTLĐ xe ô tô bán tải loại 5 người. Tuy nhiên 
đến thời điểm hiện nay xe ô tô vẫn chưa được trang bị, trong khi với tần suất kiểm tra 
như trên thì tổ TTLĐ ngày nào cũng đến trạm để kiểm tra, do đó chi nhánh khó khăn 
trong việc thực hiện công tác QLVH đảm bảo an toàn. 
Phương án PCCC TBA KNT được các Chi nhánh ĐCT tỉnh làm việc tiếp công an 
PCCC địa phương để được phê duyệt. Tuy nhiên ngày 11/11/2016 Cục Cảnh sát 
PCCC&CNCH (C66) có công văn số 3813/PCCC&CNCH P6 đề nghị cảnh sát PCCC 
642 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
và PC66 công an các địa phương không chấp thuận với các giải pháp về PCCC bổ sung 
cho các TBA không người trực. Do đó CGC phải lập lại phương án PCCC, trong đó 
không có nhắc đến TBA KNT mà chỉ đề cập đến việc sử lực lượng bảo vệ tại trạm để 
thực hiện việc chữa cháy ban đầu mới được công an PCCC các địa phương thông qua. 
Phần mềm của công ty ABB thực hiện cấu hình tại gateway lắp mới của các TBA 
110 kV kết nối về TTĐK Quảng Nam và Gia Lai: CGC chỉ được đào tạo trước OJT 
(On job Training); không được đào tạo OJT và sau OJT, do đó không làm chủ được 
công nghệ, sẽ không thực hiện được các công việc cấu hình gateway lắp mới tại các 
trạm biến áp 110 kV thuộc dự MiniScada Quảng Nam và Gia Lai. Đề nghị trong quá 
trình triển khai dự án MiniSCADA tại các TBA 110 kV, CPC bổ sung các cán bộ kỹ 
thuật của CGC để thực hiện đào tạo sau OJT, đảm bảo làm chủ công nghệ cài đặt cấu 
hình các gateway lắp mới tại trạm trong việc mở rộng, nâng cấp và xử lý sự cố khi có 
hư hỏng rơle, gateway cần thay thế đảm bảo việc kết nối đầy đủ tín hiệu SCADA từ 
trạm về các TTĐK sau này. 
8.3. Kiến nghị 
 Tăng cường đầu tư lưới điện đảm bảo N 1 để đảm bảo vận hành an toàn. 
 Bổ sung định mức lao động cho bộ phận làm công tác SCADA và VTDR tại các 
chi nhánh điện cao thế và tổ TTLĐ. 
 Bổ sung định mức lao động cho tổ TTLĐ để có người làm công tác QLKT. 
 Thành lập Công ty dịch vụ để giải quyết lao động dôi dư. 
 Chuyển lực lượng trực trạm sang làm công tác bảo vệ tại các TBA ở vùng sâu, 
vùng xa không thể thuê được lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp. 
 Trang bị đầy đủ các ô tô và phương tiện QLVH cho các tổ TTLĐ. 
 Tổ chức lớp đào tạo sử dụng phần mềm SCADA của hãng ABB, Suvarlent cho 
cán bộ kỹ thuật của CGC để đảm bảo làm chủ công nghệ. 

File đính kèm:

  • pdfqua_trinh_trien_khai_thuc_hien_tba_110_kv_khong_nguoi_truc_t.pdf